Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcGỡ điểm nghẽn thể chế về giáo dục và đào tạo

Gỡ điểm nghẽn thể chế về giáo dục và đào tạo

Việc thống nhất quản lý giáo dục nghề nghiệp về Bộ Giáo dục và Đào tạo theo chỉ đạo của Đảng và Chính phủ là giải pháp chiến lược, không chỉ giúp tinh gọn bộ máy quản lý mà còn tăng cường hiệu quả trong xây dựng và thực hiện các chính sách giáo dục.

Gỡ điểm nghẽn thể chế về giáo dục và đào tạo - Ảnh 1.

Học sinh và phụ huynh nghe tư vấn tại Ngày hội tư vấn xét tuyển đại học – cao đẳng năm 2024 – Ảnh: DUYÊN PHAN

Dư luận rất đồng tình ủng hộ chủ trương này, hy vọng sẽ giúp tháo gỡ một trong những điểm nghẽn thể chế về giáo dục và đào tạo (GD-ĐT), tạo ra sự liên kết chặt chẽ hơn giữa các cấp học, từ phổ thông đến đại học và giáo dục nghề nghiệp, giúp phân luồng và liên thông hiệu quả hơn nhờ một sự lãnh đạo thống nhất của Bộ GD-ĐT.

Quá trình sáp nhập sẽ không phải là kết quả của phép cộng cơ học mà rất cần một tầm nhìn chiến lược, thiết kế bộ máy quản trị hiện đại, chuyên nghiệp để cả hệ thống giáo dục – đào tạo phát triển ổn định, bền vững, vượt qua những rào cản về nhận thức, văn hóa tổ chức, nguồn lực và tránh những rủi ro đến mức tối đa.

TS Hoàng Ngọc Vinh

Hệ lụy từ điểm nghẽn

Sự phân tách quản lý giữa Bộ GD-ĐT và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) là một trong những rào cản lớn đối với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại Việt Nam.

Trong khi Bộ GD-ĐT chịu trách nhiệm giáo dục phổ thông và đại học thì Bộ LĐ-TB&XH quản lý giáo dục nghề nghiệp. Sự phân chia này dẫn đến hệ thống quản lý thiếu liên kết, khó khăn trong phối hợp triển khai chính sách đào tạo, đặc biệt là quá trình phân luồng học sinh sau THCS.

Các trường phổ thông thường thiếu giáo viên và cơ sở vật chất để dạy nghề, trong khi các trường nghề tuy có đủ điều kiện nhưng lại không thu hút được học sinh do thiếu sự phối hợp chặt chẽ với các trường phổ thông.

Ngoài ra, sự tồn tại song song của các chương trình cao đẳng nghề và cao đẳng “không nghề” – vốn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ GD-ĐT trước đây – đã gây ra nhiều khó khăn cho doanh nghiệp và tổ chức đào tạo dù đã có khung trình độ quốc gia thống nhất.

Bên cạnh sự chồng chéo trong quản lý là sự trùng lặp về chức năng – nhiệm vụ giữa các đơn vị, gây phức tạp cho bộ máy. Tại Bộ LĐ-TB&XH, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp có các đơn vị với chức năng tương tự Bộ GD-ĐT.

Ở cấp tỉnh và huyện, việc hình thành các phòng giáo dục nghề nghiệp và trung tâm giáo dục nghề nghiệp đã khiến hệ thống trở nên cồng kềnh và kém hiệu quả.

Đồng thời, sự thiếu quy hoạch tổng thể về đào tạo nhân lực dẫn đến mất cân đối trong cơ cấu nguồn nhân lực quốc gia, ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường lao động.

Dù có một số trường nghề và cơ sở đào tạo nghề đạt chất lượng tốt, sự thiếu liên kết với các chương trình giáo dục phổ thông và đại học khiến học sinh khó xác định rõ con đường học tập và nghề nghiệp của mình.

Những kỳ vọng và thách thức

Sự thống nhất quản lý nhà nước về GD-ĐT, hệ thống giáo dục nghề nghiệp được cải thiện giúp cho học sinh có nhiều lựa chọn con đường học nghề, người lao động có cơ hội học tập suốt đời và nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cải thiện cơ hội việc làm.

Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp kỳ vọng sẽ có điều kiện phát triển mạnh mẽ hơn; giữa giáo dục phổ thông – giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học liên kết thuận lợi hơn; hệ thống luật pháp đồng bộ, thông tin quản lý thống nhất giúp tăng hiệu lực và hiệu quả GD-ĐT.

Xã hội kỳ vọng vào một hệ thống giáo dục nghề nghiệp chất lượng và hiệu quả, là một trong các trụ cột đào tạo nhân lực chất lượng cao, nâng cao khả năng cạnh tranh quốc gia và giảm lãng phí cơ sở vật chất và nguồn nhân lực.

Tuy nhiên thực tế cho thấy kỳ vọng càng cao thì thách thức càng lớn. Phía trước còn rất nhiều việc phải làm bởi thời gian gấp rút, công việc rất đồ sộ từ trung ương đến sở ngành, địa phương.

Từ việc phải sắp xếp lại bộ máy khi chuyển một số đơn vị trước đây của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp về Bộ GD-ĐT đến việc rà soát cơ chế, chính sách, chiến lược, bố trí nhận bàn giao nguồn lực, tích hợp hệ thống thông tin quản lý để không gây ách tắc hoạt động của toàn hệ thống.

Vấn đề sắp xếp nhân sự cần đặc biệt lưu ý khi tái cơ cấu. Vì thế, ngoài việc rà soát đánh giá chức năng nhiệm vụ của các đơn vị trong bộ, việc thiết kế tiêu chuẩn đánh giá khách quan, tin cậy, công khai, minh bạch về năng lực và phẩm chất của đội ngũ là nhiệm vụ quan trọng đầu tiên để an lòng người đi kẻ ở.

Đội ngũ nhân sự mạnh, chuyên nghiệp, tận tâm phụng sự nhân dân luôn có vai trò cốt lõi để tổ chức tái cấu trúc tinh giản, mạnh, hiệu lực, hiệu năng và hiệu quả.

Để tránh công việc không bị rối và trùng lặp, rất cần xây dựng lộ trình và kế hoạch chi tiết để sáp nhập và tinh gọn bộ máy. Tăng cường truyền thông và phản ứng nhanh nhạy với ý kiến của các bên liên quan nhất là ý kiến của các cơ sở GD-ĐT tham gia vào quá trình thay đổi.

Bên cạnh việc đảm bảo các nguồn lực tài chính, nhân sự và cơ sở vật chất cần thiết cho quá trình chuyển đổi, cần có cơ chế phối hợp liên bộ, liên sở trong giai đoạn đầu của việc chuyển giao để hạn chế đình trệ các hoạt động.

Điều đáng quan tâm là 63 địa phương cần chủ động để có ngay phương án sắp xếp, tinh giản bộ máy của sở GD-ĐT, không chờ vào Bộ GD-ĐT mà cần tiến hành ngay và song song với tiến trình tái cơ cấu của Bộ GD-ĐT theo chủ trương phân cấp hành chính.

Từ tư duy tới hành động

Tư duy đúng đắn đã được lãnh đạo Đảng và Chính phủ đề ra, vấn đề là triển khai thành hành động trong thực tiễn đòi hỏi nhận thức chung trong xã hội, đòi hỏi ý chí cách mạng của toàn hệ thống để cùng chung tay tháo gỡ điểm nghẽn thể chế trong đào tạo nhân lực. Làm sao để có bộ máy mạnh, hiệu năng, hiệu lực và hiệu quả là câu hỏi cần đặt ra đầu tiên trong quá trình tái cơ cấu bộ máy.

Gỡ điểm nghẽn thể chế về giáo dục và đào tạo - Ảnh 2.Gỡ thể chế mở đường cho tự chủ đại học

Ngày 5-11, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức hội thảo giáo dục với chủ đề “Thể chế, chính sách nâng cao chất lượng giáo dục đại học”.



Nguồn: https://tuoitre.vn/go-diem-nghen-the-che-ve-giao-duc-va-dao-tao-2024121123283554.htm

Cùng chủ đề

Quốc hội hoàn thiện sắp xếp, tinh gọn các cơ quan trước 15/3/2025

Thông tin trên được Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng đề cập tại cuộc họp tổng kết công tác năm 2024, một số nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của các cơ quan của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sáng 17/12.Báo cáo kết quả công tác năm 2024, Tổng Thư ký Quốc hội cho biết, năm 2024, với sự nỗ...

Bộ trưởng Nội vụ: Có chính sách để ‘không ai bị bỏ lại phía sau’ khi tinh gọn bộ máy

Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, chính sách với cán bộ, công chức, viên chức trong diện tinh gọn bộ máy đòi hỏi nhanh, mạnh, nổi trội, nhân văn, công bằng để "không ai bị bỏ lại phía sau" trong quá trình sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy. Trao đổi với PV VietNamNet, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, theo phương án Ban Chỉ đạo Chính phủ đã thống nhất,...

Những người sợ tinh giản thì không xứng đáng tiếp tục làm công chức

Từng là một công chức thành công và nay là doanh nhân thành đạt, TS Doãn Hữu Tuệ nhận định đích đến của việc tinh gọn là tới một lúc nào đó, làm trong bộ máy nhà nước thực sự là những người tài giỏi và tận tâm với công việc. Cách đây gần 14 năm, TS Doãn Hữu Tuệ - trưởng phòng một cơ quan cấp bộ - đã quyết định “dứt áo ra đi” sau 17 năm gắn...

Việc tinh gọn tổ chức bộ máy phải bảo đảm tính tổng thể, đồng bộ, liên thông

Tổng Bí thư yêu cầu các cán bộ lãnh đạo, người đứng đầu cấp ủy, cơ quan cần gương mẫu, chủ động, quyết liệt trong thực hiện nhiệm vụ được giao theo tinh thần Trung ương làm trước đến địa phương.

Kon Tum: Tinh giản biên chế, tinh gọn bộ máy

Theo Phó Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Kon Tum, từ năm 2022 đến cuối năm 2024, tỉnh Kon Tum đã giảm 277 biên chế, trong đó có 96 công chức và 181 viên chức thuộc khối chính quyền địa phương. “Ngay sau khi có chủ trương, chỉ đạo chính thức của Trung ương về thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, Tôi đề nghị các cấp, các ngành, các vị...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

‘Cái sai được làm ngơ góp phần nảy sinh nhiều hành động côn đồ’

Cộng đồng nhất nhất lên án kịch liệt, ủng hộ phương án nghiêm trị với hành vi hung hăng đánh người chỉ vì va quẹt nhỏ khi đi đường. Thế nhưng tranh cãi chưa bớt nóng khi 'chín người mười ý' chỉ ra nguyên do khiến ngày càng nhiều tài xế côn đồ. ...

TP.HCM: Chỉ 28% trường học đạt yêu cầu về ánh sáng

Chỉ có 27/95 trường học ở TP.HCM đạt yêu cầu về ánh sáng, theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (Sở Y tế TP.HCM) vừa có báo cáo công tác giám sát vệ sinh phòng...

Thiếu thuốc hiếm, thuốc cấp cứu bệnh viện có thể tự mua

Đây là những dự kiến đã được Bộ Y tế đưa vào nghị định hướng dẫn thi hành Luật Dược sửa đổi (vừa được Quốc hội thông qua cuối tháng 11 vừa qua). Theo ông Chu Đăng Trung - trưởng phòng pháp chế -...

TP.HCM thực chiến phòng chống tấn công mạng

Ngày 17-12, TP.HCM khai mạc chương trình 'Diễn tập thực chiến bảo đảm an toàn thông tin mạng TP.HCM 2024'. Trong 5 ngày từ 17 đến 21-12, các đội đóng vai tấn công sẽ liên tục thực hiện các cuộc xâm nhập, khai thác...

Liên kết vùng trong bối cảnh cạnh tranh mới

Diễn đàn Mekong Connect là dịp để các tỉnh thành phát triển tài nguyên bản địa và kinh tế địa phương thông qua liên kết vùng, trong bối cảnh cạnh tranh mới. Diễn đàn cũng thu hút sự tham dự, đóng góp tham luận...

Bài đọc nhiều

Học bạ toàn điểm 10 cũng “hết cửa” vào nhiều trường đại học

(Dân trí) - Học sinh có học bạ toàn điểm 9, điểm 10 cũng "hết cửa" tại nhiều trường đại học không xét tuyển phương thức tuyển sinh xét học bạ. Các năm trước, Trường Đại học Sư phạm TPHCM là một trong những trường có điểm chuẩn ở phương thức xét tuyển học bạ cao top đầu. Thậm chí ở nhiều ngành, thí sinh phải đạt gần 10 điểm/môn mới có thể trúng tuyển.Trường còn xét thành tích cá...

Chấn chỉnh công tác tuyển sinh văn bằng 2 của Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định trách nhiệm liên quan đào tạo văn bằng 2 ngành ngôn ngữ Anh các lớp VB2.12, VB2.13 (A, B), VB22.01 thuộc Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội trước hết là trách nhiệm của hiệu trưởng. ...

Bếp ăn trường học phải là ‘giảng đường thứ 2’

Bếp ăn trường học phải là 'giảng đường thứ 2' và người làm trong nhà bếp, bảo mẫu, nhân viên y tế trường học… phải là những nhà giáo dục bởi đều có ảnh hưởng mạnh mẽ tới học sinh. ...

‘Nhiều trẻ đánh mất tuổi thơ vì phải còng lưng luyện chữ đẹp’

Khi con trai mới lên lớp 3, chị Phạm Thị Lý (35 tuổi, Nam Định) liên tục nhận được lời ngỏ từ ban phụ huynh lớp về việc cho con tham gia lớp luyện viết chữ đẹp.Nguồn cơn đến từ việc cô chủ nhiệm phàn nàn trong lớp có nhiều học sinh viết rất xấu. Do đó, ban phụ huynh đã lên kế hoạch tổ chức chức một lớp luyện chữ, gia đình nào có nhu cầu sẽ...

Phụ huynh “ngã ngửa” khi trường quốc tế dừng hoạt động, không biết nên chờ đợi hay chuyển trường

Sở GDĐT TP.HCM vừa có văn bản yêu cầu các trường tiểu học và trường phổ thông có nhiều cấp học trên địa bàn thực thực hiện tiếp nhận học sinh từ Trường Quốc tế Ngôi Sao Sài Gòn - Saigon Star - theo yêu cầu của cha mẹ học sinh....

Cùng chuyên mục

TP.HCM: Chỉ 28% trường học đạt yêu cầu về ánh sáng

Chỉ có 27/95 trường học ở TP.HCM đạt yêu cầu về ánh sáng, theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (Sở Y tế TP.HCM) vừa có báo cáo công tác giám sát vệ sinh phòng...

Bộ GD-ĐT lấy ý kiến chuyên gia để đề xuất sửa luật Giáo dục, luật GDĐH

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn cho rằng các ý kiến góp ý từ thực tiễn của các chuyên gia, nhất là giáo viên, sẽ đóng góp cho báo cáo của Bộ GD-ĐT thực hiện nhiệm vụ đề xuất sửa luật và...

Bố và con trở thành bạn học cùng khóa trường y

Năm 2023, khi đang ở tuổi 43, ông Thành quyết tâm rủ con gái Thanh Bình (18 tuổi) cùng đăng ký xét tuyển vào Trường đại học Y Dược Thái Bình để viết tiếp ước mơ học đại học đang dang dở. ...

TP.HCM kiến nghị để địa phương chủ động tổ chức kỳ thi tuyển sinh lớp 10

TP.HCM kiến nghị trao quyền chủ động cho các sở giáo dục và đào tạo trong việc tổ chức kỳ thi tuyển sinh lớp 10. Ngày 16-12, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã có văn bản gửi Bộ Giáo dục và Đào...

Hàng loạt trường đại học top đầu công bố phương án tuyển sinh 2025: Có gì mới?

TPO - Tính đến thời điểm này, hàng loạt trường đại học trong cả nước công bố phương án tuyển sinh 2025. Theo đó, nhiều trường đã công bố bỏ xét tuyển bằng học bạ hoặc giảm chỉ tiêu ở phương thức này. TPO - Tính đến thời điểm này, hàng loạt trường đại học trong cả nước công bố phương án tuyển sinh 2025. Theo đó, nhiều trường đã công bố bỏ xét tuyển bằng học...

Mới nhất

‘Cái sai được làm ngơ góp phần nảy sinh nhiều hành động côn đồ’

Cộng đồng nhất nhất lên án kịch liệt, ủng hộ phương án nghiêm trị với hành vi hung hăng đánh người chỉ vì va quẹt nhỏ khi đi đường. Thế nhưng tranh cãi chưa bớt nóng khi 'chín người mười ý' chỉ ra nguyên do khiến ngày...

TP.HCM: Chỉ 28% trường học đạt yêu cầu về ánh sáng

Chỉ có 27/95 trường học ở TP.HCM đạt yêu cầu về ánh sáng, theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM. Trung tâm Kiểm...

Thủ tướng chỉ đạo gỡ vướng dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng ở TP.HCM

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi TP.HCM và các bộ, ngành liên quan để tập trung gỡ vướng cho dự án chống ngập 10.000 tỷ ở TP.HCM. ...

Thiếu thuốc hiếm, thuốc cấp cứu bệnh viện có thể tự mua

Đây là những dự kiến đã được Bộ Y tế đưa vào nghị định hướng dẫn thi hành Luật Dược sửa đổi (vừa được Quốc hội thông qua cuối tháng 11 vừa qua). ...

Mới nhất