Trang chủKhoa học - Công nghệKhoa học3 - trái ngọt từ nỗ lực bền bỉ của Ấn Độ

3 – trái ngọt từ nỗ lực bền bỉ của Ấn Độ


Tổ chức nghiên cứu vũ trụ Ấn Độ gặt hái thành công sau hành trình dài từ vận chuyển bộ phận tên lửa bằng xe đạp và xe bò kéo tới nhiệm vụ Chandrayaan-3.





Một bộ phận tên lửa đầu tiên của ISRO được vận chuyển bằng xe đạp tới địa điểm phóng. Ảnh: ISRO

Một bộ phận tên lửa đầu tiên của ISRO được vận chuyển bằng xe đạp tới địa điểm phóng. Ảnh: ISRO

Ngày 23/8 là một ngày trọng đại đối với Ấn Độ và khám phá vũ trụ. Tàu vũ trụ Chandrayaan-3 của Tổ chức nghiên cứu vũ trụ Ấn Độ (ISRO) hạ cánh thành công trên Mặt Trăng, biến Ấn Độ thành quốc gia thứ 4 sau Mỹ, Liên Xô và Trung Quốc từng tiếp đất nhẹ nhàng tại đây bằng tàu tự động, theo Space News.

Cú hạ cánh trôi chảy cũng biến Chandrayaan-3 thành tàu vũ trụ đầu tiên đáp xuống cực nam của Mặt Trăng. Ấn Độ đạt được thành tựu này không lâu sau khi tàu vũ trụ Luna 25 của Nga bị mất kiểm soát và đâm xuống bề mặt Mặt Trăng. Ở đây thời gian đóng vai trò thiết yếu bởi Chandrayaan-3 hoạt động bằng năng lượng Mặt Trời và được thiết kế để tồn tại qua một ngày Mặt Trăng, tương đương 14 ngày Trái Đất. Trong khung thời gian này, dự kiến tàu sẽ thực hiện hàng loạt thí nghiệm, bao gồm phân tích cấu tạo khoáng chất bề mặt Mặt Trăng bằng quang phổ kế trước khi chìm trong bóng tối vào cuối ngày Mặt Trăng.

Trong khi cả tàu Luna 25 và trạm đổ bộ Vikram trên tàu Chandrayaan-3 đều có thiết bị được thiết kế để nghiên cứu lớp đất mặt, ngoại quyển, nước và khoáng chất, bao gồm helium-3, khác biệt chính giữa hai phương tiện là tàu của Nga được lên lịch hoạt động trong một năm Trái Đất. Luna 25 trang bị máy phát nhiệt đồng vị phóng xạ, cung cấp nhiệt lượng và điện, còn trạm Vikram và robot tự hành Pragyan sẽ không thể sống sót qua đêm Mặt Trăng.

Thành công của nhiệm vụ Chandrayaan-3 đánh dấu bước ngoặt lớn, bởi vì đây là tàu vũ trụ đầu tiên hạ cánh ở cực nam của Mặt Trăng, khu vực chứa băng nước và nhiều khoáng chất quý giá. Thành tựu tiên phong này có ý nghĩa đặc biệt, dữ liệu từ những thí nghiệm sẽ giúp hỗ trợ các nhiệm vụ Mặt Trăng trong tương lai.

Chandrayaan-1 là tàu vũ trụ từng bay quanh quỹ đạo Mặt Trăng năm 2008 là nỗ lực đầu tiên của Ấn Độ nhằm phóng tàu ra ngoài Trái Đất. Đó là nhiệm vụ đầu tiên phát hiện nước trên bề mặt Mặt Trăng, ảnh hưởng lớn tới kế hoạch trong chương trình khám phá vũ trụ của cả Mỹ và Trung Quốc. Cực nam Mặt Trăng cũng là địa điểm hạ cánh cho nhiệm vụ Artemis 3 của Mỹ. Từ lâu giới khoa học suy đoán những miệng hố bị che khuất ở khu vực này có thể chứa lượng lớn băng nước, có thể khai thác cho nhiều mục đích. Phát hiện của tàu Chandrayaan-1 đã góp phần chứng minh giả thuyết.

Từ vận chuyển bộ phận tên lửa bằng xe đạp và xe bò kéo tới nhiệm vụ Chandrayaan-3, câu chuyện về quá trình phát triển của ISRO giống như kịch bản một bộ phim. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi từng chia sẻ trên mạng xã hội Twitter hôm 14/7: “Chandrayaan-3 viết nên một chương mới trong cuộc phiêu lưu vào vũ trụ của Ấn Độ. Con tàu bay cao, nâng cánh cho ước mơ và tham vọng của mọi người dân Ấn Độ. Thành tựu trọng đại này là minh chứng cho cống hiến không ngừng nghỉ từ các nhà khoa học của chúng tôi”.

Lịch sử của ISRO có đặc điểm là sự bền bỉ, sáng tạo và hợp tác. Thành lập năm 1969, ISRO duy trì chương trình viễn thám từ năm 1988, cung cấp dữ liệu quan sát Trái Đất giá trị ở nhiều độ phân giải thời gian, không gian và quang phổ, thông qua hàng loạt thiết bị. Camera PAN của họ từng là camera dân sự có độ phân giải cao nhất trước khi vệ tinh Ikonos của công ty DigitalGlobe ở Mỹ phóng vào năm 1999.

ISRO đã phóng 124 tàu vũ trụ, bao gồm 3 tàu tới Mặt Trăng và một tàu tới sao Hỏa, đồng thời hỗ trợ phóng 424 vệ tinh từ các nước khác. Tên lửa PSLV của họ là lựa chọn hàng đầu cho dịch vụ bay chung, từng triển khai 104 vệ tinh trong một lần phóng vào năm 2017, giữ kỷ lục thế giới cho tới khi bị nhiệm vụ Transporter-1 của SpaceX qua mặt vào năm 2021.

Năm 2018, ISRO hoàn thiện hệ thống định vị riêng mang tên NavIC, bước vào số ít những quốc gia có khả năng này (Mỹ, Nga, Trung Quốc, Liên minh châu Âu và Nhật Bản). NavIC ra đời do lo ngại hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu do chính phủ nước ngoài kiểm soát có thể không cung cấp dịch vụ trong một số tình huống, chẳng hạn năm 1999, Mỹ từng từ chối yêu cầu dữ liệu GPS của Ấn Độ ở vùng Kargil tại biên giới Ấn Độ – Pakistan.

Các nhiệm vụ Chandrayaan thể hiện sự tiếp nối truyền thống trên. Thành công trong buổi phóng tên lửa đẩy GSLV Mk-III chở tàu Chandrayaan-2 đánh dấu bước chuyển mình, cho thấy ISRO làm chủ công nghệ chở hàng nặng. Dựa trên thành tựu đó, Chandrayaan-3 đã nâng tầm công nghệ, hé lộ tương lai Ấn Độ có thể hoàn toàn phát triển các nhiệm vụ Mặt Trăng trong khả năng của họ.

Ngân sách hàng năm của ISRO trong năm 2023 – 2024 là 1,5 tỷ USD, giảm 8% so với ước tính ngân sách trước đó, bao gồm chi phí khoa học cho những nhiệm vụ như Chandrayaan-3 và nhiệm vụ Aditya L1 nghiên cứu Mặt Trời sắp tới. Để so sánh, NASA sẽ nhận được kinh phí 25,4 tỷ USD trong năm tài khóa 2023, tăng 5,6% so với năm 2022.

Trình độ công nghệ của ISRO thu hút nhiều sự chú ý trên toàn cầu vào năm 2013 với thành công của Nhiệm vụ tàu bay quanh quỹ đạo sao Hỏa (MOM), hay còn gọi là Mangalyaan. Điều khiến MOM nổi bật không chỉ ở thực tế đây là nỗ lực đưa tàu thăm dò tới sao Hỏa thành công đầu tiên mà còn vì nhiệm vụ có chi phí cực thấp, chỉ 74 triệu USD. MOM hoạt động trên quỹ đạo trong 8 năm, quan sát bề mặt sao Hỏa liên tục cho tới khi ngừng hoạt động vào năm 2022. Tương tự, nhiệm vụ Chandrayaan-3 có chi phí khoảng 75 triệu USD, tương đương một lần phóng tên lửa Falcon 9 của SpaceX.

9 năm sau Chandrayaan-1, tàu Chandrayaan-2 phóng vào tháng 7/2019, nhưng không thành công. Con tàu bay tới quỹ đạo Mặt Trăng như dự kiến. Theo lịch trình, trạm đổ bộ và robot tự hành sẽ hạ cánh xuống cực nam nhưng đâm xuống đất do chệch khỏi đường bay định trước. Theo ISRO, nguyên nhân tai nạn là do trục trặc phần mềm.

Về cơ bản, tàu Chandrayaan-3 gần như giống hệt Chandrayaan-2, với vấn đề phần mềm đã được sửa chữa. Nhiệm vụ Chandrayaan-3 chắc chắn sẽ xúc tiến nghiên cứu khoa học, thúc đẩy thí nghiệm đột phá và góp phần tăng cường hiểu biết về Mặt Trăng, bao gồm thành phần, địa chất và tiềm năng tài nguyên. Nó cũng đặt nền móng cho các nhiệm vụ khác như Khám phá vùng cực Mặt Trăng (LUPEX), hợp tác giữa ISRO và Cơ quan khám phá vũ trụ Nhật Bản (JAXA).

An Khang (Theo Space News)




Source link

Cùng chủ đề

Tỷ phú Musk đến gần giấc mơ đưa con người lên sao Hỏa sau chiến thắng của ông Trump

DNVN - Theo một số nguồn tin của hãng Reuters (Anh), kế hoạch đưa con người lên sao Hỏa của tỷ phú Elon Musk có thể sẽ trở thành ưu tiên quốc gia lớn hơn khi ông Donald Trump đảm nhận vai trò tổng thống. ...

Trung Quốc tiến gần hơn tới mục tiêu đưa người lên Mặt Trăng, vượt qua Mỹ trong cuộc đua vũ trụ

DNVN - Mục tiêu đưa con người quay lại Mặt Trăng trong sứ mệnh Artemis III của Mỹ đang bị trì hoãn, trong khi chương trình vũ trụ của Trung Quốc lại có những tiến triển tốt đồng thời không gặp thất bại hay trì hoãn đáng kể nào. ...

Trung Quốc chế tạo thành công ‘gạch Mặt Trăng’: Bước đột phá để xây căn cứ ngoài Trái đất

DNVN - Một bước đột phá quan trọng trong việc thực hiện giấc mơ xây dựng căn cứ trên Mặt Trăng đã được các nhà khoa học Trung Quốc thực hiện thành công. Họ đã chế tạo “gạch Mặt Trăng” từ loại vật liệu có thành phần giống với đất trên vệ tinh tự...

Hàng trăm người mất ăn mất ngủ khi 3 đường dây huy động vốn tuyên bố vỡ nợ

Ngày 21/10, ông Nguyễn Văn Thưởng, Phó Chủ tịch UBND huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An), cho biết liên quan đến thông tin nhiều người dân xã Quỳnh Long bị mất nhiều tỷ đồng khi gửi tiền vào các đường dây huy động vốn trên địa bàn, UBND huyện đã giao công an huyện làm rõ."Công an huyện đang xác minh, lúc nào có báo cáo cụ thể chúng tôi sẽ thông tin", ông Thưởng nói.Trước đó tối 18/10,...

Tối nay, người Việt có thể ngắm siêu trăng lớn nhất năm 2024

Trong tối nay, người Việt không chỉ thấy sao chổi sáng rực bằng mắt thường mà còn chứng kiến sự xuất hiện siêu trăng lớn và sáng nhất trong năm 2024. Theo Hội Thiên văn Hà Nội (HAS), thời điểm có siêu trăng sẽ là lúc mặt trăng nằm ở phía đối diện của trái đất vì mặt trời và mặt của nó được chiếu sáng hoàn toàn.Thời điểm lý tưởng để ngắm siêu trăng này là khi...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

HLV Văn Sỹ Sơn: ‘V-League cần kiểm tra doping cầu thủ’

Quảng NamSau sự việc năm cầu thủ Hà Tĩnh bị bắt vì sử dụng ma tuý, HLV Văn Sỹ Sơn cho rằng cần tăng cường kiểm tra doping ở V-League. Hôm qua, Công an tỉnh Hà Tĩnh thông cáo về việc bắt giữ 10 người có hành vi tổ chức, sử dụng trái phép chất ma túy diễn ra vào ngày 4/5 tại một khách sạn trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh. Trong đó có năm cầu thủ...

Bài đọc nhiều

Kiên Giang: Vận hành hệ thống camera AI giám sát an ninh trên đảo Phú Quốc

Hệ thống Camera AI này được lắp đặt tại các vị trí trọng yếu, cửa ngõ giao thông, khu vực tập trung đông người như cảng hành khách Bãi Vòng, cảng An Thới, sân bay Quốc tế Phú Quốc, khu chợ đêm... Tỉnh Kiên Giang vừa đưa vào vận hành hệ thống 41 Camera AI giám sát an ninh trật tự, phòng, chống tội phạm trên địa bàn thành phố biển đảo...

Lắp camera AI để phòng, chống tội phạm ở Phú Quốc

41 camera an ninh được gắn tại nhiều vị trí trọng điểm ở thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang để thực hiện chức năng giám sát tình hình an ninh trật tự trên địa bàn. Ngày 8/11, tại thành phố Phú Quốc, Công an tỉnh Kiên Giang phối hợp các đơn vị liên quan, địa phương khai trương vận hành thí điểm hệ thống camera AI giám sát an ninh trật tự trên “đảo ngọc” theo Đề...

Khoa học, công nghệ tạo động lực phát triển cho vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung bộ

Đây là vùng có vai trò, vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh và đối ngoại.Hội nghị là dịp để các đơn vị, địa phương, Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh trao đổi kinh nghiệm; tổng kết hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2022-2024, từ đó đề ra các giải pháp thúc đẩy...

Việt Nam ghi dấu ấn tại Hội nghị các nhà lãnh đạo truyền thông châu Á

Theo phóng viên TTXVN tại Singapore, trong hai ngày 6-7/11, Hội nghị các nhà lãnh đạo truyền thông châu Á 2024 đã diễn ra tại Grand Copthorne Hotel, Singapore. Đây là diễn đàn do Hiệp hội Báo chí và Xuất bản thế giới (WAN-IFRA) tổ chức để các nhà lãnh đạo báo chí từ châu Á và trên toàn thế giới chia sẻ kiến thức, cơ hội cũng như kinh nghiệm giải quyết những thách thức mà...

Tại sao Marie Curie được chôn cất trong quan tài lót chì?

Marie Curie qua đời do bệnh thiếu máu bất sản vì làm việc với phóng xạ và quan tài của bà sau này được công nhân khai quật phát hiện bên trong là lớp lót chì dày 2,5 mm. Marie Curie cùng chồng, Pierre Curie. Ảnh: Wikimedia Ngày nay Marie Curie được nhớ đến với nghiên cứu tiên phong về phóng xạ, không chỉ mang về cho bà hai giải Nobel mà còn được công nhận là "mẹ đẻ của...

Cùng chuyên mục

Hơn 50 quốc gia cảnh báo về các vụ tấn công mã độc nhằm vào bệnh viện

Theo Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus, những cuộc tấn công này, khi nhằm vào các bệnh viện có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng về tính mạng con người. Ngày 8/11, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và đại diện từ hơn 50 quốc gia đã đưa ra lời cảnh báo chung tại Liên hợp quốc về sự gia tăng của các cuộc tấn công mã độc tống tiền (ransomware) nhằm vào...

Việt Nam ghi dấu ấn tại Hội nghị các nhà lãnh đạo truyền thông châu Á

Theo phóng viên TTXVN tại Singapore, trong hai ngày 6-7/11, Hội nghị các nhà lãnh đạo truyền thông châu Á 2024 đã diễn ra tại Grand Copthorne Hotel, Singapore. Đây là diễn đàn do Hiệp hội Báo chí và Xuất bản thế giới (WAN-IFRA) tổ chức để các nhà lãnh đạo báo chí từ châu Á và trên toàn thế giới chia sẻ kiến thức, cơ hội cũng như kinh nghiệm giải quyết những thách thức mà...

Phê duyệt Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021

(ĐCSVN) - Mục tiêu tổng quát của Quy hoạch là gia tăng diện tích, phục hồi, đảm bảo tính toàn vẹn và kết nối các hệ sinh thái tự nhiên; quản lý và bảo tồn hiệu quả các loài hoang dã, các nguồn gen quý hiếm; xây dựng và phát triển hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên, hành lang đa dạng sinh học, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, khu vực đa dạng sinh học cao,...

Kiên Giang: Vận hành hệ thống camera AI giám sát an ninh trên đảo Phú Quốc

Hệ thống Camera AI này được lắp đặt tại các vị trí trọng yếu, cửa ngõ giao thông, khu vực tập trung đông người như cảng hành khách Bãi Vòng, cảng An Thới, sân bay Quốc tế Phú Quốc, khu chợ đêm... Tỉnh Kiên Giang vừa đưa vào vận hành hệ thống 41 Camera AI giám sát an ninh trật tự, phòng, chống tội phạm trên địa bàn thành phố biển đảo...

Khoa học, công nghệ tạo động lực phát triển cho vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung bộ

Đây là vùng có vai trò, vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh và đối ngoại.Hội nghị là dịp để các đơn vị, địa phương, Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh trao đổi kinh nghiệm; tổng kết hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2022-2024, từ đó đề ra các giải pháp thúc đẩy...

Mới nhất

Tỉ phú Trần Đình Long cam kết cung cấp 6 triệu tấn thép làm đường sắt tốc độ cao, rẻ hơn nhập khẩu

Với dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, ông Trần Đình Long, chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát - vừa khẳng định sẽ cam kết cung cấp 6 triệu tấn thép các loại chất lượng quốc tế và mức giá cạnh tranh hơn hàng...

Du lịch nông nghiệp, nông thôn – Xu hướng đang được ưa chuộng

Những mô hình du lịch nông nghiệp, nông thôn vẫn chưa được đầu tư bài bản để phát triển tương xứng tầm tiềm năng và vẫn đang chờ thời cơ, chính sách thích hợp để “cất cánh.” Ở miền Bắc, hiện có nhiều tour du lịch nông nghiệp khai thác các hoạt động...

Phụ nữ Mỹ đu trend phong trào nữ quyền Hàn Quốc vì muốn bật ông Trump

Sau khi ông Trump tuyên bố giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, phong trào nữ quyền 4B xuất phát từ Hàn Quốc bỗng nổi lên khắp nước Mỹ. Tổng thống đắc cử của Mỹ Donald Trump - Ảnh: REUTERS Theo Đài Al Jazeera, ông Donald Trump - người đã từng có hàng loạt phát ngôn được cho là phân...

Đảm bảo tin cậy, công bằng trong xét tuyển đại học bằng học bạ

Nhiều ý kiến khuyến nghị các trường ĐH không nên đơn thuần sử dụng điểm học bạ bậc THPT để xét tuyển, thay vào đó nên sử dụng kết quả học bạ kết hợp với các điều kiện...

VinFuture xây cầu nối đưa khoa học Việt Nam vươn tầm toàn cầu

Thông qua việc kiến tạo một diễn đàn trao đổi, thảo luận trực tiếp giữa những chuyên gia...

Mới nhất