Nằm cách trung tâm thành phố Hà Giang 150km, Xín Mần là huyện vùng cao, biên giới phía Tây tỉnh Hà Giang. Đây là địa bàn sinh sống của hơn 7 vạn người thuộc cộng đồng 16 dân tộc, với 14.771 hộ dân, trong đó có 6.591 hộ nghèo. Hiện nay, 100% hộ nghèo là đồng bào các DTTS, vì vậy, huyện Xín Mần xác định việc triển khai các Chương trình MTQG có ý nghĩa hết sức quan trọng trong thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội , từng bước nâng cao đời sống cho người dân, đặc biệt là đồng bào DTTS nghèo.Năm 2024, mặc dù phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, song việc triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn đã đạt được những kết quả tích cực.Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.Trên các mạng xã hội hiện nay, vấn nạn mê tín dị đoan có những hoạt động rất đa dạng từ bói chỉ tay, bói bài, bói bổ cau, đến xem tử vi, xem tuổi, thậm chí thầy bói còn cho cả số lô, số đề… Hiện tượng này đang có xu hướng “nở rộ” với phạm vi lớn và mức độ ngày càng tinh vi gây bức xúc trong dư luận và những hệ luỵ nghiêm trọng cho xã hội.Nằm cách trung tâm thành phố Hà Giang 150km, Xín Mần là huyện vùng cao, biên giới phía Tây tỉnh Hà Giang. Đây là địa bàn sinh sống của hơn 7 vạn người thuộc cộng đồng 16 dân tộc, với 14.771 hộ dân, trong đó có 6.591 hộ nghèo. Hiện nay, 100% hộ nghèo là đồng bào các DTTS, vì vậy, huyện Xín Mần xác định việc triển khai các Chương trình MTQG có ý nghĩa hết sức quan trọng trong thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội , từng bước nâng cao đời sống cho người dân, đặc biệt là đồng bào DTTS nghèo.Hiện nay ở các buôn làng Tây Nguyên xuất hiện ngày càng nhiều những nữ trưởng buôn trẻ. Với lợi thế về trình độ, hiểu biết về xã hội, phong tục tập quán, công nghệ thông tin và tinh thần nhiệt huyết của tuổi trẻ, họ đã có nhiều đóng góp cho cho sự phát triển của buôn làng.Năm 2024, mặc dù phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, song việc triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn đã đạt được những kết quả tích cực.Không còn phá rừng làm rẫy, 906 hộ đồng bào dân tộc Chăm, Ba Na ở xã Phú Mỡ, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên đã nhận trách nhiệm quản lý, bảo vệ hơn 25.000 ha rừng tự nhiên ở vùng thượng nguồn sông Kỳ Lộ. Không chỉ được hưởng chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, mà nhiều hộ được giao đất rừng sản xuất để phát triển kinh tế.Bản trôi, nhà mất, nhiều phận đời chìm nổi, trắng tay sau cơn cuồng nộ của thiên tai. Cuộc sống của người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi vốn dĩ đã chật vật, nay càng thêm khốn quẫn. Cần đánh giá kỹ lưỡng tình hình kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi sau thiên tai để có cái nhìn toàn diện, có giải pháp khả quan, sát thực tế đang được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm kiến nghị tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Chương trình Vấn đề – Sự kiện tuần này của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này bàn về vấn đề: Giải quyết những vấn đề cấp bách và lâu dài sau thiên tai ở vùng đồng bào DTTS như thế nào?Những năm qua, đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS huyện Kbang, tỉnh Gia Lai đã cùng cấp ủy, chính quyền địa phương tích cực tuyên truyền, vận động Nhân dân đoàn kết, phát triển kinh tế, gìn giữ an ninh trật tự, chung sức xây dựng nông thôn mớiThông tin từ Bộ Công Thương cho biết, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam thời gian qua tiếp tục duy trì tăng trưởng khi thu về khoảng 299,63 tỷ USD (tăng 15,4% so với cùng kỳ năm 2023).Theo Đề án phát triển du lịch cộng đồng tại Việt Nam (gọi tắt là Đề án), xây dựng du lịch cộng đồng trở thành một sản phẩm hoàn chỉnh, chủ đạo trong hệ thống sản phẩm của du lịch Việt Nam là mục tiêu trọng yếu; đáp ứng cơ bản các yêu cầu của quốc tế và khu vực ASEAN đối với hoạt động du lịch cộng đồng.Được làm từ những hạt ngô của vùng Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang), phở ngô đang được đón nhận như một món ăn độc đáo, hấp dẫn và lạ miệng. Câu chuyện kể về những cây ngô với phương thức thổ canh hốc đá, về phở ngô và miền đá Hà Giang khiến người thưởng thức món ăn này cảm thấy đầy thú vị.Với sự vào cuộc của các cấp Hội LHPN, việc triển khai Dự án 8, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn huyện biên giới Ngọc Hồi (Kon Tum) đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong việc thay đổi nếp nghĩ, cách làm; xóa bỏ định kiến về giới, khuôn mẫu giới; nâng cao chất lượng cuộc sống của phụ nữ và trẻ em vùng đồng bào DTTS.
Trước đây, những hộ nghèo, cận nghèo tại xã Chế Là không có điều kiện mua téc nước, thường sử dụng bể xi măng, chum, vại… để tích trữ nước sinh hoạt. Do tích trữ lâu ngày ngoài trời, dụng cụ chứa nước thường không có nắp đậy nên không đảm bảo vệ sinh. Thụ hưởng chính sách hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán của Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), nhiều hộ dân trên địa bàn xã đã được hỗ trợ bồn chứa nước sinh hoạt.
Phấn khởi khi được hỗ trợ bồn chứa nước, ông Lèng Văn Long, thôn Cốc Cộ, xã Chế Là chia sẻ: Được hỗ trợ dụng cụ chứa nước chúng tôi rất vui, giờ đây vừa có nước hợp vệ sinh để dùng vừa với bớt nỗi lo thiếu nước sinh hoạt nhất là vào mùa khô.
Theo ông Hoàng Văn Nhất, Phó Chủ tịch UBND xã Chế Là, các bồn chứa đã giúp các hộ có hoàn cảnh khó khăn tiếp cận, sử dụng nguồn nước ổn định, hợp vệ sinh, góp phần đảm bảo sức khỏe, cải thiện đời sống của người dân.
Để đảm bảo hiệu quả và đúng mục đích, chương trình hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán tại xã Chế Là đã được triển khai theo quy trình chặt chẽ. Với tổng kinh phí phân bổ cho giai đoạn 2021 – 2024 là 873 triệu đồng, xã đã phân công cán bộ phụ trách các thôn tiến hành khảo sát và đánh giá nhu cầu thực tế của các hộ dân trong xã, đặc biệt tập trung vào những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, thiếu nước sinh hoạt. Tính đến tháng 9/2024, Chương trình đã hỗ trợ thành công cho 291 hộ/13 thôn trên địa bàn.
Còn tại thôn Đại Thắng, xã Nà Chì, ngay khi có chủ trương của nhà nước hỗ trợ nguồn vốn để các hộ nghèo, cận nghèo xây dựng nhà ở theo Dự án 5, Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, gia đình anh Hoàng Văn Hiếu rất phấn khởi và vui mừng khi có trong danh sách được hỗ trợ.
Anh Hiếu tâm sự, ngôi nhà lắp ghép bằng gỗ trước đây là nơi che mưa, che nắng cho 4 nhân khẩu trong gia đình. Tuy nhiên, do hoàn cảnh kinh tế khó khăn không có điều kiện sửa chữa nên ngôi nhà đã xuống cấp nghiêm trọng. Gia đình anh Hiếu thuộc diện khó khăn, thuần nông, đất canh tác ít nên việc xây dựng ngôi nhà mới thực sự là một vấn đề quá lớn đối với gia đình.
Sau khi hoàn tất các thủ tục, ngoài nguồn vốn 44 triệu đồng từ Dự án 5, Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, để có kinh phí xây dựng ngôi nhà, gia đình anh tìm đến Ngân hàng chính sách xã hội vay 50 triệu đồng và còn lại vay mượn từ anh em. Sau 3 tháng khởi công, ngôi nhà đã được hoàn thiện vào tháng 9 vừa qua. Ngôi nhà được xây mới trên nền đất có diện tích 63 m2, xây bằng gạch và lợp mái tôn.
Anh Hiếu chia sẻ: Tôi rất xúc động và cảm ơn Đảng, Nhà nước, các cấp chính quyền đã quan tâm, hỗ trợ kinh phí, giúp chúng tôi xây dựng được ngôi nhà khang trang, giờ đây gia đình tôi yên tâm lao động sản xuất, phát triển kinh tế. Với chúng tôi, đây là nguồn động lực rất lớn để gia đình tiếp tục nỗ lực cố gắng hơn trong cuộc sống.
Niềm vui của anh Hiếu cũng là cảm xúc của nhiều hộ khó khăn trên địa bàn xã Nà Chì. Trong năm 2024, toàn xã có 37 hộ nghèo và cận nghèo được hỗ trợ xây dựng nhà ở với tổng kinh phí hơn 1,2 tỷ đồng. Trong đó, có 20 hộ đăng ký xây mới, 17 nhà sửa chữa. Dự án hỗ trợ mỗi căn nhà xây mới 44 triệu đồng và 22 triệu đồng đối với các hộ dân sửa chữa nhà ở.
Trong quá trình thực hiện Dự án 5 Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, căn cứ vào danh sách hộ nghèo, cận nghèo theo phê duyệt của tỉnh, xã Nà Chì đã thực hiện công tác rà soát, phân công cán bộ phụ trách các thôn trực tiếp xuống kiểm tra thực tế, điều tra thực trạng kinh tế và chụp hình ảnh gửi về các đơn vị chuyên môn của huyện để thẩm định hồ sơ.
Đồng thời, trên cơ sở căn cứ vào nguyện vọng và quyết tâm thực hiện của các hộ dân để triển khai đạt hiệu quả dự án. Đối với những ngôi nhà xây mới cần đảm bảo diện tích sử dụng tối thiểu 30m2 và tiêu chí 3 cứng (nền cứng, khung – tường cứng, mái cứng). Hiện tại, nhiều hộ dân đã xây dựng xong nhà ở hoặc đang trong giai đoạn hoàn thiện.
Chỉ tính riêng trong năm 2024, tổng kế hoạch vốn thực hiện 03 Chương trình MTQG: Nông thôn mới; Giảm nghèo bền vững và Chương trình MTQG 1719 của huyện Xín Mần là 431.735 triệu đồng. Trong thời gian qua, công tác giải ngân các nguồn vốn được UBND huyện Xín Mần chỉ đạo sát sao, quyết liệt ngay từ đầu năm, Ủy ban Nhân dân huyện cũng đã ban hành Kế hoạch số 43/KH-UBND ngày 02/02/2024 triển khai các nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy giải ngân kế hoạch các nguồn vốn năm 2024 với lộ trình, mốc thời gian cụ thể đối với từng nguồn vốn. Đồng thời,UBND huyện Xín Mần cũng đã thường xuyên quán triệt, đôn đốc tiến độ giải ngân thông qua các văn bản chỉ đạo, các cuộc họp thường kỳ và chuyên đề, yêu cầu các chủ đầu tư cam kết về tiến độ giải ngân.
Ông Trần Xuân Tĩnh, Trưởng phòng Dân tộc huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang đánh giá: Việc triển khai thực hiện các chính sách dân tộc kết hợp với nguồn lực đầu tư từ các Chương trình MTQG đã và đang phục vụ hiệu quả đời sống nhân dân ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thúc đẩy kinh tế – xã hội ở các xã, bản đặc biệt khó khăn của huyện Xín Mần phát triển bền vững.
Nguồn: https://baodantoc.vn/xin-man-ha-giang-tung-buoc-nang-cao-doi-song-cho-dong-bao-cac-dtts-1730688866436.htm