Trang chủDi sảnBài 1: Tiếp cận di sản bằng “không gian di sản”

Bài 1: Tiếp cận di sản bằng “không gian di sản”


VHO – Mới đây, dư luận đã có những phản ứng gay gắt khi hình ảnh nhiều hiện vật trưng bày trong Bảo tàng Quân sự Việt Nam bị các học sinh, trẻ nhỏ va chạm trong buổi tham quan do các trường học và phụ huynh tổ chức.

Bên cạnh những đề nghị làm rõ các hành vi xâm hại hiện vật, ý thức của phụ huynh khi để xảy ra tình cảnh đó, cũng có một số ý kiến đề nghị, phải chăng ngành di tích bảo tồn nên có một hướng ứng xử khác, để người tham quan tiếp cận các di sản di tích một cách gần gũi hơn.

Họa sĩ Nguyễn Thượng Hỷ, nguyên Trưởng phòng Nghiệp vụ – Trung tâm quản lý di tích và danh thắng Quảng Nam, một trong những người dày công nghiên cứu và tham gia các hoạt động bảo tồn, bảo tàng cổ vật, hiện vật… chia sẻ, ông đã nhiều lần cùng tham gia các đoàn nghiên cứu, khảo cổ quốc gia và quốc tế, để tìm hiểu hiện trạng và vấn đề bảo tồn di sản.

Qua những cọ xát đó, ông cho rằng, hướng tiếp cận với các di chỉ, di tích di sản lâu nay của các cơ quan quản lý và khảo cứu du lịch, nên chăng cần những góc nhìn thay đổi. “Nên tiếp cận các di sản, bằng chính những không gian di sản, để làm các di sản sống động và ý nghĩa hơn”, họa sĩ Nguyễn Thượng Hỷ nhìn nhận.

Họa sĩ chia sẻ hai câu chuyện đích thân ông trải nghiệm. Ông Hỷ kể, năm 1999, ông được cử dẫn đoàn khách tham quan di tích Mỹ Sơn (Duy Xuyên, Quảng Nam), chính là đoàn Đại sứ Ấn Độ sang Việt Nam và đến Quảng Nam. Theo kế hoạch, đoàn đến thăm khu đền tháp cổ Chăm Pa. Khi tới đây, bà phu nhân Đại sứ Ấn Độ với bộ trang phục trắng đơn giản đi trước đoàn, và bước vào khu đền.

Là người dẫn đường, Họa sĩ Hỷ nhanh nhẹn bước vào trước và khi nhìn lại, ông nhận ra phu nhân Đại sứ cùng mọi người đang tháo bỏ giày dép để bước vào. “Thiệt tình lúc đó, tôi không nghĩ phải có nghi thức đó, vì khu đền đã lâu không được quét dọn chu đáo và thường thì du khách vào tham quan cũng đi giày dép vào.

Tôi lập tức quay qua, cúi đầu xin lỗi mọi người trong đoàn và cũng tự tháo bỏ đôi giày của mình. Tuy nhiên, phản ứng của cả đoàn rất tự nhiên. Họ dường như không để ý gì đến hành động của tôi, mà chỉ trang trọng lo các hành vi nghi lễ của mình.

Bà phu nhân Đại sứ cùng mọi người bước vào đền với vẻ thành kính mà rất tự nhiên, như họ trở về với chính ngôi nhà thờ của họ vậy.

Mỗi bước chân, mỗi động tác cúi đầu, nghiêng vai của họ, đều biểu lộ một thái độ cung kính, nhẹ nhàng, như đang đối diện với thần linh và tổ tiên của họ”, họa sĩ Nguyễn Thượng Hỷ chia sẻ.

Theo ông, đó là lần đầu tiên và cũng là duy nhất một phái đoàn ngoại giao bên ngoài giúp ông hiểu ra một vấn đề.

Đó là văn hóa di sản không chỉ nằm ở hiện vật trưng bày hay di chỉ, điểm đến mà liên quan đến tâm thức tôn giáo, niềm tin trong mỗi con người đã tiếp xúc và trân trọng di sản.

Một đền thờ, một lăng mộ luôn hoài chứa bên trong những niềm tin tâm linh mãnh liệt, khi bước vào đó, con người cần trân trọng như tất cả những thần khí, không gian thờ cúng đang tiếp tục tồn tại rực rỡ.

“Những kiến nghị của tôi sau đó, yêu cầu luôn giữ thanh sạch, du khách bỏ giày dép khi bước vào các không gian di sản, những nơi chốn trưng bày, thờ tự, đã được nhiều người ủng hộ và chúng tôi luôn xác định, di sản cần được trân trọng như một không gian sống vĩnh hằng vẫn có nhịp đập, hơi thở cuộc sống, chứ không phải là những không gian im lìm khô cứng”, họa sĩ nhấn mạnh.

Chia sẻ tiếp câu chuyện thứ hai, họa sĩ Nguyễn Thượng Hỷ cho biết, mới đây, chuẩn bị cho ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23.11), ông cùng một số cộng sự đưa hai du khách Canada đến thắng địa Mỹ Sơn. Cũng như hơn 20 năm trước, ông gặp lại một đoàn du khách Ấn Độ đang bước vào chiêm bái khu đền Chăm Pa.

Bài 1: Tiếp cận di sản bằng “không gian di sản” - ảnh 1
Du khách Ấn Độ thực hành nghi lễ Abhishekam tại tháp Mỹ Sơn (Quảng Nam)

“Rút kinh nghiệm, tôi cùng các du khách đứng nép trong lòng tháp B1, đền thờ chính Mỹ Sơn và không có thuyết minh gì.

Đoàn du khách Ấn Độ bước vào, hai người dẫn đầu lặng lẽ bước đến bên hiện vật là bộ Linga – Yoni bằng đá để lộ thiên tự nhiên.

Người đàn ông lớn tuổi lặng lẽ cầm chai nước sạch ở tay phải, từ từ rót trên đầu Linga, để nước từ từ làm ướt xuống Yoni. Người phụ nữ bên cạnh đưa tay đỡ người đàn ông và bắt đầu đọc những lời kinh cầu nguyện thành kính.

Những người khác đều vây quanh và nghiêm cẩn nhìn hình thức nghi lễ ấy, vốn có tên là Abhishekam, lễ Đổ nước lên Linga”.

Kể đến đây, họa sĩ “mở ngoặc”, có một số người thắc mắc về việc các du khách tiếp cận trực tiếp đến di vật di sản như thế có xâm hại, làm ảnh hưởng không, hành vi làm lễ ấy có nên bị cấm không?.

“Tôi sực nghĩ rằng, có lẽ chúng ta cần có một quy tắc ứng xử khác, bên cạnh những quy định an toàn, an ninh cho các di sản, hiện vật lâu nay.

Ấy là với những hiện vật, di sản tự nhiên, đặt ở không gian di sản nhất định, nhất là những di sản thiên nhiên và văn hóa đời sống, mà du khách tìm đến thăm với tâm tức chiêm bái, tìm hiểu, thực thi các nghi lễ tôn giáo nhất định, nên chăng cần tạo điều kiện để họ tương tác.

Điều ấy sẽ làm đổi khác không gian di sản, thực sự thổi hồn cuộc sống vào di sản và làm di sản có sức sống trở lại.

Phải chăng, thay vì chỉ là những đoàn khách đến chụp ảnh, nhìn ngó quan sát đầy tò mò, chúng ta cần xây dựng, bảo vệ và tôn tạo những không gian văn hóa di sản đời thật hơn, đưa du khách đến trải nghiệm, tận hưởng thời cơ hiểu biết hơn về các di sản văn hóa của chúng ta, từ thực tiễn niềm tin, tín ngưỡng trang trọng”.

Họa sĩ Nguyễn Thượng Hỷ phân tích như vậy và theo ông, câu chuyện bảo tồn di sản với góc nhìn này không còn đơn giản là thành lập tổ bảo vệ, hướng dẫn đầy nguyên tắc nữa. Tiếp cận di sản bằng không gian di sản, không phải là ý tưởng mới, nhưng rất cần!



Nguồn: https://baovanhoa.vn/van-hoa/bai-1-tiep-can-di-san-bang-khong-gian-di-san-112402.html

Cùng chủ đề

Video Art ‘Thăng Đường Nhập Thất’: Dấu Ấn Văn Hóa Qua Nghệ Thuật

Triển lãm video art "Thăng Đường Nhập Thất," diễn ra tại giảng đường Ngụy Như Kon Tum của Đại học Quốc gia Hà Nội, đã mang đến một làn gió mới, thổi bừng sức sống cho kiệt tác mỹ thuật Đông Dương. Lấy cảm hứng từ bức tranh kinh điển của Victor Tardieu, tác phẩm không chỉ tái hiện quá khứ mà còn dẫn dắt người xem vào hành trình khám phá sâu sắc về lịch sử và văn...

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Huế sẽ tập trung ưu tiên cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo chiều sâu; ưu tiên phát triển ngành dịch vụ, du lịch có lợi thế dựa trên việc phát huy giá trị di sản, văn hóa. Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên-Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương. Đây cũng là năm Thừa...

Để di sản trở thành nguồn lực phát triển

(Tổ Quốc) - Để di sản văn hóa thực sự trở thành nguồn lực vừa phát huy giá trị vừa đóng góp vào phát triển bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường, theo các nhà nghiên cứu, cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tạo cơ chế thúc đẩy...

Nghề “làm một ngày ăn cả năm” ở Sa Huỳnh được công nhận di sản văn hóa

(Dân trí) - Nghề làm muối ở Sa Huỳnh, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ngày 14/12, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi cho biết, nghề làm muối Sa Huỳnh đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.Nghề làm muối ở Sa Huỳnh là loại...

Di Sản Làng Sen Tại Nghệ An: Quy Hoạch Gắn Kết Bảo Tồn Văn Hóa Và Phát Triển Du Lịch

Vào sáng ngày 13 tháng 1 năm 2021, tại huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, một sự kiện quan trọng đã diễn ra khi Ủy ban Nhân dân tỉnh công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Di tích quốc gia đặc biệt Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Kim Liên. Quy hoạch này đánh dấu bước tiến lớn trong việc...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Lễ công bố quyết định về Bảo vật quốc gia bia “Sùng Chi bi kỷ“

Ngày 15.12.2024, UBND huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với UBND xã Tùng Lộc và con cháu dòng họ Hà tổ chức Lễ công bố quyết định về Bảo vật quốc gia-Bia "Sùng Chi bi kỷ" và đón nhận Bằng xếp hạng di tích lịch sử quốc gia lăng mộ Hà Công Trình. Ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Can Lộc phát biểu khai mạc Ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Can Lộc...

Bế mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024

Tối 16.12, Bộ VHTTDL và UBND tỉnh Quảng Trị đã tổ chức bế mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 sau 4 ngày diễn ra sôi nổi với nhiều hoạt động văn hóa, du lịch, thể thao đặc sắc. Với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, hội nhập và phát triển vì một thế giới hòa bình”, Ngày hội Văn...

Tuần lễ sách và các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Tuần lễ sách và các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22.12.1944 - 22.12.2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22.12.1989 - 22.12.2024) đang diễn ra tại Đường Sách TP.HCM với nhiều hoạt động. Triển lãm và các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam đang diễn ra tại Đường Sách TP.HCM Chương trình do Sở TT&TT TP.HCM phối hợp với...

Để bến Vũng Rô mãi là chứng tích lịch sử hào hùng

VHO - Vũng Rô là một địa danh lịch sử, gắn liền với con đường vận tải chiến lược - “Đường Hồ Chí Minh trên biển”, cùng với “Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh” đã trở thành biểu tượng vinh quang của cả dân tộc, hiện thân của ý chí và khát vọng đấu tranh chống giặc ngoại xâm thống nhất đất nước. Không chỉ vậy giờ đây, bến Vũng Rô trở thành Di tích quốc gia...

Khai mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024

VHO - Tối ngày 14.12, tại TP. Đông Hà, Bộ VHTTDL phối hợp với UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức Lễ khai mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024. Thứ trưởng BộVHTTDL Trịnh Thị Thủy phát biểu khai mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 Tham dự chương trình có Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thủy;  Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hộiĐinh Thị Phương Lan; lãnh đạo...

Bài đọc nhiều

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Huế sẽ tập trung ưu tiên cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo chiều sâu; ưu tiên phát triển ngành dịch vụ, du lịch có lợi thế dựa trên việc phát huy giá trị di sản, văn hóa. Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên-Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương. Đây cũng là năm Thừa...

Lễ hội điện Huệ Nam được ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ hội điện Huệ Nam là sinh hoạt truyền thống mang yếu tố văn hoá tâm linh thờ phụng Thánh Mẫu Thiên Y A Na Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL vừa ký quyết định số 3981 ghi danh lễ hội điện Huệ Nam (loại hình lễ hội truyền thống) tại xã Hương Thọ, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Lễ hội điện Huệ Nam thường tổ chức vào dịp tháng 3...

Nhiều hoạt động kỷ niệm 20 năm phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử quốc gia

Nhân kỷ niệm 19 năm ngày Di sản văn hoá Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), kỷ niệm 20 năm Khu phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử quốc gia (2004-2024), Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức 20 hoạt động, sự kiện văn hoá, văn nghệ đặc sắc phục vụ công chúng. Chuỗi hoạt động nhằm giới thiệu đến công chúng một số giá trị di sản văn hoá, từ...

Lễ công bố quyết định về Bảo vật quốc gia bia “Sùng Chi bi kỷ“

Ngày 15.12.2024, UBND huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với UBND xã Tùng Lộc và con cháu dòng họ Hà tổ chức Lễ công bố quyết định về Bảo vật quốc gia-Bia "Sùng Chi bi kỷ" và đón nhận Bằng xếp hạng di tích lịch sử quốc gia lăng mộ Hà Công Trình. Ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Can Lộc phát biểu khai mạc Ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Can Lộc...

Nghỉ lễ, trải nghiệm thú vị với tàu điện và di tích xưa

Ngày nghỉ lễ thật tuyệt vời khi được trải nghiệm tàu điện, dạo quanh phố phường Hà Nội mùa thu với những khu di tích xưa. Người Hà Nội đi tàu Cát Linh - Hà Đông - Ảnh: PHẠM TUẤN Một trong những trải nghiệm của tác giả vào dịp lễ là hẹn cô bạn thân từ thời cấp II đi tham quan Hoàng Thành Thăng Long sáng 1-9. Trải nghiệm tàu điện, ước được đi lâu hơn Nhân dịp 2-9, gia đình...

Cùng chuyên mục

Video Art ‘Thăng Đường Nhập Thất’: Dấu Ấn Văn Hóa Qua Nghệ Thuật

Triển lãm video art "Thăng Đường Nhập Thất," diễn ra tại giảng đường Ngụy Như Kon Tum của Đại học Quốc gia Hà Nội, đã mang đến một làn gió mới, thổi bừng sức sống cho kiệt tác mỹ thuật Đông Dương. Lấy cảm hứng từ bức tranh kinh điển của Victor Tardieu, tác phẩm không chỉ tái hiện quá khứ mà còn dẫn dắt người xem vào hành trình khám phá sâu sắc về lịch sử và văn...

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Huế sẽ tập trung ưu tiên cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo chiều sâu; ưu tiên phát triển ngành dịch vụ, du lịch có lợi thế dựa trên việc phát huy giá trị di sản, văn hóa. Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên-Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương. Đây cũng là năm Thừa...

Lễ công bố quyết định về Bảo vật quốc gia bia “Sùng Chi bi kỷ“

Ngày 15.12.2024, UBND huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với UBND xã Tùng Lộc và con cháu dòng họ Hà tổ chức Lễ công bố quyết định về Bảo vật quốc gia-Bia "Sùng Chi bi kỷ" và đón nhận Bằng xếp hạng di tích lịch sử quốc gia lăng mộ Hà Công Trình. Ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Can Lộc phát biểu khai mạc Ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Can Lộc...

Lễ hội điện Huệ Nam được ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ hội điện Huệ Nam là sinh hoạt truyền thống mang yếu tố văn hoá tâm linh thờ phụng Thánh Mẫu Thiên Y A Na Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL vừa ký quyết định số 3981 ghi danh lễ hội điện Huệ Nam (loại hình lễ hội truyền thống) tại xã Hương Thọ, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Lễ hội điện Huệ Nam thường tổ chức vào dịp tháng 3...

Để bến Vũng Rô mãi là chứng tích lịch sử hào hùng

VHO - Vũng Rô là một địa danh lịch sử, gắn liền với con đường vận tải chiến lược - “Đường Hồ Chí Minh trên biển”, cùng với “Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh” đã trở thành biểu tượng vinh quang của cả dân tộc, hiện thân của ý chí và khát vọng đấu tranh chống giặc ngoại xâm thống nhất đất nước. Không chỉ vậy giờ đây, bến Vũng Rô trở thành Di tích quốc gia...

Mới nhất

Sơ kết 2 năm thực hiện Chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT

Ngày 16/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức Hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện Chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT với sự tham dự của lãnh đạo, chuyên...

Quảng Nam có tân Giám đốc BQLDA đầu tư xây dựng các công trình giao thông

Kinhtedothi- Ông Nguyễn Văn Thường vừa được UBND tỉnh Quảng Nam bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Ban Quản lý dự án (BQLDA) đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh. Chiều 17/12, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng đã trao Quyết định số 3024 về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Thường giữ chức...

Đường sắt Việt Nam và Trung Quốc ký Biên bản ghi nhớ hợp tác về thông tin tín hiệu

Ngày 17/12, tại trụ sở Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã diễn ra Lễ ký Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Công ty hữu hạn Tập đoàn Thông tin tín hiệu Đường sắt Trung Quốc và Tổng công ty Đường sắt Việt Nam. Tham dự có ông  Ô Quốc Quyền, Tham tán Công sứ Đại sứ...

Cụm lực lượng Hải quân 4 bảo đảm tốt công tác sẵn sàng chiến đấu

(ĐCSVN) – Kết quả kiểm tra cho thấy, các đơn vị của Cụm lực lượng Hải quân 4 đã xây dựng kế hoạch, lịch hoạt động phong trào, công tác thi đua, tuyên truyền trong dịp nghỉ Lễ đảm bảo chặt chẽ, sát thực tế. Cán bộ, chiến sĩ yên tâm công tác, sẵn sàng nhận và quyết tâm...

2025: Lưu lượng 5G sẽ vượt qua 4G

Mạng 5G được dự báo tăng nhanh nhu cầu sử dụng trong thời gian tới, và sẽ vượt qua mạng 4G trong năm 2025. ...

Mới nhất