Trang chủChính trịNgoại giaoYếu tố tạo đột phá trong phát triển bền vững ở Việt...

Yếu tố tạo đột phá trong phát triển bền vững ở Việt Nam


Kể từ COP26 (năm 2021), Nhóm G7 đã đưa Việt Nam vào danh sách các nước ưu tiên, với mong muốn các bên đều sớm đạt thỏa thuận hợp tác về chuyển đổi năng lượng công bằng, bền vững.

Yếu tố tạo đột phá trong phát triển bền vững ở Việt Nam
Ảnh minh họa.

Để thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh bền vững trong giai đoạn mới, ngày 1/10/2021, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050”.

Theo đó, Việt Nam đặt ra các mục tiêu cụ thể như: giảm ít nhất 15% khí nhà kính đến năm 2030 và giảm thêm 30% đến năm 2050; đẩy mạnh chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng xanh hóa các ngành kinh tế; áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn thông qua khai thác và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và năng lượng dựa trên khoa học và công nghệ, ứng dụng công nghệ số và chuyển đổi số; phát triển kết cấu hạ tầng bền vững để nâng cao chất lượng tăng trưởng, phát huy lợi thế cạnh tranh và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.

Cam kết cho tương lai

Phát biểu tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) tại Vương quốc Anh ngày 1/11/2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, biến đổi khí hậu thực sự trở thành thách thức lớn nhất đối với nhân loại. Các hiện tượng thời tiết cực đoan và tình trạng nước biển dâng đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh lương thực, an ninh nguồn nước, đến sự phát triển bền vững, thậm chí đe dọa sự tồn vong của nhiều quốc gia và cộng đồng dân cư của chúng ta.

Thủ tướng nhấn mạnh, là một trong những quốc gia chịu tác động nặng nề nhất do biến đổi khí hậu, Việt Nam đang hết sức nỗ lực vừa ứng phó với biến đổi khí hậu, vừa phát triển kinh tế để vươn lên, bảo đảm cuộc sống ngày càng tốt hơn cho mọi người dân, đồng thời đóng góp có trách nhiệm cùng cộng đồng quốc tế.

Là nước đang phát triển, mới bắt đầu tiến trình công nghiệp hóa trong hơn ba thập kỷ qua nhưng Việt Nam có lợi thế về năng lượng tái tạo, sẽ xây dựng và triển khai các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính mạnh mẽ bằng nguồn lực của mình, cùng với sự hợp tác và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, nhất là các nước phát triển, cả về tài chính và chuyển giao công nghệ, trong đó có các cơ chế theo Thỏa thuận Paris, để đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Sau phát biểu của Thủ tướng tại COP26, Quyền Trưởng đại diện thường trú Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam Terence Jones bày tỏ ấn tượng với cam kết của Việt Nam, cho rằng tuyên bố này đã khuyến khích các quốc gia khác nâng cao mức cam kết giảm phát thải khí nhà kính. Đại diện UNDP ấn tượng với việc Việt Nam tập trung vào cách tiếp cận lấy con người làm trung tâm, công bằng, công lý về biến đổi khí hậu để mọi người đều được hưởng lợi.

Theo đánh giá của Bộ trưởng, Chủ tịch COP26 Alok Sharma mới đây, Việt Nam đã quyết định đúng đắn khi đưa ra cam kết phát thải ròng bằng 0 đến năm 2050 tại COP26, đồng thời, đánh giá cao những nỗ lực của Việt Nam thúc đẩy triển khai cam kết này, nhất là việc thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia thực hiện cam kết tại Hội nghị COP26 do Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng ban.

Chủ tịch COP26 cho biết, tại cuộc họp tháng 3/2022, theo đề xuất của Anh, các thành viên G7 thống nhất đưa Việt Nam vào danh sách các nước ưu tiên hợp tác năng lượng của G7. Trên cơ sở đó, Chủ tịch COP26 mong muốn G7 và Việt Nam sớm đạt thỏa thuận hợp tác về chuyển đổi năng lượng công bằng, bền vững.

Xu hướng tất yếu

Mỹ là một trong những nước tiếp cận sớm chính sách tăng trưởng xanh để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua các chính sách phát triển năng lượng sạch, tiết kiệm năng lượng, giảm bớt ô nhiễm môi trường và tái tạo năng lượng. Chính phủ Mỹ cũng đã thông qua một loạt tiêu chuẩn mới về khí thải như yêu cầu các công ty sản xuất ô tô chuyển sang các mẫu xe kết hợp sử dụng cả điện và xăng dầu, cải tiến động cơ để tiết kiệm nhiên liệu…

Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng xanh là ưu tiên hàng đầu và “mạnh tay” chi cho bảo vệ môi trường trong những năm gần đây. Nền kinh tế số hai thế giới đề ra các mục tiêu cụ thể cắt giảm phát thải carbon, đề ra mục tiêu giảm 10% khí nhà kính và đẩy mạnh năng lực sản xuất điện không dùng nhiên liệu hóa thạch. Thông qua chương trình “1000 doanh nghiệp”, Trung Quốc đã đầu tư lớn ngân sách vào cải thiện hiệu quả năng lượng, hỗ trợ tài chính cho người tiêu dùng khi lựa chọn sử dụng các sản phẩm tiết kiệm năng lượng và thành lập Quỹ chuyên biệt để xử lý chất thải.

Từ năm 2003, Nhật Bản đã ban hành “Chiến lược năng lượng sinh khối” và xây dựng các mô hình đô thị thông minh, đô thị xanh và sinh thái. Để giảm lượng khí thải, từ năm 2008, Nhật Bản đưa ra “Kế hoạch hành động cho một xã hội carbon thấp”, đặt trọng tâm vào sản xuất năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời; phát triển các phương tiện vận tải không dùng xăng, thiết kế thế hệ xe mới sử dụng năng lượng điện; thực hiện lối sống giảm khí thải CO2, giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch và tiết kiệm năng lượng để giảm khí nhà kính. Nhật Bản đã đạt mục tiêu giảm 25% lượng khí thải nhà kính từ năm 2020. Hiện xứ anh đào đang phấn đấu cho mục tiêu giảm 80% lượng khí thải nhà kính vào năm 2050, giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.

Vương quốc Anh đề ra chiến lược dài hạn theo hướng xanh, cung cấp một gói các biện pháp cho từng lĩnh vực, đẩy việc sử dụng các phương tiện có lượng khí thải thấp. Chính phủ Anh đưa ra chiến lược và tầm nhìn cho từng lĩnh vực cụ thể, xác định các cơ hội và sau đó đưa ra các mục tiêu. Việc liên kết với các kế hoạch ngành khác được nêu trong Chiến lược dài hạn theo hướng xanh.

Hàn Quốc có những chính sách về tăng trưởng xanh từ rất sớm như Chiến lược tăng trưởng xanh thông qua tháng 9/2008. Chính phủ Hàn Quốc đã tiến hành một loạt các hành động, bao gồm: gói kích cầu “Hiệp định tăng trưởng xanh mới”, “Kế hoạch nghiên cứu và phát triển toàn diện về công nghệ xanh”. Luật khung về tăng trưởng xanh cũng được chính phủ nước này công bố thi hành vào tháng 1/2010.

Ngày 10/5, Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 42 tại Indonesia đã thông qua Tuyên bố của các nhà lãnh đạo về phát triển hệ sinh thái xe điện khu vực. Tuyên bố nhấn mạnh vai trò quan trọng của việc sử dụng xe điện như một phần nỗ lực của ASEAN nhằm giảm phát thải khí nhà kính, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng, khử carbon trong giao thông đường bộ, đạt mục tiêu trung hòa carbon, cải thiện an ninh năng lượng ở từng nước và trong toàn khu vực.

Nỗ lực của Việt Nam

Hiện nay, nhận thức của người dân, doanh nghiệp, cộng đồng về vai trò, ý nghĩa của tăng trưởng xanh đã được nâng lên rõ rệt, từng bước thay đổi hành vi sản xuất, sinh hoạt, tiêu dùng và có nhiều hành động thiết thực đóng góp vào thực hiện Chiến lược tăng trưởng xanh quốc gia của Chính phủ.

Tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam thường niên với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp đồng hành cùng Chính phủ Việt Nam trong thúc đẩy tăng trưởng xanh” diễn ra ngày 19/3 tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo, tăng trưởng xanh cần lộ trình phù hợp, tính đến điều kiện và năng lực khác nhau, tính khả thi của từng vùng miền, địa phương và doanh nghiệp.

Thủ tướng khuyến khích sự hưởng ứng và tham gia của tất cả các chủ thể trong xã hội, nhất là doanh nghiệp và người dân, thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa các dự án theo hình thức đối tác công-tư (PPP) trong tăng trưởng xanh; thúc đẩy các mô hình sản xuất kinh doanh, hình thành các chuỗi giá trị và ngành nghề mới thông qua xanh hóa sản xuất công – nông nghiệp và dịch vụ, khuyến khích phát triển hệ thống phân phối xanh và tiêu dùng xanh.

Việc nhận thức đầy đủ về vai trò của tăng trưởng xanh là động lực chính để phát triển bền vững và là công cụ hữu hiệu giúp Chính phủ cân đối nguồn lực trong nước và quốc tế hiệu quả, gắn kết chặt chẽ với các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội bền vững sẽ góp phần thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nhằm đạt được sự thịnh vượng về kinh tế, bền vững về môi trường và công bằng về xã hội đang là mục tiêu mà Việt Nam hướng tới.

Với nỗ lực, quyết tâm của cả hệ thống chính trị, với định hướng triển khai thực hiện có chủ đích rõ ràng, tăng trưởng xanh của Việt Nam trong thời gian tới chắc chắn sẽ tiếp tục đóng góp tích cực vào công cuộc tái cấu trúc nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng.

Trong bối cảnh của những thay đổi “vô tiền khoáng hậu” trên thế giới, đặc biệt là có sự tác động vô cùng mạnh mẽ của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, tăng trưởng xanh tiếp tục vừa là mục tiêu, vừa là phương pháp tiếp cận để tận dụng triệt để các hiệu ứng tích cực, góp phần tạo nên những đột phá trong triển khai thực hiện thành công mục tiêu phát triển nhanh và bền vững trong những thập kỷ tới, thực hiện cam kết của Việt Nam với quốc tế về cắt giảm khí nhà kính tại COP26.





Nguồn

Cùng chủ đề

Các tập đoàn lớn cần phát huy vai trò tiên phong trong chuyển đổi kép

DNVN - Phát biểu tại hội thảo “Tiên phong chuyển đổi “kép” vì một Việt Nam xanh hơn”, sáng ngày 12/11, ông Lê Việt Anh - Vụ trưởng Vụ Khoa học, Giáo dục, Tài nguyên và Môi trường (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) nhấn mạnh, các doanh nghiệp, tập đoàn quốc tế lớn...

HDBank khởi động dự án “Tư vấn quản trị ESG và Tài chính bền vững” cùng PwC

HDBank vừa chính thức hợp tác với PwC, trở thành ngân hàng tiên phong tại Việt Nam triển khai toàn diện dự án “Tư vấn quản trị ESG và Tài chính bền vững”. Thông qua dự án này, HDBank cam kết tích hợp sâu sắc hơn các nguyên tắc ESG vào mọi khía cạnh của tổ chức - từ hoạt động kinh doanh, quản trị doanh nghiệp đến công tác báo cáo ESG. Đây là nền tảng để HDBank tiếp...

Chuyển đổi xanh để hội nhập toàn cầu, phát triển bền vững

VOV.VN - Sản xuất xanh, xuất khẩu xanh, tiêu dùng xanh… đã và đang trở thành xu hướng phát triển trên toàn cầu. Việt Nam đang có nhiều nỗ lực chuyển đổi xanh và phát triển kinh tế tuần hoàn như một định hướng ưu tiên và giải pháp quan trọng để phát triển nhanh, bền vững đất nước theo mục tiêu Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 mà Đại hội đại biểu...

Những sản phẩm tái sử dụng đặc sắc tại Triển lãm Doanh nghiệp xanh 2024

15 doanh nghiệp tiên phong đổi mới đang tham gia trưng bày các giải pháp bền vững tại Đại học RMIT cơ sở Hà Nội. Đáng chú ý, ngay cả các gian hàng triển lãm cũng thể hiện...

Góc nhìn trẻ trung của sinh viên với Ngày hội Việt Nam Xanh

Trong hai ngày diễn ra Ngày hội Việt Nam Xanh 9 và 10-11, hơn 150 sinh viên Trường đại học Nguyễn Tất Thành đã tham gia 3 buổi thực hành chụp ảnh tại ngày hội và có những góc nhìn thú vị. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Trung Quốc có động thái mới, đánh dấu bước leo thang mới nhất với EU

Ngày 11/11, Bộ Thương mại Trung Quốc thông báo sẽ áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời đối với rượu mạnh nhập khẩu có nguồn gốc từ Liên minh châu Âu (EU), bắt đầu từ ngày 15/11.

Indonesia-Trung Quốc ký kết nhiều hợp đồng kinh tế “khủng” trong lĩnh vực khoáng sản, lên tới hơn 10 tỷ USD

Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Bắc Kinh, tại cuộc gặp song phương với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường vào ngày 9/11, Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto cho biết, trong dịp này một số công ty Indonesia sẽ ký các hợp đồng trong lĩnh vực khoa học trị giá hơn 10 tỷ USD với các tập đoàn Trung Quốc.

Để Việt Nam mạnh về biển, giàu từ biển

Phát triển kinh tế biển xanh để Việt Nam “trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh và an toàn”.

Giá xăng dầu hôm nay 11/11: Giậm chân tại chỗ

Giá xăng dầu hôm nay 11/11 ghi nhận cả dầu Brent và WTI đều “giậm chân tại chỗ”, tương ứng ở mức 73,87 USD/thùng và 70,38 USD/thùng.

Giá vàng lao dốc vào thời điểm “mua tin đồn bán sự thật”, chuyên gia dự báo không khả quan về thị trường tuần...

Giá vàng hôm nay 11/11/2024: Giá vàng trong nước “rớt thảm” theo thị trường thế giới, người mua từ đầu tuần có thể mất tới 7 triệu đồng/lượng chỉ sau một tuần. Giá vàng thế giới trải qua đợt suy thoái nặng nhất sau nhiều tháng "thăng hoa" kỷ lục. Dự báo giá vàng tuần này không khả quan?

Cùng chuyên mục

Quảng Ninh chung tay cùng cả nước bảo vệ uy tín, vị thế và hình ảnh quốc gia

Công tác chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, có ý nghĩa lâu dài đối với phát triển bền vững ngành thủy sản của Quảng Ninh. Thời gian qua, tỉnh đã quyết liệt trong thực hiện, triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, qua đó, chung tay cùng cả nước gỡ “thẻ vàng” IUU.

Hai quốc gia chịu trừng phạt “bắt tay” hợp tác, du khách Iran có thể thoải mái làm điều này tại Nga

Theo trang thông tin của Ngân hàng Trung ương Iran (CBI), ngày 11/11, Iran và Nga đã chính thức kết nối mạng lưới liên ngân hàng của hai nước, cho phép sử dụng thẻ ngân hàng Tehran trong mạng lưới ATM của Moscow.

Giá cà phê tăng vọt, xuất khẩu bất ngờ giảm mạnh, thị trường chờ phán quyết về EUDR

Xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng 10 chỉ đạt 45.412 tấn, giảm 11,6% so với tháng trước. Luỹ kế trong 10 tháng đầu năm, xuất khẩu cà phê của Việt Nam giảm 11,1% so với cùng kỳ năm trước, xuống còn 1,15 triệu tấn, theo báo cáo của Tổng cục Hải quan Việt Nam.

BRICS có đối tác mới là một nước châu Âu

Ngày 11/11, Bộ Ngoại giao Belarus tuyên bố nước này đã chính thức được công nhận là quốc gia đối tác của Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS).

Một đề xuất của ông Trump khiến Đông Nam Á “run rẩy”, lợi ích lớn bất ngờ

Đông Nam Á đang chuẩn bị cho các mức thuế quan mới và sự thay đổi trong quan hệ với Mỹ sau khi ông Donald Trump tái đắc cử tổng thống. Sự trở lại của "người đàn ông thuế quan" có thể mang đến rủi ro kinh tế hay những cơ hội bất ngờ cho khu vực này?

Mới nhất

Giá dầu thế giới giảm hơn 2%

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), giá hàng hóa nguyên liệu thế giới giảm mạnh trong phiên giao dịch đầu tuần (11/11). Đóng cửa, chỉ số MXV-Index giảm 0,92% xuống mức 2.157 điểm. Đáng chú ý, trên thị trường kim loại, toàn bộ 10 mặt hàng giá suy yếu, trong đó giá bạc...

Tiếp nhận tác phẩm hội hoạ của Vua Hàm Nghi

(CLO) Sáng 12/11, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Hà Nội đã diễn ra sự kiện Lễ tiếp nhận tác phẩm hội họa của vua Hàm Nghi: “Những sườn đồi...

Vườn quốc gia nào 2 lần được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới?

Lâm Hoàng Nguồn: https://vtcnews.vn/vuon-quoc-gia-nao-2-lan-duoc-cong-nhan-la-di-san-thien-nhien-the-gioi-ar906856.html

Lai Châu nhiều khởi sắc sau 5 năm thực hiện Quyết tâm thư Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ III

Sau 5 năm thực hiện Quyết tâm thư của Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Lai Châu lần thứ III, năm 2019, vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Lai Châu đã có những chuyển biến tích cực. Niềm tin của đồng bào DTTS đối với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước được tăng cường,...

Đại biểu Quốc hội chất vấn về nguồn lực thực hiện chuyển đổi số báo chí

Kinhtedothi - Chất vấn Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ Bộ có kế hoạch như thế nào đối với nguồn lực tài chính và nguồn lực con người để có thể thực hiện thành công công cuộc chuyển đổi số báo chí. Ngày 12/11, tiếp tục Chương...

Mới nhất

Credit Card là gì?