Trang chủDi sảnBài 1: Đưa đề án vào cuộc sống

Bài 1: Đưa đề án vào cuộc sống


VHO – Vừa qua, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức lễ đón nhận bằng công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, tri thức dân gian “Tri thức may, mặc áo dài Huế”.

Đây được xem là kết quả vận động trong hơn 4 năm qua của địa phương, nhằm phát huy, bảo tồn những giá trị văn hóa lịch sử của trang phục áo dài truyền thống từ quá khứ đến hiện tại, xây dựng các giá trị mới, “biến di sản thành tài sản” văn hóa.

Từ “lịch sử y quan”…

Ông Phan Thanh Hải, Giám đốc sở Văn hóa Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế nhìn nhận, Áo dài Huế là một “trường hợp điển hình” trong chủ trương, định hướng của địa phương, nỗ lực tôn vinh, giữ gìn và phát triển những giá trị văn hóa bền vững qua từng chặng đường lịch sử, vừa bảo vệ những thành tựu truyền thống, vừa cập nhật, phát triển thêm những giá trị mới, hợp thời đại hơn.

Bài 1: Đưa đề án vào cuộc sống - ảnh 1
Áo dài Huế quảng bá trong ngày Tết tại Hà Nội

Theo các nhà nghiên cứu, câu chuyện Áo dài Huế, đại diện cho mẫu trang phục áo dài truyền thống Việt Nam, đã diễn ra suốt mấy thế kỷ, liên quan đến lịch sử định hình những giá trị văn hóa từ triều Nguyễn.

Đến nay, Sở Văn hóa Thể thao Thừa Thiên Huế căn cứ thực tiễn ngành may đo áo dài địa phương, cùng những nội dung văn hóa xã hội mà trào lưu trang phục cổ truyền được cổ súy tại Huế, để mạnh dạn vận động, vun đắp cơ hội chấn hưng những mẫu áo dài truyền thống, biến thể cách tân, thành câu chuyện phát triển dài lâu.

Từ năm 1744, sau khi xưng Vương ở Phú Xuân, chúa Nguyễn Phúc Khoát với mong muốn thể hiện quyền lực quản lý, xây dựng thể chế chính trị của mình ở vùng đất đã kiểm soát, tiến hành nhiều cải cách trong bộ máy quản lý, áp dụng những chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.

Một trong những biểu hiện cụ thể của ông là quyết định chọn mẫu áo dài ngũ thân trong dân gian, cải sửa lại một số chi tiết, định chế thành triều phục cho quan lại và thứ dân. Áo dài ngũ thân theo đó trở thành trang phục chính của người dân Đàng Trong, khẳng định tính tự chủ về văn hóa, khác biệt với người dân Đàng Ngoài.

Bài 1: Đưa đề án vào cuộc sống - ảnh 2
Lễ hội áo dài mùa Xuân tại Hà Nội

Tuy nhiên phải đến năm 1826, sau khi ổn định triều chính được tiếp nhận từ vua cha Gia Long, Hoàng đế Minh Mạng mới quyết liệt thực thi các chính sách hoàn thiện văn hóa nước nhà, xác định mẫu quốc phục là áo ngũ thân, áp dụng rộng rãi và thống nhất khắp cả nước.

Mẫu trang phục này, được thiết kế từ dân gian, thành “chuẩn mực y quan” phù hợp kích thước, phong bộ con người Việt Nam, điều chỉnh phù hợp các lễ tiết tập tục, để sử dụng tùy từng hoàn cảnh, đối tượng, phục vụ hoạt động văn hóa trang phục người dân và điển lễ quan trường.

Mãi cho đến khi người Pháp thực hiện chính sách đô hộ, nền chính trị quân chủ nước nhà suy bại, mẫu mã trang phục người Việt mới biến cải đi, Âu hóa từng bước theo dòng hội nhập, rồi hoán cải thêm cho phù hợp từng giai đoạn lịch sử đất nước để khác biệt dần. Song về mặt nghi lễ dân gian, những điển cố văn hóa cổ truyền vẫn được người dân gìn giữ.

Áo ngũ thân truyền thống vẫn lưu truyền trong làng xã thôn quê. Vào những dịp lễ Tết quan viên, lại được người dân dùng làm trang phục chính. Cứ vậy theo thời gian, qua chiến tranh rồi hòa bình, mẫu áo ngũ thân vẫn tồn tại trong ý thức phục trang của người dân.

Đặc biệt tại Huế, mảnh đất vương phong đế vị, bao sóng gió biến đổi đi qua, thì chất liệu văn hóa triều đại vẫn được người dân níu giữ bảo toàn, như một giải pháp duy trì lễ tiết nghi thức của cuộc sống. Người dân Huế dù cơ cực thế nào vẫn giữ nguyên nếp nhà và phép hành xử vốn dĩ, bảo toàn mọi tiết lễ gia phong.

Nhờ vậy, chiếc áo ngũ thân trong văn hóa xứ Huế vẫn được giữ gìn, được người Huế trang trọng sử dụng trong mọi dịp tiết lễ nghi đốn, quanh năm bốn mùa. Người Huế, một cách lễ giáo, vẫn nghiêm túc chỉnh tề khi thấy mẫu áo ngũ thân truyền thống xuất hiện và trong mỗi gia đình văn hóa, luôn lưu giữ những bộ áo dài ngũ thân như dấu mốc cho sự hiển đạt gia phong một cách tự hào.

Đến đề án và thực tế phát triển

Tiến sĩ Thái Kim Lan, một trong những nhà nghiên cứu văn hóa Huế biểu đạt, bà cũng là người phụ nữ Huế và bao năm sống, làm việc ở nước ngoài, bà vẫn luôn giữ gìn cốt cách đoan trang trong mẫu áo dài ngũ thân truyền thống. Đến nay, bà quay về Huế, tiếp tục những công việc cổ súy văn hóa dân tộc, một lần nữa, bà tham gia vào công cuộc chấn hưng thiết chế y quan truyền thống, vận động phát triển lại mẫu áo dài dân tộc.

Sự tham gia của những người như Tiến sĩ Thái Kim Lan, đã tác động mạnh mẽ đến trào lưu văn hóa tiết lễ tại Huế và Sở Văn hóa Thể thao địa phương tích cực thúc đẩy cho phong trào này phát triển. Hơn 3 năm trước, với sự thống nhất từ những nhà nghiên cứu, các tộc họ làng xã, các nghệ nhân văn hóa, những cơ sở may đo trang phục truyền thống, một chương trình hành động, xây dựng lại các giá trị văn hóa từ chiếc Áo dài Huế đã được khởi động.

Bài 1: Đưa đề án vào cuộc sống - ảnh 3
Áo dài Huế bắt đầu hiện diện rõ hơn trong các nghi lễ xứ Huế

Theo đó, hình ảnh người Huế với chiếc áo dài ngũ thân đã dần dần phổ biến, được tái hiện, tôn vinh trong mọi hoạt động cộng đồng xã hội, từ lễ Tết cho đến các hoạt động văn hóa địa phương. Những dịp lễ hội Festival quốc tế tại Huế, tại mọi sự kiện truyền thống dân gian, áo ngũ thân đều được chọn là trang phục chính để người tổ chức điều hành nghi lễ một cách trang trọng, mọi cá nhân tham gia đều nghiêm túc tuân hành.

Sở Văn hóa Thể thao Thừa Thiên Huế là đơn vị cổ súy mạnh mẽ nhất về hoạt động này, với chủ trương mặc áo ngũ thân truyền thống chào cờ mỗi đầu tuần và tại các hội nghị, cuộc họp chính thức trong quản lý hành chính địa phương.

Bài 1: Đưa đề án vào cuộc sống - ảnh 4
Tiến sĩ Thái kim Lan bên mâm lễ Tết cổ truyền

Không những thế, qua vận động văn hóa, phong trào áo dài truyền thống từ Huế còn nhanh chóng lan tỏa đi các địa phương khác, mạnh dạn quảng bá ở các dịp hội chợ, sự kiện văn hóa từ Hà Nội vào tới TP.Hồ Chí Minh.

Những nghệ nhân Áo dài Huế đã không quản ngại đường xa, có mặt tại nhiều chương trình, sự kiện lớn, như dịp lễ hội mùa xuân ở phố cổ Hà Nội, những tuần lễ thương mại văn hóa lớn TP.Hồ Chí Minh; vào Đà Nẵng, lên Tây Nguyên tổ chức giao lưu văn hóa.

Một số nhà hoạt động ngoại giao quốc gia, các tham tán thương mại Việt Nam ở nước ngoài, cũng nhận chân vấn đề trang phục quốc gia, cùng tham gia chương trình vận động này, từng bước đem hình ảnh Áo dài dân tộc lan truyền khắp nơi.

Ngày 29.3.2023, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ra quyết định phê duyệt đề án “Huế – Kinh đô Áo dài Việt Nam”, chính thức công nhận hoạt động cổ súy phát triển mẫu áo ngũ thân truyền thống tại địa phương. Sự việc này tạo thêm cơ sở pháp lý cho công tác quảng bá, tôn vinh Áo dài Huế, hướng đến thúc đẩy kinh tế, du lịch phát triển, khẳng định hình ảnh Áo dài Huế trong văn hóa cộng đồng và đối ngoại quốc tế.

Một định hướng phát triển Áo dài Huế mạnh mẽ hơn theo đó cũng được ấn định, với dấu mốc quan trọng đến nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã cấp bằng công nhận Di sản văn hóa – tri thức dân gian cho nghề may đó Áo dài Huế. Câu chuyện “biến di sản thành tài sản” chính thức mở ra.



Nguồn: https://baovanhoa.vn/van-hoa/bai-1-dua-de-an-vao-cuoc-song-113818.html

Cùng chủ đề

TPHCM kết nối giới trẻ với di sản văn hóa qua sự kiện “Mây thơm ngang đời”

(Dân trí) - Sự kiện Mây thơm ngang đời - Di sản Trà và Văn hóa đã diễn ra tại TPHCM nhằm kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam lần thứ 10, thu hút sự quan tâm của đông đảo công chúng, đặc biệt là giới trẻ. "Mây thơm ngang đời" - Kết nối người trẻ với Di sản Trà và văn hóa Trang phục của người Việt mang một giá trị lịch sử và văn hóa sâu sắc,...

Đà Nẵng: Chùa làng và Nhà thờ Chư phái tộc Thanh Khê đón nhận Bằng xếp hạng di tích lịch sử cấp thành phố

VHO - UBND phường Thanh Khê Đông, quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng đã tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích cấp thành phố đối với Chùa làng và Nhà thờ Chư phái tộc Thanh Khê theo Quyết định số 2318 của UBND TP Đà Nẵng.  Chùa làng và Nhà thờ Chư phái tộc Thanh Khê được UBND thành phố Đà Nẵng xếp hạng di tích lịch sử cấp thành phố là niềm vui, sự tự...

NTK Châu Loan giới thiệu bộ sưu tập lấy cảm hứng từ áo dài Việt

Lê Chi Nguồn: https://vtcnews.vn/ntk-chau-loan-gioi-thieu-bo-suu-tap-lay-cam-hung-tu-ao-dai-viet-ar909451.html

“Tiếp sức” cho nghệ thuật bài chòi lan tỏa

VHO - Trước nguy cơ nghệ thuật bài chòi bị mai một, chính quyền tỉnh Quảng Ngãi và các thế hệ nghệ nhân đã cùng nhau nỗ lực khắc phục khó khăn, mang lại sức sống, sức lan tỏa mới cho bài chòi. Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Tiến Dũng cho biết: “Quảng Ngãi đang triển khai thực hiện Đề án Bảo tồn và phát huy nghệ thuật bài chòi. Trong đó, tập trung phát triển...

Di sản: Nguồn lực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của Hà Nội

Baoquocte.vn. Với vị thế trung tâm đất nước hơn một nghìn năm văn hiến, các công trình kiến trúc lịch sử, truyền thống văn hoá đã góp phần làm nên diện mạo hấp dẫn của Hà Nội.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Phú Yên đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt Đường Hồ Chí Minh trên biển

VHO - Sáng 28.11, tại di tích lịch sử quốc gia Vũng Rô, thị xã Đông Hòa (Phú Yên) đã diễn ra Lễ kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28.11.1964 – 28.11.2024); đồng thời công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và trao Bằng Di tích quốc gia đặc biệt Đường Hồ Chí Minh trên biển cho tỉnh Phú Yên. Cùng với đó, Phú Yên cần...

Đặc sắc chương trình nghệ thuật cầu truyền hình “Đôi bờ Ví, Giặm”

VHO - Chương trình nghệ thuật “Đôi bờ Ví, Giặm”, mở đầu chuỗi hoạt động Festival “Về miền Ví, Giặm - Kết nối tinh hoa di sản” nhân kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Nằm trong chuỗi hoạt động Festival "Về miền Ví, Giặm - Kết nối tinh hoa di sản", tối 27.11, tại 2 tỉnh Nghệ An...

Thêm 6 di tích được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt

VHO - Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã ký Quyết định số 1473/QĐ-TTg ngày 26.11.2024 xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt (đợt 16) đối với 6 di tích. Cụ thể, 6 di tích được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt đợt này gồm: Di tích kiến trúc nghệ thuật Quần thể di tích đình, đền, chùa Tiên Lục ở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang; Di tích kiến trúc nghệ thuật đình Đình Bảng...

Đà Nẵng: Chùa làng và Nhà thờ Chư phái tộc Thanh Khê đón nhận Bằng xếp hạng di tích lịch sử cấp thành phố

VHO - UBND phường Thanh Khê Đông, quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng đã tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích cấp thành phố đối với Chùa làng và Nhà thờ Chư phái tộc Thanh Khê theo Quyết định số 2318 của UBND TP Đà Nẵng.  Chùa làng và Nhà thờ Chư phái tộc Thanh Khê được UBND thành phố Đà Nẵng xếp hạng di tích lịch sử cấp thành phố là niềm vui, sự tự...

“Tiếp sức” cho nghệ thuật bài chòi lan tỏa

VHO - Trước nguy cơ nghệ thuật bài chòi bị mai một, chính quyền tỉnh Quảng Ngãi và các thế hệ nghệ nhân đã cùng nhau nỗ lực khắc phục khó khăn, mang lại sức sống, sức lan tỏa mới cho bài chòi. Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Tiến Dũng cho biết: “Quảng Ngãi đang triển khai thực hiện Đề án Bảo tồn và phát huy nghệ thuật bài chòi. Trong đó, tập trung phát triển...

Bài đọc nhiều

Đặc sắc chương trình nghệ thuật cầu truyền hình “Đôi bờ Ví, Giặm”

VHO - Chương trình nghệ thuật “Đôi bờ Ví, Giặm”, mở đầu chuỗi hoạt động Festival “Về miền Ví, Giặm - Kết nối tinh hoa di sản” nhân kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Nằm trong chuỗi hoạt động Festival "Về miền Ví, Giặm - Kết nối tinh hoa di sản", tối 27.11, tại 2 tỉnh Nghệ An...

Nghệ Thuật Ca Trù: Hành Trình Tìm Lại Ánh Hào Quang Xưa

Những âm thanh trong trẻo của tiếng phách, tiếng đàn đáy và giọng ca ngọt ngào, trầm bổng của người ca nương đã từng vang vọng khắp các làng quê Bắc Bộ, mang theo hồn cốt của nghệ thuật ca trù – một loại hình âm nhạc dân gian đặc sắc của Việt Nam. Ca trù không chỉ là một loại hình giải trí mà còn là một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa của người...

Lễ hội Bà Thu Bồn được trao bằng Di sản văn hóa quốc gia

Đây là một trong những hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Năm Du lịch Quốc gia-Quảng Nam 2022, với chủ đề “Quảng Nam-Điểm đến du lịch xanh”. Phó Chủ tịch UBND huyện Duy Xuyên Nguyễn Thế Đức cho biết, có nhiều truyền thuyết về Bà Thu Bồn, song tất cả đều hội tụ điểm chung rằng Bà là một cô gái xinh đẹp, có mái tóc dài, là hiện thân của lòng yêu thương con người,...

Xác định chính xác tên gọi di tích tại Phủ Dày

Khu di tích lịch sử văn hóa Phủ Dày có hơn 20 đền, phủ, lăng... chủ yếu nằm trong phạm vi xã Kim Thái và là trung tâm Ðạo Mẫu lớn và hoàn chỉnh nhất trong cả nước. Trong ba di tích chính của khu di tích Phủ Dày bao gồm: Phủ Tiên Hương, Phủ Vân Cát và Lăng Thánh Mẫu Liễu Hạnh thì Phủ Tiên Hương là khu di tích đẹp, được xây dựng từ thời...

Hội An và Luang Prabang hợp tác văn hoá, du lịch

VHO - Hai thành phố thống nhất hợp tác, hỗ trợ, cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm trong công tác quản lý, trùng tu, bảo tồn, phát huy các giá trị di sản. Đặc biệt, hai địa phương sẽ hợp tác mạnh mẽ trên lĩnh vực du lịch, tổ chức các tour du lịch kết nối giữa hai di sản văn hoá thế giới. Ngày 17.10, tại Thủ đô Viêng Chăn, nước CHDCND Lào đã diễn ra lễ ký...

Cùng chuyên mục

Làng Nghề Thêu Xã La Khê: Gắn Kết Nghệ Thuật Truyền Thống Và Đương Đại

Trên dải đất Hà Đông, La Khê từ lâu đã nổi danh là một làng nghề truyền thống với những sản phẩm thêu tinh xảo và sắc nét, ghi dấu một nét đẹp văn hóa trong dòng chảy lịch sử. Những người nghệ nhân nơi đây không chỉ bảo tồn tinh hoa của nghề mà còn từng bước gắn kết giá trị truyền thống với sự sáng tạo đương đại, đem lại sức sống mới cho làng nghề này. La...

Phú Yên đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt Đường Hồ Chí Minh trên biển

VHO - Sáng 28.11, tại di tích lịch sử quốc gia Vũng Rô, thị xã Đông Hòa (Phú Yên) đã diễn ra Lễ kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28.11.1964 – 28.11.2024); đồng thời công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và trao Bằng Di tích quốc gia đặc biệt Đường Hồ Chí Minh trên biển cho tỉnh Phú Yên. Cùng với đó, Phú Yên cần...

Đặc sắc chương trình nghệ thuật cầu truyền hình “Đôi bờ Ví, Giặm”

VHO - Chương trình nghệ thuật “Đôi bờ Ví, Giặm”, mở đầu chuỗi hoạt động Festival “Về miền Ví, Giặm - Kết nối tinh hoa di sản” nhân kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Nằm trong chuỗi hoạt động Festival "Về miền Ví, Giặm - Kết nối tinh hoa di sản", tối 27.11, tại 2 tỉnh Nghệ An...

Thêm 6 di tích được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt

VHO - Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã ký Quyết định số 1473/QĐ-TTg ngày 26.11.2024 xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt (đợt 16) đối với 6 di tích. Cụ thể, 6 di tích được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt đợt này gồm: Di tích kiến trúc nghệ thuật Quần thể di tích đình, đền, chùa Tiên Lục ở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang; Di tích kiến trúc nghệ thuật đình Đình Bảng...

Phát Triển Khu Đô Thị Mới Tại Đà Lạt: Giữ Gìn Không Gian Xanh Trong Quy Hoạch

Đà Lạt, thành phố cao nguyên thơ mộng, từ lâu đã khẳng định vị thế như một biểu tượng đô thị xanh hòa quyện hoàn hảo với thiên nhiên. Trong bối cảnh đô thị hóa ngày càng mở rộng, việc phát triển khu đô thị mới đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng giữa yêu cầu hiện đại hóa và trách nhiệm bảo tồn những giá trị di sản quý báu. Kế hoạch phát triển đô thị mới của Đà...

Mới nhất

Kỳ tích mới của ngành Công Thương trong hoàn thiện thể chế

Cùng với đường dây 500 kV mạch 3, Luật Điện lực (sửa đổi) đã làm nên kỳ tích mới của ngành Công Thương trong hoàn thiện thể chế với tinh thần "thần tốc". Tiếp tục tinh thần "500 kV mạch 3" Công trình đường dây 500 kV mạch 3 đã làm nên kỳ...

Giá vàng nhẫn chỉ còn cách giá vàng miếng 1 triệu đồng/lượng

Trong khi giá vàng miếng SJC trong nước đồng loạt đứng yên ở mức 85,3 triệu đồng/lượng; giá vàng nhẫn lại nhích tăng khiến vàng nhẫn thấp hơn vàng miếng 1 triệu Địa chỉ tham khảo các cửa hàng vàng được yêu thích tại Hà Nội: 1. Bảo Tín Minh Châu - 15 - 29 Trần Nhân...

[Photo] NTK Hà Linh Thư viết nên “bản tình ca nhung lụa” đậm chất Á Đông

Hà Linh Thư vừa trình làng “bản hòa ca” Thu Đông đầy cảm xúc với bộ sưu tập “In the mood for love.” Lấy cảm hứng từ một tuyệt tác điện ảnh đã gây ấn tượng với các thiết kế menswear tinh tế, lãng mạn.NTK Hà Linh Thư tôn vinh các nữ anh hùng và di sản Việt Nam...

Lãi suất ngân hàng hôm nay 3/12/2024: Lãi huy động tăng ‘thần tốc’ lên 6,5%/năm

Lãi suất ngân hàng hôm nay 3/12/2024 tăng “thần tốc” lên 6,5%/năm. Đây là mức lãi suất ngân hàng cao nhất sau khi một nhà băng liên doanh vừa điều chỉnh biểu lãi suất. Ngân hàng TNHH Indovina Bank (IVB) – Ngân hàng liên doanh giữa VietinBank và Ngân hàng Cathay United (Đài Loan, Trung Quốc) - vừa cập nhật...

Nhìn lại 5 năm thực hiện công tác dân tộc trong tình hình mới

Cách đây 5 năm, ngày 30/10/2019, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 65-KL/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về công tác dân tộc (CTDT) trong tình hình mới. Việc quán triệt, nghiêm túc thực hiện Kết luận số 65-KL/TW đã nâng cao nhận...

Mới nhất