Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiVua Gia Long với quốc hiệu Việt Nam

Vua Gia Long với quốc hiệu Việt Nam


Tháng 5 năm Tân Dậu (1801), Nguyễn Ánh thâu phục kinh thành Phú Xuân. Một năm sau, Nguyễn Ánh cho lập đàn “tế cáo trời đất về việc đặt niên hiệu” là Gia Long tuy chưa xưng đế. Năm 1806, Gia Long mới xưng đế.

Vua Gia Long với quốc hiệu Việt Nam- Ảnh 1.

Vua Gia Long (1762 – 1820)

ẢNH: TƯ LIỆU LÊ NGUYỄN

Sau đó, vua tôi cùng “bàn việc thông sứ với nước Thanh” (Trung Quốc). Gia Long nói: “Nước ta tuy cũ nhưng mệnh đã đổi mới. Nghĩa lớn phục thù, người Thanh còn chưa hiểu rõ. Gần đây thủy binh ta bị bão, người Thanh hậu đãi cho về, ta chưa có dịp đáp lại. Nay bắt được ấn sách của Tây Sơn do nhà Thanh phong cho, lại bắt được giặc biển, cũng là giặc trốn của nhà Thanh, ta có thể sai người đưa sang trả trước và đem việc Bắc phạt báo cho họ, đợi khi bình định được Bắc Hà sẽ nối lại việc bang giao cũ mà khéo hơn”. Đình thần tán đồng ý kiến và đề cử ba người đi sứ là Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhơn Tĩnh và Hoàng Ngọc Ẩn.

Ngày Canh Dần (cùng năm tháng), Gia Long đem quân ra Bắc. Ngày Canh Thân (20.7.1802), Gia Long vào thành Thăng Long. Ít lâu sau, Gia Long “cho rằng Tây Sơn đã bị diệt, sai gửi thư sang tổng đốc Lưỡng Quảng nước Thanh hỏi về việc bang giao nên làm thế nào; sai thiêm sự Lại bộ là Lê Chính Lộ, thiêm sự Binh bộ là Trần Minh Nghĩa đợi mệnh ở (ải) Nam Quan. Lại cho rằng nước nhà mới dựng, muốn tiếp sứ nhà Thanh ở cửa ải, để làm lễ tuyên phong cho đỡ phiền phí, đem việc ấy hỏi Ngô Thì Nhậm và Phan Huy Ích, họ đều nói như thế từ trước chưa nghe bao giờ. Bèn thôi”.

Tháng 10 năm Nhâm Tuất (1802), Gia Long sai Thượng thư bộ Binh là Lê Quang Định (cũng là học trò cũ Võ Trường Toản) sung chánh sứ sang nước Thanh, thiêm sự bộ Lại là Lê Chính Lộ và Đông các học sĩ là Nguyễn Gia Cát sung giáp ất phó sứ. Trước đó, khi đã lấy lại Bắc thành, Gia Long gửi thư cho Tổng đốc Lưỡng Quảng đem việc ấy chuyển đạt lên vua Thanh, vua Thanh sai phúc thư nói nước ta đã vỗ yên được toàn cõi An Nam thì nên làm biểu sai sứ xin phong. Còn sứ bộ trước là bọn Trịnh Hoài Đức thì cho chuyển đến Quảng Tây, dời sứ bộ xin phong đến thì đều tiến tới Yên Kinh đợi lệnh. Bọn Chính Lộ đem việc tâu lên. Gia Long ra lệnh cho bọn Quang Định đem quốc thư và phẩm vật (…) đi xin phong và xin đổi quốc hiệu là Nam Việt.

Mãi đến năm 1164, sau khi nhà Tống thấy Lý Thường Kiệt đã lừng lẫy thắng Tống bình Chiêm, thì mới chịu đổi Giao Chỉ quận thành An Nam quốc và phong cho Lý Anh Tông làm An Nam quốc vương, mặc dù vua Lý Thánh Tông đã đổi quốc hiệu nước ta là Đại Việt từ năm 1045 rồi.

Suốt từ đó (1164) trải qua các triều đại Lý, Trần, Lê rồi Nguyễn Quang Trung (1789), Cảnh Thịnh (1792), các vua ta chỉ được phong là An Nam quốc vương và quốc hiệu nước ta là An Nam quốc. Cho nên trong phúc thư của vua Thanh cũng chỉ nhắc lại danh hiệu An Nam mà thôi. Nay Gia Long xin đổi quốc hiệu làm Nam Việt, biện giải là: “Các đời trước mở mang cõi viêm bang, mỗi ngày mỗi rộng, bao gồm cả các nước Việt Thường, Chân Lạp dựng quốc hiệu là Nam Việt, truyền nối hơn 200 năm (kể từ trước 1600 Nguyễn Hoàng vào cai quản Thuận Hóa). Nay đã quét sạch miền Nam, vỗ yên toàn cõi Việt, nên xin khôi phục lại hiệu cũ để chính danh thôi”.

Vua Gia Long với quốc hiệu Việt Nam- Ảnh 2.

Thanh kiếm Thái A của vua Gia Long

Lúc đầu, vua Thanh không chịu, ý muốn vẫn giữ danh xưng An Nam, “cho rằng chữ Nam Việt giống chữ Đông Tây Việt nên không thuận”. Gia Long phải “hai ba lần phúc thư để biện giải, lại nói nếu vua Thanh không cho thì không chịu phong”. Vua Thanh sợ mất lòng nước ta, mới dùng chữ Việt Nam để đặt tên nước, gửi thư sang nói: “Khi trước mới có Việt Thường (Trung bộ nước ta nay – TG) đã xưng là Nam Việt, nay lại được toàn cõi An Nam (từ đèo Ngang ra Bắc – TG), theo tên mà xét thực thì nên tóm cả đất đai mở mang trước sau, đặt cho nên tốt, định lấy chữ Việt để tỏ rõ rằng nước ta nhân đất cũ mà nối được tiếng thơm đời trước, lấy chữ Nam đặt ở dưới tỏ rằng nước ta mở cõi Nam giao mà chịu mệnh mới, tên xưng chính đại, chữ nghĩa tốt lành, mà đối với tên gọi cũ của Lưỡng Việt ở nội địa (Trung Quốc) lại phân biệt hẳn”. Sau cùng, Gia Long chấp nhận tên nước Việt Nam.

Tháng Giêng năm Giáp Tý (1804), Gia Long ra Thăng Long để nhận phong là Việt Nam quốc vương, do sứ nhà Thanh là Án sát Quảng Tây tên Tề Bồ Sam tiến hành nghi lễ tại điện Kính Thiên. Từ đó, Trung Quốc gọi nước ta là Việt Nam, chứ không dùng các tên Giao Chỉ hoặc An Nam nữa. Tuy nhiên, đối nội cũng như đối ngoại (không kể Trung Quốc), ta vẫn tự xưng là Đại Việt, Đại Nam Việt hay Đại Việt Nam.

Năm Mậu Tuất (1838), ngày 3.2, Minh Mệnh ban chiếu đổi tên nước là Đại Nam hay Đại Việt Nam. Như vậy, dẫu có những lúc thăng trầm hay đổi thay đôi chút, quốc hiệu Việt Nam đã tồn tại 200 năm qua và để chỉ một quốc gia dân tộc ở Đông Nam Á này. (còn tiếp)

(Trích Tạp ghi Việt Sử Địa của cố học giả Nguyễn Đình Đầu do NXB Trẻ ấn hành)




Nguồn: https://thanhnien.vn/vua-gia-long-voi-quoc-hieu-viet-nam-1852410032347117.htm

Cùng chủ đề

Nắng quê

Đường Lâm (Sơn Tây - Hà Nội) mùa nào cũng đẹp, nhưng đối với một người yêu nhiếp ảnh thì tôi yêu nhất những ngày có nắng mùa thu nơi đây.   Tôi lang thang khắp mọi ngõ ngách, cảm nhận sự dịu dàng của những cơn gió vờn trên cành lá, vạt nắng chiếu xiên qua tàng cây... Biết bao kỉ niệm ấu thơ như ùa về khi bắt gặp những đứa trẻ thỏa thích dội gáo nước trong xanh...

Tân Tổng thư ký NATO đến Kiev chỉ 2 ngày sau nhậm chức, Ukraine được dịp ‘tỏ nỗi lòng’, đem Israel ra so kè,...

Ngày 3/10, Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Mark Rutte đã đến thủ đô Kiev của Ukraine, 2 ngày sau khi ông nắm quyền lãnh đạo liên minh quân sự từ người tiền nhiệm Jens Stoltenberg.

Chợ cá “âm phủ” độc nhất vô nhị mùa nước nổi ở miền Tây

(Dân trí) - Chỉ họp vài giờ đồng hồ, chợ cá "âm phủ" bên bờ kênh Tha La (An Giang) đã trở thành một phiên chợ đặc biệt tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Ven bờ kênh Tha La (xã Vĩnh Tế, TP Châu Đốc, tỉnh An Giang), có một phiên chợ đặc biệt được người dân địa phương gọi là chợ cá "âm phủ" hay chợ cá "ma" vì chỉ họp từ 2h-6h. Ngoài lượng cá tạp, các...

Để công tác nhân quyền gắn kết chặt chẽ từ Trung ương đến địa phương

Ngày 3/10, Ban chỉ đạo nhân quyền Chính phủ phối hợp với Ban chỉ đạo về nhân quyền tỉnh Bình Định tổ chức Hội nghị tập huấn nhân quyền toàn quốc đợt 2 năm 2024 tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thách thức mới cho ông Trump

Trong lúc nước Mỹ bước vào tháng cao trào chuẩn bị bầu cử tổng thống, phía công tố lại quyết định tung đòn nhằm vào cựu Tổng thống Donald Trump. AFP hôm qua đưa tin thẩm phán Tanya Chutkan của Tòa sơ thẩm Quận Columbia hôm 2.10 công bố những chi tiết chính hồ sơ vừa được đội ngũ của công tố viên đặc biệt Jack Smith nộp lên. Đây là bước đi mới nhất của phía công tố sau...

Tâm sự của Chủ tịch Quốc hội và Bộ trưởng GD-ĐT giả định trong Quốc hội trẻ em

Tại phiên họp giả định Quốc hội trẻ em vừa qua, nhiều đại biểu trẻ em đã để lại ấn tượng sâu sắc, trong đó có Chủ tịch Quốc hội trẻ em Lê Gia Vinh và Bộ trưởng Bộ GD-ĐT giả định Trần Bình Minh. Hai em Lê Gia Vinh và Trần Bình Minh cũng đã có những bức ảnh nhiều cảm xúc nhất trong Quốc hội trẻ em, đó là bức ảnh Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn gặp...

Bài đọc nhiều

Sự kiện “Biển đảo trong lòng đồng bào” được tổ chức từ 1-31/10

Từ 1-31/10 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam diễn ra các hoạt động hàng ngày và cuối tuần nhằm giới thiệu nét văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào, cùng các hoạt động trải nghiệm tại Ngôi nhà chung của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam với chủ đề: "Biển đảo trong lòng đồng bào".

Việt Nam sắp có gói cước Internet 10 Gbps cho hộ gia đình?

Thử nghiệm tốc độ truyền dữ liệu thực tế vừa được VNPT phối hợp với Qualcomm tại Hà Nội sáng ngày 3/10. Với công nghệ XGSPON Wi-Fi 7, laptop và điện thoại thông minh có thể đạt tốc độ kết nối gấp 3 lần so với việc truy cập Internet không dây với mạng GPON. Theo dự báo của hãng nghiên cứu thị trường Omdia, khoảng 32% thuê bao băng rộng toàn cầu sẽ chuyển sang sử dụng nền...

Quyết tâm lấy bạn trai nghèo khó, vào lễ ăn hỏi nhìn quà cưới nhà trai mang sang, cả nhà tôi ai nấy đều...

Tôi là con gái Hà Nội, kinh tế nhà tôi tuy chỉ ở mức bình thường, nhưng bố mẹ luôn cố gắng làm việc để lo cho tôi có một cuộc sống đầy đủ, ăn học...

Từ biểu tượng văn hóa tới “ngoại giao hoa anh đào” Nhật Bản

Với vẻ đẹp mê hoặc lòng người, hoa anh đào không chỉ là biểu tượng của đất nước Nhật Bản mà còn trở thành một công cụ quan trọng trong chiến lược ngoại giao văn hóa của xứ sở Mặt trời mọc

Chiêm ngưỡng bức tranh bằng than đá, bột gạo vừa giành giải thưởng 500 triệu đồng

TPO - Vượt qua hơn 1.500 tác phẩm dự thi khác, bức tranh Dòng chảy của hoạ sĩ Nguyễn Việt Cường đã giành giải thưởng UOB Painting of the Year lần 2 năm 2024 được tổ chức tại Việt Nam cùng 500 triệu tiền thưởng và cơ hội tham gia dự thi giải toàn khu vực Đông Nam Á.   Để thực hiện bức tranh Dòng chảy, Hoạ sĩ Nguyễn Việt Cường đã khéo léo sử dụng...

Cùng chuyên mục

Tháng 11/2024, Cần Thơ khởi công xây thư viện sức chứa 1.000 chỗ ngồi

Theo ông Lê Minh Cường - Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố Cần Thơ, công trình thư viện thành phố Cần Thơ sẽ được khởi công vào tháng 11/2024. Tổng mức đầu tư của dự án gần 150 tỉ đồng và dự kiến đi vào...

Triển lãm “Hải Âu tuổi 34” tôn vinh nghề thủ công truyền thống

Triển lãm giới thiệu 50/129 tác phẩm ảnh nghệ thuật về các nghề thủ công truyền thống Việt Nam, mang thông điệp tri ân nghệ nhân và bảo tồn giá trị văn hóa. Sáng ngày 3.10, tại Nhà văn hóa Phụ nữ TP.HCM...

Mới nhất

Một doanh nghiệp muốn chia thêm tiền cho cổ đông sau khi chia cổ tức tiền mặt tổng tỷ lệ 268%

Một doanh nghiệp muốn chia thêm tiền cho cổ đông sau khi chia cổ tức tiền mặt tổng tỷ lệ 268%Ngày 2/10, Masan Consumer công bố thông tin xin ý kiến cổ đông thông qua việc tạm ứng cổ tức năm 2024 từ nguồn lợi nhuận giữ lại của công ty, với mức tạm ứng cổ tức tối...

Toàn tỉnh Thái Nguyên phấn đấu giảm 3.486 hộ nghèo và cận nghèo trong năm 2024

Giai đoạn 2021 – 2023 tỉnh Thái Nguyên đã huy động gần 3.500 tỷ đồng để hỗ trợ giảm nghèo theo Chương trình Mục tiêu quốc...

Azithromycin là gì? Những điều cần biết trước khi sử dụng

Kháng sinh Azithromycin được biết đến có khả năng điều trị các bệnh liên quan đến nhiễm trùng, nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, việc sử dụng loại thuốc này cần có sự kê đơn từ...

Hướng đi nào cho các trường cao đẳng sư phạm?

Tại cuộc họp Hội đồng thẩm định quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học (ĐH)...

Không thể đấu nối vào Quốc lộ, đường làm xong vẫn ‘nằm im’

Dọc tuyến Quốc lộ 1A (QL1A) đoạn đi qua địa bàn thị xã Hương Thủy (tỉnh Thừa Thiên...

Mới nhất