Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiÁp dụng công nghệ và trí tuệ nhân tạo (AI) trong ngành...

Áp dụng công nghệ và trí tuệ nhân tạo (AI) trong ngành Du lịch giúp cải thiện trải nghiệm du khách



Để ngành Du lịch Việt Nam “chuyển mình” và đáp ứng được các thách thức và cơ hội trong tương lai, cần tăng cường các biện pháp du lịch bền vững và cải thiện chất lượng dịch vụ.

TS. Trịnh Lê Anh: Áp dụng công nghệ và trí tuệ nhân tạo (AI) trong ngành du lịch giúp cải thiện trải nghiệm du khách
TS. Trịnh Lê Anh cho rằng, việc áp dụng công nghệ và trí tuệ nhân tạo (AI) trong ngành Du lịch giúp cải thiện trải nghiệm du khách. (Ảnh: NVCC)

Đó là quan điểm của Chuyên gia du lịch – sự kiện, TS. Trịnh Lê Anh, Trưởng Bộ môn Quản trị sự kiện, Khoa Du lịch học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN với Báo Thế giới và Việt Nam.

Còn nhiều rào cản

Nhìn lại ngành Du lịch năm 2023 vừa qua, anh đánh giá thế nào về những cái đã làm được và chưa làm được?

Điểm nổi bật trong năm 2023 là sự tăng trưởng số lượng khách của thị trường khách nội địa và quốc tế. Mặc dù còn xa so với kỷ lục trước dịch Covid-19, nhưng thị trường khách quốc tế chỉ trong 11 tháng đầu năm đã đạt khoảng 11,2 triệu lượt khách.

Như vậy, ngành Du lịch đã vượt mục tiêu lần 1 và đạt trên 85% mục tiêu mới. Chính sách thị thực (visa) cởi mở hơn là một trong những nguyên nhân khách nước ngoài đến Việt Nam liên tục tăng trong những tháng cuối năm 2023. Du lịch Việt Nam đón nhận nhiều giải thưởng quan trọng tại Lễ trao giải World Travel Awards 2023, có thể coi là cơ hội quý để quảng bá du lịch Việt Nam ra toàn cầu, với kỳ vọng phục hồi thị trường khách du lịch quốc tế trong thời gian tới.

Theo các báo cáo của thế giới, dòng khách quốc tế có xu hướng thay đổi điểm đến rõ rệt, khi tình hình thế giới trong năm có nhiều biến động như xung đột địa chính trị, suy thoái kinh tế ở các thị trường du lịch chính như Mỹ và châu Âu. Khu vực châu Á – Thái Bình Dương được xem là đích đến an toàn với giá cả phù hợp. Trong đó, Việt Nam là một trong những quốc gia được Tổ chức Du lịch Thế giới đánh giá xếp hạng cao về mức độ an toàn cùng với giá cả chi tiêu phù hợp cho đa phần các phân khúc khách du lịch.

Vậy còn thị trường du lịch nội địa thì thế nào, thưa anh?

Thị trường du lịch nội địa tỏ ra là thị trường chủ lực của ngành trong năm qua, khi 11 tháng đầu năm 2023 khách nội địa đạt 103,2 triệu lượt, vượt qua con số cả năm 2019. Báo cáo của Tổng cục Thống kê cho thấy, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống 11 tháng qua ước đạt 616 nghìn tỷ đồng. Doanh thu du lịch lữ hành ước đạt 34 nghìn tỷ đồng, tăng 50,5% so với cùng kỳ năm trước. Mức tăng trưởng này đạt được nhờ nhu cầu du lịch của người dân tăng cao sau dịch Covid-19. Bên cạnh đó, thời gian vừa diễn ra nhiều sự kiện nổi bật giúp thu hút lượng du khách lớn.

Ngoài những kỳ nghỉ dài ngày như 30/4-1/5, Quốc khánh 2/9, thì còn có nhiều hoạt động sôi nổi ở các địa phương như: Hội chợ du lịch quốc tế TP. Hồ Chí Minh lần thứ 17; Hội chợ du lịch quốc tế VITM Hà Nội 2023; Kỷ niệm 120 năm du lịch Sa Pa; Lễ hội Thành Tuyên 2023; Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn… Để kích cầu du lịch, các công ty du lịch, ứng dụng du lịch và cả nhà cung cấp dịch vụ du lịch trực tiếp liên tiếp tung ra chương trình giảm giá, khuyến mại, nhằm tái tạo lại thói quen đi du lịch của khách.

Theo khảo sát của Vietnam Report, 78,6% số doanh nghiệp ghi nhận doanh thu tăng lên so với năm 2022, trong đó, 14,3% doanh nghiệp có mức tăng đáng kể. Đối với chỉ tiêu về lợi nhuận, 71,4% số doanh nghiệp ghi nhận mức tăng trưởng, trong đó, nhóm khách sạn có mức tăng trưởng về lợi nhuận cao hơn với 85,7% doanh nghiệp ghi nhận. Sự tăng trưởng của thị trường khách du lịch tạo ra những tác động tích cực tới khách sạn.

Thị trường này đã bước đầu hồi phục so với giai đoạn trước dịch Covid-19. Cả Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đều cho thấy, sự tăng trưởng so với năm 2022 ở công suất và giá phòng. Tại TP. Hồ Chí Minh, nguồn cung đạt 15.641 phòng, công suất phòng đạt trung bình 58% với mức giá 1,9 triệu đồng/phòng/đêm.

Đối với thị trường Hà Nội, nguồn cung đạt 10.962 phòng, công suất phòng ở mức 61% với giá 2,7 triệu đồng/phòng/đêm, tăng 22% theo năm, mức giá này đã vượt mức giá của năm 2019 (chỉ với 2,5 triệu đồng/phòng/đêm). Theo kết quả khảo sát của Vietnam Report, 71,4% khách sạn cho biết, tổng số lượt khách phục vụ tăng trên 100% so với năm 2022, cho thấy khả năng hồi phục mạnh mẽ của thị trường khách sạn tại Việt Nam. Dẫu có những điểm sáng như trên: Việt Nam hoàn thành mục tiêu đặt ra và đạt nhiều giải thưởng quốc tế nhưng rất khó để nói du lịch năm 2023 thành công rực rỡ.

Còn nhớ, trong Hội nghị toàn quốc về phát triển du lịch, ngày 15/3/2023, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận xét “du lịch Việt Nam đi trước về sau” khi Việt Nam mở cửa sớm so với nhiều nước trong khu vực nhưng lại chưa thành công trong việc hút khách quốc tế.

TS. Trịnh Lê Anh: Áp dụng công nghệ và trí tuệ nhân tạo (AI) trong ngành du lịch giúp cải thiện trải nghiệm du khách
Bãi Đông (Nghi Sơn – Thanh Hóa) là một trong những điểm đến thú vị. (Nguồn: VNE)

Ngành Du lịch phải “chuyển mình”

Nhìn ra các nước trong khu vực thì sao?

Dù Việt Nam đặt ra mục tiêu đón 8 triệu khách quốc tế, cao gấp 1,6 lần tổng 5 triệu lượt khách năm 2022, cần nhìn vào chỉ số phục hồi so với trước dịch để đánh giá sự thành công. Nếu đặt theo tham chiếu này, Việt Nam chỉ đặt mục tiêu khá thấp là phục hồi bằng 44% so với năm 2019. Trong khi đó, nhìn trong khu vực: Malaysia đã phục hồi hoàn toàn so với trước dịch khi đạt mốc 26 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2023.

Theo Tổng cục Du lịch Thái Lan, trong 11 tháng, Thái Lan đón hơn 23 triệu lượt khách và đặt mục tiêu phục hồi 75% so với cùng kỳ 2019. Các doanh nghiệp du lịch, khách sạn tại Việt Nam vẫn có chung cảm nhận trải qua một năm ảm đạm.

Các doanh nghiệp làm trong lĩnh vực dịch vụ gặp khó khăn do lượng khách tour giảm mạnh. Năm 2023, lượng khách nội địa vượt năm 2022 nhưng số khách đi tour giảm mạnh do kinh tế suy thoái trên toàn cầu. Khách đi theo hình thức tự túc hoặc mua một phần tour như combo phòng và khách sạn. Thay vì đi dài ngày và xa, khách chọn các chuyến đi trong ngày, ngắn ngày và các điểm đi gần. Chi tiêu dành cho du lịch cũng tiết kiệm hơn.

Anh kỳ vọng gì về bức tranh du lịch năm 2024? ngành du lịch cần phải “chuyển mình” thế nào?

Năm 2024, trong lĩnh vực du lịch toàn cầu và tại Việt Nam sẽ phát triển một số xu hướng nổi bật: Một là, tăng cường sự kết nối và ảo hóa với việc áp dụng mạnh mẽ kỹ thuật số nhằm thay đổi trải nghiệm tương tác. Hai là, bền vững và sinh thái Xanh, giảm tác động tiêu cực lên môi trường và cộng đồng. Ba là, đa dạng hóa trải nghiệm du lịch và sự phát triển mạnh mẽ của du lịch nội địa. Với những xu hướng này, Việt Nam, với vẻ đẹp tự nhiên và văn hóa độc đáo, có thể trở thành điểm đến hấp dẫn cho du khách quốc tế và trong nước.

Tuy nhiên, sự thành công của ngành du lịch phụ thuộc rất lớn vào cách quản lý và phát triển bền vững của các địa phương và quốc gia. Để ngành du lịch Việt Nam có thể “chuyển mình” và đáp ứng được các thách thức và cơ hội trong tương lai, một số điểm quan trọng mà ngành cần tập trung.

Đó là, tăng cường các biện pháp du lịch bền vững để giữ gìn môi trường và cộng đồng địa phương. Cải thiện chất lượng dịch vụ. Tận dụng công nghệ kỹ thuật số để cải thiện trải nghiệm du lịch, từ quảng bá trực tuyến đến dịch vụ và giao tiếp trong quá trình du lịch, phát triển ứng dụng du lịch thông minh và các giải pháp trực tuyến để giúp du khách dễ dàng quản lý và tận hưởng hành trình của mình. Tăng cường chiến lược quảng bá để thu hút du khách quốc tế thông qua các chiến dịch quảng bá hiệu quả và sáng tạo. Hợp tác giữa ngành du lịch và cộng đồng, đảm bảo rằng ngành du lịch mang lại lợi ích cho cả cộng đồng và du khách.

Bên cạnh đó, tăng cường quảng bá và phát triển các sản phẩm du lịch nội địa, phát triển các điểm đến du lịch mới và đa dạng hóa trải nghiệm. Đảm bảo các biện pháp an toàn và y tế hiệu quả để ứng phó với các tình huống khẩn cấp, giúp du khách cảm thấy an tâm khi du lịch. Chuyển đổi của ngành du lịch Việt Nam đòi hỏi sự đồng lòng và hợp tác chặt chẽ giữa các bên liên quan, bao gồm chính phủ, doanh nghiệp du lịch, cộng đồng địa phương và du khách. Điều này sẽ giúp ngành du lịch phát triển bền vững và mang lại lợi ích lâu dài cho tất cả các bên.

Tận dụng trí tuệ nhân tạo

Vậy có kinh nghiệm quốc tế về phát triển du lịch mà chúng ta có thể học hỏi?

Một số quốc gia đã triển khai thành công các chiến lược để khôi phục ngành du lịch sau đại dịch Covid-19. New Zealand, ví dụ, tập trung vào quảng bá du lịch nội địa và đảm bảo an toàn cho du khách. New Zealand đã tạo ra chiến dịch quảng bá “Tiếp tục khám phá Aotearoa” để thúc đẩy du lịch nội địa, tăng cường kỳ nghỉ trong nước để hỗ trợ ngành du lịch và kích thích nền kinh tế nội địa.

Thái Lan đã thực hiện chính sách “Phòng chống 3C”: Cleanliness (sạch sẽ), Confidence (tự tin) và Convenience (thuận tiện). Thái Lan đã áp dụng biện pháp an toàn như chương trình “Amazing Thailand Safety and Health Administration” (SHA), giúp các doanh nghiệp du lịch đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn vệ sinh và an toàn.

Điều này đã tăng cường lòng tin của du khách và đưa ra thông điệp tích cực về sự chuẩn bị an toàn. Hàn Quốc đã thực hiện chiến lược “K-New Deal for Tourism”, tập trung vào việc phát triển các sản phẩm du lịch công nghệ cao và kích thích ngành công nghiệp du lịch thông qua các dự án cải thiện hạ tầng.

Ở Singapore đã mở rộng chương trình “SingapoRediscovers” để khuyến khích người dân tham gia các trải nghiệm du lịch nội địa, đồng thời cung cấp hỗ trợ tài chính cho ngành Du lịch. Việc nghiên cứu và áp dụng các chiến lược tương tự từ những quốc gia này có thể giúp Việt Nam đa dạng hóa nguồn thu nhập từ du lịch và tăng cường sức hấp dẫn cho du khách trong thời kỳ hậu Covid-19.

Việc áp dụng công nghệ và trí tuệ nhân tạo quan trọng như thế nào trong phát triển du lịch?

Áp dụng công nghệ và trí tuệ nhân tạo (AI) trong ngành Du lịch đóng vai trò quan trọng bằng cách cải thiện trải nghiệm du khách và tối ưu hóa quản lý ngành. Công nghệ & AI có thể giúp tối ưu hóa trải nghiệm du khách: Hệ thống AI có thể cá nhân hóa các gợi ý và đề xuất dựa trên dữ liệu cá nhân, giúp du khách có trải nghiệm tốt hơn và cá nhân hóa hơn.

Đồng thời, AI có thể giúp dự đoán nhu cầu du lịch và quản lý nguồn cung, từ đó tối ưu hóa giá cả và tạo ra mô hình kinh doanh linh hoạt. Bên cạnh đó, công nghệ AI có thể sử dụng trong các hệ thống an ninh, giúp theo dõi và phòng ngừa rủi ro, đồng thời bảo vệ dữ liệu du khách.

Chatbot và hệ thống tương tác AI giúp cung cấp thông tin nhanh chóng và hỗ trợ du khách suốt hành trình của họ. Sử dụng AI để phân tích dữ liệu và dự đoán xu hướng, giúp các chiến lược tiếp thị hiệu quả hơn. Một cách cụ thể hơn về ứng dụng công nghệ và trí tuệ nhân tạo trong du lịch bao gồm:

Nhiều khách sạn đã triển khai hệ thống AI để dự đoán nhu cầu đặt phòng, tối ưu hóa giá và cung cấp dịch vụ cá nhân hóa cho du khách. Các trang web du lịch và ứng dụng di động thường sử dụng chatbot AI để cung cấp thông tin, hỗ trợ đặt vé và giải đáp câu hỏi của du khách một cách tức thì.

Ứng dụng điện thoại thông minh có thể sử dụng trí tuệ nhân tạo để cung cấp hướng dẫn du lịch tương tác, điều chỉnh dựa trên sở thích và lịch trình của du khách. Công nghệ AI có thể phân tích dữ liệu lớn để dự đoán xu hướng giá vé và chỗ ở, giúp du khách lựa chọn thời điểm và địa điểm du lịch phù hợp.

Các khu du lịch có thể tích hợp hệ thống an ninh sử dụng AI để nhận diện nguy cơ và phản ứng nhanh chóng, đảm bảo an toàn cho du khách. Những ứng dụng này không chỉ tăng cường trải nghiệm du khách mà còn giúp ngành Du lịch tận dụng tối đa tiềm năng của công nghệ và trí tuệ nhân tạo. Như thế, kết hợp công nghệ và trí tuệ nhân tạo có thể nâng cao khả năng quản lý và trải nghiệm du lịch, đồng thời giúp ngành phát triển một cách bền vững và thông minh.

Xin cảm ơn ông!





Nguồn

Cùng chủ đề

Khách Tây sang Việt Nam du lịch, thích thú nhổ cỏ, nấu cám lợn, dắt trâu đi cày

Những trải nghiệm cuộc sống ở vùng nông thôn Việt Nam khiến khách Tây thích thú, không ngại “xắn quần” lội ruộng, cày bừa, thậm chí nhổ cỏ, nấu cám lợn… Đầu tháng 12, ông Jean Louis (SN 1957, đến từ Pháp) cùng vợ là bà Marcelle có chuyến du lịch 4 ngày 3 đêm tại Phú Thọ với điểm dừng chân là bản Nhội, xã Long Cốc, huyện Tân Sơn. Tại đây, họ đã có những trải nghiệm thú vị...

Khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam tăng mạnh dịp cuối năm

Chỉ trong tháng 10 và tháng 11/2024, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 3,1 triệu lượt người. Theo các doanh nghiệp lữ hành, đây là con số đáng vui mừng để ngành du lịch Việt Nam hướng đến nhiều mục tiêu trong năm 2025.Tổng Cục thống kê ghi nhận số liệu khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 10/2024 đạt 1,42 triệu lượt người, tăng 27,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi...

Du lịch Nha Trang lúng túng vì tắc đường

Trước việc cấm xe 29 chỗ ngồi lưu thông vào trung tâm TP Nha Trang các khung giờ cao điểm, nhiều doanh nghiệp cho rằng cần xem xét nhiều yếu tố khác ...

Thúc đẩy hạ tầng số phát triển kinh tế tại Bình Định

NDO - Chiều 13/12, tại Trung tâm hội nghị tỉnh, Cục Công nghiệp, Công nghệ, Thông tin và Truyền thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bình Định tổ chức hội thảo "AI IoT Platform - Hạ tầng số cho phát triển kinh tế". Sự kiện đã thu hút sự quan tâm và tham gia của nhiều lãnh đạo, chuyên gia, nhà nghiên cứu và doanh nghiệp...

Siêu du thuyền đưa gần 4.800 khách đến Cam Ranh

(Tổ Quốc) - Du thuyền Spectrum of The Seas chở gần 4.800 khách quốc tế cập cảng Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, trong hành trình du lịch châu Á, sáng 13/12. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bảo đảm an ninh, trật tự phải góp phần mở rộng không gian phát triển, thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động đầu tư,...

Tổng Bí thư yêu cầu lực lượng Công an nhân dân tiếp tục giữ vững an ninh quốc gia, tuyệt đối không để bị động bất ngờ trong mọi tình huống; tạo chuyển biến tích cực về trật tự, an toàn xã hội.

Chuyên gia phương Tây chỉ ra “điểm yếu chí tử” của Tổng thống Nga Putin

Bình luận về tình hình kinh tế Nga hiện nay, chuyên gia người Áo, ông Gabriel Felbermayr, Giám đốc Viện Nghiên cứu kinh tế Áo (WIFO) cho rằng, mặc dù tương đối ổn định trong hiện tại, nhưng kinh tế Nga dự kiến ​​sẽ gặp phải những vấn đề đáng kể trong dài hạn.

Thay đổi chính sách về Ukraine, Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump sẽ đẩy Kiev cho châu Âu?

Trong cuộc họp báo đầu tiên tại dinh thự Mar-a-Lago, Florida, sau khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử 5/11, Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã có những phát biểu đáng chú ý về cuộc xung đột Ukraine.

NASA giải mã bí ẩn về vệ tinh Io của sao Mộc

Theo nghiên cứu mới, các nhà khoa học NASA đã phát hiện những núi lửa tại vệ tinh Io của sao Mộc là những núi lửa mạnh nhất trong hệ Mặt trời. Bề mặt vệ tinh Io của sao Mộc với rất nhiều núi lửa đang hoạt động. (Nguồn: NASA) Theo NASA, vệ tinh Io chỉ lớn hơn...

Đánh số trang trong Google Docs cực đơn giản không phải ai cũng biết

Đánh số trang trong Google Docs giúp tài liệu của bạn trở nên chuyên nghiệp hơn. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách đánh số trang trong Google Docs siêu đơn giản, ai cũng có thể làm được. Đánh số trang trong Google Docs giúp người đọc tài liệu dễ dàng hình dung được số...

Bài đọc nhiều

Nhan sắc ngọt ngào của người đẹp đăng quang Hoa hậu Việt Nam thời đại 2024

Chung kết Hoa hậu Việt Nam Thời đại 2024 vừa diễn ra tại Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận. Kết quả, danh hiệu tân Hoa hậu thuộc về người đẹp Nguyễn Ngọc Thảo Nguyên đến từ Quảng Trị. Cô hiện là sinh viên Trường Đại học Công nghệ TP.HCM.Tân Hoa hậu sở hữu số đo 3 vòng 83-62-88cm, có vẻ đẹp trong sáng và ngọt ngào.Ngoài ra, danh hiệu Á hậu 1, 2, 3...

Dấu ấn “đặc biệt” trong sự nghiệp ca hát của CEO Ong Xinh Lounge & Karaoke

(NADS) - Trong đêm Chung kết Gala xếp hạng Tiếng hát Việt toàn cầu 2024 vừa diễn ra tại Nhà hát VOH - TP.HCM, cái tên Thu Trang đã được xướng lên với danh hiệu "Giải đặc biệt". Qua nhiều biến cố, Thu Trang cuối cùng đã "về đích" thành công khi đảm nhận nhiệm vụ CEO của tổ hợp giải trí Ong Xinh Lounge & Karaoke, đồng thời ghi thêm một dấu son trong sự nghiệp ca...

Công ty Luật SALA: Chuyên gia pháp lý đồng hành cùng doanh nghiệp

Công ty Luật SALA tự hào là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn pháp lý và giải quyết tranh chấp cho doanh nghiệp tại Việt Nam. Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, dẫn dắt bởi Luật sư Đỗ Thị Thanh Hằng - người có gần 20 năm kinh nghiệm trong ngành luật và từng công tác tại cơ quan thanh tra nhà nước, tại một số đơn vị thuộc Tập đoàn...

Nhà sáng lập OpenAI: AI sẽ tìm ra cách tự đào tạo chính nó

Ilya Sutskever, đồng sáng lập và cựu trưởng nhóm nghiên cứu của OpenAI, dự báo việc huấn luyện mô hình AI mà con người từng biết sẽ không còn tồn tại. Chuyên gia AI này đã rời OpenAI - công ty mà ông là một trong những nhà sáng lập, vào đầu năm nay để thành lập phòng thí nghiệm AI riêng có tên Safe Superintelligence Inc.  "Việc huấn luyện trước (pre-training) như chúng ta biết sẽ không còn tồn tại",...

Công ty Luật SALA: Điểm tựa pháp lý uy tín và toàn diện

Công ty Luật Sala là một trong những đơn vị pháp lý uy tín, được thành lập và dẫn dắt bởi Luật sư Đỗ Thị Thanh Hằng - người có gần 20 năm kinh nghiệm trong ngành luật. Với bề dày chuyên môn, Luật sư Đỗ Thị Thanh Hằng không chỉ là một Luật sư mà còn là Đấu giá viên, Quản tài viên, và Thừa phát lại. Trước khi sáng lập Công ty Luật Sala, bà đã có...

Cùng chuyên mục

Những người gánh sông trăng: Tập thơ của 6 nữ tác giả kỳ cựu trên văn đàn Việt

6 tác giả đều là những nhà thơ, nhà văn đã có hàng chục năm sáng tác, mỗi người một vẻ, góp những "chất giọng" nghệ thuật riêng, đưa tác phẩm thành một dấu ấn trên diễn đàn văn chương Việt. Một tác giả khác là Phó Giáo sư-Tiến sỹ Phạm Thu Yến, một chuyên gia về văn học dân gian Việt Nam. Một số bài thơ của bà được chọn đưa vào...

‘Cái sai được làm ngơ góp phần nảy sinh nhiều hành động côn đồ’

Cộng đồng nhất nhất lên án kịch liệt, ủng hộ phương án nghiêm trị với hành vi hung hăng đánh người chỉ vì va quẹt nhỏ khi đi đường. Thế nhưng tranh cãi chưa bớt nóng khi 'chín người mười ý' chỉ ra nguyên do khiến ngày càng nhiều tài xế côn đồ. ...

Hơn 57 triệu sự kiện mất an toàn thông tin tại TPHCM trong 9 tháng

Trung tâm dữ liệu TPHCM ghi nhận 57.586.971 sự kiện mất an toàn thông tin trong 9 tháng đầu năm 2024. Trong đó có tới 56.811.589 sự kiện tấn công thu thập thông tin. Thông tin trên được ông Nguyễn Đức Chung, Phó Giám đốc Trung tâm Chuyển đổi số TPHCM đưa ra tại buổi khai mạc chương trình “Diễn tập thực chiến bảo đảm an toàn thông tin mạng Thành phố Hồ Chí Minh 2024”, do Trung tâm Chuyển...

Dấu ấn nhiệm kỳ cũ, khát vọng nhiệm kỳ mới

(NADS) - Ngày 17/12, Chi hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam - Chi hội Hải Âu đã tổ chức thành công Đại hội nhiệm kỳ 2024-2029. Đại hội là dịp để hội viên cùng nhìn lại những thành tựu nổi bật trong nhiệm kỳ 2019-2024 và đề ra phương hướng hoạt động cho chặng đường sắp tới. ...

TPHCM liên tục lạnh, thời tiết dịp Giáng sinh sẽ ra sao?

TPO - Theo dự báo từ cơ quan khí tượng, do không khí lạnh tăng cường, thời tiết TPHCM từ nay đến dịp lễ Giáng sinh sẽ se lạnh về đêm và sáng sớm. Khả năng có một vài ngày nhiệt độ sẽ xuống 20 độ C ở một số khu vực. TPO - Theo dự báo từ cơ quan khí tượng, do không khí lạnh tăng cường, thời tiết TPHCM từ nay đến dịp lễ Giáng...

Mới nhất

TP.HCM thực chiến phòng chống tấn công mạng

Ngày 17-12, TP.HCM khai mạc chương trình 'Diễn tập thực chiến bảo đảm an toàn thông tin mạng TP.HCM 2024'. Trong 5 ngày từ...

Phát triển bền vững – xu hướng nổi trội của ngành dệt may trong năm 2025

Tăng trưởng xanh, phát triển bền vững tiếp tục là xu hướng nổi trội của ngành dệt may năm 2025, điều này là áp lực nhưng cũng mang lại cơ hội với doanh nghiệp. Sức cạnh tranh cao Năm 2024, ngành dệt may Việt Nam về đích với 44 tỷ USD, đứng thứ...

Liên kết vùng trong bối cảnh cạnh tranh mới

Diễn đàn Mekong Connect là dịp để các tỉnh thành phát triển tài nguyên bản địa và kinh tế địa phương thông qua liên kết vùng, trong bối cảnh cạnh tranh mới. ...

Khối ngoại đẩy mạnh bán ròng, VN-Index giảm nhẹ

NDO - Phiên giao dịch ngày 17/12, giao dịch tiếp tục ảm đạm cùng các nhóm ngành phân hóa khiến chỉ số chung giằng co, rung lắc nhẹ quanh tham chiếu và chìm hẳn trong sắc đỏ từ cuối phiên sáng. Phiên này các mã lớn như: FPT, VCB, MWG gây ảnh hưởng tiêu cực nhất đến...

Triển khai đồng bộ công tác quản lý an toàn thực phẩm

Các nguy cơ mất an toàn thực phẩm có thể phát sinh từ nhiều khâu trong chuỗi cung ứng thực phẩm, từ sản xuất, chế biến và bảo quản. Vì vậy, công tác quản lý an toàn thực phẩm cần được triển đồng bộ. Các nguy cơ mất an toàn thực phẩm có thể phát sinh từ nhiều khâu trong...

Mới nhất