Trang chủKinh tếNông nghiệpXả nước tràn đồng đón phù sa, dân Vĩnh Long ra bắt...

Xả nước tràn đồng đón phù sa, dân Vĩnh Long ra bắt cá sặt, cá rô đồng, cá trê, cá lóc bán hút hàng

Thời gian qua, nhiều địa phương trong tỉnh Vĩnh Long đã tranh thủ mở cống cho nước mang phù sa vào đồng ruộng. Việc này vừa đón phù sa, tháo chua rửa phèn, tăng độ phì nhiêu cho đồng ruộng, vừa mang theo nguồn lợi thủy sản, giúp người dân có thêm sinh kế.

Dịp để đất “nghỉ ngơi”

Xả lũ lấy phù sa là việc làm cần thiết trong mùa nước nổi sau mỗi vụ Thu Đông. Điều này càng quan trọng hơn trong mùa nước năm nay, bởi theo ngành chuyên môn, lượng phù sa từ thượng nguồn về các sông ĐBSCL nhiều hơn trung bình nhiều năm.

Tùy vào điều kiện thủy lợi và lịch thời vụ, ngành nông nghiệp tỉnh phối hợp với các địa phương điều hành cống, đập hỗ trợ nông dân thả nước vào đồng ruộng để cải tạo đất, tăng độ phì nhiêu, đồng thời cách ly các loại dịch hại trên đồng.

Như ở huyện Bình Tân, địa phương của tỉnh Vĩnh Long đã thực hiện xả lũ khoảng 6.000ha trên các diện tích lúa và rau màu. Còn tại huyện Tam Bình, địa phương sản xuất lúa nhiều nhất tỉnh, ngành nông nghiệp cho biết sẽ xả lũ, ngâm đồng toàn bộ diện tích sau khi thu hoạch lúa Thu Đông với gần 11.000ha.

Ngành nông nghiệp các huyện cho biết các diện tích lúa sau khi thu hoạch xong nông dân xới đất, xả lũ và ngâm đồng, cho nước lũ tràn vào nhằm vệ sinh đồng ruộng, bồi tụ thêm phù sa.

Việc mở đồng đón nước lũ được thực hiện trong vòng 1 tháng, sau đó sẽ tiến hành sản xuất vụ Đông Xuân. Việc xả lũ lấy phù sa được nông dân thống nhất cao, bởi lợi ích cung cấp phù sa, cải tạo đất, tiêu diệt mầm bệnh, giúp cây lúa phát triển tốt, giảm chi phí cải tạo đất trong vụ lúa sau.

Bà Trần Thị Mỹ (xã Nguyễn Văn Thảnh, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long) cho biết: “Tôi có 4 công ruộng, thu hoạch xong vụ 3 là tôi xả nước vào ruộng ngâm đồng trong khoảng 1,5 tháng. 

Nhờ thực hiện nhiều năm nay mà vụ sau tôi giảm chi phí đầu tư phân bón khoảng 20%, thêm vào đó, đất cũng được tẩy rửa độc tố thuốc trừ sâu, tiêu diệt mầm bệnh, giúp cho mùa vụ tiếp theo càng bội thu”.

Xả nước tràn đồng đón phù sa, dân Vĩnh Long ra bắt cá sặt, cá rô đồng, cá trê, cá lóc bán hút hàng- Ảnh 1.

Việc xả lũ vào đồng ruộng đem lại nhiều lợi ích cho nông dân tỉnh Vĩnh Long.

Ông Trần Văn Lượm (xã Phú Thịnh, huyện Tam Bình) cũng cho hay: “Thả nước vô ruộng, vụ sau sạ là có phù sa nhiều hơn, lúa trúng lắm, tôi cũng giảm khoảng 20-30% chi phí phân ure vì có phù sa”.

Bà Trần Thị Hồng Nga- Phó Chủ tịch UBND xã Nguyễn Văn Thảnh (huyện Bình Tân) cho biết: “Nhiều năm nay, sau vụ lúa Thu Đông, địa phương vận động và người dân đồng tình xả lũ. Vì đem lại nhiều lợi ích cho nông dân.

Nhờ xả lũ đưa nước vào đồng ruộng mà đất được nghỉ ngơi, các độc tố tích tụ trong đất bị rửa trôi. Nước vào đồng còn mang theo lượng phù sa bồi đắp cho ruộng lúa, góp phần duy trì độ màu mỡ của đất, từ đó nông dân giảm lượng phân bón, thuốc BVTV, giảm suy thoái môi trường, đất, nước…

Đây còn là dịp để nông dân cho đất “nghỉ ngơi”. Về mặt xã hội, chủ trương này có sự đồng thuận của nông dân, thay đổi nhận thức về tập quán sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu”.

Ông Lê Văn Chiến- Phó Phòng Nông nghiệp-PTNT huyện Tam Bình, cũng cho biết: Đối với những diện tích không làm vụ 3 thì huyện vận động nông dân thực hiện xả nước lấy phù sa để cho rơm rạ hoai mục.

Những địa phương sản xuất lúa Thu Đông thu hoạch dứt điểm đến đâu thì vệ sinh đồng ruộng, xới đất để thả nước lấy phù sa chuẩn bị vụ tới.

Xả nước tràn đồng đón phù sa, dân Vĩnh Long ra bắt cá sặt, cá rô đồng, cá trê, cá lóc bán hút hàng- Ảnh 2.

Nước mang phù sa vào đồng ruộng và mang theo nguồn lợi thủy sản trong đó có cá đồng, lươn đồng, ốc đồng…giúp người dân vùng xả lũ của tỉnh Vĩnh Long có thêm sinh kế.

Theo đánh giá những năm trước, việc xả lũ, ngâm đồng bên cạnh tăng độ phì nhiêu cho đồng ruộng, giúp giảm đáng kể lượng phân bón trong vụ Đông Xuân tiếp theo thì cũng tạo nguồn lợi thủy sản trên đồng ruộng, nông dân đánh bắt trong thời gian này có thể làm thực phẩm hoặc bán tăng thêm thu nhập.

Thêm thu nhập từ nguồn lợi thủy sản

Theo nhiều nông dân, ngoài việc cho nước vào ruộng để lấy phù sa, nguồn lợi thủy sản từ đó cũng phát triển, người dân đánh bắt sử dụng và bán góp phần mang lại nguồn thu nhập khá cao. Các loại cá được đánh bắt thường là cá sặt, cá rô đồng, rô phi, cá trê trắng, cá lóc, lươn, giá bán từ 20.000-90.000 đ/kg, tùy loại.

Đang đi giở lưới, anh Võ Tuyết Linh (xã Phú Thịnh, huyện Tam Bình) cho hay: “Từ đầu vụ xả lũ đến nay tôi giăng lưới, kéo côn được gần 1 tháng, cá các loại tôi bán bổ đồng 80.000 đ/kg, thu nhập chừng 500.000-600.000 đ/ngày”.

Vừa đẩy côn xong, anh Lê Văn Út (xã Nguyễn Văn Thảnh, huyện Bình Tân) cho hay: “Mùa nước tràn bờ rất dễ kiếm cá, chỉ cần xách dây côn ra đồng một buổi là kiếm được vài trăm ngàn đồng hoặc có cá ăn cả tuần. 

Người dân ở đây bắt cá cũng rất có ý thức. Gặp cá lớn mới bắt, còn cá nhỏ thì thả lại để tái tạo nguồn lợi. Mình bắt hết thì còn cá đâu mà sinh sản để mùa sau bắt nữa”.

Theo bà Trần Thị Hồng Nga, vào mùa nước nổi, khi xả lũ, bên cạnh lợi ích cho đồng ruộng cũng là lúc người dân khai thác đánh bắt cá (giăng lưới, giăng câu, đặt lọp…) cải thiện bữa ăn và đem bán kiếm thêm thu nhập. Khoảng 2 năm nay, lượng thủy sản vào đồng đã bắt đầu tăng nhiều hơn trước.

Ông Nguyễn Hoàng Giang- Giám đốc Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Vĩnh Long: Ghi nhận từ khi cơn bão số 3 mưa lũ ở miền Trung Việt Nam, miền Bắc, thượng Lào và Thái Lan nhiều thì tải về lượng phù sa cũng lớn hơn so với năm 2023. Qua kinh nghiệm quan trắc và lấy mẫu, tính toán số liệu thì chúng tôi nhận thấy năm nay lượng phù sa về đồng bằng rất nhiều. Khuyến cáo bà con trong đồng có điều kiện lấy nước vào đồng để tăng lượng phù sa. Bởi vì điều kiện lũ mỗi năm khác nhau, năm nay có điều kiện thì cố gắng mở lấy nước vào trong đồng để cải tạo đồng ruộng.





Nguồn: https://danviet.vn/xa-nuoc-tran-dong-don-phu-sa-dan-vinh-long-ra-bat-ca-sat-ca-ro-dong-ca-tre-ca-loc-ban-hut-hang-20241113235301976.htm

Cùng chủ đề

Xây dựng y tế xanh là một nhiệm vụ rất quan trọng

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trí Thức nhấn mạnh xây dựng y tế xanh là nhiệm vụ rất quan trọng với ngành y đến năm 2030. Ngày 17-12, ông Nguyễn Trí Thức - thứ trưởng Bộ Y tế, kiêm giám đốc Bệnh viện...

Phong vị sông Tiền, chuyến ‘điền dã ẩm thực’ thi vị về miền Tây

"Phong vị sông Tiền" - vẻ đẹp ẩm thực đong đầy mộc mạc, đậm nét chân phương mà...

Miền Tây có ruộng rau nhút lạ mắt xanh mướt

Thửa ruộng rau nhút xanh mướt trải dài. Nhìn từ trên cao, cánh đồng như những đóa hoa, tạo nên hình ảnh ấn tượng. Nhiều người dân địa phương khá ngỡ ngàng khi được PV Thanh Niên cho xem hình ảnh cánh đồng rau nhút nhìn từ trên cao. Gốc rau mọc ngược hướng lên trời, trông như những đóa hoa rất lạ mắt. Những thửa ruộng trồng rau nhút ở Vĩnh Long ảnh: nam long Đây là cánh đồng rau nhút ở ấp Hồi...

Lãnh 8 năm tù vì đi lừa “vòng quanh”

(Dân trí) - Dù không khả năng thanh toán do làm ăn thua lỗ nhưng Sâm vẫn vay, mượn tiền của nhiều người. Bị cáo nói dối đang bán đất thế chấp ngân hàng để lừa 850 triệu đồng của một phụ nữ. Ngày 5/12, TAND tỉnh Vĩnh Long mở phiên tòa hình sự xét xử sơ thẩm, tuyên bị cáo Phan Thị Hồng Sâm (40 tuổi) 8 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Theo cáo trạng,...

Vĩnh Long thành lập Cụm công nghiệp Tân Bình, vốn 662 tỷ đồng

Đây là cụm công nghiệp đa ngành gồm công nghiệp hỗ trợ; công nghiệp chế biến; thực phẩm; chế tạo linh kiện, máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, bảo quản, chế biến nông sản; công nghệ xanh, sạch, thân thiện môi trường... Đây là cụm công nghiệp đa ngành gồm công nghiệp hỗ trợ; công nghiệp chế biến; thực phẩm; chế tạo linh kiện, máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ngũ trò dân ca Đông Anh ở Thanh Hóa là các trò gì mà được công nhận Di sản phi vật thể Quốc gia?

Ngũ trò Viên Khê ở làng cổ Viên Khê, xã Đông Anh, huyện Đông Sơn (Thanh Hóa) mang đặc trưng văn hóa nông nghiệp ở vùng châu thổ sông Mã với những lời ca giản dị, chân thực, được các thế hệ cha ông sáng tạo trong quá trình lao động...

Cận cảnh trang phục “người lính tương lai” biến người lính bình thường thành chiến binh đáng sợ

Tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel (Bộ Quốc phòng) đã giới thiệu trang phục "người lính tương lai" tích hợp trí thông minh nhân tạo AI với nhiều tính năng hỗ trợ chiến đấu tiên tiến, hiện đại, biến người lính bình thường trở thành...

Lạc lối ở vườn cam “Xã Đoài” lớn nhất miền Trung

Từ cuối tháng 11 – đầu tháng 12 hàng năm, vườn cam rộng hơn 70 ha với thương hiệu Cam tươi FVF của Tập đoàn TH bắt đầu chín rộ. Những trái cam vàng óng, mọng nước và vị ngọt thanh, hương thơm đậm đà xứng danh giống cam gốc Xã...

Khu rừng rộng qua 5 tỉnh, phía Đồng Nai thấy la liệt động vật hoang dã, đàn bò tót đứng bên con nai

Khu dự trữ sinh quyển thế giới Đồng Nai nằm trải rộng trên địa bàn 5 tỉnh gồm: Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Lâm Đồng và Đắk Nông với tổng diện tích hàng trăm ngàn hécta. Khu dự trữ sinh quyển thế giới Đồng Nai là nơi có các dạng...

Tiêm kích SU-30MK2 thả mồi bẫy nhiệt tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Sáng nay (17/12), tại sân bay Gia Lâm (Hà Nội), Bộ Quốc phòng tổ chức Tổng duyệt Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024. Với quy mô và đội hình biểu diễn lớn hơn nhiều so với năm 2022, chương trình khai mạc năm nay sẽ giới thiệu nhiều khí tài quân sự hiện đại, khẳng...

Bài đọc nhiều

Xuất hiện một loài cá nuôi ở Trung Quốc đe dọa là đối thủ cạnh tranh của cá tra Việt Nam

Cá tra Việt Nam là loài cá thịt trắng “được lòng” người tiêu dùng tại nhiều thị trường trên thế giới. Tuy nhiên, thị trường đa dạng xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh với cá tra Việt, trong đó có cả cá lóc Trung Quốc (Chinese snakehead). ...

133 doanh nghiệp nhận Giải thưởng Chất lượng Quốc gia đạt doanh thu 500.000 tỷ, có 2 “ông lớn” nông nghiệp

Trong năm 2024, Thủ tướng Chính phủ đã ký 03 Quyết định trao giải thưởng Chất lượng Quốc gia cho 133 doanh nghiệp đạt Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2021, 2022 và 2023. Lễ trao Giải thưởng Chất lượng Quốc gia, Giải thưởng Chất lượng Châu Á - Thái...

Con rùa mẹ khổng lồ tìm đến một hòn đảo của Việt Nam đẻ gần trăm quả trứng rồi quay về biển

Theo thông tin từ Vườn Quốc gia Côn Đảo và Sixsen Côn Đảo, khoảng 7 giờ sáng ngày 14/12/2024, tại bãi Đất Dốc, huyện Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) xuất hiện một con rùa mẹ nặng khoảng 50kg bò lên bãi đẻ được 98 quả trứng, sau đó quay...

Nuôi hươu sao la liệt-loài thú vốn là động vật hoang dã, HTX này ở Điện Biên giàu lên trông thấy

Hợp tác xã Mùa Ban, xã Pom Lót (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) đang nuôi thành công hươu sao-loài thú móng guốc vốn là động vật hoang dã. HTX đã bán hươu giống, khai thác nhung hươu, các sản phẩm bổ dưỡng...

Xây dựng thương hiệu thịt lợn trà xanh – một đặc sản mới ở Thái Nguyên

Nhiều nông dân ở Thái Nguyên đang áp dụng hiệu quả mô hình nuôi lợn bằng bột trà xanh giúp lợn nhanh lớn, tăng sức đề kháng và chất lượng thịt thơm ngon. Nhờ đó, lợn thịt khi xuất bán ra thị trường được nhiều khách hàng ưa chuộng, săn lùng.Nhờ chiến lược kinh doanh và tốc độ tăng trưởng tích cực, Tập đoàn Masan tiếp tục được vinh danh "Top 50 Công ty kinh doanh hiệu quả nhất...

Cùng chuyên mục

Ngũ trò dân ca Đông Anh ở Thanh Hóa là các trò gì mà được công nhận Di sản phi vật thể Quốc gia?

Ngũ trò Viên Khê ở làng cổ Viên Khê, xã Đông Anh, huyện Đông Sơn (Thanh Hóa) mang đặc trưng văn hóa nông nghiệp ở vùng châu thổ sông Mã với những lời ca giản dị, chân thực, được các thế hệ cha ông sáng tạo trong quá trình lao động...

Lạc lối ở vườn cam “Xã Đoài” lớn nhất miền Trung

Từ cuối tháng 11 – đầu tháng 12 hàng năm, vườn cam rộng hơn 70 ha với thương hiệu Cam tươi FVF của Tập đoàn TH bắt đầu chín rộ. Những trái cam vàng óng, mọng nước và vị ngọt thanh, hương thơm đậm đà xứng danh giống cam gốc Xã...

Giảm nghèo bền vững, chìa khóa vàng cho tương lai

Giảm nghèo bền vững, chìa khóa vàng cho tương lai ...

Khu rừng rộng qua 5 tỉnh, phía Đồng Nai thấy la liệt động vật hoang dã, đàn bò tót đứng bên con nai

Khu dự trữ sinh quyển thế giới Đồng Nai nằm trải rộng trên địa bàn 5 tỉnh gồm: Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Lâm Đồng và Đắk Nông với tổng diện tích hàng trăm ngàn hécta. Khu dự trữ sinh quyển thế giới Đồng Nai là nơi có các dạng...

Xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2024 có bước nhảy vọt

Với những tín hiệu tích cực từ thị trường, xuất khẩu nông sản Việt Nam dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2025. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp vẫn còn đối mặt với nhiều thách thức và cơ hội mới. Các hiệp định thương mại mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt, đặc biệt là tại thị...

Mới nhất

Thưởng Tết cao nhất ở Đà Nẵng hơn 700 triệu đồng

Tiền thưởng Tết Dương lịch năm 2025 tại Đà Nẵng cao nhất là 223,1 triệu đồng thuộc khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, còn thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ cao nhất là 700 triệu đồng thuộc khối doanh nghiệp dân doanh. Ngày 17/12, Sở LĐ-TB&XH TP Đà Nẵng cho biết, đã nhận được báo cáo từ...

Bố và con trở thành bạn học cùng khóa trường y

Năm 2023, khi đang ở tuổi 43, ông Thành quyết tâm rủ con gái Thanh Bình (18 tuổi) cùng đăng ký xét tuyển vào Trường đại học Y Dược Thái Bình để viết tiếp ước mơ học đại học đang dang dở. ...

dứt khoát cần bỏ tư duy “không quản được thì cấm”

Kinhtedothi - Ngày 17/12, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai công tác Tư pháp năm 2025. Đến dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị có Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long. Nhiều luật phải sửa để phục vụ sắp xếp, tinh gọn bộ máy Tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn...

Ngũ trò dân ca Đông Anh ở Thanh Hóa là các trò gì mà được công nhận Di sản phi vật thể Quốc gia?

Ngũ trò Viên Khê ở làng cổ Viên Khê, xã Đông Anh, huyện Đông Sơn (Thanh Hóa) mang đặc trưng văn hóa nông nghiệp ở vùng châu thổ sông Mã với...

Lễ trao tặng Kỷ niệm chương

(MPI) - Nhân dịp Kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, 79 năm Ngày truyền thống ngành Kế hoạch và Đầu tư, chiều ngày 15/12/2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ trao tặng Kỷ niệm...

Mới nhất