Trang chủNewsThế giớiArmenia trước nguy cơ thành đấu trường của các cường quốc

Armenia trước nguy cơ thành đấu trường của các cường quốc


Cuộc khủng hoảng Nagorno-Karabakh khiến người Armenia lo ngại quốc gia sẽ trở thành đấu trường mới giữa các cường quốc khu vực như Thổ Nhĩ Kỳ và Iran.

Sau khi chứng kiến phong trào ly khai tại Nagorno-Karabakh bị quân đội Azerbaijan dập tắt bằng chiến dịch “chống khủng bố” chớp nhoáng, ngày càng nhiều người Armenia bắt đầu lo ngại viễn cảnh lửa xung đột tràn sang biên giới, khi căng thẳng với nước láng giềng Azerbaijan gia tăng.

Mục tiêu lớn nhất của Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan trong tuần này là đạt thỏa hiệp hòa bình với Azerbaijan tại cuộc họp Thượng đỉnh Cộng đồng Chính trị châu Âu (ECPS) ở thành phố Granada của Tây Ban Nha, với hy vọng chặn xung đột leo thang.

“Armenia đã và luôn khẳng định chúng tôi sẵn sàng ký hiệp ước hòa bình”, Sargis Khandanyan, Chủ nhiệm Ủy ban thường vụ Quốc hội về Đối ngoại, trả lời truyền thông hôm 3/10. Ông cáo buộc Azerbaijan “tìm cách phá hoại cơ hội ký hiệp ước thông qua chính sách hung hăng và hành động quân sự”.

Armenia có thể gặp bất lợi trên bàn đàm phán khi đối mặt với một Azerbaijan hừng hực khí thế sau thắng lợi quân sự ở Nagorno-Karabakh. Bên cạnh đó, cán cân địa chính trị đang nghiêng hẳn về phía Baku với sự hậu thuẫn của các cường quốc, còn Yerevan dần bị cô lập và không tìm được đồng minh đủ ảnh hưởng trong khu vực.





Vũ khí của lực lượng dân quân thân Armenia tại Nagorno-Karabakh bị tịch thu và tập trung về thị trận Signag, Azerbaijan vào ngày 30/9. Ảnh: Lapresse

Vũ khí của lực lượng dân quân thân Armenia tại Nagorno-Karabakh bị quân đội Azerbaijan tịch thu ngày 30/9. Ảnh: Lapresse

Nga từng là bên có tiếng nói quyết định trong các vấn đề khu vực suốt nhiều thập kỷ qua, thông qua vai trò hậu thuẫn quân sự cho Armenia, phân xử hòa đàm Armenia – Azerbaijan và gìn giữ hòa bình ở Nagorno-Karabakh. Tuy nhiên, chiến sự với Ukraine đã buộc Nga giảm mức quan tâm cho Nam Kavkaz, khiến vị thế của Moskva ở khu vực suy giảm.

Nhận ra điều này, Armenia trong những năm qua từng bước tiếp cận Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ để tìm kiếm đảm bảo an ninh. Yerevan thúc đẩy quá trình tham gia Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC), cơ quan đã phát lệnh bắt Tổng thống Nga Vladimir Putin, cũng như tham gia tập trận chung với Mỹ.

Cuộc hòa đàm trong khuôn khổ ECPS tại Tây Ban Nha là sáng kiến do Liên minh châu Âu (EU) chủ trì nhằm giúp Armenia phá vỡ thế bế tắc với Azerbaijan và nằm trong xu thế “hướng tây” của Yerevan.

Trong khi đó, Azerbaiijan duy trì quan hệ đồng minh truyền thống với Thổ Nhĩ Kỳ từ thập niên 1990. Thời điểm xung đột Azerbaiijan – Armenia bùng nổ vào năm 2020, Ankara đã hậu thuẫn mạnh mẽ cho Baku về công nghệ máy bay không người lái và đạn dược, giúp quân đội Azerbaijan giành lợi thế sau 44 ngày giao tranh và tái kiểm soát 7 quận hành chính trong vùng Nagorno-Karabakh.

Quan hệ đồng minh vững chắc với Ankara được cho là nền tảng quan trọng để Baku tiến hành chiến dịch quân sự ở Nagorno-Karabakh ngày 20/9. Chiến dịch kéo dài chưa đầy 24 tiếng, buộc lực lượng dân quân thân Armenia chấp nhận đầu hàng và giải trừ quân bị.

Sau sự kiện Nagorno-Karabakh thất thủ, Pháp là nước châu Âu duy nhất cam kết bán vũ khí cho Armenia “tự vệ”. Phần còn lại của EU chỉ “bày tỏ quan ngại” và đưa ra cam kết viện trợ ứng phó khủng hoảng nhân đạo. Ủy ban châu Âu (EC) vẫn đánh giá Azerbaijan là “đối tác đáng tin cậy” về nguồn cung năng lượng, giữa bối cảnh họ cần nhà cung cấp khí đốt thế chỗ Nga.

Chính sách đối ngoại ngả sang phương Tây của Thủ tướng Pashinyan đã chọc giận Nga, nước duy nhất có cam kết đảm bảo an ninh cho Armenia trong khuôn khổ Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO). Nga công khai chỉ trích lập trường “thân phương Tây” của Armenia và cảnh báo nước này về hậu quả khi gia nhập ICC.

“Sau khi chiến sự bùng nổ tại Ukraine, cộng với thực tế phương Tây và Nga đã bước vào trạng thái ‘Chiến tranh Lạnh’, việc duy trì quan hệ cân bằng với cả hai khối đã trở thành nhiệm vụ bất khả thi đối với nước nhỏ như Armenia. Giờ đây, cả Nga lẫn phương Tây đều không sẵn sàng bảo vệ chúng tôi về phương diện quân sự”, Benjamin Poghosian, nhà phân tích thuộc Viện Nghiên cứu Ứng dụng Chính sách (APRI) ở Yerevan, nhận định.

Ông cho rằng tình thế hiện nay có thể buộc Armenia phải tìm sự hậu thuẫn từ Iran, điều có thể biến đất nước thành sàn đấu của các cường quốc khu vực.

Theo Poghosian, Tehran sẽ tìm cách tăng ảnh hưởng ở Armenia vì không muốn để Baku tạo lập vị thế quá lớn ở Trung Á, cũng như thắt chặt quan hệ với Israel, kình địch của Iran trong khu vực.

Heshmatollah Falahatpisheh, cựu chủ nhiệm Ủy ban An ninh Quốc gia và Chính sách Đối ngoại của quốc hội Iran, ngày 2/10 cảnh báo diễn biến ở Nagorno-Karabakh là “khởi đầu khủng hoảng khu vực”. Ông thừa nhận chính phủ cùng giới lãnh đạo quân đội Iran vẫn chưa phản ứng quyết liệt với Azerbaijan, dù Nagorno-Karabakh được coi là “lằn ranh đỏ” trong quan hệ Baku và Tehran.





Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan phát biểu trên sóng truyền hình quốc gia ngày 24/9. Ảnh: Văn phòng Chính phủ Armenia

Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan phát biểu trên sóng truyền hình quốc gia ngày 24/9. Ảnh: Văn phòng Chính phủ Armenia

Sau khi để mất ảnh hưởng ở Nagorno-Karabakh, Armenia có thể sẽ phải chấp nhận nhượng bộ nhiều hơn nữa trên bàn đàm phán với Azerbaijan ở Tây Ban Nha. Baku giờ đây yêu cầu Yerevan phải thiết lập một hành lang giao thông an toàn kết nối Azerbaijan đến Naxcivan, phần lãnh thổ của Azerbaijan bị ngăn cách bởi miền nam Armenia và tiếp giáp biên giới Thổ Nhĩ Kỳ cùng Iran.

Bên cạnh đó, Azerbaijan muốn Armenia “kết thúc chiếm đóng” một số khu vực nằm trên các tuyến đường chiến lược ở phía nam Armenia, vốn là di sản xung đột giữa hai nước từ thập niên 1990, đồng thời tạo điều kiện cho người Azerbaijan từng sống ở Armenia hồi hương an toàn.

Theo Poghosian, chính quyền Thủ tướng Pashinyan hiểu rằng hòa ước với Azerbaijan giờ đây gần như là phương án duy nhất bảo vệ sự tồn tại của Armenia. Thỏa thuận này sẽ mở đường cho Armenia bình thường hóa quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ, mở cửa biên giới phía đông và phía tây, giảm phụ thuộc toàn diện vào Nga và chấm dứt tình trạng bị cô lập.

“Nhưng để viễn cảnh này trở thành hiện thực, Armenia phải chấp nhận nhượng bộ Azerbaijan. Baku vẫn chưa thỏa mãn với chiến thắng ở Nagorno-Karabakh và đang ra thêm yêu sách”, Poghosian nhận định.

Chuyên gia thuộc APRI cho biết bối cảnh hiện nay khiến người dân Armenia ngày một lo ngại Azerbaijan sẽ tấn công trực diện vào đất nước, nếu như họ không đạt được những gì mình mong muốn trên bàn đàm phán ở Granada vào ngày 5/10.

“Chúng tôi hiểu rằng nhượng bộ là điều không thể tránh khỏi. Nhưng Azerbaijan luôn đặt ra những đòi hỏi mới. Liệu một ngày kia họ có đòi lấy cả Yerevan không? Tất cả chúng tôi đều lo ngại một cuộc chiến mới sẽ bùng phát bất kỳ lúc nào”, Anna Pambukhsyan, giám đốc tổ chức Quỹ Phát triển Dân chủ tại Armenia, nói.





Vị trí vùng Nagorno-Karabakh và vùng Naxcivan, hai điểm nóng xung đột trong quan hệ Armenia - Azerbaijan. Đồ họa: AFP

Vị trí vùng Nagorno-Karabakh và vùng Naxcivan, hai điểm nóng xung đột trong quan hệ Armenia – Azerbaijan. Đồ họa: AFP

Thanh Danh (Theo El Pais, Bloomberg, Euronews, NEWS.am)




Source link

Cùng chủ đề

Tổng thống Nga và Thủ tướng Armenia vừa đồng ý về một việc

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan hôm 8/10 đã nhất trí rằng Moscow sẽ rút quân khỏi biên giới Armenia-Iran vào ngày 1/1 năm sau. Theo thỏa thuận, lực lượng biên phòng Armenia sẽ tiếp quản toàn bộ hoạt động do...

Tình hình xung đột Nga-Ukraine ở Donetsk, Kursk

Tình hình xung đột Nga-Ukraine ở Donetsk, KurskBộ Quốc phòng Nga hôm 31/8 cho biết các lực lượng của họ đã giành được quyền kiểm soát khu định cư Kirove, được Ukraine gọi là Verezamske, ở vùng Donetsk (Donbass).Quân đội của Moscow đã đạt được những...

Điểm yếu của Israel

Bóng tối bao trùm Israel vào đầu năm nay đã cho thấy hệ thống năng lượng của quốc gia này dễ bị tổn thương như thế nào. Trong nhiều giờ liền, các khu phố ở Tel Aviv, Petah Tikva gần đó và thành phố Beersheba ở...

Việt Nam và Azerbaijan tăng cường quan hệ hữu nghị hợp tác

Ngày 23/8, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp ông Elchin Amirbayov tại Phủ Chủ tịch. Tại buổi tiếp, Phó Chủ tịch nước cảm ơn sự giúp đỡ chân tình mà Azerbaijan dành cho Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, cũng như xây dựng và phát triển đất nước. Bày tỏ vui mừng quan hệ hai nước thời gian qua phát triển tốt đẹp, Phó Chủ tịch nước...

Azerbaijan chính thức yêu cầu gia nhập khối kinh tế BRICS

Thông báo này được đưa ra ngày 20-8, không lâu sau cuộc họp cấp cao tại Baku giữa Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev và người đồng cấp Nga Vladimir Putin. Theo kênh truyền hình Arab Al Mayadeen, đơn xin được gửi tới Nga, Chủ tịch luân phiên hiện tại của BRICS. Ông Aykhan Hajizade, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Azerbaijan xác nhận, nước này đang thúc đẩy tư cách...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

HLV Văn Sỹ Sơn: ‘V-League cần kiểm tra doping cầu thủ’

Quảng NamSau sự việc năm cầu thủ Hà Tĩnh bị bắt vì sử dụng ma tuý, HLV Văn Sỹ Sơn cho rằng cần tăng cường kiểm tra doping ở V-League. Hôm qua, Công an tỉnh Hà Tĩnh thông cáo về việc bắt giữ 10 người có hành vi tổ chức, sử dụng trái phép chất ma túy diễn ra vào ngày 4/5 tại một khách sạn trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh. Trong đó có năm cầu thủ...

Bài đọc nhiều

Ông Trump đắc cử tổng thống, kịch bản nào cho xung đột ở Trung Đông, Ukraine?

Ông Donald Trump gần như sẽ trở thành tổng thống tiếp theo của Mỹ. Giờ đây, giới quan sát chú ý đến những tuyên bố của ông về đối ngoại khi tranh cử. ...

Kết quả bầu cử Mỹ 2024: Ông Donald Trump thắng!

Trưa 6/11 theo giờ Việt Nam, kết quả cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024 đã ngã ngũ với việc ứng cử viên Donald Trump của đảng Cộng hòa giành chiến thắng thuyết phục.

Khi nào bà Harris phát biểu, gọi cho ông Trump nhận thua cuộc bầu cử?

Reuters dẫn 2 nguồn thạo tin cho hay Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris sẽ phát biểu nhận thua trong cuộc bầu cử vào 4 giờ ngày 7.11 (giờ Việt Nam, tức 16 giờ ngày 6.11 theo giờ Mỹ). ...

NATO mở văn phòng đại diện ở Kiev, “xích lại gần hơn nữa” với Ukraine

Ông Patrick Turner, người đứng đầu Văn phòng đại diện NATO ở Ukraine, ngày 5/11 đã đến Kiev và gặp ông Rustem Umerov, Bộ trưởng Quốc phòng nước này.

Cùng chuyên mục

Chuyên gia Nga lý giải vì sao Moscow không mặn mà với chiến thắng của ông Trump

Tiến sĩ Andrey Evseenko thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga dự báo về tương lai quan hệ Nga-Mỹ dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Trung Quốc sắp trình làng chiến đấu cơ tàng hình mới

Máy bay chiến đấu tàng hình mới J-35A của Trung Quốc sẽ được trưng bày lần đầu tiên vào tuần tới tại triển lãm hàng không dân dụng và quân sự lớn nhất nước này. ...

Tổng thống Pháp nhắc châu Âu tự lo an ninh, bớt lệ thuộc Mỹ

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 7.11 kêu gọi châu Âu phải khẳng định sự độc lập về an ninh của mình trước Mỹ và bảo vệ lợi ích của khối trước các đối thủ địa chính trị. ...

NÓNG! Hàn Quốc phóng tên lửa ra biển Hoàng Hải

Ngày 8/11, Hàn Quốc bắn một tên lửa đạn đạo đất đối đất Hyunmoo-II ra Biển Hoàng Hải sau loạt vụ phóng tên lửa gần đây của Triều Tiên.

Quốc hội Nicaragua vừa quyết định mở cửa đón quân đội Nga, Mỹ và loạt nước, vì sao?

Ngày 7/11, Quốc hội Nicaragua thông qua sắc lệnh của Tổng thống Daniel Ortega cho phép quân đội, tàu và máy bay quân sự của Nga, Mỹ, Cuba, Venezuela và Mexico vào nước này trong nửa đầu năm 2025.

Mới nhất

Hải Phòng: Sáp nhập 3 xã thuộc huyện An Dương vào quận Hồng Bàng từ năm 2025

Từ ngày 1/1/2025, 3 xã Đại Bản, An Hồng, An Hưng thuộc huyện An Dương (Hải Phòng) sẽ nhập vào quận Hồng Bàng. Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của TP. Hải Phòng giai đoạn 2023 - 2025. Trong đó, điều chỉnh toàn...

Công bố Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2024

Ngày 8/11/2024, Vietnam Report phối hợp cùng Báo VietNamNet công bố Bảng xếp hạng VNR500 - Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2024. Bảng xếp hạng (BXH) VNR500 đã bước sang năm thứ 18 trên chặng đường tìm kiếm và tôn vinh thành tích xứng đáng của các doanh nghiệp có quy mô lớn, duy trì hoạt...

T&T Group hợp tác sản xuất pin lưu trữ năng lượng và phát triển công nghiệp phụ trợ năng lượng

Với việc hợp tác cùng các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực năng lượng của Trung Quốc...

Ông Trump trở lại Nhà Trắng, lộ diện “kẻ thua cuộc” lớn nhất, Trung Quốc đã có sự chuẩn bị

Chiến thắng trong cuộc bầu cử Mỹ 2024 sẽ đưa ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng - một sự trở lại có khả năng gây ra tác động to lớn với nền kinh tế toàn cầu.

Bé trai 4 tuổi ở Bắc Giang có răng mọc ở… mũi

GĐXH – Theo các bác sĩ, đây là trường hợp rất hiếm gặp. Trong y văn, trong giai đoạn từ 1959 – 2008, chỉ có 23 trường hợp răng mọc lạc chỗ trong sàn mũi được ghi nhận. ...

Mới nhất