Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiNỗ lực bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân...

Nỗ lực bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số huyện A Lưới


(Tổ Quốc) – Thời gian qua, công tác bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số tại huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế) được triển khai kịp thời, đồng bộ, qua đó đạt được nhiều kết quả tích cực.

Nỗ lực bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số huyện A Lưới - Ảnh 1.

A Lưới là huyện miền núi phía Tây của tỉnh Thừa Thiên Huế, nằm cách TP Huế khoảng 70km và có đường biên giới tiếp giáp với nước CHDCND Lào. Toàn huyện có 17 xã, 1 thị trấn với nhiều dân tộc cùng chung sống, trong đó có 5 dân tộc chính: Pa Cô, Tà Ôi, Cơ Tu, Pa Hy, Kinh…. Mỗi dân tộc có một nét văn hóa truyền thống độc đáo, mang đặc trưng riêng tạo nên bẳn sắc cho vùng đất này.

A Lưới cũng là mảnh đất căn cứ địa cách mạng trong hai cuộc kháng chiến với 72 điểm di tích. Hiện địa phương có 2 Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia là nghề Dệt thổ cầm Dèng của người Tà Ôi và Lễ hội A Da Koonh (mừng lúa mới) của người Pa Cô. Bên cạnh đó, huyện A Lưới còn được thiên nhiên ban tặng nhiều cảnh vật, sông, suối, núi rừng, thảm thực vật phong phú, đa dạng, khí hậu được ví như “cỗ máy điều hoà” khổng lồ… và được ca ngợi là 1 trong 7 thung lũng đẹp nhất đất nước.

A Lưới là vùng đất giàu bản sắc văn hóa của tỉnh Thừa Thiên Huế, nơi có đông đồng bào các dân tộc thiểu số đang sinh sống.

Những năm trở lại đây, huyện A Lưới xác định quan điểm bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số là nhiệm vụ chiến lược mang tính lâu dài và là trách nhiệm của toàn xã hội, sự kết hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, giữa người dân và đoàn thể, tổ chức xã hội. Trong đó, Nhà nước đóng vai trò hỗ trợ, tác động, tạo điều kiện thuận lợi để bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn.

Nghị quyết số 06-NQ/HU ngày 8/10/2021 về “Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số huyện A Lưới giai đoạn 2021-2023 tầm nhìn đến năm 2030” của Huyện ủy A Lưới cũng xác định mục tiêu tăng cường bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số, trong đó ưu tiên bảo tồn các di sản văn hóa phi vật thể thuộc danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia; các di tích lịch sử – văn hóa được xếp hạng cấp quốc gia đặc biệt, cấp quốc gia, cấp tỉnh đang có nguy cơ mai một trước sự tác động của nền kinh tế thị trường. Phát huy bản sắc văn hóa riêng có của các dân tộc thiểu số huyện A Lưới gắn với phương châm “văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội”.

Sau 3 năm triển khai, thực hiện, đến nay công tác bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số huyện A Lưới đã đạt nhiều kết quả tích cực, rất đáng được ghi nhận. Các kết quả này được thể hiện đồng bộ, rõ nét qua nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể.

Nỗ lực bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số huyện A Lưới - Ảnh 3.

UBND huyện A Lưới cho biết, về văn hóa vật thể, hiện nay trên địa bàn huyện có 150 nhà sinh hoạt cộng đồng, trong đó đã khôi phục được 20 nhà Rông truyền thống của dân tộc Tà Ôi; 3 nhà Gươl truyền thống của dân tộc Cơ Tu; 1 nhà Moong truyền thống của dân tộc Pa Cô. Đã xây dựng Trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng các dân tộc, Trung tâm Thông tin Du lịch cấp huyện, 3 Trung tâm trưng bày hiện vật văn hóa và hiện vật chiến tranh. Đã phục dựng được 3 khu nhà Piing truyền thống của dân tộc Pa Cô và 1 khu nhà Piing truyền thống dân tộc của dân tộc Cơ Tu. Lắp đặt 135 bảng tên làng bằng 3 thứ tiếng: Việt, Anh và tiếng bản địa.

Đặc biệt, địa phương đã xây dựng và đưa vào hoạt động Làng văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số huyện A Lưới, đáp ứng được mong mỏi về một “ngôi nhà chung” để bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc, là cầu nối gắn bó cộng đồng dân cư. Tạo thêm một điểm đến du lịch góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội bền vững của huyện A Lưới.

Nỗ lực bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số huyện A Lưới - Ảnh 4.

Làng văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số huyện A Lưới vừa được khánh thành vừa qua đã đáp ứng mong mỏi về một “ngôi nhà chung” để bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc.

Ngoài ra, huyện A Lưới cũng đã khôi phục, bảo tồn kiến trúc, hoa văn, họa tiết trang trí nhà Gươl truyền thống của dân tộc Cơ Tu tại xã Hồng Hạ. Hình thành thêm 3 Làng Văn hóa du lịch gồm: Làng du lịch sinh thái cộng đồng A Lin, xã Trung Sơn; Làng du lịch cộng đồng A Roàng 2, xã A Roàng; HTX du lịch Hồng Hạ, xã Hồng Hạ.

Triển khai xây dựng mô hình bảo tồn các loại giống cây trồng truyền thống. Mở các lớp truyền dạy nghề truyền thống như nghề làm gốm, đan lát, điêu khắc tượng, chế tác các loại nhạc cụ truyền thống, làm cây Nêu. Đến nay, đã khôi phục được 5 làng nghề truyền thống, 5 hợp tác xã và 1 tổ hợp dệt Dèng. Xây dựng 3 mô hình trải nghiệm: tìm hiểu nghề dệt Dèng dân tộc Tà Ôi, nghề Gốm, nghề Đan lát. Các sản phẩm được tạo ra từ chất liệu Dèng hay đan lát bền, đẹp, có tính thẩm mỹ cao, được đưa đi tham gia triển lãm trong và ngoài nước và được du khách, các nhà thiết kế thời trang quan tâm và ưa chuộng.

Bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số huyện A Lưới được giới thiệu, quảng bá trong và nhiều chương trình, sự kiện.

Đã xây dựng được Đề án sưu tầm hiện vật phục vụ trưng bày tại Làng Văn hóa các dân tộc thiểu số. Lên đề cương sắp xếp, bố trí các hiện vật văn hóa, hiện vật, kỷ vật chiến tranh tại Nhà trưng bày Trung tâm sinh hoạt cộng đồng các dân tộc huyện A Lưới…

Nhiều cơ sở vật chất, thiết chế văn hóa được huyện A Lưới quan tâm đầu tư, xây dựng trong thời gian qua đã đóng góp không nhỏ vào việc thay đổi bộ mặt chung của địa phương. Bên cạnh đó, đã góp phần thiết thực để thực hiện hiệu quả các mục tiêu bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện.

Nỗ lực bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số huyện A Lưới - Ảnh 6.

Về công tác bảo tồn, gìn giữ văn hóa phi vật thể, đến nay nhiều nghi thức, lễ hội truyền thống của các dân tộc trên địa bàn đã được địa phương quan tâm nghiên cứu phục hồi, tái hiện ở nhiều hoạt động, chương trình sự kiện. Có thể kể đến như: Lễ hội Tâc Ka Coong; Lễ hội Koal; Lễ hội Ân Ninh; Nghi thức A Pier; Lễ hội A Riêu Car; Lồng ghép Lễ hội A Da truyền thống trong dịp ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc; Tổ chức Đêm Hội A Da Koonh, tục Đi sim (Pộc Xu); Nghệ thuật Tắm Tiên tại làng du lịch công đồng sinh thái A Nôr; Lễ hội Mừng Nhà mới – A Riêu Ngọi Đung; Nghi thức cúng dâng Dèng;…

Bên cạnh đó, huyện A Lưới đã chỉ đạo UBND xã Trung Sơn, xã Hồng Kim, xã Hồng Thượng về việc tổ chức Lễ hội A Riêu Piing các dòng họ đảm bảo đúng phong tục tập quán, không mê tín dị đoan. Tham gia triển lãm, thao diễn nghề dệt Dèng tại sự kiện “Một số dòng tranh dân gian tiêu biểu của Việt Nam và nghề thủ công truyền thống Huế”; Triển lãm “Nét đẹp văn hóa truyền thống A Lưới qua nghệ thuật ký hoạ”; tham gia Hội thảo “Kết nối Việt Nam”; Tổ chức thành công Ngày hội Vùng cao A Lưới….

Nỗ lực bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số huyện A Lưới - Ảnh 7.

Nhiều lễ hội của các dân tộc được huyện A Lưới nghiên cứu, phục hồi lồng ghép trong nhiều hoạt động tại địa phương.

Về văn học nghệ thuật, địa phương đã mở các lớp học chữ viết, tiếng nói của các dân tộc Pa Cô, Tà Ôi, Cơ Tu; tập huấn, truyền dạy, lồng ghép giới thiệu các lễ hội truyền thống, dân ca, dân vũ, dân nhạc nhằm giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc; đưa văn hóa truyền thống thấm sâu vào đời sống xã hội.

Tổ chức nghiên cứu, sưu tầm, biên tập, biên soạn các câu ca dao, tục ngữ, câu đố; 123 món ẩm thực của người Pa Cô, Tà Ôi, Cơ Tu; sưu tầm các dòng họ, địa danh, tên sông, tên làng, lễ hội…. Hiện nay đang biên tập, in ấn, phát hành 25 ca khúc viết về Đảng, Bác Hồ và ca ngợi quê hương A Lưới; các lễ hội truyền thống của dân tộc; sự tích các dòng họ; sự tích các địa danh bằng 2 ngôn ngữ.

Văn hóa ẩm thực hiện nay đang được người dân địa phương bảo tồn và phát huy trong các dịp lễ, tết như: lễ hội A Riêu A Da, A Riêu Piing, A Riêu Car, lễ cưới và giới thiệu, phục vụ thực khách tại các điểm du lịch, homestay, các nhà hàng trên địa bàn huyện. Đồng thời giới thiệu quảng bá tại các cuộc Liên hoan ẩm thực do huyện, tỉnh và trung ương tổ chức. Đã phát hành quyển “Cẩm nang 100 món ăn truyền thống nơi miền cao A Lưới”…

Văn hóa ẩm thực A Lưới cuốn hút du khách gần xa, chợ phiên A Lưới là địa điểm thu hút nhiều người đến tham quan tìm hiểu mỗi lần được tổ chức.

Có thể thấy, sau 3 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 06 NQ/HU, công tác bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số huyện A Lưới đã được cán bộ và nhân dân huyện A Lưới đồng tình hưởng ứng, thể hiện rõ giá trị bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc ở nhiều lĩnh vực. Việc bảo tồn văn hóa các dân tộc và phát triển du lịch cũng được kết hợp một cách hài hòa. Từ đó, đã từng bước xây dựng, đa dạng hóa sản phẩm văn hóa, du lịch đặc trưng để giới thiệu, quảng bá hình ảnh, vùng đất và con người A Lưới đến với du khách trong và ngoài nước.

Thế Trung





Nguồn: https://toquoc.vn/no-luc-bao-ton-phat-huy-gia-tri-van-hoa-cac-dan-toc-thieu-so-huyen-a-luoi-2024102323050514.htm

Cùng chủ đề

Chính ủy Vùng Cảnh sát biển 2 tặng quà Giáng Sinh tại Quảng Nam

(NLĐO) - Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 đã trao tặng 60 suất quà cho các hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số là tín đồ Đạo Tin Lành nhân dịp Giáng Sinh. ...

Chủ tịch VTM Xuân Hương nổi bật vai trò giám khảo chung kết Hoa Hậu Sinh Viên Việt Nam 2024

Tối ngày 15/12, chung kết “Hoa Hậu Sinh Viên - Miss University Vietnam 2024” đã chính thức diễn ra với sự góp mặt của 27 vẻ đẹp, đại diện cho sinh viên Việt Nam trên khắp cả nước. ...

Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam tiếp xúc với đồng bào DTTS vùng Tây Nguyên

Ngày 16/12, tại TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã tổ chức Hội nghị tiếp xúc với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi vùng Tây nguyên năm 2024. ...

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, tiêu thụ sản phẩm của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

(Tổ Quốc) - Nhằm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, thời gian qua tỉnh Tuyên Quang đã tổ chức nhiều chương trình xúc tiến đầu tư thương...

Giới thiệu nhiều sản phẩm đặc sắc của bà con dân tộc tỉnh Tuyên Quang

(Tổ Quốc) - Nằm trong chuỗi hoạt động hưởng ứng phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” năm 2024 của tỉnh Tuyên Quang, mới đây, tại thành phố Hải Phòng, Trung tâm Xúc tiến đầu tư tỉnh Tuyên...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cấm ô tô trên 29 chỗ vào trung tâm Nha Trang

(Tổ Quốc) - Doanh nghiệp du lịch phải thay đổi việc chở du khách đến tận cửa khách sạn ở Nha Trang bằng ô tô trên 29 chỗ ngồi như trước đây, theo Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa. ...

Gỡ khó trong thu hút đầu tư để Làng Văn hóa trở thành trung tâm hoạt động VHTTDL quốc gia

(Tổ Quốc) - Hội nghị cơ chế chính sách và giải pháp thu hút đầu tư vào Làng Văn hóa- Du lịch các dân tộc Việt Nam đã diễn ra sáng 17/12 tại Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội. Hội nghị do Ban quản lý Làng Văn hóa- Du lịch các...

Điểm báo hoạt động ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch ngày 17/12/2024

(Tổ Quốc) - Bế mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024; Các kỳ thủ trẻ Việt Nam xuất sắc giành 3 HCV cờ nhanh vô địch thế giới 2024; Bình Định phấn đấu thu hút 10 triệu lượt khách du lịch trong năm 2025 là những...

Hòa Minzy, Đức Phúc hội ngộ tại khai mạc lễ hội hoa Mê Linh cuối tháng này

(Tổ Quốc) - Festival Hoa Mê Linh lần thứ 2 năm 2024 với chủ đề "Mê Linh rực rỡ sắc hoa" sẽ diễn ra từ 26-29/12, với sự tham gia của các ca sĩ nổi tiếng như Hòa Minzy, Đức Phúc, Đinh Mạnh Ninh… ...

Để di sản trở thành nguồn lực phát triển

(Tổ Quốc) - Để di sản văn hóa thực sự trở thành nguồn lực vừa phát huy giá trị vừa đóng góp vào phát triển bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường, theo các nhà nghiên cứu, cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tạo cơ chế thúc đẩy...

Bài đọc nhiều

Nhan sắc ngọt ngào của người đẹp đăng quang Hoa hậu Việt Nam thời đại 2024

Chung kết Hoa hậu Việt Nam Thời đại 2024 vừa diễn ra tại Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận. Kết quả, danh hiệu tân Hoa hậu thuộc về người đẹp Nguyễn Ngọc Thảo Nguyên đến từ Quảng Trị. Cô hiện là sinh viên Trường Đại học Công nghệ TP.HCM.Tân Hoa hậu sở hữu số đo 3 vòng 83-62-88cm, có vẻ đẹp trong sáng và ngọt ngào.Ngoài ra, danh hiệu Á hậu 1, 2, 3...

Dấu ấn “đặc biệt” trong sự nghiệp ca hát của CEO Ong Xinh Lounge & Karaoke

(NADS) - Trong đêm Chung kết Gala xếp hạng Tiếng hát Việt toàn cầu 2024 vừa diễn ra tại Nhà hát VOH - TP.HCM, cái tên Thu Trang đã được xướng lên với danh hiệu "Giải đặc biệt". Qua nhiều biến cố, Thu Trang cuối cùng đã "về đích" thành công khi đảm nhận nhiệm vụ CEO của tổ hợp giải trí Ong Xinh Lounge & Karaoke, đồng thời ghi thêm một dấu son trong sự nghiệp ca...

Công ty Luật SALA: Chuyên gia pháp lý đồng hành cùng doanh nghiệp

Công ty Luật SALA tự hào là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn pháp lý và giải quyết tranh chấp cho doanh nghiệp tại Việt Nam. Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, dẫn dắt bởi Luật sư Đỗ Thị Thanh Hằng - người có gần 20 năm kinh nghiệm trong ngành luật và từng công tác tại cơ quan thanh tra nhà nước, tại một số đơn vị thuộc Tập đoàn...

Công ty Luật SALA: Bảo vệ quyền lợi phụ nữ và trẻ em trong các vụ việc hôn nhân và gia đình

Hôn nhân và gia đình là nền tảng của xã hội, nhưng không phải lúc nào cuộc sống gia đình cũng diễn ra suôn sẻ. Khi những mâu thuẫn không thể giải quyết, ly hôn trở thành lựa chọn cuối cùng. Trong quá trình này, phụ nữ và trẻ em thường là những đối tượng dễ bị tổn thương nhất. Hiểu rõ điều đó, Công ty Luật SALA  đã và đang trở thành một địa chỉ pháp lý đáng...

Công ty Luật SALA: Điểm tựa pháp lý uy tín và toàn diện

Công ty Luật Sala là một trong những đơn vị pháp lý uy tín, được thành lập và dẫn dắt bởi Luật sư Đỗ Thị Thanh Hằng - người có gần 20 năm kinh nghiệm trong ngành luật. Với bề dày chuyên môn, Luật sư Đỗ Thị Thanh Hằng không chỉ là một Luật sư mà còn là Đấu giá viên, Quản tài viên, và Thừa phát lại. Trước khi sáng lập Công ty Luật Sala, bà đã có...

Cùng chuyên mục

Tin mới về cầu đi bộ hình lá dừa nước 1000 tỷ đồng bắc qua sông Sài Gòn

TPO - Nhà đầu tư vừa công bố đơn vị tư vấn khảo sát, thiết kế bản vẽ thi công cầu đi bộ hình lá dừa nước qua sông Sài Gòn. TPO - Nhà đầu tư vừa công bố đơn vị tư vấn khảo sát, thiết kế bản vẽ thi công cầu đi bộ hình lá dừa nước qua sông Sài Gòn. Chiều 17/12, thông tin với PV Tiền Phong, đại diện Công ty Cổ phần...

61 bóng hồng xinh đẹp khối quân nhạc dự Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Ngày 17-12, buổi tổng duyệt khai mạc Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 được Bộ Quốc phòng tổ chức, một trong những điểm nổi bật của buổi lễ chính là hình ảnh 61 nữ quân nhân của khối quân nhạc Quân đội nhân dân Việt Nam. ...

Hai anh trai vui vẻ xây nhà ở cạnh nhau nhưng ngày nào cũng đau đầu vì 2 cô vợ “kèn cựa” từng lá...

Bố mẹ ngán ngẩm bảo biết vậy hồi đấy cắt đất làm 3 phần xong cho tôi ở giữa, thế là 2 cô con dâu hết cái để nhòm ngó cãi nhau! ...

Giáng sinh ấm áp với trẻ khuyết tật, thiệt thòi tại TPHCM

(Dân trí) - Nhân dịp giáng sinh, Trung tâm phục hồi chức năng và trợ giúp trẻ khuyết tật TPHCM tổ chức sự kiện "Trao yêu thương", mang đến niềm vui, sự ấm áp cho các bệnh nhi đang được chăm sóc tại đây. Ngày 17/12, trước những dải ruy băng lấp lánh, bông tuyết trắng tinh và nhạc giáng sinh vui nhộn, hàng trăm em nhỏ tại Trung tâm phục hồi chức năng và trợ giúp trẻ khuyết tật...

Jsol lên tiếng về hành động gây tranh cãi của MONO

Mới đây, MONO, Jsol, Soobin, nhà sản xuất SlimV cùng tham gia một lễ trao giải. Sau đó, đoạn video ghi lại cảnh các nghệ sĩ lên sân khấu nhận giải được lan truyền trên mạng xã hội và gây tranh cãi.Ban đầu, họ đứng ngang hàng nhau, nhưng khi thấy một khách mời mới xuất hiện, MONO nhường chỗ đã nhích lên và đứng chắn phía trước Jsol. Jsol sau đó phải nhích sang bên trái để...

Mới nhất

Tin mới về cầu đi bộ hình lá dừa nước 1000 tỷ đồng bắc qua sông Sài Gòn

TPO - Nhà đầu tư vừa công bố đơn vị tư vấn khảo sát, thiết kế bản vẽ thi công cầu đi bộ hình lá dừa nước qua sông Sài Gòn. TPO - Nhà đầu tư vừa công bố đơn vị tư vấn khảo sát, thiết kế bản vẽ thi công cầu đi bộ hình lá dừa...

61 bóng hồng xinh đẹp khối quân nhạc dự Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Ngày 17-12, buổi tổng duyệt khai mạc Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 được Bộ Quốc phòng tổ chức, một trong những điểm nổi bật của buổi lễ chính là hình ảnh 61 nữ quân nhân của khối quân nhạc...

Nhật tài trợ thiết bị đào tạo ô tô điện 4,5 tỉ đồng cho Trường đại học Công nghiệp TP.HCM

Trường đại học Công nghiệp TP.HCM vừa tiếp nhận trang thiết bị từ dự án PIUS - đào tạo kỹ sư và kỹ thuật viên trong ngành công nghiệp ô tô điện do phía Nhật Bản tài trợ trị giá 4,5 tỉ đồng. ...

Hai anh trai vui vẻ xây nhà ở cạnh nhau nhưng ngày nào cũng đau đầu vì 2 cô vợ “kèn cựa” từng lá...

Bố mẹ ngán ngẩm bảo biết vậy hồi đấy cắt đất làm 3 phần xong cho tôi ở giữa, thế là 2 cô con dâu hết cái để nhòm ngó cãi nhau! ...

Chủ tịch nước đề nghị Việt Nam và Belarus thúc đẩy hợp tác quốc phòng

Chiều 17/12, Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp xã giao Trung tướng Khrenin Viktor Gennadievich, Bộ trưởng Quốc phòng Belarus, đang có chuyến thăm Việt Nam và dự Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024. Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định Đảng, Nhà nước, Quân đội và nhân dân Việt Nam luôn coi trọng quan hệ...

Mới nhất