Trang chủNewsThế giớiViệt Nam lần đầu ứng cử vị trí thẩm phán Tòa án...

Việt Nam lần đầu ứng cử vị trí thẩm phán Tòa án Quốc tế về Luật Biển


Việt Nam giới thiệu PGS-TS Nguyễn Thị Lan Anh, Viện trưởng Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao, ứng cử vào vị trí thẩm phán Tòa án Quốc tế về Luật Biển (ITLOS) nhiệm kỳ 2026-2035.

Tòa án quốc tế về luật biển sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam thực thi UNCLOS 1982
Việt Nam tham gia thủ tục tư vấn về biến đổi khí hậu tại Tòa án quốc tế về Luật biển

Trong khuôn khổ Hội nghị các nước thành viên Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển lần thứ 34 diễn ra từ 10-14/6 tại New York (Mỹ), Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ, Trưởng đoàn đại biểu Việt Nam, đã chủ trì Hội thảo quốc tế “Nước biển dâng tại khu vực Thái Bình Dương: thực trạng, các vấn đề pháp lý và đánh giá từ góc độ luật biển,” và buổi gặp mặt thường niên của Nhóm bạn bè Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày Công ước có hiệu lực và để công bố việc Việt Nam giới thiệu Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Thị Lan Anh, Viện trưởng Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao, ứng cử vào vị trí thẩm phán Tòa án Quốc tế về Luật Biển (ITLOS) nhiệm kỳ 2026-2035.

Việt Nam lần đầu ứng cử vị trí thẩm phán Tòa án Quốc tế về Luật Biển
Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ, Trưởng đoàn đại biểu Việt Nam, phát biểu với các thành viên Nhóm bạn bè UNCLOS. (Ảnh: Thanh Tuấn/TTXVN)

Những năm qua, ứng phó và thích ứng với biến đổi khí hậu trong đó có hiện tượng mực nước biển dâng là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các nước, trở thành chủ đề thảo luận tại nhiều diễn đàn trong khuôn khổ Liên hợp quốc.

Hội thảo quốc tế về nước biển dâng dưới góc độ luật biển do Việt Nam phối hợp với một số nước thành viên Nhóm bạn bè UNCLOS gồm Fiji, Indonesia, New Zealand, Oman đồng tổ chức với sự tham gia đồng bảo trợ của Australia, Canada, Đức, Philippines và Singapore.

Khoảng 100 đại biểu, chuyên gia về luật biển đến từ hơn 60 quốc gia, học giả, đại diện một số cơ quan Liên hợp quốc đã tham dự hội thảo.

Phát biểu khai mạc và cuộc gặp mặt, Thứ trưởng Thường trực Nguyễn Minh Vũ nhấn mạnh ý nghĩa lịch sử của UNCLOS đối với sự phát triển của luật pháp quốc tế.

Với vai trò là “Hiến pháp của đại dương,” UNCLOS là khuôn khổ pháp lý toàn diện nhất điều chỉnh mọi hoạt động trên biển, là cơ sở để các nước cùng hợp tác trong quản lý các đại dương và biển một cách có trật tự và bền vững.

Việt Nam khẳng định sẽ cùng 115 thành viên của Nhóm bạn bè tiếp tục thúc đẩy đối thoại và hợp tác đa phương trong thực thi và bảo vệ tính phổ quát của UNCLOS.

Việt Nam lần đầu ứng cử vị trí thẩm phán Tòa án Quốc tế về Luật Biển
Quang cảnh Hội thảo quốc tế “Nước biển dâng tại khu vực Thái Bình Dương: thực trạng, các vấn đề pháp lý và đánh giá từ góc độ Luật biển” diễn ra tại trụ sở Liên hợp quốc. (Ảnh: Thanh Tuấn/TTXVN)

Tại hội thảo, các chuyên gia pháp lý của Việt Nam gồm Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Thị Lan Anh và Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Hồng Thao, thành viên Ủy ban Luật pháp quốc tế của Liên hợp quốc đã chia sẻ đánh giá từ góc độ của Việt Nam – một quốc gia ven biển chịu nhiều tác động nhất của biến đổi khí hậu trong đó có nguy cơ nước biển dâng, đề nghị tiếp tục tuân thủ, thực hiện đầy đủ các quy định của UNCLOS trong quá trình giải quyết các thách thức mới nổi lên trong quản trị biển và đại dương hiện nay như ô nhiễm môi trường biển, biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng, đồng thời kêu gọi ủng hộ việc bảo toàn các đường cơ sở, ranh giới các vùng biển xác lập từ đường cơ sở và kết quả phân định biển đã được các nước thống nhất thông qua đàm phán hoặc xác lập theo phán quyết của cơ quan tài phán quốc tế nhằm duy trì ổn định và trật tự pháp lý trên biển.

Hội thảo được tổ chức theo sáng kiến của Việt Nam, là một trong những đóng góp quan trọng chuẩn bị cho Hội nghị cấp cao của Liên hợp quốc về nước biển dâng vào tháng 9/2024 sắp tới.

Sự tham gia đông đảo của các nước tại hội thảo một lần nữa khẳng định quan tâm chung của các nước đối với giá trị và vai trò của UNCLOS trong quản lý, sử dụng biển và đại dương nói chung và trong hợp tác giải quyết các thách thức mới như biến đổi khí hậu và nước biển dâng thời gian tới.

Nhóm bạn bè là một hình thức phối hợp không chính thức, linh hoạt, nhằm tăng cường hợp tác giữa một số nước có cùng quan tâm về một vấn đề cụ thể tại Liên hợp quốc và các diễn đàn đa phương.

Nhóm bạn bè UNCLOS do Việt Nam và Đức khởi xướng, đồng chủ trì thành lập năm 2021. Nhóm hiện có 115 thành viên đến từ tất cả các khu vực địa lý, trong đó gồm 12 nước nòng cốt chịu trách nhiệm điều phối các hoạt động của Nhóm.

Trong thời gian qua, Nhóm đã tổ chức nhiều hoạt động như hội thảo, toạ đàm, gặp gỡ định kỳ để trao đổi, thúc đẩy hợp tác trong các vấn đề liên quan đến thực thi UNCLOS và quản lý, sử dụng bền vững các đại dương và biển nói chung.

Theo Vietnamplus.vn

https://www.vietnamplus.vn/viet-nam-lan-dau-ung-cu-vi-tri-tham-phan-toa-an-quoc-te-ve-luat-bien-post959099.vnp





Nguồn: https://thoidai.com.vn/viet-nam-lan-dau-ung-cu-vi-tri-tham-phan-toa-an-quoc-te-ve-luat-bien-201125.html

Cùng chủ đề

Thách thức và triển vọng thực thi UNCLOS 1982

Ngày 15.11, Trường Đại học Kinh tế - Luật (ĐHQG TP.HCM) phối hợp cùng Báo Pháp luật TP.HCM tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia '30 năm Công ước Liên Hiệp Quốc về luật Biển có hiệu lực: Từ cam kết đến...

Hiệp định về biển cả

Hiệp định trong khuôn khổ UNCLOS về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học biển tại khu vực nằm ngoài quyền tài phán quốc gia (BBNJ) là hiệp định thứ ba thực thi UNCLOS, củng cố hơn nữa UNCLOS, góp phần củng cố chủ nghĩa đa phương, là dấu mốc mới trong sự phát triển của luật pháp quốc tế.

‘Cơ chế sống’, bền vững vượt thời gian

Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 có “tuổi đời” khoảng 50 năm kể từ khi bắt đầu đàm phán và tròn 30 năm kể từ khi có hiệu lực thực thi. Suốt hành trình đó, không phải ngẫu nhiên UNCLOS được các bên tham gia Công ước gửi gắm niềm tin như “la bàn của người đi biển”, được gọi tên là “hiến pháp” của đại dương.

Cam kết tăng cường tuân thủ UNCLOS 1982, Washington tài trợ lớn cho Manila

Mới đây, Philippines và Mỹ đã tổ chức Đối thoại hàng hải lần thứ 3 tại thủ đô Manila.

Việt Nam chủ trì trao đổi với các nước sáng lập Nhóm bạn bè UNCLOS nhân dịp 30 năm Công ước có hiệu lực

30 năm qua, UNCLOS đã là khuôn khổ pháp lý vững chắc để thúc đẩy hợp tác, bảo đảm các quyền, lợi ích chính đáng của các quốc gia trên biển...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tuyên Quang xóa bỏ hoàn toàn “tà đạo, đạo lạ”, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo

Công tác đấu tranh xóa bỏ các loại hình tà đạo, đạo lạ tại tỉnh Tuyên Quang được triển khai đồng bộ, quyết liệt. Đặc biệt đến ngày 14/6/2024 đã xóa bỏ hoàn toàn 12/12 loại hình tà đạo, đạo lạ trên địa bàn tỉnh, hoàn thành xong trước 76 ngày so với kế hoạch đề ra, được cấp ủy, chính quyền địa phương và Bộ Công an ghi nhận, đánh giá cao. Ngày 19/11,...

Việt Nam với những bước tiến trong bình đẳng giới và thêm quyền cho phụ nữ

Trong 30 năm qua, đặc biệt là giai đoạn 2019-2024, Việt Nam đã quyết tâm hiện thực hóa các mục tiêu của Cương lĩnh hành động Bắc Kinh, các cam kết quốc tế khác về bình đẳng giới, nổi bật là việc xây dựng và củng cố luật pháp, chính sách của quốc gia. Từ ngày 19-21/11, Hội nghị Bộ trưởng Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đánh giá 30 năm thực hiện...

Hợp tác trong lĩnh vực khoa học giữa Việt Nam – Lào: hiện thực hóa các nội dung lãnh đạo hai Đảng, hai Chính...

Hợp tác nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học giữa hai nước Việt Nam – Lào không ngừng phát triển, trở thành nền tảng vững chắc cho hợp tác toàn diện; đóng góp thiết thực cho quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào ngày càng đơm hoa, kết trái. Những hợp tác chiến lược Hằng ngày, tại Phòng Thí nghiệm dữ liệu...

Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân quản lý tốt vũ khí, trang bị sẵn sàng chiến đấu

Ngày 19/11, tại TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, đoàn công tác của Cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng, Bộ Tổng Tham mưu do Đại tá Nguyễn Mạnh Túy, Phó Trưởng phòng Quản lý đăng kiểm Quân sự làm trưởng đoàn đã đến kiểm tra chất lượng vũ khí, trang bị sẵn sàng chiến đấu tại Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân. Tham gia đoàn công tác có đại diện một...

Nỗ lực của Việt Nam nhằm thực thi hiệu quả Công ước ICCPR về quyền dân sự và chính trị

Ngày 19/11, Bộ Tư pháp phối hợp với Văn phòng Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ chủ trì tổ chức Hội nghị tổng kết tình hình thực hiện Quyết định số 1252/QĐ-TTg ngày 26/9/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch tăng cường thực thi hiệu quả Công ước về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR) và các khuyến nghị của Ủy ban Nhân quyền (gọi tắt là Quyết định 1252) tại tỉnh...

Bài đọc nhiều

Người dân Thụy Điển, Phần Lan chuẩn bị tinh thần cho khả năng xảy ra chiến tranh

"Tình hình an ninh đang rất nghiêm trọng và tất cả chúng ta cần tăng cường khả năng phục hồi để đối mặt với nhiều cuộc khủng hoảng khác nhau và cuối cùng là chiến tranh".

Cận cảnh hậu quả do siêu bão Man-yi gây ra ở Philippines

Siêu bão Man-yi đã làm bật gốc nhiều cây, làm ngã đường dây điện và làm tốc mái nhà khi quét qua Philippines vào sáng nay 17.11. ...

Houthi tấn công mục tiêu quan trọng của Israel

Người phát ngôn quân sự của lực lượng Houthi ở Yemen Yahya Saree cho biết họ đã tấn công 'một mục tiêu quan trọng' tại thành phố cảng Eilat của Israel trên biển Đỏ. ...

Houthi tấn công Israel, Thổ Nhĩ Kỳ đóng cửa không phận với máy bay chở Tổng thống Isaac Herzog

Mới đây, phong trào Houthi ở Yemen đã tiến hành cuộc tấn công nhằm vào các thành phố của Israel.

Cùng chuyên mục

Được Mỹ ‘mở khóa’, Ukraine liền dùng tên lửa ATACMS tấn công đất Nga?

Reuters ngày 19.11 dẫn lời Bộ Quốc phòng Nga cho hay quân đội Ukraine đã dùng tên lửa tầm xa ATACMS do Mỹ viện trợ để tấn công lãnh thổ Nga. ...

Kiev dự báo kết thúc xung đột, Nghị sĩ Mỹ đòi luận tội Tổng thống Biden, Israel khẳng định đã tấn công chương trình...

Mỹ phát triển tên lửa hành trình hạt nhân mới, Tổng thống Putin phê duyệt học thuyết hạt nhân cập nhật, Trung Quốc thừa nhận xâm phạm không phận Nhật Bản, Triều Tiên lên án hợp tác quân sự Hàn-Mỹ-Nhật, Philippines phản bác cáo buộc của Trung Quốc ở Biển Đông... là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Lý giải nguyên nhân khiến dân số Paris giảm liên tục

Chính quyền thành phố Paris đang xem xét triển khai những phương án nhằm giải quyết tình trạng dân số giảm trong những năm qua. ...

Mới nhất

Cần cơ chế đặc thù cho các Tập đoàn chủ đạo trong nền kinh tế

Cần cơ chế đặc thù cho các Tập đoàn chủ đạo trong nền kinh tế PV: Trước bối cảnh kinh tế - xã hội có nhiều thay đổi, theo ông có cần thiết sắp xếp lại các lĩnh vực của doanh nghiệp Nhà nước để phù hợp với tình hình mới hay không? TS. Lê Đăng...

Chuyên gia VinFuture “mổ xẻ” nguyên nhân đột quỵ ngày càng trẻ hóa

Đây cũng là một trong những chủ đề chính sẽ được bàn luận trong chuỗi Tọa đàm Khoa học vì Cuộc sống thuộc Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 do Quỹ VinFuture tổ chức vào ngày...

Thúc đẩy “chuyển động” các dự án điện khí

Phát triển điện khí/LNG là tất yếu Mục tiêu phát triển điện khí nói chung và LNG nói riêng đã được xác định rõ với vai trò sẽ nguồn điện chạy nền, đảm bảo sự ổn định, an toàn cho hệ thống điện khi các nguồn năng lượng tái tạo với đặc tính không ổn định, phát triển với...

Mới nhất