Trang chủNewsThời sựA Lưới (Thừa Thiên Huế): Thoát khỏi huyện nghèo trước hẹn

A Lưới (Thừa Thiên Huế): Thoát khỏi huyện nghèo trước hẹn


(Bài Kế hoach): Huyện Nghèo A Lưới (Thừa Thiên huế): Thoát nghèo trước hẹn
Nguồn lực từ Chương trình MTQG 1719 đã tạo ra nhiều mô hình sinh kế hiệu quả giúp đồng bào ở A Lưới thoát nghèo

Huy động nhiều nguồn lực tạo “sức bật” để thoát nghèo

A Lưới (Thừa Thiên Huế) là huyện biên giới có đông đồng bào DTTS sinh sống. Do những khó khăn về điều kiện tự nhiên, khí hậu và cả địa lý nên A Lưới vẫn là một trong 74 huyện nghèo của cả nước. Tuy nhiên, những năm gần đây nhờ các chính sách dân tộc, đặc biệt là nguồn lực đầu tư từ các Chương trình MTQG đã trở thành tiền đề quan trọng để Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân ở A Lưới quyết tâm ra khỏi danh sách huyện nghèo của cả nước.

Theo số liệu rà soát hộ nghèo đa chiều cuối năm 2021, toàn huyện có 7.022 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 49,98%; có 2.185 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 15,55%. Trong đó, 11 xã có tỷ lệ nghèo trên 60%; 2 xã có tỷ lệ nghèo từ 35% đến dưới 60%; 4 xã có tỷ lệ nghèo từ 10% đến dưới 30%; và có 1 xã có tỷ lệ nghèo dưới 5%. 

Con số này đã có chuyện biến tích cực khi đến cuối năm 2022 tỷ lệ hộ nghèo ở A Lưới giảm 11,78%, chiếm 38,2%; đến cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm xuống còn 24,91%. Để có được kết quả đó, chính quyền địa phương đã triển khai nhiều giải pháp, trong đó phải kể đến hiệu quả từ chủ trương huy động nhiều nguồn lực nhằm tạo “sức bật” cho công tác giảm nghèo.

Đặc biệt, khi Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-20230, giai đoạn I: Từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) được triển khai, A Lưới đã khảo sát và lựa chọn chọn đúng các mô hình giúp bà con phát triển kinh tế. Các mô hình như trồng chuối già lùn, nấm, sâm Bố Chính, nuôi bò vàng sinh sản, lợn hữu cơ… đã phát huy hiệu quả giúp nhiều hộ đồng bào DTTS thoát nghèo.

Điển hình như mô hình trồng chuối già lùn của ông Nguyễn Hải Teo ở thôn Pi Ây 2, xã Quảng Nhâm (A Lưới). Sau gần 4 năm triển khai mô hình, hiện gia đình anh Teo đã có trên 3.000 gốc chuối, mang lại nguồn nhập trên 100 triệu đồng/năm cho gia đình. Không những trả được số nợ ban đầu đã đầu tư, gia đình anh Teo còn có dư ra để đầu tư trồng thêm bưởi gia xanh, nuôi lợn hữu cơ. Giờ đây, gia đình anh Teo đã trở thành hộ khá trong xã; đồng thời trở thành mô hình trực quan về phát triển kinh tế hộ gia đình để đồng bào học tập và làm theo.

Theo số liệu thống kê từ phòng nông nghiệp huyện A Lưới, đến nay toàn huyện đã có 116ha chuối lùn, năng suất 280 tạ/ha, mỗi ha chuối lùn cho thu nhập khoảng 100 triệu đồng/năm. Ngoài mô hình trồng chuối lùn, mô hình nuôi bò vàng sinh sản cũng giúp nhiều hộ thoát nghèo. Toàn huyện A Lưới hiện có 11.000 con bò vàng. Tín hiệu vui là ngày 27/2/2023, Cục sở hữu trí tuệ đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký Nhãn hiệu tập thể “Thịt bò vàng A Lưới” cho Hội Nông dân huyện A Lưới quản lý.

(Bài Kế hoach): Huyện Nghèo A Lưới (Thừa Thiên huế): Thoát nghèo trước hẹn 1
Anh Nguyễn Hải Teo (ở thôn Pi Ây 2, xã Quảng Nhâm huyện A Lưới) với mô hình chuối lùn cho hiệu quả kinh tế cao

Chia sẻ với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch UBND huyện A Lưới cho biết, từ nguồn vốn hỗ trợ của chương trình MTQG 1719, A Lưới đang thực hiện dự án “Đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng dược liệu quý” với tổng mức đầu tư 229 tỷ đồng, được triển khai ở các xã Hồng Bắc, Quảng Nhâm… . Sau khi Dự án được triển khai và đi vào giai đoạn có thu, đồng bào các DTTS sẽ có cơ hội lớn để vươn lên thoát nghèo.

Cùng với nguồn vốn từ Chương trình MTQG 1719,  A Lưới cũng triệt để vận dụng, lồng ghép nguồn vốn từ Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững và Xây dựng nông thôn mới. Từ các nguồn lực này, địa phương đã tập trung có hiệu quả việc xóa nhà tạm và tạo sinh kế lâu dài cho người dân. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân phát huy tinh thần  tự lực, tự cường để giảm nghèo bền vững. Lấy mục tiêu thoát nghèo từng hộ gia đình để hoàn thành mục tiêu đưa A Lưới thoát khỏi danh sách huyện nghèo của cả nước.

Kiên quyết không để tái nghèo

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà huyện A Lưới xác định là không để tình trạng tái nghèo diễn ra. Song song với đó là  từng bước nâng đời sống vật chất, tinh thần cho người dân.

(Bài Kế hoach): Huyện Nghèo A Lưới (Thừa Thiên huế): Thoát nghèo trước hẹn 2
Mô hình sâm Bố Chính đã giúp nhiều hộ đồng bào DTTS ở xã Quảng Nhâm (A Lưới, Thừa Thiên Huế) thoát nghèo bền vững

Để hoàn thành nhiệm vụ trọng tâm này, UBND huyện A Lưới đã phát động phong trào “Dòng họ, làng, bản không có hộ nghèo”. Kể từ khi triển khai, phong trào đã phát huy vai trò của Người có uy tín, trưởng thôn, trưởng Ban công tác Mặt trận trong công tác tuyên truyền, vận động giảm nghèo bền vững tại các địa phương. Phát huy vai trò, trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, cơ quan các cấp trong thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu về giảm nghèo bền vững, kiên quyết không để tái nghèo diễn ra. Phong trào đã tạo được sức lan tỏa và tiếp thêm động lực mạnh mẽ để người dân vươn lên thoát nghèo.

Đơn cử như trường hợp vợ chồng chị Hồ Thị Ngam (37 tuổi, thôn A Tia, xã Hồng Kim) từng là hộ nghèo suốt nhiều năm liên tiếp (từ năm 2005 – 2021). Từ nguồn vốn vay ưu đãi 50 triệu đồng, vợ chồng chị Ngam đã mua bò và dê giống để phát triển chăn nuôi. Đến nay gia đình chị Ngam có lãi khoảng 10 triệu đồng/năm. Ngoài ra gia đình chị còn được hỗ trợ nguồn vốn để trồng chuối lùn với thu nhập khoảng 60 triệu đồng/ năm. Năm 2022, gia đình chị chính thức thoát nghèo.

Tương tự, gia đình bà Kăn Thu (xã Hồng Thái, huyện A Lưới) cũng nhờ được hỗ trợ mô hình trồng chuối lùn mà vươn lên thoát nghèo bền vững. Vườn chuối quy mô hàng trăm gốc của bà đã ra quả đều, mẫu mã đẹp và được xuất vào các siêu thị. Bà Thu ước tính, trừ các khoản chi phí, mỗi năm, bà lãi khoảng 50 triệu đồng. Năm 2023, gia đình bà Thu thoát nghèo. Hiện tại, kinh tế của gia đình bà thuộc diện khá trong xã.

Thời gian qua huyện A Lưới đã tập trung thực hiện nhiều giải pháp để đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn thực hiện các Chương trình MTQG. Chú trọng đến đào tạo nghề giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động và xóa nhà tạm cho hộ nghèo. Từ những bước đi vững chắc, Đảng bộ, chính quyền và đồng bào các DTTS ở A Lưới đã và đang dần hoàn thành mục tiêu đưa địa phương ra khỏi danh sách 74 huyện nghèo của cả nước.

Chia sẻ với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, ông Huỳnh Công Quảng – Bí thư huyện Ủy A Lưới thông báo tin vui: “Vào ngày 4/6 vừa qua tại cuộc họp “Hội đồng thẩm định huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo giai đoạn 2021-2025” ở trụ sở Bộ Lao động thương binh và Xã hội đã có 9/9 thành viên Hội đồng thẩm định đã bỏ phiếu đồng ý trình Thủ tướng Chính Phủ công nhận huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế) thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn. 

Như vậy, bằng sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng của các đồng bào DTTS, A Lưới đã hoàn thành mục tiêu thoát khỏi danh sách huyện nghèo của cả nước trước kế hoạch 1 năm.

Lung linh “phố núi” A Nôr





Nguồn: https://baodantoc.vn/a-luoi-thua-thien-hue-thoat-khoi-huyen-ngheo-truoc-hen-1718099516667.htm

Cùng chủ đề

Làng nghề Dệt Zèng ở A Lưới

Dệt Zèng là một loại hình sản xuất thủ công độc đáo của Người đồng bào dân tộc Tà Ôi, Pa Cô, Vân kiều ở Huyện vùng cao A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế và trở thành Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia. Quý vị hãy cùng tác giả Truc Nguyen Van tìm hiểu về nghề Dệt truyền thống của đồng bào Tà Ôi với những sản phẩm dệt vô cùng đẹp đẽ và tinh tế, thông...

Phát huy tiềm năng để A Lưới trở thành điểm đến thu hút khách

A Lưới là huyện miền núi biên giới nằm phía Tây của tỉnh Thừa Thiên Huế, cách thành phố Huế khoảng 70 km, độ cao trung bình từ 600-800m so với mực nước biển, có đường biên giới hơn 80km tiếp giáp với nước bạn Lào và 2 cửa khẩu...

Ngắm dàn mỹ nữ vùng cao tại lễ hội Tậc Ka Coong

(Dân trí) - Lễ Tậc Ka Coong (cúng thần núi) được người Cơ Tu tại huyện vùng cao A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức vào thời điểm nông nhàn của mùa hè, khi trời ít mưa. Sáng 16/5 tại Trung tâm Văn hóa huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Ban Tổ chức các ngày lễ lớn huyện A Lưới phối hợp với đơn vị liên quan tái hiện lễ hội Tậc Ka Coong (cúng thần núi) của...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cao Lộc (Lạng Sơn): Tổ chức hội Đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV, năm 2024

Đại hội đã bầu đoàn đại biểu đi dự Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Lạng Sơn lần thứ IV gồm 17 đại biểu và thông qua dự thảo Quyết tâm thư Đại hội, giai đoạn 2024 - 2029.Tại Đại hội, các tập thể và cá nhân tiêu biểu đã được tặng Giấy khen của Ban Dân tộc tỉnh, của Chủ tịch UBND huyện vì đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện công tác...

Bon Pi Nao làm nên những mùa vàng trên vùng đất sình lầy

Ngoài được hỗ trợ khai hoang, các hộ còn được hỗ trợ lúa giống, phân bón và hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, phòng bệnh. Nhờ cần cù, chịu khó học theo hướng dẫn của cán bộ khuyến nông nên những năm gần đây, bà con còn biết áp dụng khoa học, kỹ thuật, chọn giống mới, đưa cơ giới hóa vào sản xuất và sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đúng cách nên...

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Vinh Tơr kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện sắp xếp đơn vị hành...

Tại buổi làm việc, đại diện Bộ Xây dựng, Bộ Nội vụ, Ủy ban Dân tộc đã chia sẻ khó khăn và giải đáp những thắc mắc của đại biểu tỉnh Gia Lai.Phát biểu kết luận buổi làm việc, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Vinh Tơr đánh giá cao việc triển khai tích cực, kịp thời sắp xếp đơn vị hành chính của tỉnh Gia Lai. Sắp tới, thời gian không còn...

Thanh Hóa: Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Lang Chánh lần thứ IV năm 2024

Tại Đại hội, có 4 tập thể và 88 cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc giai đoạn 2019 - 2024 được tặng Giấy khen của Chủ tịch UBND huyện Lang Chánh.Đại hội đã bầu Đoàn đại biểu đi dự Đại hội Đại biểu các DTTS cấp tỉnh gồm 13 người; Thông qua dự thảo Quyết tâm thư Đại hội, giai đoạn 2024 -...

Lào Cai tập trung bố trí, sắp xếp 613 hộ dân ra khỏi vùng thiên tai theo kế hoạch

Cụ thể, năm 2024 tỉnh Lào Cai sẽ sắp xếp dân cư vùng thiên tai và nguy cơ thiên tai cho 520 hộ và sắp xếp dân cư vùng biên giới cho 93 hộ. Trong đó, sắp xếp tập trung 341 hộ; sắp xếp dân cư xen ghép 138 hộ; ổn định tại chỗ 134 hộ.Mức hỗ trợ trực tiếp cho các hộ theo Nghị quyết số 05/2021/NQ-HĐND, ngày 09/4/2021 và Nghị Quyết số 22/2023/NQ-HĐND, ngày 08/12/2023 của HĐND...

Bài đọc nhiều

Khoảnh khắc thượng úy công an giành sự sống cho 3 người giữa dòng lũ ở Hà Giang

XEM CLIP: Vào khoảng 16h50 chiều nay (10/6), Tổ công tác của Công an huyện Mèo Vạc (tỉnh Hà Giang) làm nhiệm vụ ứng trực hỗ trợ vận chuyển hành lý của du khách bị mắc kẹt để lại. Trong lúc làm nhiệm vụ, tổ công tác phát hiện 3 người của xã Thượng Phùng (huyện Mèo Vạc) cố đi qua suối chảy xiết nên bị cuốn trôi.  Ngay lúc đó, Thượng úy Nguyễn Mạnh Tường, cán bộ đội CSGT-TT đã...

Nền kinh tế báo chí – truyền thông Việt Nam: Toàn cảnh và những nút thắt

Vấn đề kinh tế báo chí - truyền thông Việt Nam chưa bao giờ nóng bỏng, phức tạp và nan giải như những năm gần đây. Cả giới báo chí cùng các nhà thiết kế chính sách đã bàn luận về nhiều định hướng, mô hình và phương thức tháo gỡ. Tuy nhiên, bài toán khó dường như vẫn chưa có lời giải đáp thỏa đáng. Những kết quả đạt được mới chỉ tiến đến một vài khía cạnh của...

Trải nghiệm di sản tín ngưỡng thờ Mẫu tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam

NDO - Với mục đích tôn vinh nét đẹp trong thực hành di sản tín ngưỡng thờ mẫu, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam đã phối hợp Công ty trách nhiệm hữu hạn Mind Group xây dựng Chương trình trải nghiệm văn hóa “Tín ngưỡng thờ Mẫu: Tâm-Đẹp-Vui” tại không gian bảo tàng. Chương trình ra mắt chiều 7/6 và tiếp tục vào các tối thứ sáu, thứ bảy hằng tuần.   Chương trình trải nghiệm văn hóa tín ngưỡng thờ Mẫu...

Việt Nam lọt Top 6 nước ASEAN có GDP tăng trưởng tốt

Ngày 10/6, Maybank Research Pte Ltd dự báo rằng tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của sáu quốc gia thành viên ASEAN  - bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam - ước đạt 4,5%- 4,7% vào năm 2024 và 2025, từ mức 4,0% của năm 2023. Bốc xếp container hàng hóa tại Cảng Cát Lái (TP Hồ Chí Minh). Ảnh minh họa: Hồng Đạt/TTXVN Trong báo cáo có tựa đề “Vấn đề ASEAN: Những người...

Thể lệ Giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân lần thứ ba

Theo thể lệ, các tác phẩm tham dự giải tập trung phản ánh các nội dung chủ yếu:- Ý nghĩa, kết quả các kỳ họp của Quốc hội, tập trung vào Kỳ họp bất thường lần thứ năm, Kỳ họp thứ 7 và Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.- Quá trình, kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội trong hoạt động lập hiến, lập pháp, giám sát tối cao và...

Cùng chuyên mục

Mới nhất

Khàn tiếng kéo dài 3 tháng, người đàn ông ở Hà Nội bất ngờ khi biết mình bị ung thư thanh quản

Nguy cơ di căn vì không điều trị kịp thời ung thư thanh quảnHơn 3 tháng bị khàn...

Thúc đẩy tiến bộ và công bằng xã hội là ưu tiên của Việt Nam

Đó là nội dung được Đại sứ Mai Phan Dũng - Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc (LHQ) cho biết trong bài phát biểu tại Hội nghị lao động quốc tế lần thứ 112 diễn ra ngày 11/6 tại Thụy Sĩ.   Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc (LHQ)...

Vietnam Airlines hợp tác Amadeus triển khai hệ thống phục vụ hành khách mới

Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) đã triển khai thành công Hệ thống phục vụ hành khách Amadeus Altéa (PSS) cùng hàng loạt giải pháp công nghệ tiên tiến. Việc triển khai hệ thống này là một bước đi mới trong tiến trình hiện thực hóa chiến lược chuyển đổi số của hãng. Vietnam Airlines và Amadeus hợp...

Cách chữa viêm thanh quản bằng mật ong có hiệu quả không và cần lưu ý điều gì?

Viêm thanh quản gây đau, khàn tiếng, khiến người bệnh có thể gặp phải nhiều rắc rối trong công việc và những hoạt động hàng ngày. Hiện nay, có nhiều cách điều trị tình...

Bộ trưởng Lê Minh Hoan đặt hàng các nhà khoa học Trường đại học Cần Thơ

Trường đại học Cần Thơ kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem trường như là đơn vị thuộc bộ; còn Bộ trưởng Lê Minh Hoan cũng đặt hàng nhiều vấn đề với các nhà khoa học của trường.   Bộ trưởng Lê Minh Hoan phát biểu tại buổi làm việc chiều 11-6 - Ảnh: CHÍ QUỐC Chiều 11-6,...

Mới nhất

Băng giá Mẫu Sơn