Trang chủChính trịNgoại giaoViệt Nam mở cửa, kết nối, cân bằng trong hợp tác APEC

Việt Nam mở cửa, kết nối, cân bằng trong hợp tác APEC

Trong APEC, Việt Nam có thể vừa hợp tác vừa cạnh tranh, thúc đẩy hội nhập đồng thời củng cố sức mạnh nội sinh cho sự phát triển bền vững.

APEC Peru 2024. (Nguồn: Adina)
Tuần lễ cấp cao APEC 2024 diễn ra tại Lima (Peru) từ ngày 10-16/11 với chủ đề “Trao quyền. Bao trùm. Tăng trưởng”. (Nguồn: Adina)

Thành lập hơn ba thập niên trước, 21 nền kinh tế thành viên của APEC bao gồm ba nền kinh tế lớn nhất thế giới là Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nhật Bản, cùng Australia, Brunei, Canada, Chile, Hong Kong (Trung Quốc), Indonesia, Malaysia, Mexico, New Zealand, Papua New Guinea, Peru, Philippines, Nga, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Thái Lan và Việt Nam.

Củng cố vai trò trong “sóng gió toàn cầu”

APEC là cơ chế hợp tác kinh tế và thương mại đa phương hàng đầu khu vực, chiếm khoảng 62% GDP và 48% thương mại toàn cầu năm 2021. Diễn đàn này thúc đẩy các nền kinh tế hợp tác với nhau trên cơ sở cam kết không ràng buộc, đối thoại mở, đưa ra quyết định dựa trên sự đồng thuận và tôn trọng bình đẳng các quan điểm của tất cả các nền kinh tế thành viên. Chính cơ chế không ràng buộc, khác với Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) hay các tổ chức thương mại đa phương khác, đã tạo điều kiện cho những sáng kiến thúc đẩy hội nhập mạnh mẽ.

Việc kết nối các nền kinh tế, giảm các rào cản thương mại và thu hẹp các khác biệt trong quy định đã thúc đẩy thương mại trong khu vực với thuế quan trung bình giảm từ 17% vào năm 1989 xuống còn 5,3% vào năm 2021.

Tổng thương mại hàng hóa khu vực đã tăng hơn 9 lần, vượt xa các khu vực khác. Thương mại hàng hóa và dịch vụ trong thời gian này đã phát triển với tốc độ trung bình hằng năm là 7,1%, gần gấp đôi tốc độ tăng trưởng GDP là 3,7% (theo Makin & Verikos năm 2021). Sự tăng trưởng thương mại đã thúc đẩy tăng trưởng GDP khu vực từ 19 nghìn tỷ USD vào năm 1989 lên 52,8 nghìn tỷ USD vào năm 2021. Thu nhập bình quân đầu người cũng tăng gần 4 lần.

TS. Lê Ngọc Bích, Khoa Kinh doanh, Đại học RMIT Việt Nam. (Ảnh: NVCC)
TS. Lê Ngọc Bích, Khoa Kinh doanh, Đại học RMIT Việt Nam. (Nguồn: Đại học RMIT)

Tuy nhiên, những năm gần đây, APEC đối mặt với những thách thức chưa từng có, từ căng thẳng thương mại đến đại dịch Covid-19 và xung đột ở nhiều điểm nóng như cuộc xung đột Nga-Ukraine và chiến tranh Israel-Hamas. Những sự kiện này tạo ra một môi trường bất ổn, chia rẽ và phân mảnh, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại với làn sóng bảo hộ ở Hoa Kỳ và nhiều nền kinh tế.

Hoa Kỳ đang tìm cách giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc và tăng cường đầu tư vào các đồng minh, theo xu hướng “friendshoring” – khi chính phủ thúc đẩy các doanh nghiệp tái cấu trúc chuỗi cung ứng, chuyển dịch sản xuất khỏi các đối thủ địa chính trị sang các đồng minh. Mặt khác, Trung Quốc đang xây dựng mạng lưới các đối tác thương mại châu Phi và châu Âu thông qua Sáng kiến Vành đai và con đường.

Thực tiễn này gây lo ngại về khả năng chia rẽ và thương mại toàn cầu bị cuốn vào cuộc cạnh tranh siêu cường giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Phân tích mới của IMF thực hiện năm 2023 chỉ ra, nếu thế giới chia thành hai khối riêng biệt với ít hoặc không có giao thương, GDP toàn cầu sẽ giảm hơn 1,5%, tương đương khoảng 1.500 tỷ USD.

Riêng tại châu Á, do sự phụ thuộc giữa các nền kinh tế trong khu vực, mức giảm này có thể gấp đôi lên hơn 3% GDP. Do đó, đòi hỏi tăng cường đối thoại, hợp tác, biến những thách thức thành cơ hội và vai trò của diễn đàn hợp tác đa phương như APEC trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

“Làm mới” hợp tác APEC

Trong khi các quy tắc thương mại toàn cầu của WTO đang trở nên lỗi thời trước những thay đổi nhanh chóng, APEC đã tích cực tập hợp sự ủng hộ và nguồn lực từ các chính phủ để xây dựng kế hoạch cải cách cho WTO ở những lĩnh vực còn thiếu sót, điển hình như thương mại dịch vụ, đầu tư và kinh tế số.

APEC còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ các nguyên tắc thương mại đa phương. Bất chấp sự xung đột, cả Hoa Kỳ và Trung Quốc đều có lợi ích trong khuôn khổ APEC. APEC tạo cơ hội đưa hai siêu cường đến bàn đàm phán. Tổng thống Joe Biden và Chủ tịch Tập Cận Bình đã có một cuộc gặp gỡ cấp lãnh đạo hiệu quả bên lề Tuần lễ cấp cao APEC 2023 tại San Francisco, bang California.

Đặc biệt, trong bối cảnh quá trình phục hồi của kinh tế toàn cầu đối mặt với cùng lúc nhiều thách thức như lạm phát leo thang, căng thẳng địa chính trị, biến đổi khí hậu và đại dịch, APEC tập trung vào việc thúc đẩy phát triển bền vững và bao trùm, nhấn mạnh vai trò then chốt của mình như một diễn đàn cho các cuộc thảo luận mang tính xây dựng thúc đẩy hợp tác quốc tế.

Hội nghị APEC 2023, với chủ đề “Kiến tạo một tương lai tự cường bền vững cho tất cả”, tập trung vào nhiều vấn đề quan trọng như khả năng phục hồi chuỗi cung ứng, thương mại điện tử, cơ hội cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, biến đổi khí hậu. Các vấn đề liên quan đến an ninh lương thực, y tế, chống tham nhũng, chuyển đổi số, nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ cũng là trọng tâm trong các cuộc thảo luận.

Hướng tới Hội nghị 2024 ở Peru, APEC sẽ tiếp tục là nền tảng xây dựng lòng tin và tạo điều kiện cho các cuộc thảo luận khó khăn để giải quyết những vấn đề quan trọng chung.

Nắm bắt cơ hội vàng

APEC đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của đất nước. Hiện nay, hơn 80% kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam là với thị trường APEC, hơn 80% tổng vốn FDI vào Việt Nam đến từ các nền kinh tế APEC, và hơn 80% khách du lịch đến Việt Nam là từ APEC. APEC quy tụ 15/31 đối tác chiến lược, đối tác chiến lược toàn diện và là các đối tác kinh tế, thương mại quan trọng hàng đầu của Việt Nam. 13/17 FTA Việt Nam đã ký kết là với thành viên APEC.

Từ khi gia nhập APEC năm 1998, Việt Nam đã tận dụng cơ chế hợp tác không chỉ để thúc đẩy hội nhập kinh tế và thu hút FDI mà còn để thúc đẩy cải cách, hoàn thiện thể chế, chính sách, tham gia tích cực và có tiếng nói ngang hàng với nhiều trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới trong quá trình xây dựng và định hình các quy tắc và hiệp định thương mại khu vực.

Sự tham gia của Việt Nam trong bối cảnh hiện nay nhằm tăng cường tính hiệu quả và tận dụng tốt các cơ chế hợp tác.

Trong bối cảnh thách thức, Việt Nam hiện có cơ hội vàng để trở thành trung tâm sản xuất hàng đầu khu vực bên cạnh Trung Quốc. Để khai thác tốt cơ hội này, Việt Nam cần tiếp tục tham gia tích cực vào các dự án và sáng kiến của APEC, đặc biệt trong lĩnh vực chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, phát triển bền vững và phát triển nguồn nhân lực, nhằm định vị mình là một trong những lựa chọn hấp dẫn nhất trong mô hình “Trung Quốc +1”.

Thay vì đơn thuần điều chỉnh cho phù hợp với các cam kết quốc tế, chính phủ Việt Nam nên áp dụng cách tiếp cận linh hoạt, nhạy bén trong việc xây dựng chính sách nhằm thích ứng với các thay đổi nhanh chóng trên thị trường. Đồng thời, cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa chính phủ và doanh nghiệp.

Học hỏi từ mô hình thành công của các nền kinh tế như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, chính phủ Việt Nam nên triển khai các chương trình hỗ trợ, đầu tư vào giáo dục và cơ sở hạ tầng công nghệ, thiết lập các khu công nghệ cao, và tăng cường kết nối giữa chính phủ, các trường đại học và doanh nghiệp để tập trung phát triển chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo. Điều này sẽ củng cố vị thế của Việt Nam trên trường thế giới và tạo nền tảng vững chắc để Việt Nam tham gia vào những sân chơi rộng lớn hơn và các FTA thế hệ mới, tiêu chuẩn cao.

APEC không chỉ là nơi thúc đẩy hợp tác đa phương mà còn là kênh quan trọng để Việt Nam củng cố quan hệ song phương, tạo ra những lợi ích lâu dài và sâu sắc với các đối tác chiến lược lớn. Hơn nữa, Việt Nam có thể thông qua APEC để xây dựng các mối quan hệ chiến lược với các nền kinh tế tiềm năng đang chờ đợi để gia nhập APEC như Bangladesh, Colombia, Costa Rica và Ecuador. Hợp tác với các thành viên tiềm năng từ khu vực Mỹ Latinh không chỉ mở ra cơ hội tiếp cận các thị trường mới mà còn thúc đẩy đối thoại và hợp tác giữa các nước đang phát triển.

Với những bước đi đúng đắn duy trì sự mở cửa, kết nối, và cân bằng trong quá trình hợp tác tại APEC, Việt Nam có thể vừa hợp tác vừa cạnh tranh, thúc đẩy hội nhập đồng thời củng cố sức mạnh nội sinh cho sự phát triển bền vững.





Nguồn: https://baoquocte.vn/viet-nam-mo-cua-ket-noi-can-bang-trong-hop-tac-apec-293584.html

Cùng chủ đề

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), Hội nghị thượng đỉnh của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20)...

Việt Nam đóng góp tích cực vì một APEC cởi mở và bền vững

Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định Việt Nam sẽ tiếp tục đóng góp tích cực và triển khai hiệu quả các định hướng và tầm nhìn hợp tác APEC. Sáng 16.11, theo giờ địa phương tại Lima, Peru, Chủ tịch nước Lương Cường tham dự Hội nghị các nhà lãnh đạo các nền kinh tế Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 31. Tham dự hội nghị có các nhà lãnh đạo và trưởng...

Tập Cận Bình muốn Mỹ và Trung Quốc cùng hợp tác khi gặp Joe Biden

(CLO) Hôm thứ Bảy (16/11), Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gặp Tổng thống sắp mãn nhiệm Mỹ Joe Biden trong khoảng hai giờ bên lề Tuần lễ Cấp cao APEC 2024 ở Lima, Peru. ...

Gắn kết tình hữu nghị, khẳng định trách nhiệm quốc tế

"Ngay sau khi đến Lima, chúng tôi đã trực tiếp chứng kiến và cảm nhận rõ hơn vẻ đẹp về đất nước, con người, sự hiếu khách và phát triển năng động của Peru-đất nước có chiều sâu lịch sử văn hóa và là một trong những cái nôi của văn minh nhân loại", Chủ tịch nước Lương Cường đã chia sẻ với báo giới như vậy trong chuyến thăm chính thức Peru và tham dự Tuần lễ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nhiều sản phẩm OCOP, đặc sản tiêu biểu các vùng miền được giới thiệu tại Lễ hội mua sắm năm 2024

Thực hiện Chương trình Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch TP. Hà Nội năm 2024, UBND TP. Hà Nội giao Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch TP. Hà Nội chủ trì, phối hợp với UBND huyện Sóc Sơn và các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chứcLễ hội mua sắm năm 2024 từ 20–24/12 tại huyện Sóc Sơn.

Thông tin đối ngoại về quyền con người cần có những cách làm mới để “ai hiểu rồi thì yêu ta”

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt nhấn mạnh, cần phải tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế và báo chí nước ngoài trong lĩnh vực truyền thông đối ngoại nhằm đấu tranh và bảo vệ quyền con người ở Việt Nam, qua đó thúc đẩy hình ảnh quốc gia, nâng cao nhận thức quốc tế về tình hình nhân quyền ở Việt Nam.

Tết hy vọng của các cựu quân nhân và gia đình nạn nhân chất độc da cam

Với sự trợ giúp của cộng đồng, Hội và Quỹ Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam sẽ gửi trao những món quà như là niềm hy vọng tới cho gia đình các nạn nhân, giúp họ có một mùa Xuân trọn vẹn hơn.

Vanuatu cầu cứu cộng đồng quốc tế sau thảm họa động đất khiến hàng trăm người thương vong

Ngày 18/12, Vanuatu đã đề nghị Liên hợp quốc (LHQ) hỗ trợ sau trận động đất có độ lớn 7,3 tàn phá nước này trước đó 1 ngày, buộc chính phủ phải ban bố tình trạng khẩn cấp trong 7 ngày, cùng lệnh giới nghiêm từ 18h-6h.

Ninh Thuận đã thu hút, hội tụ được các doanh nghiệp lớn, các “sếu đầu đàn”

Ninh Thuận đã có quyết tâm chính trị cao để tạo động lực phát triển. Cụ thể, những năm qua, tỉnh đã và đang phát triển hệ thống như logistic, nông nghiệp công nghệ cao, cảng biển, năng lượng, kinh tế đô thị…

Bài đọc nhiều

Doanh nhân Phạm Đình Thương và những bước chân không nghỉ hướng về quê hương Việt Nam

Ra nước ngoài với hoài bão thay đổi tương lai của bản thân và gia đình, khi trở về mang theo những yêu thương đóng góp xây dựng quê hương, doanh nhân Phạm Đình Thương và SUN SHINE đã trở thành một trong những doanh nghiệp Việt Nam tại Nhật có những đóng góp tích cực cho Việt Nam.

Giá vàng “hóng” Fed để quyết hướng đi, đường đến mốc 3.000 USD đã hẹp hơn

Giá vàng hôm nay 19/12/2024 tại thị trường thế giới đi ngang khi thị trường tập trung sự chú ý vào quyết định chính sách tiền tệ. Vàng trong nước biến động thất thường. Chuyên gia đánh giá, triển vọng của kim loại quý vẫn chưa hoàn toàn chuyển sang xu hướng giảm.

Sức mạnh mềm tăng cường gắn kết Việt Nam với thế giới

Với sự đan xen cùng đối ngoại nhân dân để tạo sự gắn kết sâu rộng trong quan hệ giữa các nước, đối ngoại văn hóa được đánh giá sẽ phát huy hiệu quả sâu rộng khi được đầu tư phù hợp. Sức mạnh mềm thời hội nhập Đó là nhận xét của một cựu đại sứ VN tại một nước châu Âu khi trả lời Thanh Niên về ngoại giao văn hóa trong chiến lược ngoại giao quốc gia, xây...

Giá cà phê “bốc hơi mạnh”; trong nước giá vẫn rất cao, cơ hội khẳng định chất lượng ở thị trường châu Âu

Tuần này dày đặc các cuộc họp chính sách của các ngân hàng trung ương lớn, như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng Trung ương Anh (BOE), Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ)... sẽ đưa ra quyết định lãi suất cuối cùng của năm 2024. Dự báo, thị trường cà phê nói riêng, các thị trường hàng hoá nói chung sẽ có tuần biến động.

Chuyển đổi năng lượng mở ra một tương lai tươi sáng cho Việt Nam

Việt Nam đang đạt được nhiều tiến bộ trong việc hướng đến mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 và quá trình chuyển dịch năng lượng hứa hẹn mang lại nhiều lợi ích kinh tế - xã hội dài hạn cho người dân trong tương lai.

Cùng chuyên mục

Nhiều sản phẩm OCOP, đặc sản tiêu biểu các vùng miền được giới thiệu tại Lễ hội mua sắm năm 2024

Thực hiện Chương trình Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch TP. Hà Nội năm 2024, UBND TP. Hà Nội giao Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch TP. Hà Nội chủ trì, phối hợp với UBND huyện Sóc Sơn và các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chứcLễ hội mua sắm năm 2024 từ 20–24/12 tại huyện Sóc Sơn.

biểu tượng kỷ niệm 75 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam-Ba lan

Vào năm 2025, Việt Nam và Ba Lan sẽ kỷ niệm 75 năm quan hệ ngoại giao. Để đánh dấu sự kiện này, một cuộc thi thiết kế logo đã được tổ chức vào tháng 10 và tháng 11 năm 2024, dưới sự hợp tác giữa Đại sứ quán Ba Lan tại Việt Nam và Đại sứ quán Việt Nam tại Ba Lan. Cuộc thi đã thu hút số lượng lớn ứng viên, bao gồm các nhà thiết kế...

Ninh Thuận đã thu hút, hội tụ được các doanh nghiệp lớn, các “sếu đầu đàn”

Ninh Thuận đã có quyết tâm chính trị cao để tạo động lực phát triển. Cụ thể, những năm qua, tỉnh đã và đang phát triển hệ thống như logistic, nông nghiệp công nghệ cao, cảng biển, năng lượng, kinh tế đô thị…

Nga đáp trả các nước không thân thiện, BRICS sắp thêm 2 quốc gia đối tác, sẽ có ngân hàng vàng miếng tại Đông...

Nga gia hạn mức thuế cao đối với hàng xa xỉ từ các nước không thân thiện, Trung Quốc nói Mỹ “sai lầm”, BRICS sắp có thêm hai quốc gia đối tác, Indonesia đã sẵn sàng thành lập ngân hàng vàng miếng… là những tin kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Tập đoàn năng lượng hàng đầu CH Czech công bố kế hoạch đầu tư chiến lược vào Việt Nam

Chiều 18/12, tại Hà Nội, Tập đoàn Sev.en Global Investments (CH Czech) đã công bố kế hoạch đầu tư chiến lược tại Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 75 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam – Czech.

Mới nhất

Một ông giám đốc Quảng Ninh tự tin xuất khẩu hàu đại dương, hải sản đại bổ nhờ công nghệ này

Bằng tư duy nhạy bén, anh Nguyễn Văn Cường (xã Liên Hòa, TX Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh) đã đầu tư công nghệ hiện đại để chế biến và bảo quản...

Mãn nhãn màn biểu diễn tinh nhuệ của các chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam

Trong khuôn khổ Lễ khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, chương trình nghệ thuật lễ khai mạc triển lãm có chủ đề "Việt Nam - Hòa bình, hợp tác, cùng phát triển" với 2.000 cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam biểu diễn đã gây ấn tượng mạnh với khán giả...

Cao tốc Vân Phong – Nha Trang sẽ đưa vào khai thác sớm hơn dự kiến

(ĐCSVN) – Liên quan đến đề xuất đưa vào khai thác sớm gần 70km cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn Vân Phong - Nha Trang, ngày 19/12, Ban Quản lý Dự án 7 (Chủ đầu tư dự án) cho biết đã nhận được thông tin và sẽ làm việc với nhà thầu. ...

‘Công nghệ tiên tiến, bảo vệ Tổ quốc’

DNVN - Tại triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam - Vietnam Defence Expo 2024, Viettel đem đến các sản phẩm hiện đại với thông điệp “Protech to Protect” (Công nghệ tiên tiến...

Mới nhất