Ngày 17/12, ông Bạch Văn Dương, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận dẫn đầu Đoàn công tác đến kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) tại các đơn vị lâm nghiệp trên địa bàn huyện Bác Ái. Cùng dự làm việc có đại diện các sở, ngành cấp tỉnh, lãnh đạo Ban Quản lý Rừng phòng hộ đầu nguồn liên hồ Sông Sắt – Sông Trâu (Ban Quản lý), Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Tân Tiến.Trong 3 ngày (từ 17 – 19/12), tại xã Ia Dom, Phòng Dân tộc huyện Đức Cơ (Gia Lai) tổ chức lớp tập huấn nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719).Sáng 17/12, tại Hà Nội, Đảng ủy Công an Trung ương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả, kiểm điểm lại việc lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2024, đề ra phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.Sinh sống ở vùng xa xôi, điều kiện sống còn không ít khó khăn, nhưng đồng bào dân tộc Lự, tỉnh Lai Châu vẫn gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình, trong đó có nghi lễ vào nhà mớiĐến với mảnh đất Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn vào đúng mùa thu hoạch hồi vào khoảng tháng 9, tháng 10, sẽ được đắm mình trong không gian xanh ngát, bao la rộng lớn, đâu đâu cũng có mùi hương hồi lan tỏa nồng nàn. Hoa hồi không chỉ là biểu trưng, là niềm tự hào của Nhân dân các dân tộc tỉnh Lạng Sơn nói chung và của người dân Bình Gia nói riêng, mà còn là món quà quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho mảnh đất và con người nơi đây, là “vàng xanh” giúp đồng bào DTTS xóa đói, giảm nghèo bền vững.Bình Gia là huyện miền núi còn nhiều khó khăn của tỉnh Lạng Sơn. Nơi đây là địa bàn sinh sống của phần đông đồng bào các DTTS như Tày, Nùng, Dao… Do địa hình đồi núi hiểm trở, cơ sở hạ tầng, kinh tế – xã hội còn hạn chế, nên đời sống của đồng bào các dân tộc còn nhiều khó khăn, vất vả.Thông tư 47/2024 về “Quy định trình tự, thủ tục kiểm định, miễn kiểm định lần đầu cho xe cơ giới, xe máy chuyên dùng; trình tự, thủ tục chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới cải tạo, xe máy chuyên dùng cải tạo; trình tự, thủ tục kiểm định khí thải xe môtô, xe gắn máy” do Bộ GTVT ban hành sẽ chính thức có hiệu lực từ 1/1/2025.Trong 3 ngày (từ 17 – 19/12), tại xã Ia Dom, Phòng Dân tộc huyện Đức Cơ (Gia Lai) tổ chức lớp tập huấn nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719).Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam – Sắc màu hội tụ. Đặc sản mới ở Thái Nguyên. Người Xơ Đăng thay đổi để vươn lên. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Sáng 17/12, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến – Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng Ban Chỉ đạo Triển lãm đã chủ trì Tổng duyệt Lễ khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 và kiểm tra công tác chuẩn bị.Năm 2025, ngành Du lịch tỉnh Bình Định phấn đấu đón 10 triệu lượt khách, đạt doanh thu 26.000 tỷ đồng.Ngày 17/12, tại TP. Phan Rang- Tháp Chàm, Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Ninh Thuận tổ chức Hội thi tìm kiếm sáng kiến, giải pháp, mô hình truyền thông hiệu quả thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” năm 2024. Tham gia Hội thi có 7 đội với 58 thí sinh đến từ các huyện vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh.UBND tỉnh Phú Yên vừa phê duyệt Đề án thí điểm xây dựng các mô hình du lịch nông thôn, phát triển sản phẩm OCOP trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2024 – 2025.UBND tỉnh Bình Định vừa có quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng và kế hoạch lựa chọn nhà thầu dự án tu bổ, tôn tạo di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt tháp Dương Long ở xã Tây Bình và Bình Hòa, huyện Tây Sơn (Bình Định) với kinh phí hơn 93 tỷ đồng.
Đoàn công tác đã nghe ông Hoàng Lộc, Trưởng Ban Quản lý báo cáo tình hình thực hiện Tiểu dự án 1 thuộc Dự án 3 Chương trình MTQG 1719 về phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân. Năm 2024, đơn vị được hỗ trợ từ nguồn vốn sự nghiệp ngân sách Trung ương 15.787,54 triệu đồng và vốn năm 2023 chuyển sang 2.171,38 đồng. Ban Quản lý tổ chức giao khoán bảo vệ 18.400 ha rừng cho 34 nhóm cộng đồng với 645 hộ tham gia thuộc 7 xã của 2 huyện Bác Ái và Thuận Bắc. Các hộ nhận bảo vệ trung bình 28,5ha/hộ với mức chi trả 400 ngàn đồng/ha/năm, từ tháng 12/2024 nâng lên 600 ngàn đồng/ha/năm.
Các thành viên trong hộ bảo vệ rừng thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo còn được hỗ trợ gạo trong 4 tháng với mức 15 kg/khẩu, định lượng không quá 150kg/hộ. Các hộ tham gia bảo vệ rừng được cấp gạo 4 tháng bảo vệ rửng với kinh phí 2.652,1 triệu đồng. Ban Quản lý vận động 205 hộ dân đồng bào DTTS trồng mới rừng phòng hộ với diện tích 150 ha cây điều. Các hộ trồng rừng được hỗ trợ lương thực bảo vệ rừng trồng với kinh phí 444,1 triệu đồng.
Ban Quản lý cũng đã vận động các tổ cộng đồng trích nguồn thu nhập bảo vệ rừng để mua bò, dê chăn nuôi trên đồng cỏ dưới tán lá rừng. Qua hơn 10 năm thực hiện mô hình chăn nuôi theo tổ cộng đồng bảo vệ rừng, hiện có đàn bò 765 con và đàn dê 132 con. Các tổ cộng đồng đang trồng thử nghiệm cây nghệ dưới tán lá rừng theo mô hình nông lâm kết hợp, với diện tích 1,2 ha cây nghệ sinh trưởng tốt.
Nhờ thực hiện đồng bộ các biện pháp bảo vệ rừng, trồng rừng gắn với thực hiện các mô hình sinh kế đã thu hút đồng bào DTTS thực hiện tốt công tác bảo vệ rừng, góp phần nâng độ che phủ rừng phòng hộ đầu nguồn liên hồ Sông Sắt- Sông Trâu lên 67,7%, tăng 0,5% so với năm 2023.
Phát biểu tại buổi làm việc, ông Bạch Văn Dương ghi nhận và đánh gia cao kết quả triển khai thực hiện Dự án 3 Chương trình MTQG 1719 tại các xã vùng đầu nguồn liên hồ Sông Sắt-Sông Trâu. Đơn vị ban Quản lý đã tạo sinh kế cho đồng bào DTTS địa phương tham gia bảo vệ rừng gắn với chăn nuôi gia súc, tăng thu nhập, nâng cao đời sống gia đình vươn lên thoát nghèo bền vững.
Cùng ngày, Đoàn công tác của Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận đến kiểm tra, giám sát Chương trình MTQG 1719 tại Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Tân Tiến. Ông Trần Anh Vũ, Giám đốc Công ty báo cáo, trong năm 2024, đơn vị được cấp 3.058,9 triệu đồng thực hiện Dự án 3. Đơn vị tiến hành giao 1.999,2 ha rừng cho 5 tổ cộng đồng với 83 hộ đồng bào DTTS xã Phước Hòa, huyện Bác Ái, nhận bảo vệ. Đơn vị đang tiến hành mua gạo cấp cho các hộ tham gia bảo vệ rừng với số tiền trên 287 triệu đồng…
Phát biểu tại buổi làm việc với Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Tân Tiến, ông Bạch Văn Dương đề nghị có báo cáo cụ thể về thuận lợi, khó khăn của đơn vị cần tháo gỡ trong việc giao khoán rừng bảo vệ cho người dân vùng dự án. Đồng thời, đơn vị cần nghiên cứu tạo sinh kế cho đồng bào DTTS tích cực tham gia thực hiện hiệu quả Dự án 3 phát triển trồng trọt, chăn nuôi gia súc dưới tán lá rừng theo mô hình nông lâm kết hợp bền vững.
Nguồn: https://baodantoc.vn/ban-dan-toc-tinh-ninh-thuan-giam-sat-thuc-hien-chuong-trinh-mtqg-1719-tai-cac-don-vi-lam-nghiep-1734431433231.htm