Trang chủNewsThể thaoVững tay chèo đến Paris

Vững tay chèo đến Paris


NIỀM CẢM HỨNG TỪ CÔ GÁI QUẢNG BÌNH

Nhiều đồng đội trước đây của Phạm Thị Huệ đã giã từ sự nghiệp bởi môn rowing đòi hỏi sự khổ luyện, gian truân, khi hằng ngày “bán mặt cho nước, bán lưng cho trời” mà tuổi 30 đã là ngưỡng khó vượt qua. Thế nhưng, những cái nắng rát bỏng da hay cơn mưa tầm tã vẫn không thể khuất phục ý chí của cô gái can trường gốc Quảng Bình. Ở tuổi 34, Huệ vẫn lầm lũi, gân guốc trên đường đua.

Chinh phục đỉnh Olympic: Vững tay chèo đến Paris- Ảnh 1.

Phạm Thị Huệ đến Olympic ở tuổi 34 – kỳ tích trong sự nghiệp đáng nhớ của cô

Chứng kiến nghị lực phi thường của đàn chị, những thế hệ trẻ cảm thấy khâm phục và lấy Huệ làm tấm gương vượt khó. Cô luôn là trụ cột của đội tuyển rowing suốt hơn 1 thập niên qua. Cô trải bước trên hoa hồng với hàng loạt danh hiệu lớn như 3 HCB, 2 HCĐ ASIAD, 6 HCV ở các kỳ SEA Games… Song với Huệ, cô luôn muốn chinh phục những nấc thang mới.

Chinh phục đỉnh Olympic: Vững tay chèo đến Paris- Ảnh 2.

Phạm Thị Huệ (thứ tư từ trái sang) tại lễ xuất quân đoàn VN dự Olympic

Huệ từng hai lần đạt chuẩn tham dự Olympic vào các năm 2016 và 2020. Trớ trêu thay, vì quy định của BTC và tính toán của BHL rowing VN, cô đành lỗi hẹn. Và tưởng chừng giấc mơ Olympic mãi chỉ là giấc mơ, là khoảng lặng trong sự nghiệp của nữ VĐV sinh năm 1990 này thì ở vòng loại vào cuối tháng 4.2024, cô đoạt vé đến Paris trong niềm hạnh phúc vỡ òa. Cô cán đích trong tốp 5 với thời gian 7 phút 53 giây 08. Một vị trí vừa đủ để hiện thực hóa giấc mơ 16 năm đến với rowing của Huệ.

Chinh phục đỉnh Olympic: Vững tay chèo đến Paris- Ảnh 3.

Niềm vui sướng vô biên khi Huệ giành vé đi Olympic

Ở tuổi 34, tham dự Olympic, có thành tích ở ASIAD và cô gái vàng ở các kỳ SEA Games, Huệ có đủ thành tựu đáng mơ ước của một VĐV. Và khi được hỏi, sau Olympic 2024 có là điểm dừng, Huệ chỉ cười bảo: “Tôi cũng chưa có câu trả lời cho tương lai của mình. Tôi cứ cố gắng từng ngày trong tập luyện và thi đấu”.

Đúng thế! Huệ chưa tìm điểm dừng của mình bởi cô chưa biết đâu là giới hạn. Cô luôn muốn chinh phục mọi thử thách. Olympic 2024 sẽ là giải đấu đặc biệt của Huệ. “Đó là sân chơi lớn, đời VĐV nào cũng đều muốn ít nhất một lần góp mặt. Tôi đã lỗi hẹn hai lần và tham dự lần này mang lại cảm xúc khó tả. Ai cũng biết vượt qua vòng loại Olympic đã là khó khăn với các VĐV VN. Chính vì thế, đến đấu trường này, tôi sẽ cố gắng thi đấu tốt nhất”, cô tâm sự.

Chinh phục đỉnh Olympic: Vững tay chèo đến Paris- Ảnh 4.

Một nửa yêu thương của Huệ

Chinh phục đỉnh Olympic: Vững tay chèo đến Paris- Ảnh 5.

Một góc đời thường!

Luôn xác định mục tiêu rõ ràng nên không chỉ chuẩn bị tốt về tâm lý, Huệ cũng ra sức tập luyện để nâng “tay nghề”. Ngay sau khi vừa thi đấu thành công ở giải Đông Nam Á 2024, cô liền bắt tay ngay vào giai đoạn nước rút cho Olympic 2024. Tập luyện ở Hải Phòng, cô đang có sự tiếp sức lớn từ hậu phương. Sau bao năm xa cách con gái, cả gia đình cô đều đã chuyển ra Hải Phòng sinh sống. Đó là điểm tựa lớn để Huệ mơ về một kỳ Olympic thành công với bản thân cô. Tại Thế vận hội năm nay, cô phải đương đầu với 28 đối thủ rất mạnh và dĩ nhiên thử thách sẽ như núi.

Nguyễn Thị Hương CHẠM TAY VÀO LỊCH SỬ

Năm 14 tuổi, cô bé Nguyễn Thị Hương chọn môn vật để bắt đầu sự nghiệp. Nhưng thật không may, cô đã phải nhận cú sốc đầu đời ở tuổi 15 khi đội vật của địa phương giải tán. Bỏ thể thao ư, cô tự hỏi và lòng lại tự trả lời: Không bao giờ. Cô quyết định “rẽ” ngang sang đua thuyền canoeing. Và cũng chính cô tạo nên bước nhảy vọt thần kỳ với tấm vé Olympic 2024 một cách ngoạn mục, đầy bất ngờ.

Chinh phục đỉnh Olympic: Vững tay chèo đến Paris- Ảnh 6.

Cô gái nhỏ bé Nguyễn Thị Hương đã làm rạng danh thể thao VN

Trước năm 2024, canoeing VN chưa từng được đặt chân đến Olympic. Bởi đơn giản, trình độ của các VĐV vẫn còn khoảng cách so với châu lục cũng như thế giới. Tại vòng loại Olympic 2024 diễn ra ở Nhật Bản vào tháng 4.2024, Hương tham dự với tâm lý hết sức thoải mái. Cô thừa nhận: “Tôi xác định chỉ đi giao lưu, học hỏi vì tại vòng loại, tôi gặp chính những người vừa đánh bại mình ở ASIAD 19. Khi tái đấu, tôi nghĩ khó đánh bại họ”.

Chinh phục đỉnh Olympic: Vững tay chèo đến Paris- Ảnh 7.

Nguyễn Thị Hương (bìa phải) nhỏ bé mà kiên cường

Không mơ về câu chuyện cổ tích của bản thân, thế nhưng lịch sử gọi tên Hương với tấm vé đến Paris trong cảm xúc vỡ òa. Cô về đích hạng nhì nội dung thuyền đơn nữ C1 (200 m). Nhớ lại giây phút đó, cô vẫn còn thổn thức: “Tôi không tin đó là sự thật. Đến bây giờ nghĩ lại, tôi vẫn còn bồi hồi, xúc động xen lẫn tự hào”. Chỉ trong thời gian vỏn vẹn vài tháng, Hương chiến thắng chính bản thân cũng như đối thủ để viết lên lịch sử cho canoeing VN.

Đằng sau tấm vé quý hơn vàng là con đường đầy gian truân, với nhiều cay đắng của Hương. Cô sinh ra trong gia đình thuần nông ở xã Đôn Nhân, H.Sông Lô (Vĩnh Phúc). Hương kể: “Thuở nhỏ, gia đình còn khó khăn lắm. Bố mẹ làm lụng vất vả cũng không đủ nuôi sống gia đình, với bà nội và hai chị em. Đến năm 2015, khi các thầy ở Trung tâm huấn luyện và thi đấu thể thao tỉnh Vĩnh Phúc đến tuyển quân, tôi liền nhận lời”. Một cô bé tuổi 14 hồn nhiên suy nghĩ “đi thể thao để giúp đỡ gia đình vì được nuôi ăn, nuôi học chứ không nghĩ theo đuổi sự nghiệp đỉnh cao và cũng chưa suy nghĩ sâu xa tập môn gì, tập như thế nào”.

Đến với canoeing, Hương chỉ có lợi thế duy nhất là thể lực. Cô tích lũy khá nhiều khi tập vật 1 năm. Còn lại, mọi thứ đều là con số 0 tròn trĩnh. Thậm chí, cô còn không biết bơi và phải học bơi trước 2 tuần mới chính thức tập canoeing.

Hương phải vật lộn với vấn đề chuyên môn lẫn tinh thần khi xa nhà do chuyển xuống Hải Phòng tập luyện. Gian khó liên tục ập đến với một cô gái mới 15 tuổi. Hương nhớ lại: “Lúc mới tập rất khó. Có nhiều buổi vừa trèo lên thuyền đã ngã và tôi ngã không biết bao nhiêu lần. Tập mùa hè nắng rát da. Vào mùa đông, lại lạnh cắt da cắt thịt, hơi nước từ sông thổi lên khiến mình tê tái. Tôi tập rất chăm, có khi 6 – 7 giờ tối mới nghỉ”.

Chinh phục đỉnh Olympic: Vững tay chèo đến Paris- Ảnh 8.

Hai chị em Huệ, Hương

Có lúc Hương nản, nhớ gia đình, len lỏi cảm giác tủi thân. “Từng có thời điểm tôi tự nhủ, học cấp 3 xong sẽ nghỉ tập”, cô chia sẻ. Thế nhưng nghị lực, sự vươn lên trong gian khó hun đúc tinh thần thép cho Hương. “Tôi nghĩ về gia đình, có lúc thả lỏng bản thân để suy nghĩ lại. Và thời điểm đó, tôi bắt đầu có thành tích, có nhiều tiền thưởng, cải thiện kinh tế gia đình. Từ đây, tôi quyết tâm đi theo môn này, có thành tích cao hơn để giúp đỡ gia đình, bản thân nhiều hơn”, cô nói.

Đại hội thể thao toàn quốc năm 2018 trở thành ký ức đẹp của Hương. Cô gái sinh năm 2001 giành 3 HCV đồng đội trong niềm hạnh phúc vô bờ bến. Từ đó sự nghiệp của cô thăng tiến vững chắc. Hai cột mốc ấn tượng của cô là 5 HCV ở SEA Games 31 cùng tấm vé dự Olympic 2024. 16 VĐV giỏi của thế giới sẽ là đối thủ của cô. Cũng như đàn chị Phạm Thị Huệ, Hương đặt ra mục tiêu lớn, sẽ đấu hết khả năng để tiến sâu nhất có thể tại đấu trường cam go nhất hành tinh. 

Lịch thi đấu của vn tại Olympic (giờ vn)

Ngày 25.7: Bắn cung: Đỗ Thị Ánh Nguyệt (14 giờ 30), Lê Quốc Phong (19 giờ 30).

Ngày 27.7: Cầu lông: Nguyễn Thùy Linh (14 giờ 20), Lê Đức Phát (16 giờ).

Judo: Hoàng Thị Tình, hạng 48 kg nữ (15 giờ).

Rowing: Phạm Thị Huệ, đơn nữ hạng nặng (15 giờ 12).

Bắn súng: Trịnh Thu Vinh, 10 m súng ngắn hơi vòng loại (17 giờ 30).

Quyền anh: Võ Thị Kim Ánh, hạng 54 kg (20 giờ 30); Hà Thị Linh, hạng 60 kg (21 giờ 18).

Ngày 28.7:

Bắn súng: Lê Thị Mộng Tuyền, 10 m súng trường hơi vòng loại (14 giờ 15).

Bơi: Võ Thị Mỹ Tiên, vòng loại 200 m bơi tự do nữ (16 giờ).

Ngày 29.7:

Bơi: Nguyễn Huy Hoàng, vòng loại 800 m tự do nam (16 giờ).

Ngày 2.8:

Bắn cung: Đỗ Thị Ánh Nguyệt và Lê Quốc Phong thi đấu vòng 1/8 nội dung đôi nam nữ phối hợp cung 1 dây (14 giờ 30).

Điền kinh: Trần Thị Nhi Yến, vòng lại 100 m nữ (15 giờ 35).

Ngày 4.8:

Xe đạp: Nguyễn Thị Thật tranh nội dung đường trường cá nhân nữ (19 giờ).

Ngày 7.8:

Cử tạ: Trịnh Văn Vinh tranh hạng cân 61 kg (20 giờ).

Ngày 8.8:

Canoeing: Nguyễn Thị Hương, tranh vòng loại 200 m thuyền đơn nữ (15 giờ 30).

Quang Tuyến




Nguồn: https://thanhnien.vn/chinh-phuc-dinh-olympic-vung-tay-cheo-den-paris-185240718225313002.htm

Cùng chủ đề

Thể thao Việt Nam cần được đầu tư để vươn tầm Thế vận hội

Sau hơn hai tuần tranh tài sôi động, Olympic Paris 2024 đã cho thấy cuộc đua tranh quyết liệt để khẳng định vị thế và sức mạnh của các đoàn thể thao, đồng thời chứng kiến những kỷ lục mới liên tục được thiết lập.   Lễ bế mạc hoành tráng khép lại hai tuần đua tranh của Olympic Paris 2024 với liên tiếp các kỷ lục được thiết lập. (Ảnh Le Progrès) Đây cũng là một kỳ Thế vận hội đáng...

Pháp đã làm gì để tiết kiệm tiền tổ chức Olympic và được những gì?

(Dân trí) - Pháp đã dự tính sẽ giảm chi tại kỳ Olympic này bằng cách tận dụng, tái chế và đi thuê nhưng việc không có điều hòa, giường bằng bìa carton, sông Seine ô nhiễm... đã gây ra nhiều ý kiến trái chiều.   Gánh nặng chi phí dần trở thành lý do chính khiến ngày càng ít thành phố trên thế giới tham gia đấu thầu đăng cai Olympic. Các kỳ thế vận hội gần đây đều tiêu...

Nửa bàn chân định mệnh khiến Trung Quốc bị Mỹ soán ngôi ở Olympic

Cuộc chạy đua huy chương giữa Mỹ và Trung Quốc tại Olympic Paris được đánh giá là hấp dẫn và kịch tính bậc nhất trong lịch sử thế vận hội. Nhìn lại kỳ Olympic chưa từng có trong lịch sử: Ấn tượng nhiều, lùm xùm cũng không ít Ngoại trừ Olympic Bắc Kinh năm 2008 khi sắm vai chủ nhà, đoàn thể thao Trung Quốc luôn về sau Mỹ trong suốt chiều dài lịch sử thế vận hội. Tuy nhiên, cuộc cạnh tranh huy chương giữa Mỹ và...

Đông Nam Á đã giành huy chương Olympic 2024 ở những môn nào?

Tại Olympic 2024, các đoàn thể thao Đông Nam Á đã giành được 15 huy chương. Hầu hết các môn đều đến từ những môn cơ bản của Olympic. Carlos Yulo giành 2 HCV cho Philippines ở Olympic 2024 - Ảnh: REUTERS Đoàn thể thao số 1 Đông Nam Á tại Olympic 2024 là Philippines đã giành 2 HCV (thể dục dụng cụ) và 2 HCĐ (quyền anh). Đây là kỳ Olympic thành công nhất lịch sử của thể thao Philippines. Trước Paris...

Báo Trung Quốc ca ngợi kỳ Olympic lịch sử của thể thao nước nhà

(Dân trí) - Truyền thông Trung Quốc đã dành nhiều mỹ từ để ca ngợi khi đoàn thể thao nước này làm nên một kỳ Olympic Paris 2024 thành công rực rỡ với 40 huy chương vàng. "Đoàn thể thao Trung Quốc đã giành được 40 huy chương vàng (HCV), 27 huy chương bạc (HCB) và 24 huy chương đồng (HCĐ) tại Thế vận hội Paris. Trung Quốc lập kỷ lục giành số HCV nhiều nhất ở một kỳ Olympic diễn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Có gì tại quận giải trí ‘hot’ nhất Đà Nẵng dịp 2.9?

Với lịch nghỉ lễ Quốc khánh kéo dài 4 ngày, Đà Nẵng trở thành điểm đến lý tưởng được nhiều du khách lựa chọn để tận hưởng kỳ nghỉ cùng gia đình và bạn bè. Dưới đây là loạt trải nghiệm không thể bỏ lỡ nếu bạn đến thành phố sông Hàn dịp này. Không phải ngẫu nhiên mà Đà Nẵng luôn nằm trong top điểm đến có chỉ số hấp dẫn du khách cao bậc nhất Việt Nam. Theo một...

Xứ sở kim chi mê ớt Việt hơn cả thanh long, sầu riêng

Không phải sầu riêng hay thanh long mà ớt và hạt mè mới chính là những thứ mà người Hàn Quốc phải chi nhiều tiền nhất để nhập khẩu từ Việt Nam; bên cạnh còn có xoài và chuối. Đây là những loại nông sản giúp nước này trở thành nhà nhập khẩu rau quả lớn thứ 2 của Việt Nam chỉ sau Trung Quốc. Theo số liệu của Hiệp hội Rau quả Việt Nam (VINAFRUIT), 5 mặt hàng xuất...

Tạo kiểu quần ống loe đen cho phụ nữ trên 30 tuổi

Khi phong cách rộng thùng thình ngày càng trở thành xu hướng, quần ống loe màu đen nổi...

Bài đọc nhiều

Giải phóng tiềm năng : Khai phá thị trường Thể Thao dã ngoại tại Việt Nam cùng hệ sinh thái của Outdoor Republic Group

Trong những năm gần đây, Việt Nam đang chứng kiến sự bùng nổ mạnh mẽ của các hoạt động thể thao dã ngoại ngoài trời (outdoor & sports) như Leo núi, cắm trại, chạy bộ, đạp xe,… Các hoạt động ngoài trời, các sự kiện chạy bộ, leo núi, cắm trại được tổ chức thường xuyên đã thu hút số lượng lớn người tham gia, đặc biệt là giới trẻ, những người đam mê trải nghiệm, thích khám phá,...

Cùng chuyên mục

10:34:24

Nam lao động Việt được ông chủ người Nhật lái trực thăng đưa đi ăn

(Dân trí) - Hơn 3 năm làm ở công ty lâm nghiệp, anh Vinh thường xuyên được ông chủ người Nhật đưa đi ăn, ngắm lá phong đỏ, ngắm tuyết rơi bằng trực thăng. Anh Thành Vinh, kỹ sư lâm nghiệp người Cần Thơ, đang làm việc tại Nhật Bản, gần đây khiến cộng đồng mạng trầm trồ khi chia sẻ đoạn video ghi lại khoảnh khắc được giám đốc công ty đưa đi ăn cơm sườn bằng trực thăng. Chàng...

Mới nhất

Bộ Công Thương cùng doanh nghiệp bàn giải pháp kích cầu tiêu dùng nội địa, thúc đẩy thương mại trong nước

Các địa phương tăng cường xúc tiến thương mại, kích cầu tiêu dùng nội địa Thúc đẩy tăng trưởng thị trường nội địa: Cần đặc biệt quan tâm đến xúc tiến thương mại, kích cầu tiêu dùng Chiều ngày 13/8, tại TP. Hồ...

Các ông Đặng Quốc Khánh, Chẩu Văn Lâm thôi làm Đại biểu Quốc hội

Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, chiều ngày 13/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã họp để xem xét, quyết định về việc cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa 15 đối với ông Đặng Quốc Khánh, đại biểu Quốc hội thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Giang...

Mới nhất