Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ (CEDAW) được thông qua tại Liên hợp quốc vào năm 1979 và có hiệu lực từ năm 1981. Trong đó, Australia tham gia công ước này từ năm 1980.
Với việc tham gia CEDAW, Australia cam kết trở thành một xã hội thúc đẩy các chính sách, luật pháp, tổ chức, cơ cấu và thái độ nhằm đảm bảo phụ nữ được đảm bảo các quyền giống như nam giới.
Các quyền được liệt kê trong CEDAW bao gồm nhiều khía cạnh trong cuộc sống của phụ nữ và liên quan đến quyền được tham gia vào các lĩnh vực chính trị, y tế, giáo dục, việc làm, nhà ở, hôn nhân, quan hệ gia đình và bình đẳng trước pháp luật.
Các biện pháp thực hiện công ước bao gồm sửa đổi các luật, quy định, phong tục và tập quán hiện hành có tính phân biệt đối xử với phụ nữ và áp dụng các luật và chính sách về giới. Theo CEDAW, các chính phủ cũng có trách nhiệm đảm bảo rằng các công dân và tổ chức tư nhân không phân biệt đối xử với phụ nữ.
Trên thế giới, một số quốc gia đã lựa chọn quyền bảo lưu khi họ ký một công ước. Quyền bảo lưu này cho phép quốc gia công nhận một phần của Công ước nhưng không chịu ràng buộc với các điều khoản trong công ước đó. Các quốc gia có thể rút lại bảo lưu bất cứ lúc nào và Liên Hợp Quốc cũng như các tổ chức nhân quyền khác thường xuyên khuyến nghị các quốc gia làm như vậy.
Theo đó, Australia đã đưa ra hai điều khoản bảo lưu đối với CEDAW liên quan đến phụ nữ trong lực lượng vũ trang và quy định về chế độ nghỉ thai sản có lương.
Từ năm 2009, Australia đã ký Nghị định thư tùy chọn với CEDAW. Nghị định thư cho phép các cá nhân liên lạc với Ủy ban CEDAW về hành vi vi phạm các quyền được quy định theo CEDAW.Đồng thời, thông qua nghị định thư, Ủy ban CEDAW có quyền điều tra các khiếu nại về các hành vi vi phạmnghiêm trọng hoặc có hệ thống.
Đạo luật chống phân biệt giới tính của Australia
Kể từ khi ký kết CEDAW, Australia đã ban hành nhiều cơ chế thực hiện các quyền được quy định trong Công ước. Trong đó, Đạo luật chống phân biệt giới tính năm 1984 (SDA) là một trong những cơ chế quan trọng nhất.
SDA là luật liên bang cấm phân biệt giới tính ở Australia, được thông qua năm 1984 và có hiệu lực đối với nhiều cơ quan trực thuộc CEDAW.
Với nhiệm vụ thúc đẩy bình đẳng giới, SDA là Ủy viên về Phân biệt giới tính, một trong bảy ủy viên của tổ chức nhân quyền quốc gia Úc, Ủy ban Nhân quyền Úc.
Vai trò của ủy viên bao gồm giải quyết các khiếu nại về hành vi phân biệt đối xử trái pháp luật theo SDA, thực hiện nghiên cứu, chương trình giáo dục, tư vấn cho chính phủ và làm việc với người sử dụng lao động để thúc đẩy bình đẳng giới.
Cơ quan này đồng thời có trách nhiệm thực hiện các cuộc điều tra công khai về các vấn đề có tầm quan trọng quốc gia, cung cấp các ý kiến tư vấn độc lập, hỗ trợ tòa án trong các vụ án liên quan đến nhân quyền, tư vấn cho quốc hội và chính phủ về xây dựng luật, chương trình và chính sách.
Tất cả các tiểu bang và vùng lãnh thổ đều ở Australia cũng đã ban hành các luật chống phân biệt đối xử, trong đó nghiêm cấm phân biệt giới tính. Những luật này được quản lý bởi các cơ quan bình đẳng hoặc chống phân biệt đối xử ở mỗi tiểu bang.
Chính phủ Australia làm việc với chính quyền các bang và vùng lãnh thổ để chuẩn bị báo cáo định kỳ cho Ủy ban CEDAW về việc thực hiện CEDAW tại Australia.
Trong giai đoạn 2008-2009, một loạt các tổ chức phi chính phủ liên quan đến cả nhân quyền và phụ nữ đã hợp tác để xây dựng một báo cáo của tổ chức phi chính phủ và một báo cáo của Phụ nữ thổ dân và người dân đảo Torres Strait.
Các thành tựu khác
Bên cạnh việc ban hành SDA và thành lập văn phòng Ủy viên Chống phân biệt giới tính, trong nhiều năm qua, Australia đã phát triển chương trình nghỉ phép nuôi con có lương trên toàn quốc. Qua đó, các nhân viên nữ đủ điều kiện thời gian nghỉ phép nuôi con sẽ được nhận lương trong khoảng thời gian lên tới 18 tuần. Ngoài ra, Australia cũng yêu cầu Cơ quan Bình đẳng Giới tại Nơi làm việc và những người sử dụng lao động phải báo cáo hàng năm về tiến độ của họ trong việc đạt được bình đẳng giới.
Một thành tựu khác trong việc thúc đẩy CEDAW của Australia nằm ở chiến lược viện trợ nước ngoài với ít nhất 80% quỹđầu tư phát triển dành cho các vấn đề về giới, bao gồm ngăn chặn bạo lực đối với phụ nữ và trao quyền cho phụ nữ.
Và bất chấp việc từ chối trước đó, Úc đã phê chuẩn Nghị định thư tùy chọn của CEDAW, tạo cơ hội cho các khiếu nại cáo buộc vi phạm CEDAW được đưa lên Ủy ban CEDAW và trao quyền cho ủy ban tiến hành điều tra các cáo buộc về vi phạm nghiêm trọng hoặc có hệ thống.
Đặc biệt, Australia cũng thực hiện nhiều hành động đảm bảo quyền tiếp cận phá thai với phụ nữ. Đây là một lĩnh vực quan trọng trong việc thúc đẩy bình đẳng giới và được quản lý chủ yếu bởi luật pháp tiểu bang và lãnh thổ.
Tất cả các tiểu bang và vùng lãnh thổ ở Australia đã ban hành luật ngăn chặn hành vi quấy rối có chủ đích đối với những người đến khám tại các phòng khám cung cấp dịch vụ phá thai. Dù vẫn còn rào cản với quá trình luật hoá quyền phá thai, việc phá thai đã được hợp pháp hóa trên toàn quốc và ngày càng được coi là vấn đề chăm sóc sức khỏe và bình đẳng giới hơn là luật hình sự.
Hoa Vũ