Trang chủVăn hóa - Xã hộiÂm nhạcKể chuyện lịch sử bằng âm nhạc

Kể chuyện lịch sử bằng âm nhạc


Album “Hồn Việt” của nhạc sĩ Hoài An vừa ra mắt gồm những tác phẩm lấy chất liệu từ những câu chuyện lịch sử, truyền thuyết, cổ tích, như “Công ơn Hùng Vương”, “Bánh chưng bánh giầy”, “Sơn Tinh, Thủy Tinh”, “Truyền thuyết Cổ Loa”, “Tiếng trống Mê Linh”, “Hào khí Thăng Long”… “Hồn Việt” còn hòa trộn khéo léo giữa âm sắc hiện đại với chất hoài cổ của một số nhạc cụ truyền thống như: đàn tranh, đàn nhị.

“Đường hẹp” vẫn đi

Giới chuyên môn thừa nhận việc dùng chất liệu lịch sử, truyền thống để viết nhạc là không dễ. “Đó là con đường hẹp, khó đi” – nhạc sĩ Hoài An nhận định.

Việc đầu tư cho các ca khúc về lịch sử rất tốn công sức vì phải nghiên cứu tư liệu, viết lời sao cho phù hợp rồi làm nhạc, dàn dựng, phát hành… “Có ca khúc nếu muốn lột tả được các chi tiết nội dung thì phải dùng một số câu từ trúc trắc, khó hát. Vì vậy, việc giữ ca từ sao cho đúng ý mà giai điệu vẫn phải hấp dẫn, dễ hát thực sự là một thử thách” – nhạc sĩ Hoài An nhận xét.

Nhạc sĩ Hoài An bộc bạch từ nhỏ, anh đã được cha truyền dạy về tình yêu lịch sử dân tộc. “Ba thường xuyên hướng dẫn và nhắc nhở tôi làm sao chuyển tải những trang sử, câu chuyện về các anh hùng, danh nhân… thành ca khúc để vừa tri ân tiền nhân vừa tạo điều kiện lan tỏa lịch sử hào hùng của dân tộc ta đến các thế hệ sau” – anh nhớ lại.

Nhạc sĩ Minh Châu cũng là một người nặng lòng với sử ca. Anh đã sáng tác nhiều ca khúc từ chất liệu dân ca, nhiều nhất là thể loại trường ca. Trong đó, trường ca “Bức tranh non nước” anh viết từ năm 2000, phát hành CD và VCD năm 2003; trường ca “Dân Việt” mất đến 6 năm để hoàn thành.

Giai điệu của 2 tác phẩm này được vận dụng và triển khai từ các điệu thức, thang âm của âm nhạc cổ truyền Việt Nam. Nếu “Bức tranh non nước” phác họa những đặc trưng địa lý, lịch sử, văn hóa mang tính khu biệt của ba miền Bắc, Trung, Nam để hòa chung vào thành một Việt Nam gấm hoa, thì “Dân Việt” đi vào chiều sâu tâm hồn của các thế hệ người dân nước ta.

“Đây là 2 tác phẩm mà tôi đã bỏ nhiều công sức để thực hiện với mong muốn nói lên được tâm hồn người Việt một cách sâu sắc, xác thực và hồn hậu nhất” – nhạc sĩ Minh Châu tâm huyết.

Người trẻ tiếp bước

An Nam (Quán quân cuộc thi Ban nhạc Việt năm 2018) từng là một ban nhạc hiện tượng khi viết nhạc từ sử Việt. Sáng tác dựa trên chất liệu sử Việt, âm nhạc của An Nam có giai điệu mạnh mẽ từ phong cách symphonic metal (thể loại nhạc rock mới xuất hiện cuối thập niên 1990). Lời ca thì vô cùng quen thuộc với những chiến công, cột mốc lịch sử đáng nhớ của dân tộc cùng cách thể hiện hào sảng, chí khí ngất trời.

Những ca khúc như “Nam Quốc sử ca”, “Cột đồng Mã Viện”, “Anh hùng cờ lau”, “Bạch Đằng ca”, “Giao thời ngoại kỷ”, “Phản thần, Vua dời đô”… trong album “Tiếng trống Mê Linh” của An Nam thực sự chất lượng. Anh Nguyễn Thành Thực – thành viên Ban nhạc An Nam – nhớ lại khi nghe một số ý kiến cho rằng “người Việt ít biết sử Việt”, anh vừa tự ái vừa chạnh lòng. “Vì vậy, âm nhạc của An Nam phải là lịch sử Việt cùng trách nhiệm truyền tải lịch sử đất nước” – anh bày tỏ.

Theo nhạc sĩ Đức Trí, với hướng đi chọn sử ca, Ban nhạc An Nam đã ghi dấu ấn trong giới rock Việt về một thể loại mới. Đó là “heavy metal” mà lại có thêm cách hát opera, có cả chất dân gian, sử thi và rất Việt Nam.

Tiết mục “Trống cơm” với sự tham gia của NSND Tự Long, ca sĩ Soobin Hoàng Sơn và Cường Seven tại chương trình “Anh trai vượt ngàn chông gai” mang đến nhiều cảm xúc cho khán giả. Ảnh: ĐỨC THÀNH

Tiết mục “Trống cơm” với sự tham gia của NSND Tự Long, ca sĩ Soobin Hoàng Sơn và Cường Seven tại chương trình “Anh trai vượt ngàn chông gai” mang đến nhiều cảm xúc cho khán giả. (Ảnh: ĐỨC THÀNH)

Mới đây, trong chương trình truyền hình “Anh trai vượt ngàn chông gai” phát trên sóng VTV3, những tiết mục biểu diễn đầy màu sắc và tinh thần văn hóa dân tộc cùng chất liệu âm nhạc từ văn hóa dân gian đã tạo nên nhiều cảm xúc. Tiết mục “Trống cơm” với sự tham gia của NSND Tự Long, ca sĩ Soobin Hoàng Sơn và Cường Seven; tiết mục “Áo mùa đông” và “Trở về” với sự thể hiện của Thanh Duy, Thiên Minh, Duy Khánh và Bùi Công Nam… đã tạo nên những bất ngờ thú vị.

Trước đó, đạo diễn Phạm Hoàng Nam, nhạc sĩ Đức Trí, biên đạo múa Tấn Lộc và nhà thiết kế Nguyễn Việt Hùng cũng đã “bắt tay” tạo nên một câu chuyện lịch sử đặc sắc trong chương trình nghệ thuật khai mạc Lễ hội Sông nước TP HCM lần 2 năm 2024 với chủ đề “Chuyến tàu huyền thoại”.

Không chỉ ở gameshow truyền hình, các câu chuyện lịch sử cũng đang là cảm hứng cho nhiều sản phẩm âm nhạc. Nhiều ca sĩ trẻ khá thành công khi kể chuyện lịch sử bằng âm nhạc, như Ngô Hồng Quang, Hoàng Thùy Linh, Hà Myo, Phương Mỹ Chi…

Sự kết hợp giữa âm nhạc dân gian với pop, rap, world music trong các sản phẩm như: “Về nghe mẹ ru” của NSND Bạch Tuyết và ca sĩ Hoàng Dũng; “Phấn hoa màu son” của NSƯT Thoại Mỹ cùng ca sĩ H-Kray; “Xẩm Hà Nội” của Hà Myo – hát xẩm với rap, nhạc điện tử; “Giao duyên – Ngồi tựa mạn thuyền” của Quân AP – hát quan họ Bắc Ninh với rap, nhạc EDM… đã đạo nên những hiệu ứng tích cực.

Trung tâm Hoạt động Văn hóa – Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám cũng vừa ra mắt album “Tinh hoa Đạo Học” vol.1 của nhạc sĩ Đinh Khánh Ly. Album là sản phẩm nghệ thuật thuộc chương trình trải nghiệm đêm Văn Miếu – Quốc Tử Giám…

Nhà nghiên cứu âm nhạc Nguyễn Quang Long nhận định việc một số nghệ sĩ trẻ lấy yếu tố dân tộc làm chất liệu chính cho sản phẩm âm nhạc của mình là điều rất đáng hoan nghênh. Bên cạnh những nghệ sĩ gạo cội, không ít bạn trẻ cũng đã tham gia tìm kiếm những giá trị mới trong âm nhạc đại chúng nhưng có sự kết nối với truyền thống lịch sử. Tất cả đã góp phần lan tỏa giá trị văn hóa – lịch sử của dân tộc ta. 

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung nhấn mạnh: “Hiệu ứng lan tỏa của sử ca Việt là điều rất tuyệt vời. Sử ca không chỉ có màu sắc khác biệt mà còn đủ sức tác động vào tâm trí người nghe với tình yêu sẵn có dành cho quê hương, đất nước”.



Nguồn: https://nld.com.vn/ke-chuyen-lich-su-bang-am-nhac-196240915204638881.htm

Cùng chủ đề

Vị vua nào ăn chơi nức tiếng sử Việt, cho mở sòng bạc ngay tại hoàng cung?

Đó chính là vua Trần Dụ Tông (1336-1369), tên húy là Trần Hạo, là hoàng đế thứ 7 của triều đại nhà Trần.Trần Dụ Tông lên ngôi vua năm 1341, khi mới 5 tuổi, lấy niên hiệu là Thiệu Phong. Thời gian đầu khi vua nối ngôi, mọi việc triều chính vẫn do Thái thượng hoàng Trần Minh Tông lo liệu. Tới năm 1357, khi Trần Minh Tông mất, Trần Dụ Tông mới chính thức nắm quyền triều chính.Trong...

Địa chí Yên Khánh: Công trình khoa học khơi gợi niềm tự hào quê hương

Tháng 04/2024 Ban Tuyên giáo huyện Yên Khánh và Viện Khoa học Quản lý Giáo dục ký kết hợp đồng thực hiện dự án “Nghiên cứu, biên soạn, xuất bản cuốn sách Địa chí Yên Khánh”. Tập thể các nhà khoa học, các tác giả đã điền dã, tìm kiếm, tổng hợp tư liệu...

Vị vua đầu tiên trong sử Việt xưng đế, sau truyền ngôi cho người ngoài?

Ông chính là Lý Nam Đế (503 – 548), tên húy là Lý Bí hay Lý Bôn.Trong cuốn sách 54 vị hoàng đế Việt Nam viết: “Lý Nam Đế là hoàng đế đầu tiên của nước ta, bởi ông lập triều đình riêng là sự khẳng định chủ quyền độc lập, bền vững muôn đời của dân tộc ta. Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc, người Việt tự xây dựng cho mình cơ...

Chùa Tiêu – Nơi ghi dấu và chứa đựng giá trị văn hóa lịch sử

Chùa Tiêu còn lưu giữ những di sản văn hóa quý giá của vương triều Lý, là nơi nuôi dạy Vua Lý Công Uẩn, hàm chứa nhiều giá trị văn hóa - lịch sử trường tồn, bảo lưu nhiều cổ vật quý giá và gắn liền với nhiều nhân vật lịch sử như Thiền sư Vạn Hạnh, vua Lý Thái Tổ, Thiền sư Như Trí. ...

Thầy giáo trẻ “truyền lửa” đam mê Lịch sử tới học trò

Thầy Phùng Chí Tân (bìa trái) và các em học trò trong giờ học Lịch sử trên lớp.    Thầy giáo trẻ nhiệt huyết với nghề ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Hieuthuhai đoạt ngôi vị Quán quân ‘Anh trai say hi’, Á quân là Rhyder

Clip Hieuthuhai nhận giải thưởng Quán quân ''Anh trai say hi'': Nhận tổng lượt bình chọn áp đảo 1.610.492, Hieuthuhai chính thức giành ngôi vị Quán quân Anh trai say hi với giải thưởng 200 triệu đồng và một xe hơi điện trị giá 240 triệu đồng. Với 875.079 lượt bình chọn, Rhyder được xướng tên cho danh hiệu á quân, nhận số tiền 150 triệu đồng và một xe hơi điện trị giá 240 triệu đồng. Quán quân và á...

Cơn bão của Vivaldi – Tuổi Trẻ Online

Chương nhạc chia làm ba phần, ứng với ba bài sonnet, từ phần allegro non molto (sôi nổi) gợi ra một bầu không khí bình yên nhưng đã nghe vang vọng những bất an và run rẩy của người chăn gia súc, đến phần adagio e piano (chậm rãi) là khoảng lặng trước cơn bão dữ và kéo vào phần cuối presto...

Trần Mạnh Tuấn và Nguyên Lê thu âm mới ca khúc Quê nhà của Trần Tiến tặng quê hương miền Bắc

Nghệ sĩ saxophone Trần Mạnh Tuấn kể với Tuổi Trẻ Online, anh và nghệ sĩ Nguyên Lê từng hợp tác với nhau nhiều lần trong các dự án.Trong bối cảnh miền Bắc đang phải chống chọi với bão lũ, anh đã rủ nghệ sĩ Nguyên Lê thu âm một bài gì đó "tĩnh lặng, không ồn ào" để dành tặng đồng bào...

Cùng chuyên mục

NSƯT Hoàng Tùng chạm sâu vào cảm xúc khi hát về “cha mẹ già”

"Cha mẹ tôi già" không chỉ tôn vinh công lao trời biển của cha mẹ luôn dành cho con cái, mà ở đó còn là những ký ức về tuổi thơ, những lo toan, tần tảo, hy sinh của cha mẹ dành hết cho con cái....

Cơn bão của Vivaldi – Tuổi Trẻ Online

Chương nhạc chia làm ba phần, ứng với ba bài sonnet, từ phần allegro non molto (sôi nổi) gợi ra một bầu không khí bình yên nhưng đã nghe vang vọng những bất an và run rẩy của người chăn gia súc, đến phần adagio e piano (chậm rãi) là khoảng lặng trước cơn bão dữ và kéo vào phần cuối presto...

Mới nhất

Mẫu nhí Như Đình hóa thân cá Koi cực đẹp trên đường phố Trung Quốc

Vừa qua, mẫu teen Như Đình và gia đình đã có chuyến du lịch, kết hợp chụp ảnh tại Trùng Khánh, Trung Quốc với sự hỗ trợ của Công ty TNHH Công nghệ và Du lịch Thuận Phong (Thuận Phong Travel). Biết Như Đình là người mẫu, phía Thuận Phong Travel đã gợi ý về việc chụp một...

100 triệu đồng/m2 đất đấu giá Thanh Oai: 55 lô bỏ cọc có lô giá cao nhất

Trao đổi với phóng viên Dân trí chiều ngày 16/9, đại diện Trung tâm phát triển Quỹ đất huyện Thanh Oai (Hà Nội)  - cho biết hiện tại đã hết thời gian nộp tiền phiên đấu giá 68 thửa đất tại khu Ngõ Ba, thôn Thanh Thần, xã Thanh Cao. Tính tới nay, chỉ có 13 lô nộp...

Làm gì để khai thác tài nguyên du lịch ở vùng “nghĩa địa tàu đắm”?

Từ thắng cảnh độc đáo Vài năm trở lại đây, thắng cảnh Hòn Nhàn (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) được nhiều du khách đến tham quan, khám phá bởi vẻ đẹp nên thơ, đặc sắc. Vùng đảo đá này được tạo ra từ hoạt động phun trào và kiến tạo của vùng trầm tích núi lửa...

Thuê thợ lặn kiểm tra móng cầu Bến Thủy 1 và cầu Linh Cảm

Cầu Bến Thủy 1 bắc qua dòng sông Lam, nối Nghệ An và Hà Tĩnh. Cầu Linh Cảm nằm trên quốc lộ 8A, bắc qua sông Ngàn Sâu, nối 2 huyện Đức Thọ và Hương Sơn (Hà Tĩnh).  Cầu Bến Thủy 1 được đưa vào sử dụng ngày 19/5/1990 và cầu Linh Cảm được đưa vào sử dụng tháng...

Kiện toàn Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế

(MPI) - Ngày 15/9/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 987/QĐ-TTg về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế (Ban Chỉ đạo). Ảnh minh...

Mới nhất