Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếBệnh tay chân miệng ở TP. Hồ Chí Minh tăng mạnh

Bệnh tay chân miệng ở TP. Hồ Chí Minh tăng mạnh


Bệnh tăng mạnh trong 3 tuần nay

Vừa qua, Đoàn công tác của Bộ Y tế do PGS.TS. Nguyễn Thị Liên Hương – Thứ trưởng Bộ Y tế làm Trưởng đoàn đã đến thăm, làm việc với một số đơn vị tại TP. Hồ Chí Minh nhằm giám sát công tác phòng chống dịch bệnh tại TP. Hồ Chí Minh.

Tại buổi làm việc ở Trường Mầm non Thành phố (Phường Võ Thị Sáu, quận 3) đoàn công tác đã kiểm tra tình hình phòng bệnh truyền nhiễm cho trẻ.

benh tay chan mieng o tp ho chi minh tang manh bo y te vao cuoc giam sat hinh 1

Cả hệ thống y tế đang tập trung ứng phó với dịch bệnh tay chân miệng (ảnh nguồn Bộ Y tế).

Tiếp đoàn, bà Mai Yến Hằng – Hiệu trưởng nhà trường cho biết, dù đang thời gian nghỉ hè nhưng trường vẫn tổ chức hoạt động và có khoảng 80% trẻ tham gia học hè. Công tác phòng chống dịch bệnh cho trẻ cũng vì vậy được tăng cường chặt chẽ hơn.

Có mặt tại trường, Thứ trưởng và đoàn công tác đã hướng dẫn thêm công tác phòng chống bệnh cho trẻ như các kiểm soát nhiệt độ, dạy trẻ cách giữ gìn vệ sinh, rửa tay sạch sẽ.

Đặc biệt, trường phải chú ý những bé có biểu hiện sốt, nổi mụn đỏ ở khu vực tay chân miệng.

Còn tại Bệnh viện Nhi đồng 1, báo cáo với Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương, TS Nguyễn Thanh Hùng – Giám đốc bệnh viện cho biết tình trạng bệnh tay chân miệng tăng mạnh trong 3 tuần gần đây dù thời điểm hiện tại chưa phải vào mùa cao điểm. Đặc biệt trong đó số ca diễn tiến nặng tăng gấp 2,5 lần so với những năm trước, và đã có 4 ca tử vong.

Theo TS Nguyễn Thanh Hùng, những năm trước phải đến tháng 8,9 bệnh tay chân miệng mới tăng, khi trẻ bắt đầu nhập học năm học mới. Nhưng năm nay đến thời điểm này bệnh đã tăng, và có thể đạt điểm đỉnh dịch trong thời gian tới. Bệnh cũng diễn tiến phức tạp.

Điều đặc biệt, hầu hết các ca nhập viện đến từ các tỉnh lân cận, trong đó nhiều bé nhập viện khi tình trạng bệnh đã ở mức độ 3.

Ông cho biết, đây là bệnh theo mùa và diễn tiến nặng khá nhanh, nhiều phụ huynh chủ quan khi thấy trẻ chỉ có biểu hiện nhẹ nên không đưa đến các cơ sở y tế thăm khám, khi nhập viện trẻ đã trở nặng.

Riêng tại Bệnh viện Nhi đồng 1 những ngày qua tiếp nhận hơn 10 bé bệnh tay chân miệng nặng phải thở máy, trong khi hai tuần trước không có ca nào cần hồi sức tích cực.

Ngày 21/6, bệnh viện nhận liên tiếp 5 ca tay chân miệng rất nặng, được điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực chống độc.

Ngoài ra, hơn 60 bé mức độ ít nặng hơn đang điều trị tại khoa Nhiễm – Thần kinh.

Có những trường hợp nguy kịch, ngưng thở, bác sĩ phải phối hợp nhiều biện pháp để cứu sống.

Chẳng hạn, bé gái 14 tháng tuổi nhập viện cách đây một tuần, ba ngày đầu sốt nhẹ, xuất hiện hồng ban ở bàn tay, bàn chân kèm loét họng. Sau đó bé bớt sốt nhưng ngủ hay giật mình.

Đến ngày thứ 5, bé giật mình chới với nhiều khi ngủ, gia đình đưa vào viện nhưng diễn tiến nhanh dẫn đến suy hô hấp. Bé ngưng thở, bác sĩ đặt nội khí quản và chuyển đến khoa hồi sức tích cực để thở máy song trụy tim mạch, mạch nhanh, tụt huyết áp, đe dọa tính mạng. Bác sĩ phải dùng thuốc vận mạch trợ tim, truyền dịch chống sốc và lọc máu cấp cứu.

Bộ Y tế có những kịch bản chống dịch

Chia sẻ về tình trạng bệnh tay chân miệng tăng mạnh ở TP. Hồ Chí Minh, GS.TS.Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết thành phố và Bộ Y tế đã có những kịch bản cho tình hình hiện tại.

Đối với thành phố, hay các bệnh viện, các phòng khoa đều có kế hoạch, chủ động điều trị và phối hợp với nhau. Trong trường hợp xấu, bệnh tăng nhanh vẫn có thể đáp ứng được nhu cầu điều trị cho bệnh nhân.

Tuy nhiên, ông cũng đề nghị các chuyên gia đầu ngành cần đóng góp ý kiến, hướng dẫn thêm cho các cơ sở y tế để phát hiện sớm các ca mắc hạn chế tình trạng bệnh trở nặng và tử vong.

Ghi nhận tình hình thực tế tại TP.Hồ Chí Minh, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương đánh giá cao công tác điều trị bệnh tay chân miệng nói riêng và các dịch bệnh khác của Bệnh viện Nhi đồng 1, giúp giảm biến chứng, tử vong ở trẻ em.

Thứ trưởng nhận định với tình hình dịch bệnh hiện tại, thành phố cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền giáo dục đến người dân.

Đặc biệt, Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh phải phối hợp với Sở Giáo dục để giáo dục, phòng bệnh cho trẻ từ trong nhà trường. Hạn chế tình trạng lây lan, phát tán các ổ dịch trong trường học.

Tuy nhiên, trước tình hình phần lớn ca bệnh đều đến từ các tỉnh lân cận, Thứ trưởng cho rằng các bệnh viện, đặc biệt là 4 bệnh viện truyền nhiễm ở TP. Hồ Chí Minh phải hỗ trợ và phối hợp với bệnh viện các địa phương để có phân tuyến khoa học, phù hợp. Ca bệnh ở mức độ nào thì nên chuyển lên tuyến trên, ca nào thì có thể điều trị được ở địa phương để tránh tình trạng quá tải.

Thứ trưởng cũng cho biết, Bộ Y tế đã phối hợp với các bộ ngành địa phương tham gia phòng chống dịch, tay chân miệng. Còn các cơ sở địa phương phải chủ động phòng chống bệnh, đã phân luồng, phân loại bệnh nhân, hỗ trợ bệnh nhân chuyển tuyến phù hợp.





Nguồn

Cùng chủ đề

Các con đường lây nhiễm bệnh tay chân miệng là gì?

Tay chân miệng là bệnh gì?Bệnh tay chân miệng do hai nhóm tác nhân là Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 (EV71) gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt tập trung ở nhóm dưới...

Dịch sởi và ho gà tăng 8 – 25 lần

Học sinh các cấp đang quay trở lại trường học, do đó, nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm tăng cao, nhất là một số bệnh truyền nhiễm như sởi, ho gà, tay chân miệng và một số bệnh lây truyền qua đường hô hấp. Sở GD-ĐT và trường học trên cả nước chuẩn bị các điều kiện tốt nhất đảm bảo sức khỏe cho trẻ em, học sinh, sinh viên...

Cẩn trọng với những biến chứng tay chân miệng ở trẻ em!

Tác nhân gây bệnh tay chân miệng ở trẻTay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể lây lan trực tiếp từ người này sang người khác với triệu chứng đặc trưng là sự xuất hiện...

Hà Nội tăng cao các ca tay chân miệng, những ai dễ mắc bệnh?

Gia tăng các ca tay chân miệngTheo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần (từ ngày 29/3 đến 5/4), tại Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tôn vinh nhiều tác phẩm xuất sắc tại Lễ trao giải cuộc thi vẽ tranh bảo vệ môi trường với chủ đề Ngôi trường...

Hàng trăm bức tranh đầy sáng tạo và ý nghĩa đã được tôn vinh tại Lễ trao giải cuộc thi vẽ tranh về bảo vệ môi trường với chủ đề Ngôi trường xanh - một sân chơi nghệ thuật độc đáo dành cho các bạn trẻ yêu môi trường. Những tác...

Phi công được ca ngợi như người hùng trong vụ rơi máy bay ở Azerbaijan

(CLO) Vào ngày Giáng sinh, chuyến bay 8243 của hãng hàng không Azerbaijan Airlines khởi hành từ Baku đã gặp phải một thảm kịch, đẩy cả phi hành đoàn và hành khách trên chiếc Embraer 190 vào tình thế nguy hiểm cận kề. ...

Thúc đẩy phát triển AI, khuyến khích đổi mới sáng tạo

(CLO) Bộ Thông tin & Truyền thông cho biết: Để phát triển công nghiệp công nghệ số, Chính phủ đã trình Quốc hội dự án Luật Công nghiệp công nghệ số nhằm khẳng định giá trị pháp lý của công nghiệp công nghệ số; hình thành các quy định, chính sách...

Nga cảnh báo Mỹ không nên thử nghiệm hạt nhân dưới thời ông Trump

(CLO) Theo truyền thông Nga, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov đã cảnh báo chính quyền sắp tới của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump không nên nối lại thử nghiệm hạt nhân. ...

Công bố Lễ hội pháo hoa quốc tế DIFF 2025 với chủ đề Đà Nẵng

Sáng ngày 27/12, Sở Du lịch TP. Đà Nẵng đã tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch phát triển du lịch năm 2025, đồng thời công bố thông tin chính thức về Lễ hội Pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng (DIFF) 2025. ...

Bài đọc nhiều

Vì sao trời lạnh hay xảy ra các ca nhồi máu cơ tim?

'Vì sao trời lạnh hay xảy ra các ca nhồi máu cơ tim? Cho tôi hỏi tôi bị rung nhĩ thì cần lưu ý gì khi thời tiết chuyển lạnh? Cảm ơn bác sĩ!' (Thu Hồng, ở TP.Thủ Đức, TP.HCM). ...

Công nghệ đột phá: đảo ngược tế bào ung thư thành tế bào bình thường

Các nhà nghiên cứu đã phát triển một kỹ thuật đột phá mới, có thể đảo ngược một số tế bào ung thư trở lại trạng thái giống tế bào bình thường mà không tiêu diệt chúng. Theo trang IFLScience ngày 26-12, đây không...

12 loại thực phẩm giàu sắt tốt cho sức khỏe trẻ em

Sắt là một chất dinh dưỡng quan trọng mà trẻ đang phát triển cần cho một số chức năng sinh lý, chẳng hạn như phát triển trí não. Tuy nhiên, tình...

Bệnh viện Tâm Anh công bố 100 ca mổ u não, tủy sống bằng robot AI

Sau một năm triển khai, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM đã thực hiện thành công 100 ca mổ não và tủy sống bằng robot AI, giúp người bệnh được hồi sinh, mở ra cho họ những trang mới của cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc. ...

Vinh danh thuốc điều trị cho bệnh nhân HIV là “đột phá của năm” 2024

Tạp chí khoa học Science của Mỹ tháng 12/2024 đã vinh danh lenacapavir - một loại thuốc tiêm thế hệ mới được dùng để điều trị cho bệnh nhân nhiễm HIV là “Đột phá của năm".

Cùng chuyên mục

Bệnh viện đa khoa Quảng Nam cứu sống một bệnh nhân bị đâm thấu ngực

NDO - Chiều 28/12, Bác sĩ chuyên khoa 2, Nguyễn Tam Thăng, Phó Giám đốc Bệnh viện đa khoa Quảng Nam cho biết, bệnh viện vừa cứu sống một bệnh nhân mất máu nguy kịch do vết thương thấu ngực. Đây là bệnh nhân đầu tiên bị mất máu nguy kịch được cứu sống, sau 10 ngày tiếp nhận, phẫu thuật và điều trị. Trước đó, chiều 17/12, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện đa khoa Quảng Nam...

Tin vui cho người dân khi 3 quy định mới về bảo hiểm y tế được áp dụng từ 1/1/2025

Một số quy định mới về bảo hiểm y tế (BHYT) được áp dụng từ 1/1/2025 tạo thuận lợi cho người dân.

Đủ chế tài để xử phạt các hành vi vi phạm về thuốc lá thế hệ mới

Bộ Y tế sẽ tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển thuốc lá mới và các chất gây nghiện. Đủ chế tài để xử phạt các hành vi vi phạm về thuốc lá thế hệ mớiBộ Y tế sẽ tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển thuốc lá mới và...

8 lý do nên uống nước chanh ấm mỗi ngày

Sự kết hợp đơn giản giữa nước ấm và cốt chanh tươi, nhưng mang lại nhiều lợi ích với sức khỏe… Vậy uống nước chanh ấm mỗi ngày có tác dụng gì? ...

Vinh danh thuốc điều trị cho bệnh nhân HIV là “đột phá của năm” 2024

Tạp chí khoa học Science của Mỹ tháng 12/2024 đã vinh danh lenacapavir - một loại thuốc tiêm thế hệ mới được dùng để điều trị cho bệnh nhân nhiễm HIV là “Đột phá của năm".

Mới nhất

Sau khi thành lập, quận mới Phú Xuân tại Huế đóng trụ sở ở đâu?

TPO - Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính mới theo Nghị quyết 1314 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trụ sở làm việc của UBND quận Thuận Hóa và các phòng, ban chuyên môn sẽ đóng tại trung tâm hành chính của TP. Huế hiện nay, còn các cơ quan hành chính quận Phú Xuân...

Các nữ sinh tài năng chinh phục đại học danh tiếng thế giới

Bằng nỗ lực và khát vọng cháy bỏng, nữ sinh Phan Linh Lan (học sinh Trường quốc tế...

Bệnh viện đa khoa Quảng Nam cứu sống một bệnh nhân bị đâm thấu ngực

NDO - Chiều 28/12, Bác sĩ chuyên khoa 2, Nguyễn Tam Thăng, Phó Giám đốc Bệnh viện đa khoa Quảng Nam cho biết, bệnh viện vừa cứu sống một bệnh nhân mất máu nguy kịch do vết thương thấu ngực. Đây là bệnh nhân đầu tiên bị mất máu nguy kịch được cứu sống, sau 10 ngày tiếp...

Cách làm gà chiên nước mắm ngon ‘xoắn lưỡi’, ăn nhậu hay ăn cơm đều cuốn

GĐXH - Gà chiên nước mắm là món ăn thơm ngon, đậm vị được rất nhiều người yêu thích. Đây là món có thể dùng ăn vặt, ăn khai vị hay ăn cơm... ...

Cơ cấu lại Petrovietnam theo mô hình "Tập đoàn Công nghiệp Năng lượng Quốc gia"

Thủ tướng lưu ý Petrovietnam phải xây dựng chiến lược phát triển và Đề án cơ cấu lại Petrovietnam theo mô hình Tập đoàn Công nghiệp -Năng lượng quốc gia, phù hợp với chiến lược ngành dầu khí Việt Nam. Zalo Facebook Twitter Lưu bài viết Bản in Copy link Chiều 28/12, dự Hội nghị Tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2024,...

Mới nhất

Tuyển quặng sắt