Trang chủNewsThời sựXây dựng nhà nước pháp quyền: Tránh lãng phí, lợi ích nhóm...

Xây dựng nhà nước pháp quyền: Tránh lãng phí, lợi ích nhóm trong xây dựng pháp luật

Trong hai bài viết “Phát huy tính Đảng trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”; “Chống lãng phí” và phát biểu tại Phiên Khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm thẳng thắn chỉ rõ những hạn chế trong công tác lập pháp, thi hành pháp luật, đặc biệt là chất lượng xây dựng, hoàn thiện pháp luật chưa đáp ứng nhu cầu của thực tiễn, là “điểm nghẽn của điểm nghẽn”, gây lãng phí nguồn lực, lỡ thời cơ phát triển của đất nước trước kỷ nguyên mới.
Chú thích ảnh

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Liên hệ hai bài viết nói trên, Phó Giáo sư-Tiến sĩ Trương Hồ Hải (Viện trưởng Viện Nhà nước và Pháp luật, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) nhấn mạnh, một đất nước có một hệ thống pháp luật tốt “có thể thay đổi sự phát triển của đất nước” và bày tỏ đồng tình với nhận định của Tổng Bí thư về những tồn tại, hạn chế trong công tác lập pháp.

Dẫn thực tế lịch sử công cuộc Đổi mới do Đảng khởi xướng gần 40 năm qua, Phó Giáo sư-Tiến sĩ Trương Hồ Hải cho rằng, những cải cách mạnh mẽ về thể chế giai đoạn đầu Đổi mới đã giúp đất nước thoát khỏi khó khăn và đạt được cơ đồ, tiềm lực như ngày nay.

“Chúng ta có các luật thuộc các mảng đầu tư sau thời kỳ đổi mới, ví dụ như Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (năm 1987), khơi thông hàng loạt các nguồn lực. Tiếp đó, chúng ta có hàng loạt các khu công nghiệp, đặc biệt ở các tỉnh khu vực phía Nam như Bình Dương, Đồng Nai là kết quả của những làn sóng “trải thảm đỏ”, mời gọi nhà đầu tư nước ngoài… Những quy định của pháp luật khi được tháo điểm nghẽn đã góp phần đưa đất nước từ thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu đủ thứ, trở thành một cường quốc xuất khẩu lúa gạo và các mặt hàng khác”, Phó Giáo sư-Tiến sĩ Trương Hồ Hải chia sẻ.

Tuy nhiên, theo Phó Giáo sư – Tiến sĩ Trương Hồ Hải, “làm luật là một việc rất khó”, đòi hỏi bộ phận làm luật phải là những người có trình độ rất cao, am hiểu lĩnh vực, rất tâm huyết, mới có thể đưa ra được những câu chữ vào các điều luật để có thể hiểu và áp dụng thống nhất trên phạm vi cả nước. Bên cạnh đó, trong quá trình làm luật còn  đan xen cả vấn đề lợi ích nhóm. Ví dụ, Luật Đất đai chắc chắn sẽ đụng đến lợi ích của các nhóm khác nhau, từ người dân đến các doanh nghiệp bất động sản.

Do đó, Phó Giáo sư-Tiến sĩ Trương Hồ Hải cho rằng, khâu làm luật ở nước ta hiện nay rất cần đến tính Đảng để đảm bảo một đạo luật, quy định pháp luật phải đặt lợi ích của đất nước, của nhân dân lên trên hết, trước hết như Tổng Bí thư yêu cầu. Quá trình làm luật phải loại bỏ được những lợi ích nhóm, dù điều này không hề dễ dàng.

“Gần đây, Đảng đã có quy định về phòng, chống tham nhũng ngay trong quá trình xây dựng hệ thống các luật để tránh lợi ích nhóm len lỏi. Chỉ cần mấy câu chữ sửa trong luật là có thể làm tắc nghẽn hệ thống hoặc làm thay đổi rất nhiều. Do đó, để có hệ thống luật tốt thì những người làm luật phải là những người xuất sắc trong lĩnh vực đấy, đồng thời phải ngăn được các lợi ích nhóm, can thiệp cả về chính trị, kinh tế vào trong quá trình chúng ta xây dựng, ban hành luật”, Phó Giáo sư-Tiến sĩ Trương Hồ Hải nhấn mạnh.

Một trong những giải pháp để phòng, chống “lợi ích nhóm” trong công tác xây dựng pháp luật được Đảng chỉ ra cũng như được hầu hết các chuyên gia lập pháp, nhà khoa học thống nhất, đó là sự minh bạch, dân chủ, trách nhiệm giải trình.

Nghiên cứu rất kỹ bài viết “Phát huy tính Đảng trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, Phó Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Thị Báo (Viện Nhà nước và Pháp luật, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) cho biết, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh “xây dựng pháp luật chặt chẽ, khoa học, dân chủ”, “thể hiện được đầy đủ ý chí, nguyện vọng của nhân dân, bảo vệ lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức, cá nhân”.

“Rất đáng chú ý nữa là Tổng Bí thư nêu rõ, Quốc hội cần đóng vai trò chủ đạo, có các giải pháp bảo đảm hệ thống pháp luật được ban hành đáp ứng được các yêu cầu của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Những luận điểm này đã thể hiện tầm nhìn sâu sắc và định hướng của người đứng đầu Đảng đối với hoạt động lập pháp của Quốc hội”, Phó Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Thị Báo (Viện Nhà nước và Pháp luật, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) nhấn mạnh.

Theo phân tích của Phó Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Thị Báo, về mặt kỹ thuật lập pháp, pháp luật trong nhà nước pháp quyền phải dễ hiểu, rõ ràng, minh bạch, hiện đại và dễ vận hành, tháo gỡ những “nút thắt”, tạo cơ sở pháp lý cho tổ chức thực thi pháp luật, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước để đảm bảo một nền hành chính minh bạch, hiệu quả, mọi thứ hướng tới đảm bảo lợi ích hợp pháp của người dân và đảm bảo pháp luật là cơ sở pháp lý, là thượng tôn pháp luật.

“Điều này cho thấy tầm nhìn chiến lược và định hướng cho công tác lập pháp của Việt Nam chúng ta ngày càng đi vào hiệu quả hơn, đáp ứng được xu thế hội nhập và phát triển và là một đất nước vận hành theo pháp luật công bằng, minh bạch, trách nhiệm giải trình”, bà Nguyễn Thị Báo nhấn mạnh.

Cũng theo Phó Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Thị Báo, để có một hệ thống pháp luật minh bạch, công bằng, trách nhiệm giải trình thì hệ thống pháp luật đó phải tạo cơ chế để thu hút mọi tầng lớp nhân dân tham gia vào quá trình lập pháp, thực thi pháp luật, hay nói cách khác, hệ thống pháp luật đó phải thể hiện được hai chữ “dân chủ”. Pháp luật là biểu hiện của sự “kỷ cương” nhưng nó chỉ hiệu lực, hiệu quả, thực sự là động lực cho phát triển, khi được xây dựng trên nền “dân chủ”.

Một khi nước ta có được một hệ thống pháp luật như vậy, mọi người sẽ sống, làm việc theo Hiến pháp, pháp luật một cách tự giác và người dân sẽ cảm thấy các chủ thể được trao quyền lực nhà nước đang vận hành trách nhiệm, minh bạch và người dân cũng nhận thức được trách nhiệm của mình trong nhà nước pháp quyền. Qua đó, Đảng mới phát huy được sức mạnh của dân tộc, của mọi người dân để xây dựng, phát triển đất nước chúng ta vững mạnh và mang lại hạnh phúc cho nhân dân.

V.Đ (TTXVN)
Nguồn:https://baotintuc.vn/chinh-tri/xay-dung-nha-nuoc-phap-quyen-tranh-lang-phi-loi-ich-nhom-trong-xay-dung-phap-luat-20241105090750810.htm

Cùng chủ đề

Kỷ nguyên vươn mình – Nhận thức mới, quyết tâm mới của người đứng đầu Đảng

(VTC News) - Không chỉ phản ánh tinh thần thể hiện trong các văn kiện sắp tới của Đảng, theo các chuyên gia, "kỷ nguyên vươn mình của dân tộc" còn truyền tải thông điệp rõ hơn về một nhận thức mới và quyết tâm mới của người đứng đầu Đảng. Những diễn ngôn "khởi điểm mới", "kỷ nguyên mới", "kỷ nguyên vươn mình của dân tộc" xuất hiện trong xã hội sau khi Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô...

Thông cáo báo chí số 12 Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

NDO - Thứ hai, ngày 4/11, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ mười hai (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội thảo luận ở hội trường về 4 nội dung sau: Một là, Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch...

Còn tình trạng cán bộ có tâm lý coi nhẹ việc chống lãng phí

NDO - Theo đại biểu Quốc hội, còn một bộ phận cán bộ có tâm lý coi nhẹ việc chống lãng phí ngay trong hoạt động quản lý, chỉ coi lãng phí là hành vi cần phải khắc phục nhưng chưa đến mức nghiêm trọng, chưa coi lãng phí là hành vi nguy hiểm cho xã hội. Sáng 4/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận tại hội trường về kết...

Các chính sách xã hội được triển khai kịp thời

Kinhtedothi - Theo Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, nhìn chung các chính sách xã hội được triển khai cơ bản, đúng, đủ và kịp thời, thông qua đó tạo chuyển biến rất quan trọng về nhận thức, hành động và hiệu quả. Chiều 4/11, Quốc hội tiếp tục tiến hành thảo luận phiên toàn thể tại hội trường về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế -...

ĐBQH: Chống lãng phí, vững vàng bước vào kỷ nguyên mới

Kinhtedothi - Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Mai Thị Phương Hoa, nếu chúng ta chống lãng phí thành công như chống tham nhũng thời gian qua, đất nước ta nhất định sẽ vững vàng bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình. Ngày 4/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường về đánh kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Mùa lúa chín trên những thửa ruộng bậc thang Miền Đồi

Thời điểm cuối tháng 10 hàng năm cũng là lúc trên khắp các triền núi, thửa ruộng bậc thang của vùng đất xã Miền Đồi, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình bắt đầu khoác lên mình tấm áo vàng óng của mùa lúa chín hòa vào cùng sắc màu của bức tranh thiên nhiên tươi đẹp nơi đây.   Trọng Đạt (TTXVN) Nguồn:https://baotintuc.vn/anh/mua-lua-chin-tren-nhung-thua-ruong-bac-thang-mien-doi-20241104171351707.htm

Bầu cử Mỹ 2024: Giới chuyên gia lo ngại kế hoạch áp thuế của ông Donald Trump

Giới chuyên gia kinh tế cho rằng các kế hoạch áp thuế của ứng cử viên Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ đẩy thuế nhập khẩu của Mỹ trở lại mức của những năm 1930, gây ra lạm phát, làm sụp đổ thương mại Mỹ - Trung Quốc, dẫn tới sự trả đũa và sắp xếp lại mạnh mẽ các chuỗi cung ứng. Ông Trump đã gọi thuế quan là "từ đẹp nhất trên thế giới" và lập luận rằng...

Thủ tướng: Chung sức cùng đất nước bước vào Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Tối 4/11, tại Hà Nội, dự Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia lần thứ 9 năm 2024, với chủ đề "Vươn mình tiến vào Kỷ nguyên xanh", Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính kêu gọi doanh nhân, doanh nghiệp chung sức cùng đất nước bước vào Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam. Cùng dự có Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn; lãnh đạo các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương;...

Thông cáo báo chí số 12, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Thứ hai, ngày 4/11/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ mười hai (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội thảo luận ở hội trường về 4 nội dung sau: (i) Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm...

Xây dựng Nhà nước pháp quyền: Lợi ích của Tổ quốc, nhân dân lên trên hết

Nghiên cứu bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm về "Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam", các nhà khoa học lý luận chính trị nhận định, người đứng đầu Đảng ta truyền đi thông điệp về quyết tâm xây dựng một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam với phương châm đặt “lợi ích của Tổ quốc, nhân dân lên trên hết, trước hết”,...

Bài đọc nhiều

Di của ‘Những đứa trẻ trong sương’ tự theo bạn trai hơn 7 tuổi về làm vợ

Nhờ chống lại tục 'bắt vợ', Má Thị Di người dân tộc Mông đã tìm được hạnh phúc bên chồng hơn 7 tuổi. Má Thị Di (thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai) - nhân vật chính trong phim tài liệu Những đứa trẻ trong sương của đạo diễn Hà Lệ Diễm đã có những chia sẻ xúc động về cuộc sống của mình trong tọa đàm "Ra khỏi màn sương" do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức. -...

Dự báo thời tiết TP.HCM ngày 4/11: Chiều tối tiếp tục có mưa dông

Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn Nam Bộ, thời tiết TP.HCM hôm nay 4/11, trời nắng nhẹ từ sáng đến trưa, về chiều tối tiếp tục có mưa dông, cục bộ có mưa to. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.Nhiệt độ dao động trong khoảng 30-32 độ C, độ ẩm tương đối phổ biến 66%, mật độ mây 94%.Dự báo chỉ số UV: Các quận, huyện của TP.HCM...

Lý do hàng loạt chủ ô tô hạng sang Mercedes-Benz phông bạt lên nóc xe

Theo trang Passionate Geekz ngày 14/10, một chủ xe tại Trung Quốc đã đăng tải hình ảnh chiếc SUV hạng sang của mình, với phần nóc được che bằng tấm bạt ba màu thường dùng trong xây dựng. Điều này đã gây ra những cuộc thảo luận được nhiều người quan tâm trên tại các nền tảng mạng xã hội. ...

Nghệ nhân đưa ‘hồn cốt’ lụa Vạn Phúc hồi sinh

Với bàn tay cần mẫn, nghệ nhân Nguyễn Thị Tâm đã hồi sinh lụa Vân, "hồn cốt” của làng nghề truyền thống Vạn Phúc. VTC.vn

Thủ tướng Việt Nam, Campuchia và Lào ăn sáng làm việc

Sáng 9-10, Thủ tướng Việt Nam, Campuchia và Lào có buổi ăn sáng làm việc ở Vientiane. Lãnh đạo ba nước nhất trí tìm giải pháp phát triển các cơ chế hợp tác song phương, ba nước theo hướng hiệu quả, thực chất hơn.   Thủ tướng Phạm Minh Chính có buổi ăn sáng làm việc với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone và Thủ tướng Campuchia Hun Manet tại Vientiane sáng 9-10 - Ảnh: DƯƠNG GIANG Sáng 9-10, nhân dịp tham dự...

Cùng chuyên mục

Mới nhất

Giải mã hiện tượng vàng da ở trẻ sơ sinh

Chúng ta không còn xa lạ với hiện tượng trẻ sơ sinh bị vàng da. Tuy nhiên, hẳn nhiều người không biết vàng da ở trẻ sơ sinh như thế nào là tình trạng...

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 hứa hẹn gay cấn đến phút chót

VOV.VN - Được xem là mùa bầu cử kịch tính nhất trong lịch sử hiện đại nước Mỹ với kết quả được dự báo sẽ rất sít sao giữa hai ứng cử viên. Thống kê từ các cuộc thăm dò cử tri cho thấy, hai ứng cử viên là bà Kamala Harris và ông Donald Trump vẫn đang bám...

Trình duyệt web Việt Cốc Cốc được đánh giá ngang ngửa ‘ông lớn’ Google Chrome, Apple Safari

Báo cáo The Connected Consumer quý 3 năm 2024 của hãng Decision Lab đánh giá trình duyệt Cốc Cốc của Việt Nam đạt nhiều điểm số cạnh tranh với Google Chrome và Apple Safari. ...

Đồng Tháp: Siêu lợi nhuận từ đa dạng hóa các sản phẩm từ sen

Đồng Tháp có hơn 100 sản phẩm là thực phẩm, mỹ phẩm từ sen; có 56 sản phẩm sen đạt chuẩn OCOP từ 3-4 sao và 1 sản phẩm sen đạt OCOP 5 sao; giá trị sản xuất ngành sen mỗi năm thu trên 1.900 tỷ đồng.   Hiện nay, diện tích trồng sen ở tỉnh Đồng Tháp hơn 1.108ha, sản...

Nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam, có thể hút tới 9 tỉ USD vốn ngoại

Bà Vũ Thị Chân Phương - chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC) - vừa chủ trì buổi làm việc và trao đổi thông tin với đoàn công tác của FTSE Russell và Morgan Stanley về nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam. ...

Mới nhất