Trang chủDi sảnVùng đất này ở Quảng Nam có các tháp cổ Champa huyền...

Vùng đất này ở Quảng Nam có các tháp cổ Champa huyền bí, ẩn hiện trong lớp lớp tán rừng xanh

Đường về Mỹ Sơn (xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) một ngày đầu hạ đẹp như tranh vẽ. Khu đền tháp cổ Mỹ Sơn được ví như “kho báu cổ hoành tráng” vô cùng hiếm của người Champa còn sót lại trên đất nước ta.
 

Cung đường dốc ngoằn ngoằn ngoèo khúc khuỷu vươn mùa lúa rẫy chín vàng, xa xa đàn bò thong dong gặm cỏ, thi thoảng lại bắt gặp những nụ cười hiền lành, cái gật đầu chào thân thiện của người dân quê.img

Đặt chân vào bên trong tháp Champa cổ ở xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên (tỉnh Quảng Nam) , mỗi du khách sẽ được chiêm ngưỡng một không gian nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc độc đáo.

Khu đền tháp cổ Mỹ Sơn được ví như “kho báu cổ hoành tráng” vô cùng hiếm của người Chămpa còn sót lại trên đất nước ta. 

Những ngọn núi xa mờ trùng điệp, những đêm trăng huyền bí trên tháp cổ rêu phong, những nét đặc sắc trong nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc của khu đền tháp cổ kính cùng những câu chuyện huyền thoại… đã làm nên một Mỹ Sơn tuyệt đẹp với cảnh sắc như thực như mơ.

Băng qua chiếc cầu xi-măng mang dáng hình ngôi tháp cổ, men theo con đường bê-tông nền sơn màu gạch đỏ đẹp như một dải lụa kéo dài gần 2km dưới tán lá rừng rợp mát, những chiếc xe sẽ đưa du khách vào quần thể đền tháp Mỹ Sơn, vùng đất linh thiêng của người Champa hơn 10 thế kỷ trước. 

Nhiều khách nước ngoài lại thích thả bộ để được lang thang, cảm nhận hết vẻ đẹp bất tận từ cảnh sắc thiên nhiên còn hoang sơ, chưa có sự can thiệp mạnh bởi bàn tay con người nơi đây. 

Nơi những cây bằng lăng rừng đang đua sắc, những vạt sim tím một góc rừng và những đóa cúc dại chụm ngọn vào nhau; trên lối đi chỉ có tắc kè và lũ gà rừng đuổi nhau thoắt ẩn thoắt hiện như đưa con người vào cõi hư ảo trong một không gian tĩnh mịch. 

Càng vào sâu, rừng như rộng mở với những bãi cỏ xanh ngát mịn màng, thi thoảng bắt gặp một con suối trong mát róc rách phảng phất hương hoa. Ở đó, lũ cá háu ăn lao mình lên mặt nước bắt mồi như không hề biết đến sự tồn tại của con người…

img

Vẻ đẹp cổ kính trầm mặc của khu tháp cổ Champa ở huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam ẩn hiện trong lớp lớp tán rừng.

Và rồi niềm ước ao cũng được thỏa mãn khi đứng trước những di tích còn lại của một nền văn hóa xa xưa, nhiều du khách òa lên ngạc nhiên pha lẫn chút bùi ngùi, xúc động trước vẻ đẹp cổ kính trầm mặc của khu tháp cổ xưa ẩn hiện trong lớp lớp tán rừng. 

Theo lời hướng dẫn viên du lịch, du khách như quên đi cuộc sống ngược xuôi của thời hiện đại để tưởng tượng về một nền văn minh nơi xứ sở Champa một thời. 

Xưa kia, Mỹ Sơn là nơi tập trung lăng mộ của các vị vua Chămpa và những người trong hoàng tộc nên thường được các vương triều Chămpa tiến hành lễ cầu cho các bậc tiên đế sau khi băng hà có thể tiếp cận với thần linh hoặc cúng tế trong các dịp lễ trọng thể… 

Lịch sử hình thành và phát triển khu đền tháp Mỹ Sơn đã trải qua cả nghìn năm với hơn 70 đền tháp từng hiện diện mà ngày nay chúng ta có thể biết được. Tuy nhiên, qua bao biến động thời gian, chiến tranh, thiên nhiên tàn phá, số đền tháp nguyên vẹn còn lại không nhiều. 

Những lối mòn nội bộ sẽ đưa du khách qua từng nhóm tháp cổ. Đặt bước chân vào bên trong mỗi ngọn tháp mới thấy hết được bàn tay khéo léo của nghệ nhân xưa. Những viên gạch xây chồng khít lên nhau hoàn hảo, gần như không cần một chất liệu trung gian nào để gắn kết. 

Đáy tháp thường hình vuông hoặc chữ nhật và càng lên cao, các cạnh càng nhỏ dần cho đến đỉnh tháp. Mỗi ngôi tháp được chia làm ba phần đế, thân, mái (đỉnh) và người Chămpa quan niệm phần đế tượng trưng cho thế giới trần tục, phần thân là thế giới tâm linh của con người, phần đỉnh là cảnh giới thần linh. 

Bên trong tháp còn ấn tượng bởi nét hoa văn tinh tế, sắc sảo qua tượng các vị thần, voi thần Gajasimha, bò thần Nadin, vũ nữ Apsara, rồi cả bệ thờ linh vật Linga, Yoni tượng trưng cho đất trời, âm dương, là biểu tượng cao cả của tín ngưỡng Champa….

Đi thăm hết các đền tháp Mỹ Sơn, khách có thể nghỉ chân bên con suối róc rách hay ngả người trên thảm cỏ xanh nhìn mây bềnh bồng mà cảm nhận hơi mát từ bốn bề núi non òa xuống.

Khi những tia nắng yếu ớt xuyên qua tán lá, phủ mờ những cổ tháp rêu phong cũng là lúc nhiều du khách phải ngậm ngùi chia tay Mỹ Sơn. Đâu đó, thoảng trong tiếng gió rì rào nhịp trống baranưng bập bùng từ điệu Champa của các vũ nữ khiến càng khiến lòng lữ khách bâng khuâng, bùi ngùi…

Nguồn: https://danviet.vn/mot-vung-dat-co-o-quang-nam-co-cac-thap-champa-huyen-bi-an-hien-trong-lop-lop-tan-rung-xanh-20240903191049523.htm

Cùng chủ đề

Sản phẩm OCOP khó tiếp cận hệ thống phân phối

Mặc dù đã có nhiều sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm) khẳng định chất lượng tại thị trường trong nước và quốc tế nhưng thực tế dòng sản phẩm này vẫn chưa thực sự hấp dẫn người tiêu dùng. Vì vậy, sản phẩm OCOP của doanh nghiệp, hợp tác xã, nhất là cơ sở quy mô nhỏ lẻ vẫn khó khăn trong việc tiếp cận kênh phân phối khiến sức cạnh tranh giảm sút. Đây là...

Giá vàng hôm nay 16/1/2025: Vàng SJC và nhẫn tăng dựng đứng, cán mốc 87 triệu

Giá vàng hôm nay 16/1/2025 tăng dựng đứng trên thị trường quốc tế, lên sát 2.700 USD/ounce, kéo giá vàng trong nước tăng mạnh. Vàng miếng SJC tăng gần 1 triệu mỗi lượng (bán ra) lên 87 triệu đồng, nhẫn trơn đắt thêm 400.000 đồng. Giá vàng nhẫn trong nước sáng nay được các thương hiệu điều chỉnh tăng theo giá vàng thế giới. Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) đầu giờ sáng nay nâng giá mua vào...

Ga xe lửa cổ Đà Lạt – điểm đến hấp dẫn dịp Tết Ất Tỵ

Trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ, ga Đà Lạt - ga xe lửa cổ đẹp nhất Đông Dương vẫn duy trì các đội tàu du lịch chạy thường xuyên vào cả ban ngày và đêm để phục vụ hành khách. Trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, mỗi ngày Chi nhánh Vận tải đường sắt Sài Gòn tổ chức chạy tối đa 14 chuyến tàu tàu du lịch Đà Lạt - Trại Mát - Đà Lạt để...

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Hoàng Giang thăm, chúc Tết Công ty BSR

Chiều 14/1, nhân dịp Xuân Ất Tỵ, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Hoàng Giang đã đi thăm và chúc Tết Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR). Cùng đi với đoàn có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị của tỉnh. Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hoàng Giang thăm và chúc Tết tại Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn. Tại BSR, Chủ tịch...

Phát hiện tổ hợp kiến trúc hoàn chỉnh ở trung tâm Thành nhà Hồ

Ngày 24.1, Viện Khảo cổ học phối hợp Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Thanh Hóa và Trung tâm bảo tồn di sản Thành nhà Hồ công bố kết quả thực hiện khai quật di tích Thành nhà Hồ trong nội thành di sản thế giới Thành nhà Hồ. Đây là đợt khai quật quy mô lớn, với 2 hố khảo cổ nhằm tìm hiểu một phần kiến trúc trung tâm Chính điện (Nền Vua) và kiến trúc...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bức họa đặc biệt được vẽ bằng chân ở lăng Khải Định tốn kém ra sao?

Lăng Khải Định được xem là công trình tốn kém, xa hoa bậc nhất trong số lăng tẩm vua chúa phong kiến Việt Nam. Bức bích họa "Cửu long ẩn vân". Ảnh: ITN Quanh việc xây dựng công trình này, đến nay vẫn còn nhiều giai thoại. Khải Định (1885 - 1925), có tên khai sinh Nguyễn Phúc Bửu Đảo, là vị hoàng đế thứ 12 của nhà Nguyễn, trị vì từ 1916 đến 1925. Giống như nhiều vua triều Nguyễn khác,...

Cận cảnh các cây mai vàng 5 cánh vạn người mê trong vườn rau của một thầy giáo ở Đắk Lắk

Những cây mai rừng (mai vàng 5 cánh) được thầy giáo Phan Bá Lê Hiền, TS, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Lê Duẩn (TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) trồng từ những hạt mai nhỏ cách đây gần 30 năm. ...

Điều ít biết về cung điện dành cho công chúa thời nhà Nguyễn ở Hà Nội

Hậu Lâu là một trong 5 di tích hiện còn của Thành cổ Hà Nội. Hậu Lâu còn gọi là Tĩnh Bắc lâu, Lầu Công chúa, hay tòa “Hậu điện”. Sự kết hợp kiến trúc Đông – Tây đã làm nên nét riêng, độc đáo cho cung điện này. Hậu Lâu rộng khoảng 2.392m2, xưa gọi là Tĩnh Bắc Lâu, được xây dựng từ sau đời Hậu Lê, là nơi ở và sinh hoạt của hoàng hậu và công chúa....

Giá quất cảnh phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 tăng vọt

Do ảnh hưởng của siêu bão Yagi, nhiều diện tích trồng đào, quất cảnh tại phường Bình Khê (TP Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh) bị thiệt hại nặng nề. Điều này khiến mặt bằng giá quất cảnh cao hơn những năm trước. ...

Giáo viên đồng tình nhưng băn khoăn về cơ chế quản lý

Thông tư 29 quy định dạy thêm, học thêm ra đời đã tạo được sự quan tâm lớn dư luận và giáo viên khi quyết tâm đưa về đúng nhu cầu thực của học sinh, phụ huynh. Nhiều giáo viên cũng đồng tình với quy định mới. ...

Bài đọc nhiều

Di sản vịnh Hạ Long – quần đảo Cát Bà trong mắt các chuyên gia quốc tế

Một số hệ sinh thái tại vịnh Hạ Long - quần đảo Cát Bà.   (PLVN) - Sau 8 năm, Việt Nam mới có thêm một di sản được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới: Di sản vịnh Hạ Long - quần đảo Cát Bà. Không chỉ là “tuyệt phẩm” của Việt Nam, trong con mắt của các nhà nghiên cứu quốc tế, Di sản mới cũng sở hữu hàng loạt giá trị nổi bật toàn cầu. Bản...

Đưa Quần thể Danh thắng Tràng An trở thành khu du lịch hấp dẫn

Ngày 10.7, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 821/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt Tràng An - Tam Cốc - Bích Động, tỉnh Ninh Bình. Theo phê duyệt, quy mô lập quy hoạch bao gồm toàn bộ diện tích Danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt Tràng An - Tam Cốc - Bích Động thuộc phạm vi của Di sản...

Quần thể danh thắng Tràng An xứng đáng là di sản thế giới

Nếu được UNESCO vinh danh, Quần thể danh thắng Tràng An bao gồm khu du lịch sinh thái Tràng An, khu di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư và khu du lịch Tam Cốc-Bích Động của tỉnh Ninh Bình sẽ là di sản thứ 8... Hiện tại, Việt Nam đã có 7 di sản thế giới được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận, trong đó Vịnh Hạ...

Phát lộ nhiều kiến trúc quan trọng tại Hoàng Thành Thăng Long

Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Viện Khảo cổ học vừa tổ chức hội thảo khoa học “Báo cáo sơ bộ kết quả khai quật thăm dò khu vực Chính điện Kính Thiên năm 2022”. Năm 2022, Trung tâm bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội phối hợp với Viện Khảo cổ học khai quật thăm dò 990m2 thuộc khu vực gần giữa Trung tâm tính từ phía Bắc Đoan...

Cuốn sách đặc biệt về kiến trúc Hà Nội

Trong buổi tọa đàm nhân dịp ra mắt cuốn sách Kiến trúc Hà Nội - giao thoa văn hóa Việt Pháp sáng 12.1 tại Đường sách TP.HCM, nhà báo - nhà nghiên cứu lịch sử đô thị Trần Hữu Phúc Tiến đã đánh giá đây là cuốn sách "chưa từng có", "không chỉ to lớn về mặt dung lượng mà còn chất chứa rất nhiều câu chuyện". Kiến trúc Hà Nội - giao thoa văn hóa Việt Pháp là cuốn sách đặc...

Cùng chuyên mục

Phát hiện tổ hợp kiến trúc hoàn chỉnh ở trung tâm Thành nhà Hồ

Ngày 24.1, Viện Khảo cổ học phối hợp Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Thanh Hóa và Trung tâm bảo tồn di sản Thành nhà Hồ công bố kết quả thực hiện khai quật di tích Thành nhà Hồ trong nội thành di sản thế giới Thành nhà Hồ. Đây là đợt khai quật quy mô lớn, với 2 hố khảo cổ nhằm tìm hiểu một phần kiến trúc trung tâm Chính điện (Nền Vua) và kiến trúc...

Kết quả khai quật hào thành phía Đông và Tây công trình kiến trúc bằng đá “độc nhất vô nhị”

Sáng ngày 9/1, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ phối hợp với Viện Khảo cổ học tổ chức Hội nghị báo cáo sơ bộ kết quả khai quật hào thành phía Đông và Tây Thành nhà Hồ. Năm 2019 Viện Khảo cổ học phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ tiếp tục khai quật di tích hào thành phía Đông và Tây, với tổng diện tích hơn 7.000m2.   Trong đó, hố khai quật...

Lần đầu tiên phát lộ cấu trúc hào thành thành nhà Hồ

Ngày 9/1, các nhà khoa học, cơ quan quản lý đã tổ chức công bố kết quả bước đầu khai quật Hào thành phía Đông và phía Tây thành nhà Hồ. Tìm thấy nhiều hiện vật có giá trị lớn về lịch sử, đồng thời xác định cơ sở khoa học về quy mô, kiến trúc hào thành. Thành nhà Hồ là công trình kiến trúc bằng đá độc đáo có một không hai tại Việt Nam, được xây dựng...

Những phát hiện mới quan trọng về Hào thành Nhà Hồ

Những phát hiện mới của các nhà khoa học về thành nhà Hồ (Thanh Hoá) đã mở ra nhiều hướng nghiên cứu và hình dung rõ hơn về công trình thành đá độc đáo này. Ngày 9.1, Viện Khảo cổ học (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di sản thành nhà Hồ tổ chức hội thảo đầu bờ công bố kết quả bước đầu khai quật Hào thành phía Đông...

Chiêm ngưỡng ấn, kiếm và bảo vật của vua Khải Định

Ấn vàng, kiếm và hàng loạt bảo vật dưới triều vua Khải Định từng tượng trưng cho quyền lực của triều Nguyễn nay được đưa ra trưng bày, giới thiệu đến công chúng. Bộ ấn, kiếm là bảo vật dưới triều vua Khải Định được trưng bày tại triển lãm - Ảnh: NHẬT LINH Chiều 24-8, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đã tổ chức triển lãm trưng bày bảo vật "Từ Musée Khải Định đến Bảo tàng Cổ vật...

Mới nhất

Thời gian không còn nhiều, ông Biden vẫn hành động, mục đích thực sự là gì? Nga chịu “một đòn đau”

Thời gian của chính quyền Tổng thống Joe Biden sắp hết, nhưng trong những ngày cuối cùng, họ đã có hành động quyết đoán đối với dầu mỏ của Nga - nguồn thu chính của Tổng thống Vladimir Putin. Mặc dù Nga vẫn tiếp tục kiếm được hàng...

Lần đầu tiên phát lộ cấu trúc hào thành thành nhà Hồ

Ngày 9/1, các nhà khoa học, cơ quan quản lý đã tổ chức công bố kết quả bước đầu khai quật Hào thành phía Đông và phía Tây thành nhà Hồ. Tìm thấy nhiều hiện vật có giá trị lớn về lịch sử, đồng thời xác định cơ sở khoa học về quy mô, kiến trúc hào thành. Thành nhà...

OCOP tăng thu nhập cho người dân Nghĩa Lộ

Sau gần 4 năm triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đến nay thị xã Nghĩa Lộ đã xây dựng được hàng trăm sản phẩm OCOP đặc trưng. Những sản phẩm này không chỉ góp phần hình thành các chuỗi liên kết trong sản xuất mà còn từng bước nâng cao thu nhập cho người dân...

Những phát hiện mới quan trọng về Hào thành Nhà Hồ

Những phát hiện mới của các nhà khoa học về thành nhà Hồ (Thanh Hoá) đã mở ra nhiều hướng nghiên cứu và hình dung rõ hơn về công trình thành đá độc đáo này. Ngày 9.1, Viện Khảo cổ học (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di sản thành...

Mới nhất