Uốn ván là một bệnh cấp tính do ngoại độc tố (tetanus exotoxin) của vi khuẩn uốn ván (Clostridium tetani) phát triển tại vết thương trong điều kiện yếm khí.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi TS.BS Nguyễn Huy Luân, Phòng khám Nhi – Tiêm chủng, Bệnh viện ĐH Y Dược TP HCM.
Vi khuẩn uốn ván
– Vi khuẩn uốn ván được tìm thấy trong lòng đất và có mặt khắp mọi nơi.
– Trong điều kiện kỵ khí, các bào tử uốn ván phát triển thành vi khuẩn và tạo ra độc tố rất mạnh.
– Dòng máu và hệ bạch huyết có thể phát tán độc tố khắp cơ thể.
– Chất độc hoạt động ở một số vị trí trong hệ thần kinh trung ương làm các bộ phận đều bị co cứng cơ và tê liệt.
– Nếu không được điều trị kịp thời, có thể dẫn đến ngừng hô hấp và thậm chí tử vong.
Người có nguy cơ cao mắc bệnh
– Phụ nữ mang thai
+ Có nguy cơ mắc bệnh trong quá trình chuyển dạ.
+ Vi khuẩn xâm nhập gây nên uốn ván tử cung.
+ Các bộ phận khác đều có thể bị ảnh hưởng nếu biến chứng.
– Trẻ sơ sinh
+ Có thể gặp phải qua vết cắt dây rốn.
+ Dụng cụ y tế không được vô trùng cẩn thận nên vi khuẩn có cơ hội xâm nhập.
– Nông dân và những người làm việc trong trang trại
+ Do thường xuyên tiếp xúc với bùn đất, phân bón, gia cầm, dị vật…
+ Nơi làm việc cũng có nhiều vi khuẩn uốn ván trú ngụ.
– Công nhân
+ Do thường xuyên tiếp xúc với đất cát, các vật liệu xây dựng sắc nhọn như kim loại, bê tông, sắt thép…
+ Dễ có rủi ro bị thương tích và nhiễm khuẩn uốn ván.
– Người bệnh đái tháo đường
+ Tiền sử dùng thuốc ức chế miễn dịch hay bệnh suy giảm miễn dịch.
+ Sử dụng thuốc tiêm tĩnh mạch.
Cách phòng tránh
– Cách tốt nhất là tiêm vaccine uốn ván.
– Mọi người đều được khuyến cáo nên tiêm vaccine phòng bệnh. Những nhóm người nguy cơ cao càng cần thiết tiêm.
Mỹ Ý