Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcXếp lại vị trí việc làm giáo viên và nhiều chính sách...

Xếp lại vị trí việc làm giáo viên và nhiều chính sách hiệu lực từ tháng 12


Bốn nhóm chính sách đặc biệt quan trọng: xếp lương giáo viên dạy người khuyết tật, xây dựng trường học an toàn, sắp xếp lại vị trí việc làm trong trường phổ thông và mầm non chính thức có hiệu lực từ tháng 12/2023.

Quy định xếp lương giáo viên dạy người khuyết tật

Từ 16/12, Thông tư số 21 quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương giáo viên dạy người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục công lập có hiệu lực. Những nội dung quy định tại thông tư gồm: Nhiệm vụ và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật; bổ nhiệm và xếp lương theo chức danh nghề nghiệp đối với viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật…

Theo thông tư, việc bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật mã số V.07.06.16 đối với 2 trường hợp sau:

Từ tháng 12/2023 nhiều chính sách quan trọng về sắp xếp vị trí việc làm cho giáo viên ở bậc phổ thông, mầm non bắt đầu có hiệu lực. (Ảnh: T.N)

Từ tháng 12/2023 nhiều chính sách quan trọng về sắp xếp vị trí việc làm cho giáo viên ở bậc phổ thông, mầm non bắt đầu có hiệu lực. (Ảnh: T.N)

Trường hợp 1, viên chức đang làm công tác hỗ trợ giáo dục người khuyết tật nhưng chưa được bổ nhiệm theo quy định của Thông tư liên tịch số 19 năm 2016 khi đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ đào tạo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 3 của Thông tư này.

Trường hợp 2, được tuyển dụng vào vị trí việc làm viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật sau ngày thông tư này có hiệu lực và đáp ứng yêu cầu về tập sự theo quy định.

Giáo viên được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A0, từ hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89 quy định.

Sắp xếp lại vị trí việc làm trong trường phổ thông

Thông tư số 20 hướng dẫn về vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông và các trường chuyên biệt công lập có hiệu lực từ 16/12 tới.

Danh mục khung vị trí việc làm được chia làm 4 nhóm, gồm: Nhóm vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý (hiệu trưởng; phó hiệu trưởng). Nhóm vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành (giáo viên, giáo vụ, hỗ trợ người khuyết tật,…).

Nhóm vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên môn (kế toán, văn thư, thủ quỹ,…). Nhóm vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ (bảo vệ, phục vụ, y tế học đường…).

Thông tư bổ sung 1 vị trí việc làm tư vấn học sinh trong trường phổ thông nhằm thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến công tác tư vấn học sinh trong các trường phổ thông

Thông tư này cũng chia vùng để tính định mức giáo viên. Căn cứ quy định chia vùng, UBND cấp tỉnh chỉ đạo cơ quan chuyên môn xác định các đơn vị cấp xã theo từng vùng làm căn cứ để tính định mức giáo viên cho các cơ sở giáo dục phổ thông.

Với những trường hợp đặc biệt mà phải bố trí số lượng học sinh/lớp thấp hơn hoặc cao hơn so với mức bình quân theo vùng quy định.

Sắp xếp lại vị trí việc làm trong trường phổ thông

Thông tư số 19 quy định về vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập cũng có hiệu lực từ giữa tháng này.

Mỗi cơ sở giáo dục mầm non công lập sẽ được bố trí 1 hiệu trưởng. Số lượng phó hiệu trưởng thực hiện theo Nghị định 120 năm 2020 của Chính phủ.

Với sĩ số nhóm trẻ sẽ được tính: 15 trẻ em/nhóm trẻ từ 3 tháng tuổi đến 12 tháng tuổi, 20 trẻ em/nhóm trẻ từ 13 tháng tuổi đến 24 tháng tuổi, 25 trẻ em/nhóm trẻ từ 25 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi được bố trí tối đa 2,5 giáo viên/nhóm trẻ. 

Với lớp mẫu giáo: sĩ số 25 trẻ em/lớp từ 3 tuổi đến 4 tuổi; 30 trẻ em/lớp từ 4 tuổi đến 5 tuổi; 35 trẻ em/lớp từ 5 tuổi đến 6 tuổi được bố trí tối đa 2,2 giáo viên/lớp.

Những trường không đủ số trẻ để bố trí theo nhóm trẻ hoặc lớp mẫu giáo theo quy định thì tính trên số trẻ bình quân theo từng độ tuổi của từng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo.

Về vị trí việc làm hỗ trợ giáo dục người khuyết tật, cơ sở giáo dục có dưới 20 trẻ khuyết tật thì được bố trí 1 giáo viên; cơ sở giáo dục có từ 20 trẻ khuyết tật trở lên thì được bố trí tối đa 2 người. Trường hợp không bố trí được biên chế để thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ giáo dục người khuyết tật thì bố trí hợp đồng lao động hoặc giáo viên kiêm nhiệm.

Các cơ sở giáo dục mầm non được bố trí 2 người để thực hiện các nhiệm vụ kế toán, văn thư, thủ quỹ, thư viện. Riêng các trường mầm non có từ 5 điểm trường trở lên hoặc có từ 15 nhóm trẻ, lớp mẫu giáo trở lên thì bố trí 3 người.

Các cơ sở giáo dục mầm non bố trí tối thiểu 1 lao động hợp đồng để thực hiện nhiệm vụ y tế học đường, tối thiểu 1 lao động hợp đồng để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, tối thiểu 1 lao động hợp đồng để thực hiện nhiệm vụ phục vụ.

Xây dựng trường học an toàn

Ngày 12/12, Thông tư 18 về xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong trường hợp có hiệu lực thi hành.

Thông tư này hướng dẫn nội dung, biện pháp, kiểm tra, đánh giá xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Kết quả đánh giá trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích theo 2 mức:

Mức “Đạt” – tối thiểu 80% tiêu chí được đánh giá ở mức “Đạt”, trong đó 100% tiêu chí bắt buộc phải được đánh giá ở mức “Đạt”.

Mức “Chưa đạt” là không đáp ứng quy định ở trên.

Kết quả đánh giá trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích là một trong các tiêu chí để đánh giá, công nhận nhà trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục, đạt chuẩn quốc gia theo quy định của Bộ GD&ĐT.

Hà Cường



Nguồn

Cùng chủ đề

Khắc phục vấn đề thiếu trường, lớp học cấp mầm non, phổ thông

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản 348/ TB-VPCP thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long tại buổi làm việc với Bộ GD-ĐT.  Theo đó, Phó Thủ tướng Lê Thành Long đánh giá giáo dục và đào tạo là lĩnh vực hết sức quan trọng, quyết định chất lượng nguồn nhân lực của đất nước, được xã hội đặc biệt quan tâm và được Đảng,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Từ 2025, các kỳ tuyển sinh riêng sẽ thay đổi thế nào?

GS.TS Nguyễn Tiến Thảo, Giám đốc Trung tâm Khảo thí, Đại học Quốc gia Hà Nội cho hay, bài thi đánh giá năng lực (HSA) 2025 được điều chỉnh phù hợp với việc dạy và học theo chương trình giáo dục phổ thông mới.Cấu trúc đề thi gồm ba phần: Toán học và Xử lý số liệu, Ngôn ngữ - Văn học, Khoa học. Cấu trúc này tương tự hiện tại, tuy nhiên phần Khoa học sẽ có...

Khai mạc Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành TW Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII

Sáng 18/9, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII khai mạc tại Hà Nội, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước phát biểu khai mạc hội nghị. Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và đại biểu mặc niệm các nạn nhân tử vong do cơn bão số 3. Các lãnh đạo Đảng, Nhà nước biểu quyết thông qua chương trình hội nghị.  Các lãnh đạo chủ chốt điều hành phiên khai mạc hội nghị. Tổng...

Miền Trung mưa trắng trời, cảnh báo nguy cơ lũ quét và sạt lở

  Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, hàng loạt địa phương ở miền Trung xảy ra mưa lớn và kéo dài. Sáng 18/9, Đài khí tượng thủy văn Quảng Nam phát thông báo về áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) khẩn cấp. Theo đó, hồi 4h cùng ngày, vị trí tâm ATNĐ ở vào khoảng 16,7 độ Vĩ Bắc; 113,8 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 250km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm ATNĐ...

Quảng Ninh thống nhất dành 1.000 tỷ đồng khắc phục hậu quả bão Yagi

Quảng Ninh thống nhất dành 1.000 tỷ đồng khắc phục thiệt hại, ổn định đời sống, khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh sau bão số 3 (bão Yagi). Ngày 17/9, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị lần thứ 55 cho ý kiến, chủ trương về một số nội dung trình Kỳ họp thứ 21 của HĐND tỉnh khoá XIV thuộc thẩm quyền Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh cùng nhiều nội dung...

Cụ ông 74 tuổi biến rác thải thành đèn trung thu truyền thống

Từ vật liệu bỏ đi, ông Trương Viết Dũng (Bắc Hà, TP Hà Tĩnh) đã tỉ mỉ cắt ghép, tạo nên những chiếc lồng đèn trung thu truyền thống giữ gìn hồn dân tộc. VTC.vn

Bài đọc nhiều

TP.HCM thí điểm dạy học bằng tiếng Anh: Chọn mô hình nào?

Trao đổi với Tuổi Trẻ, Đỗ Minh - cựu học sinh chuyên Pháp Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, hiện đang sống và làm việc cho Microsoft ở Mỹ - cho biết cách đây nhiều năm, khi đang là học sinh của trường, Minh và gia đình đã hiểu vai trò của tiếng Anh trong xin cấp học bổng, hội nhập quốc...

Các kỳ thi riêng thay đổi thế nào từ năm 2025?

Đổi mới nội dung, cấu trúc đề thiGhi nhận từ mùa tuyển sinh năm 2024, số lượng cơ sở giáo dục đại học tổ chức các kỳ thi riêng để phục vụ nhu cầu tuyển sinh tăng lên....

Cả nước hân hoan bước vào năm học mới 2024-2025

Ðồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Ðảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương cùng đoàn công tác của Trung ương dự lễ và đánh trống khai giảng năm học mới tại Trường THCS Trừ Văn Thố, phường 1, thị xã Cai Lậy (Tiền Giang). Phát biểu ý kiến tại buổi lễ, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa gửi tới các thầy giáo, cô giáo, cán bộ làm công tác giáo...

Đề nghị miễn, giảm học phí cho sinh viên bị ảnh hưởng bão Yagi

Nội dung trên được nêu trong công văn Bộ GD&ĐT gửi các cơ sở giáo dục đại học, các trường cao đẳng sư phạm về việc thực hiện các biện pháp hỗ trợ đối với sinh viên bị thiệt hại sau bão Yagi, ngày 17/9.Bộ GD&ĐT nhận định, thời gian qua, nhiều địa phương trong cả nước, đặc biệt các tỉnh phía Bắc chịu thiệt hại nặng nề về tài sản, tính mạng bởi cơn bão số 3...

Thay đổi từ các trường

Thêm kỳ thi riêngNhững năm gần đây, nhiều trường ĐH tổ chức kỳ thi riêng phục vụ tuyển sinh. Từ năm 2025, sẽ có thêm Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 tổ chức kỳ thi đánh giá...

Cùng chuyên mục

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam lên phương án cung ứng sách giáo khoa sau bão lũ số 3

Vừa qua, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) có Công văn đề nghị các nhà xuất bản cung ứng sách giáo khoa cho các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3. Thực hiện ý kiến chỉ đạo trên, PGS.TS Nguyễn Văn Tùng - Phó Tổng biên tập NXBGDVN đã chia sẻ phương án cung ứng sách giáo khoa của NXBGDVN trong thời gian tới. ...

Không nên cứu trợ kiểu “mạnh ai nấy làm”

Để cứu trợ sau bão lũ hiệu quả, điều quan trọng là đi “thăm khám” để chọn địa bàn cần trao nhất, biết được cần trao gì nhất, từ đó giúp việc huy động đúng nguồn lực, trao đúng mục đích.

Đắk Lắk đề nghị thanh tra việc chi trả chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo

TPO - Quá trình thanh tra, Thanh tra tỉnh Đắk Lắk phát hiện nhiều địa phương chi trả chế độ phụ cấp ưu đãi cho giáo viên không đúng quy định. Có địa phương chi không đúng tới hơn 5,6 tỷ đồng. Thanh tra tỉnh Đắk Lắk vừa có báo cáo và đề xuất hướng xử lý việc chi trả chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo trên địa bàn. Trước đó, Thanh...

Sinh viên Đại học Đông Á ủng hộ khắc phục hậu quả bão Yagi

DNVN - Tại lễ khai giảng năm học mới 2024 – 2025 sáng 18/9, trường Đại học Đông Á đã trao 500 triệu đồng cho đại diện Uỷ ban MTTQVN TP Đà Nẵng hỗ trợ đồng bào phía Bắc khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), công bố hơn 29 tỷ đồng học...

Mới nhất

Mới nhất