Trang chủDi sảnThánh địa Mỹ Sơn và những phát hiện khảo cổ lý thú

Thánh địa Mỹ Sơn và những phát hiện khảo cổ lý thú

Kết quả thăm dò, khai quật khảo cổ đang được triển khai đã làm rõ thêm về con đường thiêng của thần linh, vua chúa và tăng lữ Bà la môn giáo đi vào thánh địa Mỹ Sơn
Ban Quản lý (BQL) Di sản văn hóa Mỹ Sơn tổ chức hội thảo báo cáo kết quả thăm dò, khai quật khảo cổ học phế tích kiến trúc đường dẫn ở phía Đông tháp K – Khu di tích Mỹ Sơn (xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) vào chiều 8-4. Hầu hết các chuyên gia bày tỏ quan điểm cần tiếp tục khai quật khảo cổ tận cùng con đường dẫn vào khu đền tháp Mỹ Sơn để hiểu hơn về di sản này.

Lời khẳng định về “con đường thiêng”

Theo BQL Di sản văn hóa Mỹ Sơn, từ đầu tháng 3 đến nay, BQL đã phối hợp với Viện Khảo cổ học tiến hành thăm dò, khai quật khảo cổ với tổng diện tích 220 m2 tại khu vực phía Đông tháp K. Đợt công tác đã mở tổng diện tích 200 m2 khai quật, được thiết kế thành 2 hố liền kề, mỗi hố có diện tích 100 m2 và mở 4 hố thăm dò, tổng diện tích 20 m2.

Đợt khai quật và thăm dò trên diện tích 220 m2 đã làm rõ thêm về con đường thiêng dẫn vào di tích Mỹ Sơn mà từ trước tới nay chưa được biết đến

Đợt khai quật và thăm dò trên diện tích 220 m2 đã làm rõ thêm về con đường thiêng dẫn vào di tích Mỹ Sơn mà từ trước tới nay chưa được biết đến

Trong các hố khai quật và thăm dò đã làm xuất lộ rõ cấu trúc của một đoạn kiến trúc đường dẫn phía Đông tháp K. Con đường dẫn từ phía Đông tháp K hướng vào các khu tháp E – F ở sâu bên trong thung lũng Mỹ Sơn. Tường bao được xây dựng bằng cách xây/xếp gạch thành hàng đôi ở hai bên, giữa nhồi thêm gạch vỡ. Các chuyên gia nhận định có thể bức tường này không xây cao mà chỉ như một bức tường phân chia giới hạn không gian phía trong và ngoài con đường trong cùng một không gian thiêng của di tích. Di vật phát hiện từ đợt công tác không nhiều nhưng qua một số hiện vật gốm men và đất nung có thể thấy chúng nằm trong khoảng niên đại từ thế kỷ X đến thế kỷ XII trong trật tự địa tầng ổn định.

TS Nguyễn Ngọc Quý, Viện Khảo cổ học – người chủ trì dự án, cho biết kết quả thăm dò, khai quật đợt này khẳng định có một con đường dẫn bắt đầu từ tháp K đi vào khu trung tâm thánh địa Mỹ Sơn ở thế kỷ XII, mà lần đầu tiên giới nghiên cứu khảo cổ – lịch sử trong nước và quốc tế được biết đến.

Con đường này kéo dài trên một khoảng không gian trên 500 m, khởi đầu từ tháp K hướng đến khu vực sân trước khu tháp F. Qua kết quả thăm dò, khai quật trong hai năm 2023-2024 đã có thể xác định chắc chắn cấu trúc của con đường từ tháp K đến khu suối cạn ở về phía Đông – cách tháp K khoảng 150 m.

“Sau kết quả thăm dò năm 2023, nhóm nghiên cứu đã xác định con đường này có nhiều chức năng, một là “Thần đạo” – đường đi của các vị thần Ấn Độ giáo hoặc “Con đường Hoàng gia” – con đường dành cho các vị vua chúa và tăng lữ Chămpa đi vào thánh địa Mỹ Sơn cúng tế các vị thần của họ. Đây là con đường thiêng – con đường dẫn thần linh, vua chúa và tăng lữ Bà la môn giáo đi vào không gian thiêng thánh địa Mỹ Sơn” – TS Nguyễn Ngọc Quý khẳng định.

Đề xuất tiếp tục khai quật khảo cổ học

TS Lê Đình Phụng, Hội Khảo cổ học Việt Nam, nhìn nhận đây là lần đầu tiên giới khảo cổ trong nước biết đến một “con đường thần linh” của người Chăm xưa đi vào hành lễ tại Mỹ Sơn.

Phát hiện này cực kỳ quan trọng, đánh dấu một thời kỳ phát triển mới của Mỹ Sơn với hàng loạt kiến trúc được xây dựng sau thế kỷ X như nhóm tháp K, H, G hoặc công trình kiến trúc đơn lẻ như E4. “Giá trị lịch sử của con đường cho thấy Mỹ Sơn luôn đóng vai trò vị trí tâm linh, là nơi hội tụ thần linh của người Chăm trong suốt chiều dài lịch sử ” – TS Lê Đình Phụng phân tích.

TS Nguyễn Ngọc Quý cho hay từ kết quả nghiên cứu trong hai mùa điền dã 2023-2024, đã đặt ra một số vấn đề khoa học cần được tiếp tục giải quyết. Thứ nhất, cần làm rõ quy mô, cấu trúc và diện mạo của toàn bộ “con đường thiêng” trong bối cảnh tổng thể khu di tích Mỹ Sơn. Thứ hai, cần làm rõ có hay không từng tồn tại một khu tháp canh trấn giữ phía trước mặt thánh địa Mỹ Sơn. Thứ ba, có hay không khả năng tìm thấy dấu tích của một con đường dẫn vào thánh địa Mỹ Sơn trước thế kỷ XII? Ông Quý đề xuất BQL Di sản văn hóa Mỹ Sơn trình UBND huyện Duy Xuyên và các cơ quan chức năng xem xét, phê duyệt tiếp tục thực hiện nhiệm vụ “Khai quật nghiên cứu khảo cổ học kiến trúc đường dẫn vào thánh địa Mỹ Sơn” dự kiến thực hiện trong giai đoạn năm 2025-2026.

Các chuyên gia đã thực hiện khai quật 2 hố liền kề tổng diện tích 200 m2 và mở 4 hố thăm dò, tổng diện tích 20 m2, làm lộ ra nhiều bằng chứng khẳng định đây là con đường thiêng dẫn vào Mỹ Sơn Ảnh: MINH CƯỜNG

Các chuyên gia đã thực hiện khai quật 2 hố liền kề tổng diện tích 200 m2 và mở 4 hố thăm dò, tổng diện tích 20 m2, làm lộ ra nhiều bằng chứng khẳng định đây là con đường thiêng dẫn vào Mỹ Sơn Ảnh: MINH CƯỜNG

PGS-TS Ngô Văn Doanh, nhà nghiên cứu văn hóa Chăm, chia sẻ việc phát hiện con đường thần linh rất quan trọng, nên cần tiếp tục nghiên cứu đến tận cùng trước khi bảo tồn nguyên gốc, nguyên trạng phế tích này.

Ông Nguyễn Công Khiết, Phó Giám đốc phụ trách BQL Di sản văn hóa Mỹ Sơn, cho rằng việc nghiên cứu khảo cổ về hệ thống phế tích kiến trúc đường đi ở khu vực quanh tháp K nhằm làm hiện rõ con đường thiêng dẫn vào thánh địa Mỹ Sơn của người Chăm xưa là một việc làm rất cần thiết. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần giúp BQL phát huy tốt hơn giá trị lịch sử văn hóa di tích; tổ chức đưa đón du khách theo đúng con đường di sản người Chăm đã để lại, giúp du khách có cái nhìn rõ ràng hơn về Thánh địa Mỹ Sơn và văn hóa Chămpa trong lịch sử. 

Phát hiện “đường thiêng” ở nhiều di tích

Theo TS Nguyễn Ngọc Quý, dấu tích của con đường thiêng hay con đường hành lễ liên quan đến các nghi lễ Ấn Độ giáo đã được các nhà khảo cổ phát hiện ở một số địa điểm có tính chất tương tự Khu đền tháp Mỹ Sơn. Năm 2015, tại Gò Tháp Mười (Đồng Tháp) đã phát hiện một đoạn đường lớn chạy dài theo hướng Đông Tây, có 2 bờ gạch giật cấp kè bên ngoài, bên trong nện nhiều lớp đất khác nhau làm thành nền cứng. Tại Gò Sáu Thuận (An Giang) phát hiện con đường hành lễ rộng 8,85 m, với 3 làn đường. Tại khu di tích Cát Tiên (Lâm Đồng), những người khai quật năm 2022-2023 đã thông tin về việc phát hiện một con đường rộng 8,85 m có cấu trúc tương tự con đường phát hiện ở Mỹ Sơn…

Nguồn: https://nld.com.vn/thanh-dia-my-son-va-nhung-phat-hien-khao-co-ly-thu-196240409213149106.htm

Cùng chủ đề

Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn phát triển theo hướng du lịch xanh

Năm 2023 là năm mà Di sản văn hóa thế giới - Khu đền tháp Mỹ Sơn (huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) đã gặt hái được những thành công đáng kể khi lượng du khách đến tham quan tăng mạnh.   Ông Phan Hộ (bên trái ảnh) ký kết hợp tác để thu hút khách đến Khu Di sản văn hóa Mỹ Sơn - Ảnh: M.S Để đạt được những kết quả tích cực này, Ban quản lý (BQL) Di sản đã có...

Số hóa tư liệu văn hóa Chăm ở Mỹ Sơn – Quảng Nam

Việc sưu tầm, sao chép, số hóa tư liệu, hiện vật liên quan đến các di sản vật thể và phi vật thể dân tộc Chăm không chỉ giúp công tác lưu trữ, bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa Champa hiệu quả mà còn phù hợp với xu hướng hiện nay. Dù vậy, công tác này thực tế vẫn triển khai khá chậm so với yêu cầu đặt ra. Việc số hóa hồ sơ các di...

Bàn giao Dự án trùng tu Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn

Dự án bảo tồn, tôn tạo 3 khu đền tháp A, H, K tại Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn được thực hiện trong 6 năm bởi chuyên gia Viện khảo sát khảo cổ học Ấn Độ phối hợp cùng chuyên gia Việt Nam. Phó Đại sứ Cộng hòa Ấn Độ tại Việt Nam Subhash P Gupta (thứ 4, trái sang) và lãnh đạo tỉnh Quảng Nam tham quan đền tháp đã được trùng tu. (Ảnh: Đoàn Hữu Trung/TTXVN) Ngày...

Dự án trùng tu Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn: Biểu tượng của mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị Việt Nam...

Cuối năm 2022, Viện khảo sát khảo cổ học Ấn Độ và UBND huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam tổ chức tổng kết và bàn giao Dự án Bảo tồn, tôn tạo Di sản văn hóa thế giới Khu di tích Mỹ Sơn, xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Phó Đại sứ Cộng hòa Ấn Độ tại Việt Nam Subhash P Gupta, lãnh đạo tỉnh Quảng Nam và huyện Duy Xuyên chứng kiến lễ bàn giao và...

Quốc Hội Chính Thức Thông Qua Luật Di Sản Văn Hóa (Sửa Đổi): Bước Tiến Mới Trong Bảo Tồn Văn Hóa

Chiều ngày 23 tháng 11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) đã chính thức được thông qua với sự đồng thuận cao từ các đại biểu. Sự kiện này đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong việc nâng cao cơ chế quản lý và bảo tồn di sản văn hóa của Việt Nam. Trước khi tiến hành biểu quyết, Chủ nhiệm...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thông tin đau xót từ gia đình

(NLĐO) - Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, gia đình nạn nhân cho biết anh B. đã bị chết não, gia đình đang xin bệnh viện để đưa về nhà. ...

Xe máy đấu đầu kinh hoàng, 2 người chết, 1 bị thương nặng

(NLĐO) – Tại tỉnh Quảng Nam, 2 xe máy chạy ngược chiều nhau xảy ra va chạm đối đầu khiến 2 người chết, 1 người bị thương. ...

Vàng miếng SJC, vàng nhẫn tăng vọt lên 85 triệu đồng/lượng

(NLĐO) – Giá vàng hôm nay tăng mạnh trên thị trường quốc tế kéo giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn 99,99 đi lên. ...

Nhiều hiện vật độc đáo lần đầu được thấy ở Thành nhà Hồ

Nhiều hiện vật độc đáo bằng đá phát lộ khi khai quật trong nội thành di sản thế giới Thành nhà Hồ được trưng bày ngoài trời để du khách có một cái nhìn rõ hơn về sự hình thành của tòa thành đá "độc nhất, vô nhị" ở xứ Thanh Trung tâm di sản thế giới Thành Nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa) đã đưa vào khai thác thêm nhiều hoạt động mới tại di sản này, trong...

Phát hiện khó ngờ từ hành tinh “rất giống Trái Đất”

(NLĐO) - Dữ liệu mới về hành tinh nổi tiếng TRAPPIST-1b cho thấy nó giống Trái Đất hơn dự đoán trước đây ...

Bài đọc nhiều

Khai quật khảo cổ Hoàng thành Thăng Long: Hướng tới phục dựng điện Kính Thiên

Chính điện Kính Thiên và không gian Chính điện Kính Thiên trong Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) từ lâu đã được các nhà nghiên cứu, bảo tồn văn hóa quan tâm với mong muốn phục dựng. Thời gian qua, những kết quả nghiên cứu dần làm sáng rõ nhiều vấn đề để làm cơ sở cho việc phục dựng điện Kính Thiên trong tương lai. Tại Hội nghị báo cáo sơ bộ kết quả khai quật thăm dò khu...

Phát hiện dấu tích đô thị cổ tại Hội An thế kỷ 17

Sau hai đợt khai quật tại một số điểm trong khu phố cổ Hội An, các chuyên gia khảo cổ Việt Nam và Nhật Bản đã phát hiện những dấu tích của đô thị cổ Hội An thế kỷ 17. Các nhà khoa học đã phát hiện sâu dưới lòng đất là một lớp gốm sứ thế kỷ 17 với mật độ dày đặc, trong đó có gốm sứ Hizen - Nhật Bản thuộc nửa đầu thế kỷ 17 cùng...

Phố cổ Hội An – Vẻ đẹp ngưng đọng thời gian

Ngày 4/12/1999, UNESCO đã ghi danh Đô thị cổ Hội An vào Danh mục Di sản Văn hóa Thế giới do đáp ứng được 2 tiêu chí: là biểu hiện vật thể nổi bật của sự kết hợp các nền văn hóa qua các thời kỳ trong một thương cảng quốc tế; là điển hình tiêu biểu về một cảng thị châu Á truyền thống được bảo tồn một cách hoàn hảo. Phố cổ Hội An - một điểm đến...

Hội An vào danh sách 13 điểm tuyệt vời nhất thế giới để đi du lịch trong tháng 7

Tạp chí Time Out của Anh vừa đề xuất 13 điểm đến hấp dẫn hàng đầu trên thế giới để đi du lịch vào tháng Bảy, trong đó phố cổ Hội An của Việt Nam xếp vị trí thứ 7. Tạp chí Time Out của Anh vừa đề xuất 13 điểm đến hấp dẫn hàng đầu trên thế giới để đi du lịch vào tháng Bảy, trong đó có Hội An của Việt Nam. Theo Time Out, tháng Bảy là tháng...

Quần thể danh thắng Tràng An – Hành trình 10 năm ghi danh di sản thế giới

Một thập niên được ghi danh là di sản thế giới, Quần thể danh thắng Tràng An đã trở thành nguồn lực, trụ cột và động lực quan trọng trong xây dựng văn hóa, con người Ninh Bình, đáp ứng yêu cầu mở cửa, hội nhập quốc tế, đưa Ninh Bình phát triển bền vững. Đến nay, Quần thể danh thắng Tràng An đã có thêm sứ mệnh mới trở thành "trái tim" của “Đô thị di sản thiên...

Cùng chuyên mục

Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn phát triển theo hướng du lịch xanh

Năm 2023 là năm mà Di sản văn hóa thế giới - Khu đền tháp Mỹ Sơn (huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) đã gặt hái được những thành công đáng kể khi lượng du khách đến tham quan tăng mạnh.   Ông Phan Hộ (bên trái ảnh) ký kết hợp tác để thu hút khách đến Khu Di sản văn hóa Mỹ Sơn - Ảnh: M.S Để đạt được những kết quả tích cực này, Ban quản lý (BQL) Di sản đã có...

Số hóa tư liệu văn hóa Chăm ở Mỹ Sơn – Quảng Nam

Việc sưu tầm, sao chép, số hóa tư liệu, hiện vật liên quan đến các di sản vật thể và phi vật thể dân tộc Chăm không chỉ giúp công tác lưu trữ, bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa Champa hiệu quả mà còn phù hợp với xu hướng hiện nay. Dù vậy, công tác này thực tế vẫn triển khai khá chậm so với yêu cầu đặt ra. Việc số hóa hồ sơ các di...

Bàn giao Dự án trùng tu Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn

Dự án bảo tồn, tôn tạo 3 khu đền tháp A, H, K tại Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn được thực hiện trong 6 năm bởi chuyên gia Viện khảo sát khảo cổ học Ấn Độ phối hợp cùng chuyên gia Việt Nam. Phó Đại sứ Cộng hòa Ấn Độ tại Việt Nam Subhash P Gupta (thứ 4, trái sang) và lãnh đạo tỉnh Quảng Nam tham quan đền tháp đã được trùng tu. (Ảnh: Đoàn Hữu Trung/TTXVN) Ngày...

Dự án trùng tu Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn: Biểu tượng của mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị Việt Nam...

Cuối năm 2022, Viện khảo sát khảo cổ học Ấn Độ và UBND huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam tổ chức tổng kết và bàn giao Dự án Bảo tồn, tôn tạo Di sản văn hóa thế giới Khu di tích Mỹ Sơn, xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Phó Đại sứ Cộng hòa Ấn Độ tại Việt Nam Subhash P Gupta, lãnh đạo tỉnh Quảng Nam và huyện Duy Xuyên chứng kiến lễ bàn giao và...

Quốc Hội Chính Thức Thông Qua Luật Di Sản Văn Hóa (Sửa Đổi): Bước Tiến Mới Trong Bảo Tồn Văn Hóa

Chiều ngày 23 tháng 11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) đã chính thức được thông qua với sự đồng thuận cao từ các đại biểu. Sự kiện này đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong việc nâng cao cơ chế quản lý và bảo tồn di sản văn hóa của Việt Nam. Trước khi tiến hành biểu quyết, Chủ nhiệm...

Mới nhất

Giảm thuế giá trị gia tăng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 180/2024/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế giá trị gia...

Giá đậu tương phục hồi

Thị trường hàng hóa ngày 2/1, giá đậu tương ghi nhận phiên tăng thứ hai liên tiếp trong phiên giao dịch cuối năm 2024. Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới ngày hôm qua tạm ngưng giao dịch do nghỉ Tết. Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), trước đó, dòng tiền đầu...

Tổng thống Hàn Quốc tuyên bố ‘chiến đấu đến cùng’ trước nguy cơ bị bắt

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã gửi một lá thư hiệu triệu người ủng hộ và khẳng định sẽ 'chiến đấu...

Các địa phương có doanh thu du lịch, lượng khách cao nhất Việt Nam năm 2024

Liên tiếp nhiều năm qua, Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Quảng Ninh luôn là những địa phương giữ vị trí top đầu về doanh thu và lượng khách đến nhờ chiến lược xúc tiến quảng bá, sản phẩm độc đáo...Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024: “Hà Nội kết nối năm châu”Phát triển thương hiệu...

Đi workshop ‘chữa lành’ ngon, bổ, rẻ

9h sáng cuối tuần, chừng 30 bạn trẻ hào hứng tại một workshop trang trí và trồng cây cảnh cỡ nhỏ ở quận 1 (TP.HCM). Trên bàn là những chiếc chậu màu trắng, giá thể, màu vẽ, cây cảnh… bày biện xinh xắn. ...

Mới nhất