Trang chủNewsThời sựViệt Nam được bầu làm Phó Chủ tịch Đại hội đồng Công...

Việt Nam được bầu làm Phó Chủ tịch Đại hội đồng Công ước 2003

Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam Hà Kim Ngọc nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của sự kiện này, một lần nữa cho thấy vị thế và uy tín quốc tế ngày càng cao của Việt Nam.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam tại Kỳ họp lần thứ 10 Đại hội đồng Công ước 2003 về bảo vệ Di sản Văn hóa Phi vật thể. (Ảnh : TTXVN phát)
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam tại Kỳ họp lần thứ 10 Đại hội đồng Công ước 2003 về bảo vệ Di sản Văn hóa Phi vật thể. (Ảnh : TTXVN phát)

Theo phóng viên TTXVN tại Pháp, ngày 11/6, tại Trụ sở Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ở thủ đô Paris, Kỳ họp lần thứ 10 Đại hội đồng Công ước 2003 về bảo vệ Di sản Văn hóa Phi vật thể (Công ước 2003), đã khai mạc với sự tham dự của 183 quốc gia thành viên và hơn 100 quan sát viên.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, dẫn đầu Đoàn Việt Nam tham dự kỳ họp này.

Tại phiên khai mạc, Việt Nam đã được các nước thành viên tín nhiệm cao bầu làm Phó Chủ tịch Đại hội đồng Công ước 2003, đưa số lượng các cơ chế then chốt của UNESCO mà Việt Nam tham gia lên con số 6 (thành viên Ủy ban Di sản thế giới và Hội đồng Chấp hành UNESCO, Phó Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO, Phó Chủ tịch Ủy ban liên Chính phủ Công ước 2005 về bảo vệ và phát huy sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa, Phó Chủ tịch Ủy ban liên Chính phủ và Phó Chủ tịch Đại hội đồng Công ước 2003).

Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam Hà Kim Ngọc nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của sự kiện này, một lần nữa cho thấy vị thế và uy tín quốc tế ngày càng cao của Việt Nam, sự ủng hộ, tin tưởng của cộng đồng quốc tế đối với vai trò và năng lực điều hành của ta tại các thể chế đa phương toàn cầu, và đặc biệt là sự ghi nhận đối với những đóng góp của Việt Nam trong gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị di sản phi vật thể trong nước và trên thế giới.

Đây cũng là kết quả của việc triển khai chính sách đối ngoại đúng đắn của Đảng và Nhà nước về đa phương hóa, đa dạng hóa và hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, chủ trương đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương, cũng như Chiến lược Ngoại giao văn hoá đến năm 2030.

Ở vị trí điều hành, Việt Nam sẽ trực tiếp tham gia vào quá trình xây dựng, thông qua các quyết định quan trọng của UNESCO về văn hóa, đóng góp hơn nữa cho việc hoàn thiện, thực hiện các mục tiêu của Công ước 2003, cũng như tranh thủ các chương trình, kế hoạch, sáng kiến của UNESCO phục vụ phát triển đất nước, bảo tồn và phát huy giá trị di sản, bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia, dân tộc trong hợp tác văn hóa ở tầm toàn cầu.

ttxvn_Viet_nam_UNESCO_1206-2.jpg
Phái đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam dẫn đầu tham dự Kỳ họp lần thứ 10 Đại hội đồng Công ước 2003 về bảo vệ Di sản Văn hóa Phi vật thể, ngày 11-12/6 tại trụ sở UNESCO ở thủ đô Paris. (Ảnh : TTXVN phát)

Phát biểu tại phiên khai mạc toàn thể của Kỳ họp lần thứ 10, Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc đánh giá cao nỗ lực của Ủy ban liên Chính phủ, Ban thư ký và các quốc gia thành viên Công ước 2003 trong thúc đẩy các mục tiêu của Công ước, nâng cao nhận thức về vai trò của bảo vệ và trao truyền di sản phi vật thể, đặt cộng đồng vào trung tâm của nỗ lực bảo tồn di sản.

Thứ trưởng khẳng định Việt Nam, với 15 di sản văn hóa phi vật thể đã được ghi danh và 550 Di sản Văn hóa Phi vật thể cấp Quốc gia, luôn luôn quan tâm bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, không ngừng xây dựng và hoàn thiện chính sách, luật pháp quốc gia, và gần đây nhất là Chương trình Mục tiêu Quốc gia về Phát triển Văn hóa đến 2045, và Luật Di sản văn hóa sửa đổi.

Thứ trưởng Hà Kim Ngọc đề xuất UNESCO và các nước thành viên cần tiếp tục tăng cường hợp tác quốc tế, triển khai hiệu quả Công ước, ưu tiên chia sẻ kinh nghiệm, tăng cường năng lực cho các nước đang phát triển, các quốc gia Châu Phi, nhóm đảo nhỏ đang phát triển, thúc đẩy tham gia và đóng góp của cộng đồng, phụ nữ và thanh niên.

Các quốc gia thành viên Công ước 2003 đánh giá cao những kinh nghiệm, hiểu biết và nỗ lực của Việt Nam trong bảo vệ và phát huy di sản văn hoá phi vật thể ở cả phương diện lý luận, luật pháp và thực tiễn, là bài học tốt cho nhiều quốc gia ở khu vực và quốc tế, góp phần bảo vệ khẩn cấp những di sản có nguy cơ bị mai một, gìn giữ những di sản đại diện cho nhân loại và quảng bá những hình mẫu di sản được bảo vệ tốt trên thế giới.

Diễn ra trong hai ngày, 11 và 12/6, Kỳ họp lần thứ 10 của Đại hội đồng Công ước 2003 là dịp để các nước thành viên cùng nhau thảo luận các vấn đề quan trọng đối với tương lai của Công ước và hướng các nỗ lực của các quốc gia và cộng đồng vào việc bảo vệ di sản sống của thế giới.

Các chủ đề chính trong chương trình nghị sự bao gồm: tổng kết các hoạt động của Đại hội đồng giai đoạn 2022-2023; xem xét việc triển khai rộng rãi hơn Điều 18 của Công ước; xây dựng kế hoạch sử dụng nguồn lực của Quỹ Di sản Văn hóa Phi vật thể vào năm 2024 và 2025; công nhận các tổ chức phi chính phủ mới và bầu 12 thành viên mới của Ủy ban.

Đại hội đồng Công ước 2003 là cơ quan quyền lực cao nhất của UNESCO trong lĩnh vực bảo vệ Di sản Văn hóa Phi vật thể, gồm đại diện của 183 nước thành viên. Đại hội đồng quyết định những vấn đề quan trọng liên quan đến chính sách, đường lối phát triển của Công ước, phân bổ kinh phí hỗ trợ công tác bảo tồn di sản phi vật thể ở các quốc gia, bầu Ủy ban liên Chính phủ Công ước 2003.

Việt Nam chính thức tham gia Công ước 2003 vào ngày 5/9/2005, trở thành một trong 30 quốc gia đầu tiên trên thế giới gia nhập Công ước quan trọng này.

Là một thành viên tích cực và có trách nhiệm, Việt Nam đã 2 lần được tín nhiệm, trúng cử vào Ủy ban Liên Chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể. Tinh thần của Công ước đã được vận dụng vào Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa năm 2009 và vào thực tiễn hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam, với những kết quả rất đáng ghi nhận.

Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình hoàn thiện, đệ trình và thúc đẩy việc ghi danh các hồ sơ đề cử như: Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn, Kiếp Bạc; Khu di tích khảo cổ Óc Eo-Ba Thê; Hang Con Moong; Lễ hội Vía bà Chúa Xứ núi Sam; Nghệ thuật Tranh dân gian Đông Hồ; Nghệ thuật Chèo; Mo Mường; Công viên địa chất Lạng Sơn; và đặc biệt là Dự án bảo tồn và phát huy giá trị khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long-Hà Nội./.

Nguyễn Thu Hà

Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/viet-nam-duoc-bau-lam-pho-chu-tich-dai-hoi-dong-cong-uoc-2003-post958629.vnp

Cùng chủ đề

Hạ Long sẽ ứng dụng internet vạn vật, AI, Blockchain vào dạy học

TP.Hạ Long đưa ra các kế hoạch phát triển các công nghệ hiện đại vào giáo dục như internet vạn vật (IoT), đưa trí tuệ nhân tạo (AI) vào giảng dạy, dữ liệu lớn và Blockchain sẽ được ứng dụng rộng rãi...

Kỳ quan của Việt Nam 2 lần được công nhận là di sản thế giới

Trong 8 di sản văn hoá và thiên nhiên thế giới của nước ta thì đây là kỳ quan duy nhất được UNESCO công nhận tới 2 lần. ...

Vườn quốc gia nào 2 lần được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới?

Lâm Hoàng Nguồn: https://vtcnews.vn/vuon-quoc-gia-nao-2-lan-duoc-cong-nhan-la-di-san-thien-nhien-the-gioi-ar906856.html

Nhiều hoạt động đặc biệt dịp kỷ niệm 70 năm ngành giáo dục thủ đô

Để chào mừng 70 năm thành lập ngành GD-ĐT thủ đô (1954 - 2024) và 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Sở GD-ĐT Hà Nội tổ chức chuỗi hoạt động ấn tượng, ý nghĩa với sự tham gia của hàng nghìn giáo...

Sôi nổi hoạt động kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh

Từ 11-30/11, nhiều hoạt động được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Chủ tịch nước dự Đối thoại không chính thức giữa nhà lãnh đạo APEC với khách mời

Sáng 15/11/2024 (giờ địa phương, đêm 15/11 giờ Việt Nam), Chủ tịch nước Lương Cường dự và phát biểu tại Đối thoại không chính thức giữa các nhà lãnh đạo APEC với khách mời. (TTXVN/Vietnam+) Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/chu-tich-nuoc-du-doi-thoai-khong-chinh-thuc-giua-nha-lanh-dao-apec-voi-khach-moi-post993740.vnp

“Hồ Chí Minh – Hành trình khát vọng 2024”: Tôn vinh các điển hình tiêu biểu

Chương trình năm 2024 là chuyến hành trình đầy tự hào, xúc động với các chương trình “giao lưu điển hình tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” ở 3 khu vực. Tại Chương trình, Tổng Bí thư Tô Lâm và Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đã trao tặng Giấy chứng nhận và Biểu trưng tôn vinh 25 điển...

Luật dữ liệu là công cụ quan trọng để thúc đẩy Chuyển đổi Số quốc gia

Nguồn nhân lực phục vụ vận hành, quản trị Trung tâm dữ liệu quốc gia cơ bản là đội ngũ những người làm công tác xử lý, quản trị dữ liệu hiện có của Bộ Công an mà không làm phát sinh thêm biên chế. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho rằng đây là dự án luật rất quan trọng. Khi được ban hành sẽ là công cụ pháp...

Người dùng thờ ơ với mạng 5G sau một tháng thương mại hoá?

Tròn một tháng kể từ khi Viettel thương mại hóa mạng 5G đầu tiên vào ngày 15/10/2024 tuy nhiên người dùng vẫn tỏ ra chưa "mặn mà" với mạng công nghệ mới này. Đại diện Di Động Việt đánh giá: "So với cùng kỳ quý trước, từ khi 5G được thương mại hoá, doanh số bán các dòng smartphone có chạy 5G có tăng trưởng nhẹ trên toàn hệ thống và trên đa...

EU "bật đèn xanh" cho việc sử dụng thuốc Leqembi điều trị Alzheimer

Theo khuyến nghị mới, Leqembi sẽ chỉ được chỉ định cho những bệnh nhân Alzheimer giai đoạn đầu mang gen ApoE4 - một yếu tố nguy cơ quan trọng dẫn đến bệnh Alzheimer. Ngày 14/11, Cơ quan quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) chính thức khuyến nghị cấp phép cho thuốc Leqembi để điều trị bệnh Alzheimer giai đoạn đầu. Quyết định này đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong cuộc...

Bài đọc nhiều

Cao Việt Nguyễn: Tái hiện lịch sử Việt Nam qua hình ảnh nhân vật

Đây là cuốn sách minh họa đặc biệt 264 nhân vật lịch sử, do Kaovjets Ngujens (Cao Việt Nguyễn), họa sĩ trẻ người Latvia gốc Việt, thực hiện. Đã làm nhiều dự án minh họa sách, tranh tường, phim lịch sử tại châu Âu, cũng như sách nghiên cứu lịch sử Việt Nam, chàng họa sĩ trẻ sống ở phương Tây nhưng đặc biệt quan tâm tới lịch sử nước nhà. Ban đầu chỉ là ý tưởng minh họa một...

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Y Luyện – cây đại thụ giữa đại ngàn

Khi còn làm lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk cho đến lúc về hưu, ông...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...
16:10:56

Hang Sơn Đoòng – bí ẩn bất tận

Nhiều thông tin về hang Sơn Đoòng (Quảng Bình) được công bố với những bất ngờ mới trong đó có việc phát hiện một hệ thống hang ngầm (tunnel) nằm ở độ sâu 60m và nhiều hang động tiếp tục được tìm thấy. Với phát hiện có thể nói gây chấn động này, hang Sơn Đoòng vẫn chứa đựng nhiều bí ẩn đối với các chuyên gia hang động, giới khoa học trong nước và thế giới... Vietnam.vn

Cùng chuyên mục

Đồng bào các DTTS tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, năng động, sáng tạo, đóng góp xứng đáng vào sự...

Ngày 15/11, với chủ đề "Các dân tộc đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, tự lực, tự cường, hội nhập và phát triển bền vững". Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Bình Phước lần thứ IV - năm 2024 được chính thức khai mạc. Tham dự và phát biểu chỉ đạo Đại hội có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy Ban Dân tộc Y Thông; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy,...

Chủ tịch nước dự Đối thoại không chính thức giữa nhà lãnh đạo APEC với khách mời

Sáng 15/11/2024 (giờ địa phương, đêm 15/11 giờ Việt Nam), Chủ tịch nước Lương Cường dự và phát biểu tại Đối thoại không chính thức giữa các nhà lãnh đạo APEC với khách mời. (TTXVN/Vietnam+) Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/chu-tich-nuoc-du-doi-thoai-khong-chinh-thuc-giua-nha-lanh-dao-apec-voi-khach-moi-post993740.vnp

Đề nghị IMF tiếp tục đồng hành, tham vấn chính sách kinh tế vĩ mô với Việt Nam

(ĐCSVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao hợp tác thực chất và hiệu quả giữa Việt Nam và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) trong thời gian qua, trong đó có các khuyến nghị quan trọng của Đoàn tham vấn Điều IV dành cho Việt Nam; đề nghị IMF tiếp tục đồng hành, duy trì các hoạt động đối thoại, tham vấn chính sách kinh tế vĩ mô với Việt Nam trong thời gian tới. ...

“Hồ Chí Minh – Hành trình khát vọng 2024”: Tôn vinh các điển hình tiêu biểu

Chương trình năm 2024 là chuyến hành trình đầy tự hào, xúc động với các chương trình “giao lưu điển hình tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” ở 3 khu vực. Tại Chương trình, Tổng Bí thư Tô Lâm và Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đã trao tặng Giấy chứng nhận và Biểu trưng tôn vinh 25 điển...

Đà Nẵng: Điểm sáng trong triển khai công tác dân tộc, chính sách dân tộc

Ngày 15/11, UBND TP. Đà Nẵng tổ chức Hội nghị biểu dương đại biểu các DTTS TP. Đà Nẵng lần II năm 2024 với chủ đề “Các dân tộc đoàn kết, đổi mới sáng tạo phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đây là dịp để Thành phố biểu dương những tấm gương tiêu biểu trong việc thực hiện các chính sách dân tộc, công tác dân tộc trong vùng đồng bào DTTS;...

Mới nhất

“Hồ Chí Minh – Hành trình khát vọng 2024”: Tôn vinh các điển hình tiêu biểu

Chương trình năm 2024 là chuyến hành trình đầy tự hào, xúc động với các chương trình “giao lưu điển hình tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” ở 3 khu vực. Tại Chương trình, Tổng Bí thư Tô Lâm và Trưởng ban...

Lãnh đạo Đức-Nga điện đàm lần đầu tiên sau gần 2 năm

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã có cuộc điện đàm đầu tiên sau gần 2 năm vào...

Đà Nẵng: Điểm sáng trong triển khai công tác dân tộc, chính sách dân tộc

Ngày 15/11, UBND TP. Đà Nẵng tổ chức Hội nghị biểu dương đại biểu các DTTS TP. Đà Nẵng lần II năm 2024 với chủ đề “Các dân tộc đoàn kết, đổi mới sáng tạo phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đây là dịp để Thành phố biểu dương những tấm gương...

Thanh niên TP.HCM giao lưu cùng hai người treo cờ Việt Nam trên nhà thờ Đức Bà Paris

Buổi gặp gỡ không chỉ là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, mà còn thắp lên trong lòng thế hệ thanh niên TP niềm tự hào dân tộc và luôn nhớ về một thời chiến đấu đầy oai hùng, vinh quang. ...

Mới nhất