Trang chủNewsThế giớiThách thức và triển vọng thực thi UNCLOS 1982

Thách thức và triển vọng thực thi UNCLOS 1982

Ngày 15.11, Trường Đại học Kinh tế – Luật (ĐHQG TP.HCM) phối hợp cùng Báo Pháp luật TP.HCM tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia ’30 năm Công ước Liên Hiệp Quốc về luật Biển có hiệu lực: Từ cam kết đến hành động của Việt Nam’.

Phát biểu khai mạc hội thảo, PGS.TS Hoàng Công Gia Khánh, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế – Luật cho hay ngày 16.11.1994, Công ước của Liên Hiệp Quốc về luật Biển (UNCLOS) năm 1982 chính thức có hiệu lực sau khi được quốc gia thứ 60 phê chuẩn.

Theo ông Khánh, UNCLOS 1982 quy định toàn diện các vấn đề pháp lý quốc tế về biển và đại dương, là cơ sở pháp lý quốc tế quan trọng để các quốc gia xác lập, thực thi quyền chủ quyền, quyền thực thi chủ quyền, quyền tài phán cũng như các quyền, nghĩa vụ và hoạt động tự do khác trong quá trình quản trị, khai thác, sử dụng biển và đại dương vì mục đích hòa bình, phát triển bền vững và thịnh vượng của các quốc gia.

Thách thức và triển vọng thực thi UNCLOS 1982- Ảnh 1.

PGS.TS Hoàng Công Gia Khánh, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế – Luật phát biểu khai mạc hội thảo

Phát biểu tại hội thảo, ông Mai Ngọc Phước, Phó chủ tịch Hội Nhà báo TP.HCM, Tổng biên tập báo Pháp luật TP.HCM cho rằng UNCLOS 1982 được ví như “bản hiến pháp về biển cả và đại dương”, một văn kiện quốc tế đa phương đồ sộ. Công ước này thể hiện sự thỏa hiệp toàn cầu, hàm chứa nội dung bao quát toàn bộ các vấn đề pháp lý quan trọng nhất liên quan biển và đại dương, bao gồm cả đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, mang lại lợi ích không chỉ cho các quốc gia có biển mà cả các nước không có biển, các quốc gia phát triển cũng như các quốc gia đang phát triển.

Nhiều thách thức mới

PGS.TS Hoàng Công Gia Khánh nhận định trải qua 30 năm qua, nhân loại đã chứng kiến nhiều sự biến động, đặc biệt là những đột phá công nghệ trong lĩnh vực hàng hải, hàng không, nhu cầu khai thác, chế biến, sử dụng các tài nguyên của biển và đại dương. Bên cạnh đó, các quốc gia cũng đối mặt và chịu ảnh hưởng sâu sắc trước những biến động lớn về địa chính trị, biến đổi khí hậu và sự dịch chuyển không ngừng của thương mại quốc tế.

Những thực tiễn trên đã đặt ra cho UNCLOS 1982 một áp lực với những thách thức đòi hỏi phải thay đổi, điều chỉnh để phát huy các giá trị pháp lý phổ quát trong tương lai.

PGS.TS Hoàng Công Gia Khánh

Đồng quan điểm, ông Mai Ngọc Phước cũng chỉ ra rằng ô nhiễm môi trường biển, khai thác nguồn tài nguyên biển quá mức, sự phát triển của công nghệ biển mới, các loại hình tội phạm trên biển, leo thang căng thẳng khu vực, các điểm nóng trên thế giới và hành vi đơn phương của các quốc gia đe dọa an toàn, an ninh hàng hải… là những thách thức mà UNCLOS 1982 phải đối mặt.

Thách thức và triển vọng thực thi UNCLOS 1982- Ảnh 2.

Ông Mai Ngọc Phước, Tổng Biên tập báo Pháp Luật TP.HCM phát biểu tại hội thảo

Ông Phước nhìn nhận Việt Nam là một quốc gia ven biển nằm trong khu vực Biển Đông, có chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Theo ông Phước, Biển Đông được xem là một trong những vùng biển nhộn nhịp và có tiềm năng bậc nhất thế giới, nhưng đồng thời cũng là khu vực tồn tại tranh chấp thời gian dài. “Do vậy, bên cạnh những thuận lợi thì Việt Nam cũng đối diện không ít khó khăn và thách thức”, ông Phước nhìn nhận.

Theo ông Phước, Đảng và nhà nước ta đã và đang chủ trương kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ chủ quyền và các cái lợi ích hợp pháp, chính đáng của quốc gia trên biển, đồng thời chủ động, tích cực giải quyết, xử lý các tranh chấp, bất đồng trên Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là UNCLOS 1982.

Thách thức và triển vọng thực thi UNCLOS 1982- Ảnh 3.

Đại biểu dự hội thảo

Liên quan vấn đề quản lý tài nguyên biển, PGS.TS Vũ Thanh Ca, nguyên Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế và Khoa học công nghệ, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam nhìn nhận hiện vẫn tồn tại nhiều thách thức trong việc thực hiện các quy định của UNCLOS 1982 về khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường, các hệ sinh thái, đa dạng sinh học, nguồn lợi thủy sản biển, vùng bờ biển và hải đảo.

Ông Vũ Thanh Ca cho rằng các rào cản trên chỉ có thể được khắc phục với quyết tâm chính trị của lãnh đạo đất nước cũng như lãnh đạo các bộ, ban ngành, các địa phương và cán bộ chính quyền, người dân tham gia các hoạt động quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên, môi trường biển, vùng bờ biển và hải đảo.

Thách thức và triển vọng thực thi UNCLOS 1982- Ảnh 4.

PGS.TS Vũ Thanh Ca, nguyên Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế và Khoa học công nghệ, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam phát biểu tại hội thảo

Triển vọng thực thi

GS.TS Nguyễn Hồng Thao, thành viên Ủy ban Luật quốc tế của Liên Hiệp Quốc, đánh giá UNCLOS 1982 có nhiều điểm tiến bộ. Trước hết, UNCLOS 1982 đã khắc phục các điểm yếu của Công ước về luật Biển thông qua tại Geneva năm 1958, từ đó thiết lập một trật tự pháp lý mới công bằng hơn cũng như giải quyết vấn đề một cách tổng thể và không phân mảnh.

UNCLOS 1982 giúp mở rộng quyền của các quốc gia ven biển ra ngoài các vùng biển thuộc quyền tài phán quốc gia và đưa ra các nguyên tắc công bằng giải quyết các vấn đề phân định biển và thiết lập cơ chế mới hữu hiệu về giải quyết các tranh chấp biển. Hiện UNCLOS 1982 là nguồn cảm hứng cho các quốc gia ven biển xây dựng và thông qua hàng loạt các văn bản pháp luật quốc gia về biển phù hợp với nội dung và tinh thần của Công ước.

Thách thức và triển vọng thực thi UNCLOS 1982- Ảnh 5.

GS.TS Nguyễn Hồng Thao trình bày tham luận “UNCLOS và Việt Nam – quốc gia ba phần biển một phần đất”

GS.TS Nguyễn Hồng Thao đánh giá UNCLOS 1982 đã cho phép các quốc gia ven biển tiến ra biển một cách hợp pháp và Việt Nam đã nắm lấy thời cơ đó một cách sớm nhất và hiệu quả nhất. Theo đó, Việt Nam là nước đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á ra Tuyên bố của Chính phủ CHXHCN Việt Nam ngày 12.5.1977 về thiết lập vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa theo tinh thần của Dự thảo Công ước.

Bên cạnh tuyên bố, Việt Nam còn là một trong những nước đi đầu trong khu vực Đông Nam Á về việc đàm phán phân định các vùng biển và giải quyết các tranh chấp trên biển với các công cụ đa dạng nhất. Việt Nam cũng góp phần xây dựng và thực thi Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC).

Cũng tại hội thảo, PGS.TS Vũ Thanh Ca nhận định Việt Nam đã nỗ lực và đạt được nhiều thành công trong quản lý tổng hợp tài nguyên, môi trường biển và hải đảo và qua đó thực hiện các quy định của UNCLOS 1982 về khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường, các hệ sinh thái, đa dạng sinh học, nguồn lợi thủy sản biển, vùng bờ biển và hải đảo.

Thách thức và triển vọng thực thi UNCLOS 1982- Ảnh 6.

GS.TS Nguyễn Hồng Thao, PGS.TS Lê Vũ Nam và TS.Nguyễn Toàn Thắng (từ phải sang trái) là chủ tọa điều phối buổi thảo luận tại hội thảo

Trả lời câu hỏi “ngoài ngoại giao, thì khả năng Việt Nam sẽ vận dụng phương án hòa bình nào khác để giải quyết các tranh chấp trong quá trình khai thác và quản lý biển”, TS.Nguyễn Toàn Thắng – Trường Đại học Luật Hà Nội cho hay: “Giải quyết tranh chấp theo cơ chế pháp lý, quy định trong các văn kiện, điều ước quốc tế – đặc biệt là UNCLOS 1982, xin ý kiến tham vấn, trung gian hòa giải đều là những biện pháp hòa bình hoàn toàn phù hợp mà các quốc gia có thể sử dụng. Tuy nhiên, mỗi biện pháp sẽ tùy thuộc vào bối cảnh, tính hiệu quả để đảm bảo lợi ích của quốc gia, dân tộc cũng như đạt các mục tiêu đề ra”.

Đại tá Nguyễn Minh Khánh, Phó tư lệnh – Tham mưu trưởng, Bộ Tư lệnh Vùng 3 Cảnh sát biển Việt Nam cho rằng: “Tình hình thực tiễn rất phức tạp, do đó cần có sự phối hợp linh hoạt và nhuần nhuyễn giữa ngư dân và lực lượng chức năng”.




Nguồn: https://thanhnien.vn/thach-thuc-va-trien-vong-thuc-thi-unclos-1982-185241115125810626.htm

Cùng chủ đề

Sắc màu Việt Nam tại ASEAN Family Day 2024

Ngày 13/12, Ủy ban ASEAN tại Islamabad (ACI) đã tổ chức Ngày Gia đình ASEAN (Asean Family Day 2024) với sự tham dự đông đảo của các cán bộ, nhân viên và gia đình Đại sứ quán các nước ASEAN tại Pakistan.

Trung Quốc ra tuyên bố sau những hoạt động quân sự quanh Đài Loan

Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm nay 13.12 đã phá vỡ sự im lặng về hoạt động quân sự quanh Đài Loan gần đây, nói rằng có tổ chức tập trận hay không là do Trung Quốc quyết định, theo Reuters. ...

Triển vọng tăng trưởng từ một thế giới biến động – Bài cuối: Khẳng định vị thế của Việt Nam trên thị trường toàn...

Cùng với đó, Việt Nam đã phát triển được một số ngành kinh tế mũi nhọn; năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu ngày càng tăng trên thị trường quốc tế. Việt Nam ngày càng đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, giảm sự phụ thuộc vào các thị trường truyền thống và đạt thặng dư thương mại. Điều này cho thấy, sự phát triển bền vững và năng lực cạnh...

Triển vọng tăng trưởng từ một thế giới biến động – Bài 4: Xu hướng lên ngôi của chủ nghĩa bảo hộ và phi...

Xu hướng này được thể hiện qua việc Mỹ duy trì thuế quan cao với hàng hóa Trung Quốc, ban hành đạo luật như Đạo luật CHIPS và Khoa học, có mục đích được nêu là để tái công nghiệp hóa và nỗ lực kiểm soát công nghệ then chốt. Liên minh châu Âu (EU) cũng không nằm ngoài xu hướng này với chính sách tự chủ chiến lược dựa trên công cụ Thỏa thuận Xanh châu Âu...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tác dụng của chanh nóng mật ong khi trời lạnh

'Bác sĩ chỉ ra phương thuốc hoàn hảo vừa làm ấm cơ thể vừa giúp dịu cổ họng khi trời trở lạnh là ly chanh nóng mật ong'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội...

Hòa hú hồn Philippines, Việt Nam cần điều kiện sống còn gì để vào bán kết?

Đội tuyển Việt Nam để hòa Philippines với tỷ số 1-1 ở trận đấu tối 18.12, qua đó để lỡ cơ hội sớm giành vé vào bán kết AFF Cup 2024. Trận hòa trước Philippines trên sân Rizal Memorial tối 18.12 đã khiến đội tuyển Việt Nam lỡ tấm vé vào bán kết sớm. Các học trò HLV Kim Sang-sik thủng lưới ở giữa hiệp 2 sau cú xoay người dứt điểm đẳng cấp của Gayoso.  Tuy nhiên, bàn thắng ở phút 90+7...

Bài đọc nhiều

Nga điều tra vụ tướng quân đội thiệt mạng, ông Assad có tuyên bố đầu tiên, Thụy Sỹ sắp tổ chức hội nghị hoà...

Trung Quốc bác bỏ cáo buộc liên quan đến Hoàng tử Anh, Hàn Quốc áp thêm trừng phạt Nga, Triều Tiên, EU cấp thêm 1 tỷ USD cho Thổ Nhĩ Kỳ liên quan đến Syria, Iran bán đấu giá tàu chở dầu bị tịch thu… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Tổng thống Ukraine công bố viện trợ nhân đạo cho Syria

Trong bài phát biểu ngày 15/12, Tổng thống Volodymyr Zelensky tuyên bố Ukraine sẵn sàng cung cấp viện trợ nhân đạo cho Syria.

Tàu chiến Mỹ quay lại căn cứ Ream ở Campuchia sau 8 năm

Hôm nay (13.12), Bộ Quốc phòng Campuchia thông báo về chuyến thăm căn cứ hải quân Ream vào tuần sau của tàu tác chiến ven bờ USS Savannah thuộc Hải quân Mỹ, đánh dấu sự quay lại của tàu chiến Mỹ sau 8...

Nga công bố vaccine có thể tiêu diệt hoàn toàn các khối u

Một loại vaccine ung thư được sáng chế ở Nga có thể tiêu diệt hoàn toàn các khối u. Theo Bộ Y tế Nga, sau các thử nghiệm tiền lâm sàng mang lại an toàn và hiệu quả cao, vaccine ung thư dự kiến sẽ được công bố và tiến hành thử nghiệm lâm sàng cùng các nhóm nghiên cứu vào đầu năm 2025. Theo bác sĩ đầu ngành ung thư của Bộ Y tế Nga Andrey Kaprin, EnteroMix - tên...

Bang Texas, Mỹ thành lập quỹ dự trữ Bitcoin chiến lược

Ngày 12/12, cơ quan lập pháp bang Texas đã đưa ra dự luật, cho phép bang lớn thứ hai của Mỹ này bắt đầu xây dựng quỹ dự trữ Bitcoin chiến lược, nhận thuế, phí và quyên góp bằng Bitcoin. Đồng tiền điện tử Bitcoin. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Phát biểu trên mạng xã hội X, Hạ nghị sĩ Giovanni Capriglione cho biết đã đệ trình một dự luật tại cơ quan lập pháp bang Texas, nhằm thành lập quỹ dự...

Cùng chuyên mục

Tổng thống Ukraine thừa nhận điều cay đắng, Quốc vương Campuchia đến Trung Quốc, Mỹ sẽ đặt vũ khí hạt nhân chiến thuật ở...

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24h.

Ngoại trưởng Malaysia sẽ bị phạt vì hút thuốc ở quán ăn ven đường

Hôm nay (18.12), Bộ trưởng Y tế Malaysia Dzulkefly Ahmad cho biết Ngoại trưởng nước này Mohamad Hasan sẽ bị phạt vì bị bắt gặp hút thuốc ở quán ăn ven đường. ...

Ông Trump chính thức đắc cử tổng thống, tranh cãi với Lầu Năm Góc về bí ẩn trên bầu trời, ông Biden gạt phắt...

Ngày 17/12, đại cử tri đoàn trên khắp 50 bang của Mỹ đã bỏ phiếu bầu ông Donald Trump làm Tổng thống thứ 47, giữa lúc ông đặt nghi vấn với chính phủ của Tổng thống Joe Biden về những thiết bị bay không người lái (UAV) bí ẩn.

Nghi phạm bị bắt, chỉ điểm Ukraine đứng sau; Mỹ lập tức vạch ranh giới, khẳng định không ủng hộ những vụ việc tương...

Nga đã bắt giữ thủ phạm vụ tấn công khủng bố khiến Trung tướng Igor Kirillov - Tư lệnh Lực lượng Phòng vệ phóng xạ, hóa học và sinh học - cùng trợ lý tử vong.

Hợp tác quốc phòng Việt Nam – Lào là một trụ cột quan trọng của quan hệ hai nước

Ngày 18/12 tại Hà Nội, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam chủ trì lễ đón Thượng tướng Khamliang Outhakaysone, Ủy viên Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lào thăm chính thức Việt Nam và tham dự Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024. Sau lễ đón chính thức,...

Mới nhất

“Vén màn” thủ đoạn bảo kê

(NLĐO) - Phiên tòa đã làm sáng tỏ thủ đoạn của các cán bộ thuế trong việc dung túng và che giấu hoạt động phi pháp của...

Ông Khuất Việt Hùng làm Chủ tịch Hội đồng thành viên Hanoi Metro

Theo đó, từ ngày 18/12, Hà Nội tiếp nhận và bổ nhiệm ông Khuất Việt Hùng - Bí thư Đảng ủy, Viện trưởng Viện Chiến lược và Phát triển giao thông vận tải (Bộ GTVT) đến nhận công tác tại Công ty TNHH Một thành viên Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro), giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng...

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Học viện Kỹ thuật quân sự

(ĐCSVN) - Chiều 18/12, nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày Hội quốc phòng toàn dân, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm Học viện Kỹ thuật quân sự (Bộ Quốc phòng). Cùng dự có lãnh đạo Bộ Quốc phòng, các bộ, ngành, cán bộ, giảng viên,...

Thủ tướng làm việc với các doanh nghiệp hàng không vũ trụ, quốc phòng an ninh của Mỹ

Với mục tiêu tăng trưởng hai con số mỗi năm, Thủ tướng nhấn mạnh việc khai thác các không gian phát triển mới, trong đó có không gian vũ trụ, kinh tế hàng không... ...

Mới nhất