6 cách ấm phổi khi trời lạnh

VnExpressVnExpress25/11/2023


Hít thở bằng mũi góp phần giảm lượng không khí lạnh tiếp xúc trực tiếp với phổi, ăn đủ chất, uống nhiều nước hỗ trợ giữ ẩm đường hô hấp.

Không khí lạnh gây kích ứng đường thở, dẫn đến ho, khó thở. Để bảo vệ sức khỏe phổi, mỗi người tránh chất gây dị ứng, ăn thực phẩm bổ dưỡng, hạn chế tập thể dục ngoài trời.

Rửa tay

Bàn tay là trung gian truyền vi khuẩn, virus phổ biến. Rửa tay thường xuyên trước và sau khi tiếp xúc với người khác, chuẩn bị thức ăn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh hô hấp.

Đeo khẩu trang

Trong không khí có rất nhiều tạp chất như khói bụi, vi khuẩn... Đeo khẩu trang có thể bảo vệ đường hô hấp khỏi các chất gây kích ứng và chất ô nhiễm trong không khí. Khẩu trang y tế thường có 3 lớp, góp phần ngăn các tác nhân có khả năng đi thẳng vào mũi một cách dễ dàng.

Thở bằng mũi

Hít thở bằng mũi thay vì miệng để giảm lượng không khí lạnh tiếp xúc trực tiếp với phổi. Lông mũi lọc sạch bụi, chất gây dị ứng, phấn hoa, ngăn chúng xâm nhập vào phổi. Ngoài ra, phương pháp thở cũng giúp làm ẩm không khí hít vào. Trong quá trình thở, mũi giải phóng ra oxit nitric (NO) - một chất giãn mạch, hỗ trợ mở rộng các mạch máu - góp phần cải thiện lưu thông oxy trong cơ thể.

Thở bằng miệng có thể làm khô nướu, mô lót trong miệng. Điều này làm thay đổi vi khuẩn tự nhiên trong miệng, dẫn đến bệnh nướu răng hoặc sâu răng, gây hôi miệng.

Đeo khẩu trang giúp bảo vệ phổi. Ảnh: Freepik

Đeo khẩu trang giúp bảo vệ phổi. Ảnh: Freepik

Tránh tập thể dục ngoài trời

Tập luyện trong thời tiết lạnh có thể gây hại cho cơ thể. Không khí lạnh làm tổn thương phổi, tăng nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp. Nếu thời tiết quá lạnh, mưa gió, người tập nên cân nhắc thay đổi địa điểm vào trong nhà thay vì ngoài trời.

Uống đủ nước

Giữ đủ nước trong mùa đông góp phần giữ ẩm cho đường hô hấp, giảm nguy cơ mắc các bệnh về phổi. Uống đủ nước mỗi ngày cũng hỗ trợ cơ thể tăng cường lưu thông máu và loại bỏ các độc tố ra khỏi lá phổi, các cơ quan hoạt động tốt hơn.

Nước giúp thận loại bỏ chất thải ra khỏi máu và cơ thể. Nếu cơ thể không nhận đủ nước, chất thải có thể tích tụ, dẫn đến các bệnh như sỏi thận, nhiễm trùng đường tiết niệu.

Ăn uống đủ chất

Một số loại vitamin có thể tăng cường sức khỏe phổi, ngăn ngừa tổn thương tế bào. Vitamin A giúp tăng cường khả năng miễn dịch, tái tạo tế bào trong cơ thể, tham gia vào quá trình sửa chữa tự nhiên của mô phổi. Thực phẩm giàu vitamin A gồm sữa, cá, ngũ cốc tăng cường, cà rốt, bông cải xanh...

Vitamin C góp phần tăng cường hệ miễn dịch, thúc đẩy hình thành collagen trong da, bảo vệ phổi trước các bệnh mạn tính. Mỗi người nên trái cây họ cam quýt, ớt, ổi, kiwi, bông cải xanh, cải xoăn và quả mọng để có thêm vitamin C.

Ngoài việc giúp răng, xương chắc khỏe, vitamin D còn bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp, giảm nguy cơ khởi phát bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Một số thực phẩm như cá ngừ, cá hồi, cá mòi, hàu và lòng đỏ trứng có nhiều vitamin D tự nhiên.

Omega-3 là chất béo có nhiều lợi ích với phổi. Chế độ ăn giàu omega-3, bao gồm axit eicosapentaenoic (EPA), axit docosahexaenoic (DHA), giảm nguy cơ mắc bệnh hen suyễn ở trẻ em và người lớn, hạn chế nguy cơ phát triển bệnh COPD. Bổ sung đủ chất béo này hỗ trợ người bệnh kiểm soát hen suyễn tốt, ít phụ thuộc vào thuốc corticosteroid dạng hít. Cá hồi, cá ngừ, dầu ô liu giàu omega-3.

Lê Nguyễn (Theo Hindustan Times)

Độc giả đặt câu hỏi bệnh hô hấp tại đây để bác sĩ giải đáp


Source link

Chủ đề: phổiHô hấp

Bình luận (0)

No data
No data

Lịch sự kiện

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

Cùng tác giả

Nhân vật

Phượng "Singapore": Cô gái Việt gây sốt khi mỗi bữa nấu gần 30 món ăn
Việt Nam tham gia Diễn tập Hải quân đa phương Komodo 2025
Đại sứ Knapper khuyến cáo người Việt không vượt biên vào Mỹ
"Tháng Giêng cũng là tháng kiếm tiền, không còn để ăn chơi"

No videos available