Trang chủKhoa học - Công nghệCông nghệ sốXác thực sinh trắc học giúp bảo đảm an toàn giao dịch,...

Xác thực sinh trắc học giúp bảo đảm an toàn giao dịch, ngăn chặn lừa đảo



Từ 1/7, người dân cần xác thực sinh trắc học liên kết căn cước công dân gắn chíp khi qua ứng dụng ngân hàng hơn 10 triệu đồng/lần hoặc trên 20 triệu đồng/ngày.

Theo Quyết định số 2345/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, từ ngày 1/7/2024, khách hàng của các ngân hàng khi thực hiện một số giao dịch trực tuyến sẽ bắt buộc xác thực bằng sinh trắc học khuôn mặt khớp đúng với dữ liệu được lưu trữ trong chip của căn cước công dân (CCCD). Phương thức xác thực này nhằm bảo đảm an toàn giao dịch cho khách hàng, tránh bị kẻ gian lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Quyết định số 2345 quy định các trường hợp cần xác thực bằng sinh trắc học gồm: giao dịch chuyển tiền trên 10 triệu đồng giao dịch; giao dịch có tổng mức chuyển tiền cộng dồn trong ngày trên 20 triệu đồng; lần đầu thực hiện giao dịch bằng ứng dụng Mobile Banking hoặc thực hiện giao dịch trên thiết bị khác với thiết bị thực hiện giao dịch Mobile Banking lần gần nhất…

Ảnh minh họa

Việcxác thực sinh trắc họctheo Quyết định số 2345 là tạo ra những lớp bảo mật khác, nói một cách đơn giản, xác thực khuôn mặt phải gắn với tài khoản ngân hàng của chính chủ trong điện thoại và chỉ khuôn mặt được xác thực đó mới chuyển tiền được.

Nhiều người dùng cho biết, họ đã sử dụng khuôn mặt của mình để mở khóa điện thoại, khi đăng nhập tài khoản ngân hàng trên điện thoại cũng đã kích hoạt tính năng mở khóa bằng khuôn mặt (hay còn gọi là Face ID) thay vì gõ lại mật khẩu, thậm chí cho phép dùng khuôn mặt để xác thực khi chuyển tiền. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Hưng – Tổng Giám đốc Ngân hàng Tiên Phong (TPBank), điều này là chưa đủ bởi đó chỉ là đăng ký khuôn mặt với chiếc điện thoại, tức là bất cứ ai được cho phép truy cập điện thoại như vợ, chồng, con cái…, đều có quyền vào tài khoản ngân hàng của người dùng. Đây là một trong những nguyên nhân khiến người dùng có thể mất tiền khi bị chiếm đoạt quyền trên điện thoại hay nhấn vào các đường dẫn lạ.

Chỉ cần chụp ảnh CCCD gắn chip từ ứng dụng ngân hàng, đặt con chip của CCCD lại gần điện thoại để quét dữ liệu, chụp ảnh để xác thực khuôn mặt là người dân đã có thể hoàn thiện việc xác thực sinh trắc học trên ứng dụng ngân hàng. Điều này giúp người dân tránh bị xâm nhập tài khoản ngân hàng khi nhấn vào đường dẫn lạ hay bị chiếm quyền điều khiển điện thoại.

Ông Nguyễn Văn Hương – Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Phương Đông (OCB) – cho rằng:”Thông qua sinh trắc học, tội phạm gần như là không thể thực hiện việc giả mạo khách hàng. Mỗi giao dịch có giá trị lớn đều phải xác thực, nếu không chính là khách hàng thực hiện thì không chuyển tiền được”.

 

Trong năm 2023, đã có gần 16.000 phản ánh lừa đảo qua mạng, gần 10.000 đã bị chiếm đoạt. Khi nạn nhân chuyển tiền cho đối tượng lừa đảo, dòng tiền ngay lập tức chạy liên tục giữa các tài khoản ngân hàng, do đó, rất khó truy vết dòng tiền. Khi xác thực sinh trắc họ, dòng tiền lừa đảo sẽ bị chặn lại.

Trung tá Triệu Mạnh Tùng – Phó Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao, Bộ Công an – cho biết:”Nếu anh không phải là người mở tài khoản thì sẽ không thể chuyển được tiền đi, cũng sẽ giảm được việc sử dụng tài khoản không chính thống. Nhờ vậy, chúng ta cũng ngăn chặn được tình trạng những đối tượng lừa đảo thu mua tài khoản ngân hàng của người khác dùng để luân chuyển dòng tiền lừa đảo”.

Xác thực sinh trắc học khi chuyển tiền giúp ngăn chặn dòng tiền khi đã bị chuyển đi khỏi tài khoản. Tuy nhiên, có một thực tế hiện nay là các đối tượng lừa đảo giả danh công an, giả danh cán bộ thuế, tòa án hay nhiều lực lượng chức năng khác và gọi điện, thao túng tâm lý khiến nhiều người làm theo và chuyển tiền. Điều này đồng nghĩa với việc xác thực xong thì vẫn có thể bị lừa đảo và chuyển tiền đi. Do đó, hiện các ngân hàng và Bộ Công an đã có sự liên thông để cảnh báo sớm đến người dân ngay từ khi nhập tài khoản chuyển tiền.

Ông Đỗ Huy Phương – Phó Giám đốc Khối ngân hàng số, Ngân hàng Quân đội (MB) – cho biết:”Ngân hàng đã liên kết với Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (A05), thuộc Bộ Công an, có danh sách các tài khoản lừa đảo, hiển thị rất rõ tài khoản người nhận là tài khoản đang nằm trong diện nghi vấn lừa đảo, được xác thực bởi Bộ Công an và liên tục cập nhật, từ đó dừng lại ngay việc chuyển khoản để tránh những rủi ro phát sinh”.

Tại sơ kết 1 năm thực hiện và tháo gỡ điểm nghẽn cho Đề án 06, Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, nêu cao tinh thần trách nhiệm, “không nói không, không nói khó, không nói có nhưng không làm”, khẩn trương hoàn thiện thể chế phục vụ phát triển dữ liệu về dân cư; kết nối, chia sẻ dữ liệu nói riêng và chuyển đổi số quốc gia nói chung; đồng thời đẩy mạnh đơn giản hóa, tái cấu trúc quy trình thủ tục hành chính để nâng cao số lượng, chất lượng cung cấp cho người dân.

 

Hiện nay, đã có 60 tổ chức tín dụng triển khai xác thực khách hàng thông qua CCCD gắn chip tại quầy, 49 tổ chức tín dụng thực hiện xác thực CCCD gắn chip qua ứng dụng trên thiết bị di động.

Ngân hàng Nhà nước đã có hướng dẫn triển khai Quyết định 2345 gửi các Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán. Do đó, nếu không tự xác thực được trên điện thoại, người dân có thể đến ngân hàng để được hỗ trợ. Những trường hợp bất khả kháng sẽ được nhân viên ngân hàng đến trợ giúp tại nhà. Người dân cần hết sức cẩn trọng với các cuộc gọi đề nghị hỗ trợ từ người lạ vì đó có thể là lừa đảo.


Theo VTV





Nguồn: https://doanhnghiepvn.vn/chuyen-doi-so/xac-thuc-sinh-trac-hoc-giup-bao-dam-an-toan-giao-dich-ngan-chan-lua-dao/20240628110116350

Cùng chủ đề

Khách loay hoay vì app xác thực khuôn mặt chê điện thoại rẻ tiền, ngân hàng hối thúc

Gấp rút chạy "deadline" Hiện các ngân hàng thương mại ráo riết hoàn tất việc thu thập dữ liệu sinh trắc học của khách hàng nhằm đáp ứng yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước. Tại Ngân hàng TPBank, nhà băng này cho biết bắt đầu thu thập và chuẩn hoá dữ liệu khách hàng từ tháng 4/2024, trung bình mỗi ngày có trên dưới 10.000 mẫu khuôn mặt và CCCD được cập nhật vào kho dữ liệu từ tất...

Ngân hàng Nhà nước chỉ cách xác thực khuôn mặt chuyển tiền với ca khó thực hiện

Theo đó, NHNN nêu rõ cách thức triển khai xác thực khuôn mặt đối với khách hàng chưa có Căn cước, Căn cước công dân (CCCD) gắn chíp, mà chỉ có  có Chứng minh nhân dân hoặc CCCD không gắn chíp còn thời hạn sử dụng theo quy định của pháp luật). Đối với các khách hàng này, biện pháp xác thực được thực hiện bằng cách khớp đúng với dữ liệu sinh trắc học được lưu trong Cơ...

Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn cụ thể về xác thực khuôn mặt khi chuyển tiền

Theo đó, đối với khách hàng chưa có Căn cước, Căn cước công dân (CCCD) gắn chíp (khách hàng chỉ có Chứng minh nhân dân hoặc CCCD không gắn chíp còn thời hạn sử dụng theo quy định của pháp luật), biện pháp xác thực bằng dấu hiệu nhận dạng sinh trắc học của khách hàng (đối với giao dịch loại C, D quy định tại Điều 1 Quyết định 2345) được thực hiện bằng cách khớp đúng...

Xác thực khuôn mặt: Người phẫu thuật thẩm mỹ có gặp khó khi chuyển tiền?

Theo Quyết định số 2345/QĐ-NHNN (Quyết định 2345), kể từ ngày 1/7, giao dịch chuyển tiền trực tuyến trên 10 triệu đồng một lần hoặc lũy kế trên 20 triệu đồng mỗi ngày bắt buộc phải xác thực dữ liệu sinh trắc học. Dữ liệu này phải trùng khớp với dữ liệu sinh trắc học được lưu trong chip của thẻ căn cước công dân (CCCD) do cơ quan công an cấp. Điểm khác biệt của việc xác thực...

Xác thực khuôn mặt khi chuyển tiền, còn nguy cơ mất tiền trong tài khoản?

Giao dịch nào phải xác thực khuôn mặt? Theo Quyết định 2345/QĐ-NHNN, từ ngày 1/7, chuyển tiền từ 10 triệu đồng/lần hoặc tổng giá trị giao dịch quá 20 triệu đồng/ngày sẽ phải xác thực sinh trắc học bằng khuôn mặt. Ngoài ra, theo khoản 2 của Quyết định 2345, khách hàng cá nhân trước khi giao dịch lần đầu bằng ứng dụng ngân hàng (Mobile Banking) hoặc trước khi giao dịch trên thiết bị khác với thiết bị đang...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tiếp cận nguồn tài chính xanh là nhu cầu cấp thiết của doanh nghiệp

DNVN - Trước nhu cầu chuyển đổi xanh để đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường, tiếp cận nguồn tài chính xanh để hỗ trợ cho quá trình chuyển đổi sản xuất kinh doanh theo hướng bền vững đang là nhu cầu cấp thiết của doanh nghiệp. ...

Việt Nam có cơ hội lớn phát triển công nghiệp bán dẫn

DNVN - Tại buổi tiếp Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, ngày 26/6 (theo giờ Washington D.C, Mỹ), TS Richard Lawton Thurston - nguyên Phó Chủ tịch Công ty TNHH Sản xuất Chất bán dẫn Đài Loan TSMC đánh giá Việt Nam có cơ hội rất lớn để phát...

Hà Nội: Phát triển 10.000 doanh nghiệp công nghệ số

DNVN - Ngày 27/6, Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin (VINASA) cùng với Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội đã ký bản ghi nhớ hợp tác về phát triển doanh nghiệp công nghệ số trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2024 -2025 với mục...

6 tháng, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công cả nước mới đạt 28% kế hoạch

Báo cáo của Bộ Tài chính gửi Thủ tướng Chính phủ về tình hình thanh toán vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước thực hiện từ đầu năm đến ngày 30/6 cho biết có nhiều bộ, cơ quan trung ương và địa phương đã nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp để thúc...

Sản phẩm nước mắm thứ ba trên cả nước được cấp chỉ dẫn địa lý

DNVN - Chỉ dẫn địa lý “Nam Ô” vừa được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ là chỉ dẫn địa lý đầu tiên của TP Đà Nẵng, là 1 trong 3 chỉ dẫn địa lý về sản phẩm nước mắm trên cả nước (gồm nước mắm Phú Quốc, nước mắm...

Bài đọc nhiều

Ứng dụng YouTube trên Android sẽ có thêm tính năng hẹn giờ tắt video

Google sắp mang đến tính năng hữu ích mới cho ứng dụng YouTube trên Android là hẹn giờ tắt video.

3 cách ghép ảnh trên TikTok thành video đơn giản, nhanh chóng

Bạn đang xây dựng nội dung trên kênh TikTok của mình và đang tìm cách ghép ảnh thành video. Đừng quá lo lắng, bài viết hôm nay sẽ hướng dẫn bạn chi tiết cách chèn, ghép nhiều ảnh vào TikTok, giúp bạn kể lại câu chuyện của mình rất đơn giản mà thu hút.

Hàng trăm triệu người dùng trình duyệt Chrome dính mã độc qua extension

Có đến 280 triệu người dùng trình duyệt Google Chrome đang phải đối mặt nguy cơ về bảo mật do cài đặt tiện ích mở rộng (extension).

Hà Nội: Phát triển 10.000 doanh nghiệp công nghệ số

DNVN - Ngày 27/6, Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin (VINASA) cùng với Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội đã ký bản ghi nhớ hợp tác về phát triển doanh nghiệp công nghệ số trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2024 -2025 với mục...

Cùng chuyên mục

Chiêu trò đánh cắp phần mềm bản quyền tại Apple Store

Trên MXH X, tài khoản Rubik tiết lộ: “Tôi đã biết cách tải miễn phí phiên bản chính thức của các ứng dụng trả phí cho máy Mac mà không phải trả hàng trăm USD. Tôi đến Apple Store với máy Mac của mình và chuyển các tệp ứng dụng từ máy trưng bày qua AirDrop". Không chỉ Rubik, David Jiang cũng kể: "Hôm nay, tôi đến 5th Avenue Apple Store và 'airdrop' toàn bộ ứng dụng Apple Pro...

5G sẽ bùng nổ với gần 5,6 tỷ thuê bao vào cuối năm 2029

Di động Ericsson công bố báo cáo tháng 6/2024 vào ngày 27/6/2024, cho thấy, hiện tại, khoảng 300 nhà cung cấp dịch vụ truyền thông (CSP) trên toàn thế giới đã cung cấp dịch vụ 5G, trong đó khoảng 50 CSP đã triển khai 5G Độc lập (5G SA). 5G đang tiếp tục phát triển mạnh mẽ ở tất cả các khu vực và dự kiến sẽ chiếm khoảng 60% tổng số thuê bao di động vào cuối năm...

Ứng dụng YouTube trên Android sẽ có thêm tính năng hẹn giờ tắt video

Google sắp mang đến tính năng hữu ích mới cho ứng dụng YouTube trên Android là hẹn giờ tắt video.

Hà Nội: Phát triển 10.000 doanh nghiệp công nghệ số

DNVN - Ngày 27/6, Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin (VINASA) cùng với Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội đã ký bản ghi nhớ hợp tác về phát triển doanh nghiệp công nghệ số trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2024 -2025 với mục...

Mới nhất

Đường dây 500kV mạch 3 Nam Định I

Dự án đường dây 500kV mạch 3 cung đoạn NMNĐ Nam Định I - Thanh Hóa đã cơ bản hoàn thành và sẵn sàng đóng điện. Hội đồng nghiệm thu bao gồm đại diện Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Bắc (NPMB), Công ty Truyền tải điện 1, nhà thầu thi công, tư vấn...

Sứ mệnh cao cả của Viễn Chi: Hồi ức 10 năm giúp Campuchia

Đây là cuốn sách tâm huyết được tác giả Viễn Chi viết sau khi nghỉ hưu, hoàn thành năm 1996. Gần đây, con trai ông - đại tá Trần Nguyên Minh - mới tìm được bản thảo và những tư liệu liên...

Bàn giải pháp phát triển nghề nuôi biển đến năm 2025, tầm nhìn năm 2030

Tham dự hội thảo có lãnh đạo UBND tỉnh Kiên Giang, sở NN&PTNT tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Liên Minh họp tác xã tỉnh Kiên Giang;...

Phần đời lưu lạc kỳ lạ của cậu bé Trung Quốc tên Duy

Có đồ ăn ngon, quần áo đẹp cũng mang cho Zheng Huanyi Biết rành về Zheng Huanyi khi còn ở chùa, bà Huỳnh Thị Chính - người dân ở xã Ngọc Chúc...

5 bài tập giúp tăng sức mạnh trí não

Tập thể dục thường...

Mới nhất