Trang chủNewsThời sựViệt Nam đi đầu trong các nỗ lực thúc đẩy hoà bình,...

Việt Nam đi đầu trong các nỗ lực thúc đẩy hoà bình, ổn định, phát triển bao trùm và bền vững trên toàn cầu


Việt Nam đi đầu trong các nỗ lực thúc đẩy hoà bình, ổn định, phát triển bao trùm và bền vững trên toàn cầu- Ảnh 1.
Tại phiên họp toàn thể Hội nghị Cấp cao ASEAN, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị ASEAN cần lấy tự cường làm nền tảng để vươn tầm, lấy kết nối làm trọng tâm để bứt phá, và lấy đổi mới sáng tạo làm động lực để tiên phong dẫn dắt – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tối ngày 11/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các Hội nghị Cấp cao liên quan tại Lào, từ ngày 8 đến 11/10/2024, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Chủ tịch ASEAN 2024 Sonexay Siphandone.

Với lịch hoạt động dày đặc, liên tục trong 4 ngày, Thủ tướng Chính phủ và các thành viên trong Đoàn đã tham dự hơn 60 hoạt động song phương và đa phương, khẳng định và phát huy vai trò chủ động, tích cực và trách nhiệm của Việt Nam, đồng thời góp phần thúc đẩy quan hệ của Việt Nam với các đối tác.

Việt Nam đi đầu trong các nỗ lực thúc đẩy hoà bình, ổn định, phát triển bao trùm và bền vững trên toàn cầu- Ảnh 2.
Chủ đề hợp tác năm 2024 “ASEAN: Thúc đẩy kết nối và tự cường” – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

ASEAN tự lực, tự cường, đẩy mạnh kết nối, hướng tới tương lai

Với chủ đề “ASEAN: Thúc đẩy kết nối và tự cường”, Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các Hội nghị Cấp cao liên quan đã thành công tốt đẹp, khép lại năm nước bạn Lào đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN 2024, với gần 20 hoạt động, hơn 30 Lãnh đạo các nước ASEAN và các bên đối tác tham dự, khoảng 90 văn kiện được thông qua và ghi nhận, hơn 2.000 đại biểu tham dự các sự kiện và 1.000 phóng viên báo chí tham gia đưa tin. Đây là chuỗi hoạt động cấp cao quan trọng nhất của ASEAN trong năm.

Trong suốt quá trình chuẩn bị cho các Hội nghị, các bộ, ngành của Việt Nam đã tích cực thúc đẩy nhiều ưu tiên hợp tác trong các kênh chuyên ngành, vừa phù hợp với chủ đề ASEAN năm 2024, vừa đáp ứng quan tâm chung của các nước và khu vực. Việt Nam phối hợp chặt chẽ với Lào – nước Chủ tịch ASEAN 2024 và các nước thành viên đóng góp chủ động, thiện chí và trách nhiệm vào việc xây dựng các văn kiện Hội nghị, nỗ lực duy trì sự đồng thuận chung đối với nhiều vấn đề lớn của khu vực và thế giới.

Tại các Hội nghị, phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính không chỉ làm sâu sắc hơn nội hàm của ASEAN “kết nối” và “tự cường” trong bối cảnh hiện nay, mà còn gợi mở tư duy, cách tiếp cận và ý tưởng phát triển mới cho khu vực xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, trong bối cảnh thế giới ngày càng biến động, ASEAN tiếp tục là điểm sáng kinh tế toàn cầu, là cầu nối của đối thoại, hợp tác, và là tâm điểm của các tiến trình hội nhập, liên kết ở khu vực. Các khuôn khổ về kinh tế số, kinh tế biển xanh, kinh tế tuần hoàn… đang từng bước định hình nội hàm hợp tác mới ở khu vực.

Cho rằng ASEAN đang chuẩn bị cho giai đoạn phát triển mới với tư duy mới, tầm nhìn mới, động lực mới và tâm thế mới, và với mong muốn đóng góp nhiều hơn nữa cho hợp tác khu vực, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị hơn lúc nào hết, ASEAN cần lấy tự cường làm nền tảng để vươn tầm, lấy kết nối làm trọng tâm để bứt phá, và lấy đổi mới sáng tạo làm động lực để tiên phong dẫn dắt. Tự cường và tự chủ chiến lược là nền tảng để ASEAN vững vàng trước mọi biến động; thúc đẩy kết nối bên trong kết hợp với kết nối bên ngoài, kết nối công – tư, kết nối đa lĩnh vực; đổi mới sáng tạo là sức bật và động lực chính cho ASEAN bắt kịp, tiến cùng và vượt lên với khu vực và thế giới.

Việt Nam đi đầu trong các nỗ lực thúc đẩy hoà bình, ổn định, phát triển bao trùm và bền vững trên toàn cầu- Ảnh 3.
Việt Nam đề xuất ASEAN-Hoa Kỳ tăng cường hợp tác cùng kiến tạo tương lai tại Hội nghị Cấp cao ASEAN-Hoa Kỳ lần thứ 12- Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Về phát huy “tự cường” ASEAN ở tất cả các cấp độ, Thủ tướng khẳng định đoàn kết, thống nhất trong đa dạng, tự cường và tự chủ chiến lược là điều kiện tiên quyết để ASEAN vững vàng trong biến động. Trong triển khai quan hệ với các đối tác, ASEAN cần giữ vững vai trò trung tâm, duy trì độc lập, cân bằng chiến lược và ứng xử có nguyên tắc. Trong các vấn đề quốc tế và khu vực, ASEAN cần kiên định các lập trường nguyên tắc, trên cơ sở luật pháp quốc tế, Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC) và phát huy tiếng nói chung.

Trên tinh thần đó, Thủ tướng chia sẻ và đề cao lập trường nguyên tắc của ASEAN trong vấn đề Biển Đông, nhấn mạnh giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm hoàn tất Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) thực chất, hiệu lực, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982. Thủ tướng cũng đề nghị các đối tác ủng hộ lập trường của ASEAN và các nỗ lực xây dựng Biển Đông thành vùng biển của hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển bền vững.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng nhấn mạnh yêu cầu kết nối chiến lược trên tất cả các phương diện. Cụ thể, kết nối tầm nhìn chung, cùng đóng góp trách nhiệm, xây dựng và thiện chí đối với hòa bình, ổn định và thịnh vượng; kết nối hợp tác phát triển, thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới như kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, ổn định và tự cường chuỗi cung ứng; và kết nối người dân, tăng cường giao lưu, gắn bó, hiểu biết, củng cố thêm vững chắc bản sắc của Cộng đồng ASEAN cũng như nền tảng quan hệ hữu nghị giữa ASEAN với các đối tác.

Việt Nam đi đầu trong các nỗ lực thúc đẩy hoà bình, ổn định, phát triển bao trùm và bền vững trên toàn cầu- Ảnh 4.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất các định hướng tương lai quan hệ ASEAN-Trung Quốc tại Hội nghị Cấp cao ASEAN-Trung Quốc lần thứ 27 – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Đề nghị sẵn sàng cho giai đoạn phát triển mới của ASEAN, trước các chuyển động nhanh chóng, phức tạp của tình hình thế giới, khu vực hiện nay, Thủ tướng đã nêu bật ba nhiệm vụ để ASEAN vững vàng phát triển và vững bước tới tương lai. Đó là: ASEAN cần có tư duy kiến tạo, ý tưởng đột phá và hành động quyết liệt để phát huy vai trò tiên phong, dẫn dắt; ASEAN cần là cầu nối gắn kết các ưu tiên ở khu vực với các ưu tiên ở toàn cầu, tạo sự bổ trợ và cộng hưởng trong các nỗ lực bảo đảm hòa bình, an ninh và phát triển; ASEAN cần khuyến khích sự tham gia và đóng góp rộng rãi hơn của các nhóm, giới, bao gồm, các nghị viện, doanh nghiệp, thanh niên cho tiến trình xây dựng Cộng đồng. Trước các nhà lãnh đạo ASEAN Thủ tướng thông báo Việt Nam sẽ tiếp tục tổ chức “Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025” với mong muốn đóng góp nhiều hơn cho hợp tác và liên kết khu vực.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đề nghị ASEAN và các bên đối tác cần “tự cường trước thiên tai và biến đổi khí hậu”; đẩy mạnh hợp tác quản lý thiên tai và giảm thiểu thiệt hại, tăng cường khả năng chống chịu cho cộng đồng, ưu tiên cao hơn cho hợp tác chuyển đổi năng lượng, chuyển đổi xanh, bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu; đặc biệt trong bối cảnh các hiện tượng khí hậu cực đoan vừa qua như bão Yagi ở Đông Nam Á hay bão Helene và Milton ở Hoa Kỳ.

Các hoạt động, phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu Việt Nam khẳng định quan điểm của Việt Nam trước các vấn đề khu vực và quốc tế trên tinh thần tôn trọng đồng thuận trong ASEAN. Sự tham gia tích cực, chủ động, năng động hiệu quả của Việt Nam đã cùng các nước thành viên và các bên đối tác của ASEAN xử lý các vấn đề mang tính toàn cầu, các vấn đề của khu vực; cùng các nước thành viên duy trì và củng cố vai trò trung tâm và phát huy tiếng nói trách nhiệm của ASEAN đối với hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực và trên thế giới. Các đóng góp, sáng kiến của Việt Nam trong những nội dung chính được thảo luận, các văn kiện được công bố, thông qua hoặc ghi nhận tại các hội nghị đã góp phần quan trọng vào các kết quả lớn đạt được của các Hội nghị Cấp cao lần này, đồng thời, bảo vệ hiệu quả các lợi ích chính đáng của Việt Nam.

Việt Nam đi đầu trong các nỗ lực thúc đẩy hoà bình, ổn định, phát triển bao trùm và bền vững trên toàn cầu- Ảnh 5.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Việt Nam ưu tiên cao nhất cho quan hệ với Lào

Nhân dịp dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các Hội nghị Cấp cao liên quan tại Vientiane, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có các cuộc hội kiến với tất cả các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Lào: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Thongloun Sisoulith, Thủ tướng Chính phủ Sonexay Siphandone, Chủ tịch Quốc hội Saysomphone Phomvihane, Thường trực Ban Bí thư, Phó Chủ tịch nước Bounthong Chitmany. Các cuộc trao đổi đều hết sức chân tình, thực chất, thể hiện mức gắn bó, tin cậy cao nhất.

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao nhất cho mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam – Lào, coi đây là tài sản vô giá, yêu cầu khách quan, ưu tiên hàng đầu, lựa chọn số một và là yếu tố sống còn đối với sự nghiệp cách mạng của hai nước, cần gìn giữ cho các thế hệ mai sau. Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước Lào chân thành cảm ơn sự giúp đỡ chí tình, chí nghĩa và sự hỗ trợ vô tư, trong sáng của Việt Nam dành cho Lào trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây cũng như phát triển đất nước ngày nay.

Trong bối cảnh thế giới, khu vực diễn biến phức tạp, hai bên khẳng định tiếp tục vun đắp quan hệ Việt Nam – Lào “mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững”, đưa hợp tác kinh tế ngày càng phát triển thực chất, hiệu quả, xứng tầm với quan hệ chính trị, nhằm đáp ứng tốt hơn lợi ích thiết thực của mỗi nước và phù hợp với nhu cầu phát triển trong giai đoạn mới.

Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước Lào và Thủ tướng Phạm Minh Chính nhất trí trong thời gian tới, hai bên cần tập trung thực hiện hiệu quả các hiệp định, thỏa thuận hợp tác giữa hai nước, đặc biệt là kết quả cuộc gặp giữa hai Bộ Chính trị Việt Nam – Lào gần đây tại Hà Nội; tiếp tục thường xuyên trao đổi kinh nghiệm, thông tin, phối hợp chặt chẽ và ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn quốc tế và khu vực, nhất là tại ASEAN, Liên Hợp Quốc và các cơ chế hợp tác tiểu vùng.

Việt Nam đi đầu trong các nỗ lực thúc đẩy hoà bình, ổn định, phát triển bao trùm và bền vững trên toàn cầu- Ảnh 6.
Tại cuộc gặp với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone, hai Thủ tướng nhất trí phối hợp chặt chẽ triển khai hiệu quả các thỏa thuận cấp cao hai nước – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Hai bên nhất trí tăng cường hơn nữa kết nối hai nền kinh tế Việt Nam – Lào và giữa ba nền kinh tế Việt Nam – Lào – Campuchia; tiếp tục tăng cường hợp tác và kết nối hiệu quả trong các lĩnh vực, trong đó có cơ sở hạ tầng giao thông, thương mại – đầu tư, nông nghiệp, chăn nuôi công nghệ cao, bảo đảm an ninh lương thực; chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, du lịch, giao lưu nhân dân, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, phối hợp tôn tạo bảo vệ các công trình di tích ghi dấu quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt – Lào.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao vai trò của Lào trên cương vị Chủ tịch ASEAN 2024, khẳng định Việt Nam sẵn sàng tăng cường phối hợp với Lào và các nước để các Hội nghị ASEAN thành công tốt đẹp, góp phần phát huy uy tín của Lào và sự đoàn kết, đồng thuận của ASEAN.

Việt Nam đi đầu trong các nỗ lực thúc đẩy hoà bình, ổn định, phát triển bao trùm và bền vững trên toàn cầu- Ảnh 7.
Thủ tướng Việt Nam – Lào – Campuchia nhất trí thúc đẩy đột phá chiến lược trong hợp tác kinh tế – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có các cuộc gặp với Thủ tướng Lào và Thủ tướng Campuchia, cùng nhau nhấn mạnh truyền thống và giá trị của tình đoàn kết Việt Nam – Lào – Campuchia trong bối cảnh tình hình thế giới biến động phức tạp và khó lường; nhất trí tiếp tục phối hợp đưa quan hệ hợp tác ba nước ngày càng thực chất và hiệu quả, đáp ứng nhu cầu thiết thực của ba nước và phù hợp với nhu cầu phát triển trong giai đoạn mới.

Việt Nam đi đầu trong các nỗ lực thúc đẩy hoà bình, ổn định, phát triển bao trùm và bền vững trên toàn cầu- Ảnh 8.
Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres đánh giá Việt Nam là hình mẫu của hoà bình và phát triển bền vững, “ngôi sao của ASEAN”; đóng góp vào nâng cao tiếng nói và vai trò của các nước đang phát triển – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cách tiếp cận “toàn dân, toàn diện, toàn cầu” và vị thế “ngôi sao của ASEAN”

Cũng nhân dịp này, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có các cuộc hội kiến, gặp gỡ, tiếp xúc với tất cả lãnh đạo cấp cao các nước, các tổ chức quốc tế: Tổng Thư ký Liên hợp quốc, Quốc vương Brunei Darussalam, Tổng thống Philippines, Tổng thống Hàn Quốc, Thủ tướng Ấn Độ, Thủ tướng Nhật Bản, Thủ tướng Australia, Thủ tướng New Zealand, Thủ tướng Singapore, Thủ tướng Malaysia, Thủ tướng Thái Lan, Thủ tướng Canada, Phó Tổng thống Indonesia, Chủ tịch Hội đồng châu Âu, Chủ tịch Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB), Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB)…

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo cấp cao các nước đã trao đổi sâu rộng, toàn diện, rà soát việc thực hiện các thỏa thuận, đồng thời trao đổi các biện pháp tăng cường quan hệ trên các lĩnh vực truyền thống, trong đó có kinh tế,thương mại, đầu tư, an ninh, quốc phòng, văn hóa, giáo dục, giao lưu nhân dân và mở rộng hợp tác sang các lĩnh vực mới như chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI), mở ra các cơ hội đưa hợp tác giữa Việt Nam và các nước ngày càng sâu sắc, hiệu quả và thực chất.

Với từng đối tác, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đề xuất những định hướng hợp tác rất cụ thể, phù hợp. Đặc biệt, Thủ tướng đề nghị Nhật Bản, Hàn Quốc, WB, AIIB… cung cấp các khoản vay ưu đãi cho Việt Nam để triển khai các dự án hạ tầng quy mô lớn, mang tính biểu tượng như đường sắt tốc độ cao, đường bộ cao tốc, cảng biển, sân bay,…

Với Singapore, Thủ tướng đề nghị triển khai hiệu quả quan hệ Đối tác Kinh tế xanh, kinh tế số; phát triển hệ thống các khu công nghiệp Việt Nam – Singapore (VSIP) 2.0 bền vững, thông minh; Singapore hỗ trợ Việt Nam xây dựng mô hình Trung tâm Đổi mới sáng tạo về khoa học dữ liệu quốc gia. Với Thái Lan, hai Thủ tướng nhất trí phối hợp với các nước liên quan triển khai thí điểm sáng kiến hợp tác du lịch “Sáu quốc gia, một điểm đến”.

Việt Nam đi đầu trong các nỗ lực thúc đẩy hoà bình, ổn định, phát triển bao trùm và bền vững trên toàn cầu- Ảnh 9.
Thủ tướng Việt Nam – Ấn Độ nhất trí sớm đàm phán Hiệp định thương mại tự do song phương – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Với Ấn Độ, hai Thủ tướng nhất trí sớm đàm phán Hiệp định Thương mại tự do song phương, tăng tần suất các chuyến bay thẳng kết nối các thành phố lớn của hai nước. Với Philippines, hai nhà lãnh đạo trao đổi về việc Việt Nam tiếp tục hỗ trợ Philippines bảo đảm an ninh lương thực, cùng triển khai hiệu quả các bản ghi nhớ về hợp tác nông nghiệp và hợp tác thương mại gạo được ký kết đầu năm nay…

Với Brunei, hai nhà lãnh đạo nhất trí tăng cường hợp tác thương mại, nông nghiệp, ngư nghiệp, dầu khí, hợp tác tham gia vào chuỗi cung ứng hàng hóa, thực phẩm Halal toàn cầu.

Thủ tướng cũng đề nghị các nước phối hợp với Việt Nam hạn chế tối đa hoạt động khai thác hải sản trái phép, không khai báo và không theo quy định (IUU), hỗ trợ Việt Nam sớm gỡ “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu đối với thủy sản, đồng thời đối xử nhân đạo đối với ngư dân và tàu cá của nhau, phù hợp với quan hệ Đối tác Chiến lược và tinh thần đoàn kết ASEAN.

Lãnh đạo các nước, các tổ chức quốc tế đều khẳng định tầm quan trọng của quan hệ với Việt Nam, đánh giá cao vị thế và vai trò ngày càng tăng của Việt Nam trên trường quốc tế. Chia sẻ, đánh giá cao các ý kiến, đề xuất của Thủ tướng, nhiều đối tác mong muốn sớm phát triển quan hệ với Việt Nam lên tầm cao mới.

Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres đánh giá Việt Nam là hình mẫu của hoà bình và phát triển bền vững, “ngôi sao của ASEAN”; đóng góp vào nâng cao tiếng nói và vai trò của các nước đang phát triển; mong Việt Nam tiếp tục đi đầu trong các nỗ lực thúc đẩy hoà bình, ổn định, phát triển bao trùm và bền vững trên toàn cầu.

Tổng Thư ký cũng nhất trí cao với tầm nhìn và cách tiếp cận “toàn dân, toàn diện, toàn cầu” của Thủ tướng Phạm Minh Chính trong giải quyết các vấn đề như thảm hoạ thiên tai, biến đổi khí hậu, già hoá dân số, cạn kiệt tài nguyên…

Lần đầu hội kiến Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba khẳng định Việt Nam là đối tác then chốt trong triển khai Sáng kiến Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở; mong muốn cùng đưa quan hệ Nhật Bản – Việt Nam đi vào chiều sâu, thực chất hơn nữa, nhất trí cao đối với các đề xuất của Thủ tướng Phạm Minh Chính về tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước

Tổng thống Hàn Quốc đánh giá cao sự ủng hộ tích cực của Việt Nam đối với việc nâng cấp quan hệ ASEAN – Hàn Quốc lên Đối tác Chiến lược toàn diện tại Hội nghị lần này, nhất là trong thời gian Việt Nam giữ vai trò nước điều phối quan hệ ASEAN – Hàn Quốc (2021-2024).

Nhấn mạnh Việt Nam là đối tác quan trọng trong triển khai Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Liên minh châu Âu (EU), Chủ tịch Hội đồng châu Âu khẳng định EU sẽ thúc đẩy sớm phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư EU- Việt Nam (EVIPA), xem xét tích cực việc tháo gỡ “thẻ vàng” IUU đối với Việt Nam và tiếp tục hỗ trợ Việt Nam triển khai hiệu quả khuôn khổ Đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP).

Chia sẻ về sự thay đổi thế hệ lãnh đạo của Indonesia thời gian tới, Phó Tổng thống Indonesia đồng thời nhấn mạnh quan hệ hợp tác hai nước không những sẽ không thay đổi, mà sẽ còn tiếp tục phát triển ngày càng toàn diện.

Việt Nam đi đầu trong các nỗ lực thúc đẩy hoà bình, ổn định, phát triển bao trùm và bền vững trên toàn cầu- Ảnh 10.
Tại phiên đối thoại với Hội đồng Tư vấn Kinh doanh ASEAN (ASEAN-BAC), Thủ tướng Chính phủ hoan nghênh chủ đề về “Kết nối thương mại số” trong năm 2025 của Chủ tịch ASEAN-BAC Malaysia – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thông điệp “5 tiên phong” và “4 cùng” với cộng đồng doanh nghiệp

Cũng trong dịp này, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự Hội nghị Thượng đỉnh về Kinh doanh và Đầu tư ASEAN (ASEAN BIS) 2024, dự cuộc ăn sáng giao lưu đặc biệt của 3 Thủ tướng Việt Nam – Lào – Campuchia với Hội đồng Tư vấn Kinh doanh ASEAN (ASEAN BAC).

Nhấn mạnh vai trò của các doanh nghiệp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, “không có đội ngũ doanh nhân giỏi thì nền kinh tế sẽ đình trệ và đất nước sẽ không thể thịnh vượng”, doanh nghiệp phát triển được thì quốc gia phát triển được, doanh nghiệp của khối ASEAN phát triển thì các nước ASEAN phát triển, góp phần mang lại ấm no, hạnh phúc cho người dân.

Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp, doanh nhân tiếp tục đóng góp để các nước ASEAN tiếp tục phát huy đoàn kết, thống nhất, tự lực, tự cường và là tâm điểm của tăng trưởng, ủng hộ các Chính phủ thực hiện bằng được các mục tiêu đã đề ra.

Đặc biệt, Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp, doanh nhân thực hiện “5 tiên phong”, gồm: Tiên phong đóng góp cho một ASEAN tự cường, tham gia xử lý các vấn đề mới nổi, các vấn đề toàn cầu, toàn dân; tiên phong thúc đẩy kết nối nền kinh tế, gồm cả kết nối cứng và kết nối mềm, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, làm chủ thể, là mục tiêu, nguồn lực, động lực phát triển; tiên phong thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, nhất là trong ứng phó biến đổi khí hậu, già hóa dân số, thiên tai, dịch bệnh và phát triển các lĩnh vực mới nổi, làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống và thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới; tiên phong trong xây dựng hạ tầng chiến lược tại từng quốc gia và kết nối giữa các quốc gia; tiên phong trong hội nhập nội khối ASEAN và với thế giới.

Việt Nam đi đầu trong các nỗ lực thúc đẩy hoà bình, ổn định, phát triển bao trùm và bền vững trên toàn cầu- Ảnh 11.
Thủ tướng nhấn mạnh ASEAN thống nhất trong đa dạng, tự lực, tự cường vẫn đứng vững và là tâm điểm của tăng trưởng tại Hội nghị Thượng đỉnh về Kinh doanh và Đầu tư ASEAN (ASEAN BIS) 2024 – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng cũng mong muốn cộng đồng doanh nghiệp các nước ASEAN tiếp tục hợp tác, ủng hộ, góp phần giúp 3 nước Việt Nam – Lào – Campuchia nâng tầm gắn kết kinh tế ngang tầm gắn kết về địa lý, lịch sử và quan hệ chính trị – ngoại giao tốt đẹp.

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, Việt Nam tạo thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư phát huy hết khả năng, sự sáng tạo của mình và đồng thời phát huy tối đa tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của Việt Nam. Chính phủ sẽ tiếp tục phát huy vai trò kiến tạo phát triển với phương châm “chính sách thông thoáng, hạ tầng thông suốt, quản trị thông minh”, giảm chi phí tuân thủ, chi phí logistics cho người dân và doanh nghiệp.

Thủ tướng kêu gọi các doanh nghiệp, doanh nhân nước ngoài tiếp tục đến đầu tư, hợp tác tại Việt Nam trên tinh thần “4 cùng”: “Cùng lắng nghe và thấu hiểu”, “cùng chia sẻ tầm nhìn và hành động”, “cùng làm, cùng thắng, cùng hưởng, cùng phát triển”, “cùng chung niềm vui, hạnh phúc và tự hào”; lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân.

Việt Nam đi đầu trong các nỗ lực thúc đẩy hoà bình, ổn định, phát triển bao trùm và bền vững trên toàn cầu- Ảnh 12.
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ, làm việc với cán bộ Đại sứ quán Việt Nam và các cơ quan đại diện Việt Nam tại Lào – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Chuyến công tác một lần nữa khẳng định gần 3 thập kỷ tham gia ASEAN, Việt Nam là thành viên trách nhiệm với vai trò, tiếng nói ngày càng được coi trọng và sẵn sàng đóng góp nhiều hơn, chủ động hơn cho công việc chung, nỗ lực hết mình cho thành công chung, với tinh thần chủ động thực thi, tham gia thực chất và đóng góp thực tâm; đồng thời Việt Nam phối hợp chặt chẽ, ủng hộ và hỗ trợ Lào trong vai trò Chủ tịch ASEAN 2024 đảm nhiệm thành công trọng trách, góp phần vun đắp quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai nước.

Việt Nam đi đầu trong các nỗ lực thúc đẩy hoà bình, ổn định, phát triển bao trùm và bền vững trên toàn cầu- Ảnh 13.
Thủ tướng thăm và làm việc tại Công ty Star Telecom (Unitel) – liên doanh của Viettel tại Lào – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Chuyến công tác Thủ tướng Phạm Minh Chính góp phần tiếp tục triển khai đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, đa dạng hóa, đa phương hóa của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Kết luận 59-KL/TW của Bộ Chính trị về định hướng tham gia ASEAN đến năm 2030; tiếp tục đưa các mối quan hệ đi vào chiều sâu, đồng thời tạo thế đan xen lợi ích, tăng độ tin cậy, tận dụng mọi cơ hội và huy động tối đa các nguồn lực cho phát triển đất nước.



Nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/viet-nam-di-dau-trong-cac-no-luc-thuc-day-hoa-binh-on-dinh-phat-trien-bao-trum-va-ben-vung-tren-toan-cau-381517.html

Cùng chủ đề

Tổng thống Nga, Iran hội đàm ở Turkmenistan, bà Kamala Harris dẫn trước ông Donald Trump, tàu chở dầu bốc cháy ngoài khơi Đức

Trung Quốc cam kết thúc đẩy 5 nguyên tắc chung sống hòa bình, Triều Tiên tố Hàn Quốc xâm phạm không phận, xe tăng Israel nã đạn vào trụ sở lực lượng gìn giữ hòa bình tại Lebanon, Nga tố Mỹ phá hoại đồng thuận tại Hội nghị cấp cao Đông Á… là một số tin quốc tế nổi bật 24 giờ qua.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Cấp cao Đông Á và Hội nghị Cấp cao ASEAN

Lãnh đạo các nước ASEAN đánh giá cao kết quả Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai của LHQ tháng 9 vừa qua, góp phần thúc đẩy chủ nghĩa đa phương và hợp tác quốc tế về các vấn đề cấp bách như biến đổi khí hậu, an ninh lương thực, ứng phó với thách thức, khủng hoảng, vì mục tiêu phát triển bền vững.ASEAN sẽ tiếp tục thúc đẩy hợp tác với LHQ trong ứng phó các thách...

Thủ tướng dự Lễ bế mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN

Tối 11/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời Vientiane về nước, kết thúc thành công chuyến công tác tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các Hội nghị Cấp cao...

Việt Nam là ‘ngôi sao của ASEAN’

Tổng Thư ký mong phối hợp chặt chẽ với Việt Nam triển khai các kết quả quan trọng đạt được tại Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai; mong Việt Nam tiếp tục đi đầu trong các nỗ lực thúc đẩy hoà bình, ổn định, phát triển...

ASEAN thúc đẩy kết nối, hợp tác với Ấn Độ, Canada

Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN-Ấn Độ lần thứ 21, lãnh đạo các nước ASEAN đánh giá cao cam kết của Ấn Độ đặt ASEAN ở vị trí trung tâm trong Chính sách Hành động Hướng Đông cũng như trong Sáng kiến Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (IPOI) của Ấn Độ, đóng góp tích cực cho sự phát triển toàn diện của quan hệ ASEAN-Ấn Độ. Năm 2023, kim ngạch thương mại hai chiều đạt 100,7 tỷ USD, đầu...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Chính phủ quyết tâm chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả

Năm 2024, chuyển đổi số quốc gia có chủ đề: "Phát triển kinh tế số với 04 trụ cột công nghiệp công nghệ thông tin, số hóa các ngành kinh tế, quản trị số, dữ liệu số - Động lực quan trọng cho phát triển kinh...

Ông Hà Sỹ Huân giữ chức Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách khóa XV tỉnh Bắc Kạn

Tại Nghị quyết số 1219/NQ-UBTVQH15, Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn kết quả bầu ông Hà Sỹ Huân giữ chức vụ Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách khóa XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tỉnh Bắc Kạn.Hai nghị quyết trên có...

Lãnh đạo địa phương phải nhận thức rõ trách nhiệm chính trị của mình trong thúc đẩy giải ngân đầu tư công

Phó Thủ tướng Thường trực yêu cầu các địa phương bám sát các quan điểm, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong tăng cường kỷ luật, kỷ cương, kịp thời tháo gỡ các điểm nghẽn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt doanh nhân tiêu biểu

Mặc dù vậy, đội ngũ doanh nhân vẫn còn ít cơ hội tham gia trực tiếp vào việc hoạch định chính sách; tiếng nói của doanh nhân vẫn còn ít được lắng nghe ở nhiều cấp nhiều ngành hoặc được lắng nghe nhưng không tiếp thu đáng kể, thực chất. Những vướng mắc về thể chế pháp luật, môi trường kinh doanh chậm được sửa đổi, trong đó có sự chồng chéo, chưa rõ ràng, thiếu tính thực...

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Cấp cao Đông Á và Hội nghị Cấp cao ASEAN

Lãnh đạo các nước ASEAN đánh giá cao kết quả Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai của LHQ tháng 9 vừa qua, góp phần thúc đẩy chủ nghĩa đa phương và hợp tác quốc tế về các vấn đề cấp bách như biến đổi khí hậu, an ninh lương thực, ứng phó với thách thức, khủng hoảng, vì mục tiêu phát triển bền vững.ASEAN sẽ tiếp tục thúc đẩy hợp tác với LHQ trong ứng phó các thách...

Bài đọc nhiều

Người dùng Facebook Việt Nam sắp được sử dụng Meta AI

Chatbot của Meta AI sẽ hỗ trợ tiếng Việt trong vài tuần tới và được tích hợp sẵn vào các ứng dụng phổ biến như Facebook, Instagram. Meta vừa thông báo chatbot AI của họ sẽ có mặt tại 21 thị trường mới, sau khi thử nghiệm ở Mỹ và Úc. Người dùng tại Anh, Brazil, Bolivia, Guatemala, Paraguay và Philippines được trải nghiệm Meta AI ngay từ 9.10, trong khi Việt Nam và các quốc gia khác sẽ được...
14:50:58

Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Du lịch thả ga, vé máy bay sẽ bớt “nóng”?

(Dân trí) - Nếu có đường sắt tốc độ cao thì thời gian di chuyển từ Hà Nội đến Nghệ An, TPHCM... rút ngắn nhiều so với đi xe khách. Điều này giúp du khách có nhiều lựa chọn, từ đó lượng khách du lịch sẽ tăng lên. Du khách, đơn vị lữ hành hào hứng chờ viễn cảnh tàu cao tốc Bắc - Nam Mới đây, dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam dự kiến khởi công...

Khai mạc Hội nghị ngành Công Thương khu vực phía Nam lần thứ X năm 2024

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng cho hay, năm 2024 Chính phủ xác định là năm bứt phá, năm bản lề cả nước và các địa phương phấn đấu thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021 - 2025. Bộ Công Thương cũng đã tập trung tổ chức triển khai quyết liệt, cụ thể ngay từ...

60 hoạt động trong 4 ngày bận rộn của Thủ tướng ở “đất nước triệu voi”

(Dân trí) - Theo ông Bùi Thanh Sơn, với lịch hoạt động dày đặc trong 4 ngày, Thủ tướng đã có hơn 60 hoạt động cả song phương và đa phương, khẳng định hình ảnh chủ động, tích cực và trách nhiệm của Việt Nam. Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao của Chính phủ Việt Nam vừa kết thúc chuyến công tác dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các hội...

Khai mạc Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Nam năm 2024

Tiếp sức cho doanh nghiệp, sản phẩm công nghiệp nông thôn phát triển Hội nghị khuyến công các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam lần thứ XIV, năm 2024 Phát biểu tại lễ khai mạc Hội chợ, Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng nhận định, với tiềm năng và thế mạnh sẵn có về biển đảo, cùng với sự nỗ...

Cùng chuyên mục

Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Đối thủ đáng gờm của hàng không

Với quan điểm giá vé phải cạnh tranh với hàng không, phù hợp với khả năng chi trả của đại đa số người dân, đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam dự báo sẽ cạnh tranh trực tiếp với ngành hàng không trong tương lai. Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Đối thủ đáng gờm của hàng không Theo dự thảo của Bộ Giao thông vận tải, dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được...

Chuyến thăm của Thủ tướng Lý Cường phản ánh sự tiếp xúc tốt đẹp và tích cực giữa lãnh đạo cấp cao Việt Nam...

Trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh trước thềm chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Cường tới Việt Nam, Giáo sư, Tiến sỹ Thành Hán Bình (Cheng Hanping), Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Việt Nam, Đại học Công nghiệp Chiết Giang, cho biết kể từ khi lên nhậm chức đến nay, đây là lần đầu tiên Thủ tướng Lý Cường đến thăm Việt Nam, thể hiện tầm quan...

1 xã ở Khánh Hòa được xét đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang

Khánh Hòa - Cơ quan chức năng lập hồ sơ xét công nhận xã Ninh Phước (nhập từ xã Ninh Vân và xã Ninh Phước) là đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân. ...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự Lễ khai giảng tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Sáng 12/10/2024, tại Hà Nội, Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Lễ khai giảng năm học mới và khánh thành “Dự án tăng cường năng lực đào tạo, khoa học công nghệ” từ nguồn vốn ODA của Ngân hàng Thế giới. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến dự và phát biểu.  Trí Dũng (TTXVN) Nguồn:https://baotintuc.vn/chinh-tri/tong-bi-thu-chu-tich-nuoc-to-lam-du-le-khai-giang-tai-hoc-vien-nong-nghiep-viet-nam-20241012095611962.htm

Hiến đất chung tay xây dựng nông thôn mới

Khi xã Nhân Thắng có chủ trương mở rộng tuyến đường trong thôn lên 5m, gia đình bà Nguyễn Thị Oanh và hơn 40 hộ dân của thôn Cầu Đào đã tự nguyện hiến hơn 500m2 đất để...

Mới nhất

1 xã ở Khánh Hòa được xét đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang

Khánh Hòa - Cơ quan chức năng lập hồ sơ xét công nhận xã Ninh Phước (nhập từ xã Ninh Vân và xã Ninh Phước) là đơn vị Anh hùng...

Cốm, thức quà thanh nhã cho thu Hà Nội

Nhưng có lẽ, cốm thu ngon hơn cũng là bởi nó “gặp” những thứ quà khác, cũng vào độ thu về này. Người Hà Nội có thói quen thưởng thức chuối tiêu cùng với cốm. Chuối tiêu cho quả quanh năm, nhưng cứ thu sang, chuối mới thơm ngon nhất. Và vào độ này, quả chuối chín kỹ, sẽ...

Ông Putin sẽ không chúc mừng người thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết, Tổng thống Putin có thể không chúc mừng người chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11. Tổng thống Putin. Ảnh: Tass Theo RT, trong một cuộc phỏng vấn diễn ra vào hôm qua (11/10), ông Peskov nói, ai thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ cũng không quan...

Công dụng của gừng và hướng dẫn sử dụng trong việc chữa đau họng

Không chỉ là gia vị của nhiều món ăn, gừng còn có một số công dụng với sức khỏe. Gừng được nhiều nghiên cứu khoa học và y học cổ truyền chứng minh là có thể hỗ trợ chữa đau họng.

Khánh thành công trình Sở Chỉ huy Bộ Tư lệnh 86

(Bqp.vn) - Chiều 10/10, Bộ Tư lệnh 86 tổ chức Lễ khánh thành công trình Sở Chỉ huy. Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dự và chỉ đạo buổi lễ.Thượng tướng Nguyễn Tân Cương...

Mới nhất