Khoai lang có vị ngọt bùi tự nhiên, đây là một loại củ giàu chất dinh dưỡng, có thể thay thế một bữa ăn nếu bạn không có thời gian nấu nướng.
Khoai lang có thành phần dinh dưỡng cao nhưng lượng carb lại thấp nên thường xuyên xuất hiện trong các thực đơn ăn kiêng lành mạnh. Trung bình, lượng carb có trong một củ khoai lang chỉ bằng 1/3 lượng tinh bột trong cơm trắng. Hàm lượng chất xơ cùng các chất kali, natri, phốt pho, vitamin C có nhiều trong khoai lang cũng đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chỉ số đường huyết của khoai lang cũng thấp hơn so với gạo nên không làm gia tăng đường huyết sau khi ăn.
Nhờ chứa nhiều chất xơ nên khi ăn khoai lang sẽ nhanh tạo cảm giác no bụng, hạn chế thèm ăn, nhờ đó kiểm soát liều lượng thực phẩm nạp vào cơ thể hiệu quả hơn. Chất xơ dồi dào trong khoai lang còn có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa trơn tru, đào thải cặn bã trong cơ thể ra bên ngoài dễ dàng hơn.
Phần vỏ khoai lang chứa rất nhiều chất xơ, không nên bỏ phí khi ăn. Vỏ khoai lang cũng chứa nhiều khoáng chất như mangan, kali và các loại vitamin như A, C, E có lợi cho cơ thể. Tuy nhiên, chỉ nên ăn cả vỏ khi luộc, hấp khoai. Không nên ăn vỏ khoai khi nướng, nhất là nướng trực tiếp với than hoa, than củi, dễ nhiễm độc.
2 thời điểm tốt nhất nên ăn khoai lang
Ăn khoai lang vào buổi sáng
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thời điểm “vàng” nên ăn khoai lang là vào buổi sáng. Ăn vào thời điểm này sẽ giúp cơ thể hấp thụ trọn vẹn dinh dưỡng, giúp bổ sung năng lượng cho ngày mới, giúp đẹp da, ngừa ung thư, tim mạch đột quỵ, ăn khoai lang vào thời điểm này cũng giúp cân hiệu quả cho những người sợ béo.
Ăn khoai lang vào buổi trưa
Ngoài bữa sáng, thời điểm tốt nhất mà các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên ăn khoai lang đó là buổi trưa. Bởi, sau khi ăn khoai lang, cơ thể cần phải mất 4 – 5 giờ mới có thể hấp thụ được canxi có trong củ khoai. Trong khi đó, khung giờ buổi chiều từ 14 – 17 giờ lại có tác động lớn từ ánh nắng trời thuận lợi cho quá trình hấp thụ canxi. Vì vậy, buổi trưa ăn khoai lang khoảng từ 10 – 12 giờ là hoàn toàn phù hợp.
3 thời điểm trong ngày nên tránh ăn khoai lang
Không ăn khoai lang sau 12 giờ trưa
Thời gian này, khả năng trao đổi chất của cơ thể kém đi, do vậy hàm lượng đường trong khoai lang sẽ dễ tích tụ lại, làm tăng gánh nặng cho cơ thể.
Không ăn khoai lang vào buổi tối
Khoai lang ăn vào buổi tối dễ gây trào ngược axit dạ dày. Đặc biệt với những người có dạ dày yếu hoặc người cao tuổi sẽ phải đối mặt với tình trạng đầy bụng, khó tiêu, mất ngủ.
Không ăn khoai lang khi đói
Do khoai lang có chứa chất đường, nếu ăn nhiều khi bụng đói sẽ gây tăng tiết dịch vị làm nóng ruột, ợ chua, sinh hơi trướng bụng. Để tránh tình trạng này, khoai phải được nấu, luộc, nướng thật chín kỹ.
Ăn khoai lang thế nào để tốt nhất cho bạn?
– Khoai vỏ đỏ ruột vàng là một trong những loại khoai có tác dụng tốt nhất.
– Khoai lang và rau lang chứa nhiều canxi, do đó không nên ăn quá nhiều vì có thể gây sỏi thận.
– Khoai lang là thực phẩm rất tốt với nhiều chất dinh dưỡng và tác dụng hữu ích nhưng khoai lang ăn cả vỏ lại không tốt cho hệ tiêu hóa.
– Khoai lang nên dùng trong tuần và phải được để ở nơi khô ráo, không có chuột bọ. Những củ khoai có vết nâu, đốm đen trên vỏ thường mất hương vị và còn có thể gây ngộ độc thực phẩm.
– Khoai lang luộc dễ hấp thụ chất dinh dưỡng hơn khoai nướng hoặc chiên. Khoai có thể giữ lại tới 92% chất dinh dưỡng khi đun sôi trong nồi có nắp đậy kín trong 20 phút.