Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcXếp học sinh giỏi kế bạn yếu, có giúp nhau cùng tiến...

Xếp học sinh giỏi kế bạn yếu, có giúp nhau cùng tiến bộ?

‘Học thầy không tày học bạn’ vốn là cách học nhiều giáo viên áp dụng khi xếp học sinh có học lực giỏi kèm học sinh có học lực chưa tốt để cả cùng tiến bộ. Thế nhưng, cách học này liệu có hiệu quả trong nhiều trường hợp?

“Nhiệm vụ của học sinh là học, kèm bạn yếu là việc của thầy cô”?

Là học sinh giỏi được giao trách nhiệm kèm bạn yếu hơn, L.Đ.Q, học sinh lớp 12 tại một trường THPT ở quận 1, TP.HCM, thẳng thắn nêu quan điểm: “Nhiệm vụ của học sinh là học, kèm bạn yếu là việc của thầy cô”. Q. cho hay, bạn cùng bàn của em học yếu nhưng không có thái độ hợp tác, việc kèm cặp bạn khiến thành tích của em thụt lùi.

“Em đã nhiều lần giảng bài và nhắc nhở bạn làm bài tập, nhưng bạn không hợp tác. Khi thầy cô kiểm tra bài tập, bạn chép bài em, đến lúc kiểm tra trên lớp, bạn lại nài nỉ em cho nhìn bài. Điều này ảnh hưởng đến việc học của em, điểm em đã giảm nhiều so với năm ngoái”, Q. bộc bạch.

Xếp học sinh giỏi kế bạn yếu, có giúp nhau cùng tiến bộ? - Ảnh 1.

Một học sinh giỏi chưa chắc đã biết cách giải thích để bạn học giỏi như mình

ẢNH MINH HỌA: NGỌC LONG

Học khá yếu môn toán và tiếng Anh, L.H.G, học sinh lớp 9 Trường THCS Quang Trung (Q.4, TP.HCM) được giáo viên xếp ngồi cùng lớp phó học tập. “Nhiều bài cô giảng em không hiểu nên nhờ bạn giải thích, vì giảng lại cho em mà bạn không chép bài kịp. Dần dần, em thấy tự ti, áp lực và ngại hỏi bài bạn”, G. thổ lộ.

Tương tự, T.Q.T, học sinh lớp 11 Trường THPT Tân Phong (Q.7, TP.HCM), kể rằng bạn cùng bàn của em học tốt nhưng không giỏi giao tiếp, việc ngồi cùng bạn “không giúp gì được”. T. cho hay: “Bạn chỉ là học sinh, không có khả năng giảng bài như thầy cô nên những bài chưa biết làm, em hỏi bạn cũng như không”.

Thầy Nguyễn Văn Ba, Phó hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (Q.3, TP.HCM), cho biết, việc sắp xếp bạn giỏi kèm bạn yếu là cách làm phổ biến với nhiều thầy cô. “Tuy nhiên, cần lưu ý việc truyền đạt kiến thức là nhiệm vụ của giáo viên, một học sinh giỏi chưa chắc đã biết cách giải thích để bạn học giỏi như mình. Các em chưa có kỹ năng sư phạm, kỹ năng giảng dạy hay hiểu tâm lý như thầy cô. Các bạn học yếu cũng dễ cảm thấy rụt rè, tự ti khi ngồi cạnh một bạn quá giỏi”, thầy Ba nhận xét.

“Giáo viên nên thường xuyên quan sát và theo dõi lớp để sắp xếp chỗ ngồi hợp lý và có phương án hỗ trợ các bạn phù hợp. Theo Chương trình GDPT mới, nhiều thầy cô tổ chức bài tập và dự án theo nhóm. Khi đó, nên xếp nhóm dựa trên trình độ để các em dễ dàng hỗ trợ lẫn nhau. Đối với các nhóm học sinh yếu, giáo viên có thể tổ chức phụ đạo, bổ sung kiến thức cần thiết cho các em”, vị phó hiệu trưởng thông tin.

“Học thầy không tày học bạn”

Đó là trường hợp của Mai Phương Di, học sinh lớp 9 Trường THCS Tăng Bạt Hổ (Q.4, TP.HCM), khi nhận nhiệm vụ hỗ trợ bạn yếu hơn ngồi cạnh. Di chia sẻ bạn của em rất cầu tiến và chăm chỉ, nhưng học hơi chậm nên thành tích chưa tốt. “Em thường giảng bài cho bạn bằng cách đặt câu hỏi gợi mở, đôi lúc giả vờ quên bài để bạn nhắc lại cho em. Dần dần, việc kèm cặp trở thành những buổi thảo luận bài tập của cả hai”, nữ sinh nói.

Phương Di nhận xét việc trao đổi bài vở với bạn bè là phương pháp học tập hiệu quả. “Khi nghe thầy cô giảng, em đã nhớ bài 1 lần, tự mình giảng lại cho bạn giúp em ghi nhớ thêm lần nữa. Nhờ vậy, em hiểu sâu hơn bản chất vấn đề và áp dụng tốt hơn khi làm các bài tập nâng cao”, Di chia sẻ.

Xếp học sinh giỏi kế bạn yếu, có giúp nhau cùng tiến bộ? - Ảnh 2.

Hỗ trợ nhau trong học tập, nhiều học sinh trở thành đôi bạn cùng tiến

ẢNH MINH HỌA: NGỌC LONG

Học cùng trường, Nguyễn Lê Khôi Việt gặp không ít khó khăn trong quá trình học tập vì là học sinh hòa nhập. “Vì không theo kịp bài giảng của thầy cô, em thường hỏi bài bạn cùng bàn khi ở lớp lẫn lúc về nhà, bạn luôn vui vẻ giải thích và hướng dẫn lại cho em. Nhờ đó, em giải bài tập tốt hơn và có nhiều tiến bộ”, Việt chia sẻ.

Cô Nguyễn Thị Ánh Tuyết, giáo viên tiếng Anh tại Trường THCS Tăng Bạt Hổ (Q.4), cho biết cô thường áp dụng cách xếp chỗ này để học sinh có thể hỗ trợ nhau trong học tập. “Nhiều khi các em khó chia sẻ với phụ huynh hoặc thầy cô, nhưng trò chuyện cùng bạn bè lại dễ dàng hơn. Khi bạn giỏi giảng bài cho bạn yếu, đôi lúc các em tiếp thu nhanh hơn vì có cùng lứa tuổi, chung tâm lý và sở thích”, nữ giáo viên chia sẻ.

“Có những bài tập đặt câu cùng từ vựng mới học, các em giỏi hướng dẫn các em yếu bằng những tình huống theo ‘trend’ (xu hướng) của giới trẻ khiến các em thích thú và nhớ từ vựng tốt hơn. Đây là những điều chỉ các em trong cùng thế hệ mới dễ dàng nắm bắt và hiểu nhau, chứ các thầy cô khó cập nhật kịp”, cô Tuyết nêu ví dụ.




Nguồn: https://thanhnien.vn/xep-hoc-sinh-gioi-ke-ban-yeu-co-giup-nhau-cung-tien-bo-185241106191013501.htm

Cùng chủ đề

Học sinh tạm trú tại TP.HCM có được miễn học phí?

TP.HCM đề xuất miễn học phí cho toàn bộ học sinh các cấp được rất nhiều người dân quan tâm. Liệu học sinh tạm trú có được miễn học phí? Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM vừa hoàn thành dự thảo nghị quyết...

Các thang điểm xếp loại học lực của sinh viên

Vào cuối mỗi kỳ học, sinh viên sẽ được nhà trường xếp loại học lực theo điểm trung bình các môn học, được tính theo thang điểm 4 hoặc thang điểm 10.Xếp loại học lực cuối kỳ dành cho sinh viênTheo Quy chế đào tạo trình độ đại học, sinh viên xếp loại học lực cuối học kỳ theo thang điểm 4 có 6 mức khác nhau. Cụ thể, sinh viên đạt điểm trung bình học tập từ...

Kiên Giang: Tuyên truyền kiến thức pháp luật cho giáo viên, học sinh tại thành phố Phú Quốc

Bộ Tư lệnh (BTL) Vùng Cảnh sát biển 4 vừa tổ chức tuyên truyền kiến thức pháp luật cho hơn 2.000 cán bộ, giáo viên, học sinh tại TP Phú Quốc (Kiên Giang). Chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày Hội Quốc phòng toàn dân (22/12), ngày 15/12, BTL Vùng Cảnh sát biển 4 phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành ủy Phú...

Giáo viên tự bỏ tiền túi mua tivi để dạy học: Trân trọng nhưng không nên khuyến khích

Nhằm giúp tiết học trở nên sinh động, các giáo viên Trường tiểu học Tân Quới 2 (huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp) đã tự bỏ tiền túi mua tivi đưa đến trường dạy học. Câu chuyện này khơi lên ý kiến trái chiều...

Hà Nội thiếu hơn 6.000 giáo viên, khó ký hợp đồng

Tại kỳ họp HĐND TP Hà Nội mới đây, ông Cảnh nói rằng, hiện nay đội ngũ giáo viên các cấp mới chỉ đáp ứng được 93% so với định mức, thiếu hơn 6.000 người.Nguyên nhân là do tốc độ đô thị hóa phát triển nhanh, nhiều quận, huyện có khu đô thị tăng dân số mạnh dẫn đến giảm tỷ lệ giáo viên, thiếu giáo viên. Có những năm tuyển sinh đầu cấp đối với lớp 1 tăng mạnh....

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

HLV Kim Sang-sik làm điều giống ông Troussier, đội hình Việt Nam gặp Philippines dần bật mí?

Trước trận gặp đội tuyển Philippines ở lượt đấu thứ 4 AFF Cup 2024, HLV Kim Sang-sik đang tỏ ra rất tự tin. Bằng chứng là những buổi tập gần nhất, nhà cầm quân người Hàn Quốc sẵn sàng dùng áo bib để chia nhóm cho đội tuyển Việt nam. Dưới thời HLV Park Hang-seo, bóng đá Việt Nam đạt được nhiều thành công ở cấp đội tuyển quốc lẫn đội U.23, Olympic. Tuy nhiên, trong các buổi tập, ông Park Hang-seo chỉ chia áo bib cho đội...

Quân đội Việt Nam làm chủ công nghệ đóng tàu quân sự

Ngành đóng tàu quân sự của Việt Nam đã làm chủ công nghệ, sản xuất hàng loạt tàu quân sự cỡ lớn, hiện đại góp phần quan trọng trong việc quân đội bảo vệ đất nước. Hơn 10 năm trở lại đây, ngành đóng tàu quân sự của Việt Nam đã làm chủ công nghệ, sản xuất hàng loạt tàu quân sự cỡ lớn, hiện đại như tàu tên lửa tấn công nhanh, tàu pháo, tàu tuần tiễu vũ trang,...

Yếu tố quan trọng khi chọn ngành học

Chọn ngành học phù hợp là mong muốn của tất cả học sinh sau khi hoàn tất chương trình giáo dục phổ thông. Đặc biệt trong năm tuyển sinh 2025, lứa học sinh đầu tiên Chương trình giáo dục phổ thông 2018 tốt...

Bài đọc nhiều

Học bạ toàn điểm 10 cũng “hết cửa” vào nhiều trường đại học

(Dân trí) - Học sinh có học bạ toàn điểm 9, điểm 10 cũng "hết cửa" tại nhiều trường đại học không xét tuyển phương thức tuyển sinh xét học bạ. Các năm trước, Trường Đại học Sư phạm TPHCM là một trong những trường có điểm chuẩn ở phương thức xét tuyển học bạ cao top đầu. Thậm chí ở nhiều ngành, thí sinh phải đạt gần 10 điểm/môn mới có thể trúng tuyển.Trường còn xét thành tích cá...

Bếp ăn trường học phải là ‘giảng đường thứ 2’

Bếp ăn trường học phải là 'giảng đường thứ 2' và người làm trong nhà bếp, bảo mẫu, nhân viên y tế trường học… phải là những nhà giáo dục bởi đều có ảnh hưởng mạnh mẽ tới học sinh. ...

Chấn chỉnh công tác tuyển sinh văn bằng 2 của Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định trách nhiệm liên quan đào tạo văn bằng 2 ngành ngôn ngữ Anh các lớp VB2.12, VB2.13 (A, B), VB22.01 thuộc Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội trước hết là trách nhiệm của hiệu trưởng. ...

Ứng dụng công nghệ giúp phòng tránh xâm hại cho trẻ em

Giáo dục giới tính, chủ động phòng tránh xâm hại cho trẻ em luôn là một đề tài nóng được nhiều đơn vị, trường học, gia đình quan tâm. Có một ứng dụng công nghệ giúp ích rất nhiều cho trẻ em từ...

Giáo sư đầu ngành gian lận nghiên cứu: Chấn động giới y khoa

Chấn động giới y khoa Hoạt động điều tra do Viện Y tế Quốc gia Mỹ tiến hành cho thấy, ông Masliah có dấu hiệu thiếu trung thực trong các nghiên cứu khoa học. Ông sử dụng những hình ảnh đã qua chỉnh sửa rồi tái sử dụng trong các bài báo khác nhau. Các bài báo này đều xoay quanh hoạt động nghiên cứu và điều trị căn bệnh Alzheimer, đây là căn bệnh ông Masliah đã nghiên...

Cùng chuyên mục

Thử thách Tiếng Việt: ‘Bạc mạng’ hay ‘bạt mạng’?

Ngôn ngữ Tiếng Việt đa dạng và phong phú, khiến nhiều người bối rối giữa những cụm từ có nghĩa tương đồng hoặc phát âm giống nhau. Bạc mạng - bạt mạng là một trong những cặp từ thường gây nhầm lẫn.Trong Tiếng Việt, đây là một tính từ, mang ý nghĩa liều lĩnh, hành động thiếu suy nghĩ, bất chấp tính mạng. Vậy theo bạn đâu mới là từ đúng? Hãy để lại câu trả lời vào box...

Tiệm cận với các nền giáo dục tiên tiến

TP HCM sẽ hỗ trợ học phí cho trẻ mầm non dưới 5 tuổi, HS THPT công lập, ngoài công lập và học viên GDTX hệ THPT trên địa bàn TP HCM từ năm học 2025 - 2026. ...

Nữ sinh 17 tuổi trúng tuyển Harvard với bài luận chia sẻ lý do muốn học lịch sử

Phan Linh Lan, 17 tuổi, lớp 12 Trường Concordia (Hà Nội), vừa vỡ òa cảm xúc khi nhận thư báo trúng tuyển ngành luật, Đại học Harvard trong đợt xét tuyển sớm. Linh Lan trở thành học sinh đầu tiên của trường trúng tuyển vào đại học danh giá này. ...

Yếu tố quan trọng khi chọn ngành học

Chọn ngành học phù hợp là mong muốn của tất cả học sinh sau khi hoàn tất chương trình giáo dục phổ thông. Đặc biệt trong năm tuyển sinh 2025, lứa học sinh đầu tiên Chương trình giáo dục phổ thông 2018 tốt...

10 xinh đẹp Việt trúng tuyển ĐH Harvard: Biết 4 ngoại ngữ, đam mê nhạc cụ, giỏi thể thao

Theo học trong các ngôi trường quốc tế từ nhỏ, Linh Lan sớm đặt ra mục tiêu về “giấc mơ Mỹ”. Từ khi lên lớp 6, cô bé đã nghiêm túc với mục tiêu này. Video: Linh Lan chơi đàn tranh Giữa tháng 12, Phan Linh Lan, học sinh Trường Quốc tế Concordia Hà Nội, nhận tin trúng tuyển vào Đại học Harvard, cũng là ngôi trường duy nhất em nộp đơn trong đợt tuyển sinh sớm năm nay. Theo bảng...

Mới nhất

Đội hình dự kiến Việt Nam vs Philippines: Duy Mạnh đá chính, Đình Triệu dự bị

Đội tuyển Việt Nam gặp Philippines ở lượt trận thứ 3 bảng B AFF Cup 2024. Lúc này, thầy trò HLV Kim Sang-sik đang có được 6 điểm. Nếu giành thêm một chiến thắng ngay trên sân khách, đội tuyển Việt Nam chắc chắn giành ngôi đầu bảng. Qua đó, Quang Hải và đồng đội tránh được đội...

Thư chúc mừng của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên gửi Cựu chiến binh, Cựu quân nhân ngành Công Thương

Nhân dịp 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã gửi thư chúc mừng đến Cựu chiến binh, Cựu quân nhân ngành Công Thương. ...

Giá cà phê trong nước bật tăng sau 1 ngày giảm giá

Cập nhật giá cà phê hôm nay 18/12/2024, cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Gia Lai, cà phê Đắk Lắk, cà phê Robusta, cà phê Arabica 18/12/2024. Giá cà phê thế giới đột ngột quay đầu giảm Giá cà phê hôm nay 18/12/2024 trên thị trường thế giới, lúc...

Mới nhất