Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Vĩnh Long: Chùa Kỳ Son

Chùa toạ lạc tại ấp Sóc Rừng, xã Loan Mỹ, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long, cách thành phố Vĩnh Long 42 km về phía Đông Nam. Đây là di tích kiến trúc nghệ thuật đặc trưng của người Khmer Nam Bộ. Chùa được Ủy ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Long công nhận là Di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh vào ngày 23-11-2007, theo Quyết định số 2427/QĐ-UBND.

Việt NamViệt Nam04/01/2025

Chùa được xây dựng cách đây 200 năm với vật liệu tre lá đơn sơn, trong một khu rừng hoang vu, đầm lầy có nhiếu sen mọc. Sau đó chùa bị hoả hoạn. Năm 1884, dân làng góp tiền dựng lại ngôi chùa bằng gỗ. Chùa mang lối kiến trúc nghệ thuật Khmer, các mái làm theo lối so le, ở giữa ba mái xuôi một mái ngang là hình tháp cao 2 m, chóp tháp 5 tầng, xung quanh tượng nữ hần Kayno đỡ tháp. Chùa có nhiều đầu thần xà hình rẻ quạt che đức Phật ngồi thiền. Gian chính điện có hai tầng, tầng trệt thờ tượng Phật Thích Ca. Chùa có 11 tượng Thích Ca lớn nhỏ ở các tư thế thiền định khác nhau và ba tượng Phật cứu độ chúng sinh. Tất cả các tượng cột ngoài đều tạc tượng chim thần Mahaknốt và tượng thần cánh dơi. Chùa là địa điểm tổ chức các lễ hội truyền thống hàng năm của đồng bào Khmer nơi đây.

Với diện tích 20.000m2 là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh, chùa mang đậm lối kiến trúc Khmer, cổng chùa được xây dựng theo kiểu tam quan bằng xi măng cốt thép cao 7 m. Phần dưới cổng có dạng hình hộp chữ nhật có tám cột vuông mái bằng, đầu các cột có tượng thần Käyno đồ mái. Tên chúa ghi bằng tiếng Khmer chữ vàng trên nền xanh: Salavemothien, diễm hình rồng hai đầu hưỡng ra hai hướng, trên mình đắp nổi mặt thần Reahu nuốt mặt trăng.

Công trình chính của chùa- mang tỉnh thiêng liêng nhất là chánh điện nằm theo hướng Đông - Tây. Chánh điện được xây dựng bằng bê tông cốt thép có hai tầng, mỗi tầng có chính gian, mái lợp ngói vảy cá, vách xây tường, nền lót gạch bông. Các cột hình tròn, chân cột và đầu cột đắp nổi đài sen. Trên đầu cột có tượng Kâyno, Maha Kruốt đỡ mái. Các diễm mài, đầu cột, diễm của.... đều có trang trí các họa tiết: dây là cuộn (Ang ko hiệl), cánh sen- lá sắp đặt theo đường thẳng (bông pec), hoa bốn cánh (bông đọt chanh), cánh sen (trò bot chuk), hình ảnh chư thiên....

Là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa dân tộc, thể hiện sự giao lưu văn hóa giữa các dân tộc như: tủ thờ, tủ áo, bàn bán nguyệt, kinh và truyện viết trên là buồng. Tại đây hàng năm diễn ra nhiều lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer như Tết Chôl Chnăm Thmây (từ 13-15/4 dương lịch), lễ Sen Dolta (từ 29-30/8 AL), lễ Oóc- 0m- Bóc (tổ chức vào ngày trăng tròn 15/10 AL).

Các hoạt động thể dục thể thao gần với các ngày lễ lớn như: giao lưu văn nghệ, múa lâm-thol, nhạc ngũ âm... nơi đây trở thành trung tâm văn hóa của đồng bào Khmer xã Loan Mỹ.




Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

Trào lưu 'em bé yêu nước' lan tỏa khắp mạng xã hội trước thềm đại lễ 30/4
Quán cà phê gây sốt với ly nước cờ Tổ quốc dịp lễ 30.4
Ký ức của người lính biệt động trong chiến thắng lịch sử
Khoảnh khắc nữ phi hành gia gốc Việt nói "Xin chào Việt Nam" ngoài Trái đất

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm