Trang chủDestinationsHà Nội3 ca tử vong do bệnh tay chân miệng đầu tiên trong...

3 ca tử vong do bệnh tay chân miệng đầu tiên trong năm 2023


(HNMO) – Theo tin từ Bộ Y tế, trong 5 tháng đầu năm 2023, cả nước ghi nhận 8.995 trường hợp mắc tay chân miệng tại 63 tỉnh, thành phố, trong đó có 3 ca tử vong. Ngoài ra, kết quả giám sát phát hiện sự xuất hiện của vi rút Enterovirus 71 (EV71) có khả năng gây bệnh nặng ở một số trường hợp mắc tay chân miệng.

Theo báo cáo của hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, trong 5 tháng đầu năm 2023, cả nước ghi nhận 8.995 trường hợp mắc tay chân miệng tại 63 tỉnh, thành phố, trong đó có 3 trường hợp tử vong tại Đắk Lắk, Kiên GiangLong An. So với cùng kỳ 2022, số ca mắc tay chân miệng giảm 28%, tử vong tăng 2 trường hợp; trong đó ghi nhận số mắc cao nhất tại miền Nam với 6.204 ca; tiếp đến là miền Bắc có 2.007 ca, miền Trung có 656 ca và Tây Nguyên có 130 ca.

Chăm sóc bệnh nhi mắc tay chân miệng tại Bệnh viện Đa khoa Đống Đa.

Nếu như trong tháng 1-2023 ghi nhận 1.070 ca mắc tay chân miệng thì đến tháng 5-2023 đã tăng lên 3.101 ca. Đặc biệt, số ca mắc tay chân miệng trong các tuần gần đây đã có xu hướng gia tăng nhanh và có 3 ca tử vong trong tháng 5 năm 2023. Đây cũng là 3 ca tử vong do tay chân miệng đầu tiên trong năm nay.

Số mắc tay chân miệng chủ yếu gặp ở trẻ nam (chiếm 60%), trẻ nữ chiếm 40% tổng số mắc. Số mắc tay chân miệng chủ yếu ở trẻ dưới 10 tuổi (chiếm 98,5%), trong đó hay gặp ở nhóm từ 1-5 tuổi, tuổi trẻ đi nhà trẻ và mẫu giáo (chiếm 84%) và dưới 1 tuổi (chiếm 18%).

Kết quả giám sát vi sinh về tác nhân gây bệnh tay chân miệng năm 2023 đã ghi nhận gia tăng tỷ lệ các trường hợp dương tính Enterovirus 71 (EV71) trong tổng số mẫu được xét nghiệm, từ 5,9% tuần 14 năm 2023 lên 19,2% tuần 20 năm 2023. Sự xuất hiện của vi rút Enterovirus 71 (EV71) có khả năng gây bệnh nặng ở một số trường hợp mắc bệnh.

Do đó, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương tiếp tục tăng cường giám sát, phát hiện sớm, khoanh vùng, xử lý triệt để ổ dịch tay chân miệng. Đồng thời, tăng cường lấy mẫu các trường hợp mắc bệnh tay chân miệng đặc biệt là các trường hợp nặng, có biến chứng, từ đó xác định sự lưu hành của týp vi rút gây bệnh và theo dõi sự biến đổi của vi rút.

Cùng với bệnh tay chân miệng, theo báo cáo từ hệ thống giám sát dịch bệnh truyền nhiễm của Bộ Y tế, từ ngày 5-5 đến ngày 30-5, trên địa bàn huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên ghi nhận 3 ổ dịch bệnh than thể da với 13 trường hợp mắc tại xã Mường Báng (1 ổ dịch than), xã Xá Nhè (2 ổ dịch than). Tất cả các trường hợp mắc bệnh hiện đang được theo dõi, điều trị tại các cơ sở y tế và hiện chưa có trường hợp nào tử vong.

Qua điều tra và xét nghiệm đã phát hiện vi khuẩn than trong mẫu thịt trâu, bò ốm chết và mẫu đất thu thập tại các hộ gia đình giết mổ trâu, bò ốm và những hộ gia đình có người nghi mắc bệnh than tại khu vực ổ dịch.

Theo tiền sử dịch tễ, các ca bệnh than này đều được ghi nhận ở những xã tại huyện Tủa Chùa. Đây là những xã đều đã từng xuất hiện ổ dịch than trước đây. Các trường hợp mắc bệnh này đều liên quan tới việc tham gia giết mổ và sử dụng thịt của trâu, bò ốm chết do bệnh than. Hiện tại, 119 người có liên quan tới ổ dịch (gồm: Người tham gia giết mổ, ăn thịt trâu, bò ốm chết) đã được lập danh sách, theo dõi sức khỏe và hiện tại sức khỏe ổn định.

Tại Việt Nam, bệnh than thường lưu hành ở các tỉnh miền núi phía Bắc, bao gồm: Điện Biên, Sơn La, Lai Châu, Cao Bằng, Thái Nguyên, Hà Giang vẫn ghi nhận rải rác một số trường hợp mắc bệnh than trên người. Trung bình giai đoạn 2016-2022, toàn quốc ghi nhận 7 ca/năm và không có ca tử vong.

Theo Bộ Y tế, bệnh than liên quan đến vấn đề an toàn thực phẩm và vệ sinh giết mổ động vật. Tại Điện Biên, đã xuất hiện ổ dịch bệnh bệnh than ở trâu, bò dẫn nhưng người dân không khai báo cho chính quyền địa phương mà tự mổ thịt và bán cho người dân ở thôn, bản khác để thịt ăn dẫn đến xuất hiện 3 ổ dịch bệnh than trên người.

“Nhận thức của người dân về các biện pháp phòng bệnh cũng như thói quen vệ sinh an toàn thực phẩm của người dân chưa cao. Đồng thời, thói quen chăn nuôi gia súc cũng dẫn đến nguy cơ lây lan dịch bệnh sang khu vực khác”, Bộ Y tế nhận định.



Nguồn

Cùng chủ đề

Chân xuất hiện 5 dấu hiệu này có thể thận đang ‘kêu cứu’

Dưới đây là 5 dấu hiện cảnh báo thận đang “kêu cứu” tuyệt đối không được coi nhẹ.Màu sắc da bất thườngDa là cơ quan lớn nhất của cơ thể, thường là một trong những bộ phận đầu tiên báo hiệu những vấn đề bên trong. Khi thận suy yếu, da trở thành “người phát ngôn” cho những thay đổi đang diễn ra bên trong cơ thể.Sự tích tụ chất thải trong máu do thận không thể lọc...

Cần đưa nội dung tim mạch-thận-chuyển hóa vào chương trình đào tạo y khoa

Phát biểu khai mạc hội thảo, Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh cho biết, bệnh lý tim mạch-thận-chuyển hóa đang là vấn đề đặc biệt cần quan tâm hiện nay với số lượng bệnh nhân mắc đái tháo đường trên thế giới lên đến 537 triệu người, bệnh nhân suy tim trên 60 triệu người và đặc biệt bệnh nhân thận mạn tính trên 850 triệu người....

Quản lý, điều trị phối hợp bệnh tim mạch – thận

Phát biểu khai mạc hội thảo, TS Nguyễn Trọng Khoa - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết, bệnh lý tim mạch – thận – chuyển hóa đang là vấn đề đặc biệt cần quan tâm. Hiện nay, với số lượng bệnh nhân mắc đái tháo đường trên thế giới lên đến 537 triệu người. Bệnh nhân suy tim trên 60 triệu người và đặc biệt bệnh nhân thận mạn tính trên...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tạo đột phá mới đưa đất nước vào kỷ nguyên vươn mình

LTS: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay” và hiện tại “Việt Nam đang đứng trước thời điểm lịch sử mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Trong bối cảnh rung lắc dữ dội của một thế giới đầy biến động với những xu thế mới, Việt Nam đang đứng trước một sự lựa chọn lịch sử mang tính đột phá, quyết định...

Đưa Long An thành điểm du lịch đặc sắc vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tỉnh Long An xác định văn hóa, du lịch là lĩnh vực tiềm năng cần “đánh thức” trong thời gian tới để phát huy thế mạnh đa dạng của tỉnh. Là tỉnh cửa ngõ Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), có vị trí “giao thoa” giữa vùng Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, Long An có lợi thế rất lớn để phát triển du lịch. Đặc biệt, Long An sở hữu vùng lõi Đồng Tháp Mười rộng lớn, nơi có...

Hội nghị Cấp cao ASEAN: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị Cấp cao ASEAN – Hoa Kỳ

Tiếp tục chương trình làm việc của các Hội nghị Cấp cao Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tại thủ đô Viêng Chăn (Lào), sáng 11-10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN - Hoa Kỳ lần thứ 12. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự và phát biểu tại Hội nghị Cấp cao ASEAN - Hoa Kỳ lần thứ 12. Ảnh: Dương...

Ký ức tháng 10 lịch sử

Cách đây 70 năm, ngày 10-10-1954 đã đánh dấu một mốc son lịch sử, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ, hy sinh nhưng oanh liệt và vẻ vang của quân dân Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung. hanoimoi.vn Nguồn:https://hanoimoi.vn/ky-uc-thang-10-lich-su-680924.html

Triển lãm sách nổi bật 70 năm xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội

Sáng 9-10, Triển lãm sách Chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10//2024), do Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND thành phố Hà Nội và Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức, đã khai mạc tại Thư viện Quốc gia Việt Nam (31 Tràng Thi, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Các đồng chí lãnh đạo Trung ương,...

Bài đọc nhiều

”Truyện truyền kỳ Việt Nam”

(HNMO) - Những câu chuyện kỳ thú, kích thích trí tưởng tượng người đọc được tập hợp trong cuốn “Truyện truyền kỳ Việt Nam”, là món quà hấp dẫn dành cho các em nhỏ nhân Ngày Quốc tế thiếu nhi và mùa hè...

Chiêm ngưỡng Bộ tranh ghép vải “Tứ đại mỹ nhân”

Tranh ghép vải là một hình thức nghệ thuật độc đáo, kết hợp những mảnh vải vụn với nhau để tạo nên những tác phẩm đầy màu sắc và ý nghĩa. Nghệ thuật này không chỉ đòi hỏi sự khéo léo của đôi tay mà còn cần đến sự sáng tạo và cảm nhận màu sắc tinh tế của người nghệ sĩ. Với những bức tranh đơn giản chỉ cần 1 buổi là có thể hoàn thành nhưng với những...

Hà Nội

Hà Nội là thủ đô, thành phố trực thuộc trung ương và là một trong hai đô thị loại đặc biệt của Việt Nam. Hà Nội đã sớm trở thành một trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa ngay từ những buổi đầu của lịch sử Việt Nam. Với vai trò thủ đô, Hà Nội là nơi tập trung nhiều địa điểm văn hóa giải trí, công trình thể thao quan trọng của đất nước, đồng txhời cũng là địa điểm được lựa chọn để tổ chức nhiều sự...

Mẫu đơn đổi khu vực tuyển sinh lớp 10 trường công lập

(HNMO) - Từ nay đến ngày 24-4-2023 là khoảng thời gian học sinh lớp 9 của các trường trung học cơ sở, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên viết “Phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10 trung...

Ngày hội đồng hành cùng thanh niên công nhân

(HNMO) - Hưởng ứng Tháng công nhân năm 2023, ngày 27-5, tại huyện Đông Anh, Thành đoàn, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Ngày hội đồng hành cùng thanh niên công nhân, Ngày hội Thầy...

Cùng chuyên mục

Chiêm ngưỡng Bộ tranh ghép vải “Tứ đại mỹ nhân”

Tranh ghép vải là một hình thức nghệ thuật độc đáo, kết hợp những mảnh vải vụn với nhau để tạo nên những tác phẩm đầy màu sắc và ý nghĩa. Nghệ thuật này không chỉ đòi hỏi sự khéo léo của đôi tay mà còn cần đến sự sáng tạo và cảm nhận màu sắc tinh tế của người nghệ sĩ. Với những bức tranh đơn giản chỉ cần 1 buổi là có thể hoàn thành nhưng với những...

Bảo tồn múa hát Bài Bông – điệu múa cổ thời Trần

Múa Bài Bông là một loại hình nghệ thuật truyền thống đặc sắc, mang đậm dấu ấn lịch sử và văn hóa dân tộc. Điệu múa này được cho là có nguồn gốc từ thời Trần và đã trải qua nhiều thăng trầm để tồn tại đến ngày nay. Múa Bài Bông khi biểu diễn sẽ được kết hợp với các làn điệu dân ca truyền thống, tạo nên một tổng thể hài hòa và sâu lắng. Trong xã...

Về Liệp Tuyết nghe điệu hát dô xưa

Từ lâu nhứng làn điệu dân ca đã trở thành linh hồn đại diện cho dân tộc Việt và đang dần dần được công nhận trở thành Văn hóa Phi vật thể của nhân loại. Nhưng còn đó những làn điệu dân ca vẫn nằm trong dân gian với những câu chuyện hấp dẫn về lịch sử. Nằm dọc bờ sông Tích uốn khúc quanh co, xã Liệp Tuyết huyện Quốc Oai, Hà Nội không chỉ là vùng đất cổ,...

Chợ Hà Nội những năm 2000

     Thăng Long xưa còn được gọi là Kẻ chợ, là nơi hội tụ các ngành nghề, là nơi họp chợ, đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt của Kinh đô. Kể từ ngày ấy đến nay, Thăng Long Hà Nội luôn được ví là một trong những thị trường lớn nhất nước. Chợ ở Thăng Long có từ rất sớm. Năm 1035, nhà Lý đã cho mở chợ Tây Lai, chợ Cửa Đông... dần dần các chợ truyền...

Chén trà sen – tinh hoa ẩm thực Hà Nội

Trà sen Hà Nội, đặc biệt là trà sen Tây Hồ, từ lâu đã được xem như một biểu tượng của văn hóa ẩm thực Hà Nội. Hương thơm thanh khiết, vị ngọt dịu nhẹ của trà quyện với hương thơm ngát của hoa sen đã tạo nên một thức uống vô cùng đặc biệt, mang đậm nét truyền thống và tinh tế của người Hà Nội.

Mới nhất

ĐBQH: Ngân sách đầu tư y tế thấp, bệnh nhân phải ‘cõng’ cả lãi suất ngân hàng

Đại biểu Hoàng Văn Cường đề nghị cần phải tăng tỷ lệ phân bổ vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước cho hai lĩnh vực y tế và giáo dục."Đầu tư cho giáo dục để phát triển trí lực và đầu tư cho y tế để đảm bảo sinh lực dường như còn rất mờ...

Bầu cử tổng thống Mỹ: Ngôi làng Ấn Độ cầu nguyện cho bà Harris

TPO - Người dân tại ngôi làng tổ tiên của Phó Tổng thống Kamala Harris ở miền nam Ấn Độ đang chuẩn bị tổ chức buổi cầu nguyện vào ngày bầu cử, tại ngôi đền Hindu cách Washington hơn 13.000 km. Một người đàn ông đạp xe ngang qua tấm áp phích in chân dung Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris tại...

Thủ tướng: Tập trung tháo gỡ điểm nghẽn thể chế, kiên quyết, kiên trì, dứt khoát xóa bỏ cơ chế ‘xin

Phát biểu tại Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia lần thứ 9 năm 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh cần tập trung tháo gỡ điểm nghẽn thể chế một cách tích cực nhất, hiệu quả nhất, kiên quyết, kiên trì, dứt khoát xóa bỏ cơ chế "xin - cho", sách nhiễu,...

Tự chủ theo kiểu tự lo, người bệnh, người học phải gánh cả lãi ngân hàng

Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cảnh báo, nếu để các bệnh viện, trường đại học tự chủ, phải tự lo, tự xoay bằng cách tự đi vay vốn, tự lo trả lãi và trả vốn thì hậu quả người bệnh và người học phải gánh chịu với chi phí dịch vụ cao. Sáng 5/11, Quốc hội thảo luận...

Sơn La xây dựng thương hiệu, mở rộng đầu ra cho nông sản

Thời gian qua, tỉnh Sơn La đã đẩy mạnh xây dựng thương hiệu, từ đó tìm đầu ra ổn định cho nông sản địa phương. Từ năm 2016 đến nay, Sở Khoa học và Công nghệ Sơn La đã triển khai 36 nhiệm vụ xây dựng và phát triển nhãn hiệu các sản phẩm chủ lực...

Mới nhất