Trang chủNewsThời sựViệt Nam dẫn đầu về cải thiện môi trường kinh doanh

Việt Nam dẫn đầu về cải thiện môi trường kinh doanh

img

Việt Nam dẫn đầu về cải thiện môi trường kinh doanh- Ảnh 1.

Báo cáo của EIU ghi nhận trong giai đoạn 2003 – 2023, VN đã thực hiện nhiều cải cách và chính sách mở cửa thị trường, từ việc ký kết các hiệp định thương mại tự do đến tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực, qua đó nâng cao chất lượng môi trường kinh doanh một cách đáng kể. Cụ thể, VN đã tăng điểm đáng kể trong bảng xếp hạng môi trường kinh doanh ở giai đoạn này, đạt mức tăng 1,7 điểm (trên thang điểm 10), cao nhất trong số 82 quốc gia được EIU theo dõi. Điều này chứng tỏ những nỗ lực cải cách của VN đã đem lại kết quả rõ rệt, biến VN trở thành điểm sáng trong khu vực Đông Nam Á. Đánh giá của EIU cũng như nhiều báo cáo gần đây về môi trường kinh doanh tại VN đã có sự thay đổi rõ rệt.

Thực tế, nhiều thủ tục liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp (DN), hộ kinh doanh đã hoàn toàn thay đổi so với nhiều năm trước, trở nên thuận tiện, nhanh chóng. Ví dụ, trong tháng 8 vừa qua, chị Trần Lâm Thư (Q.7, TP.HCM) chuẩn bị khai trương cửa hàng chăm sóc da mặt, dưỡng da với chỉ 2 người thực hiện. Chị vào trang web Cổng dịch vụ công quốc gia để để đăng ký theo mẫu. Sau khi hoàn tất việc nộp hồ sơ online, chị nhận được thông báo hồ sơ hoàn tất và sau 5 ngày làm việc lên UBND Q.7 để nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Sau đó, chị đến chi cục thuế để khai báo thuế (hộ kinh doanh sẽ nộp thuế khoán). “Việc đăng ký kinh doanh tưởng phức tạp nhưng không ngờ khá đơn giản, không tốn một đồng nào. Hiện tại vì mới hoạt động nên thuế cũng được miễn trong 3 tháng đầu tiên. Sau đó thì sẽ tùy tình hình kinh doanh, nhưng cửa hàng nhỏ thì chắc doanh thu năm đầu tiên có thể cũng chưa vượt được trên 100 triệu đồng/năm để thuộc diện đóng thuế”, chị Trần Lâm Thư chia sẻ.

Việt Nam dẫn đầu về cải thiện môi trường kinh doanh- Ảnh 2.

Nhiều tổ chức nước ngoài đánh giá môi trường kinh doanh của VN được cải thiện nhiều.

ẢNH: Nhật Thịnh

Việt Nam dẫn đầu về cải thiện môi trường kinh doanh- Ảnh 3.
Việt Nam dẫn đầu về cải thiện môi trường kinh doanh- Ảnh 4.
Việt Nam dẫn đầu về cải thiện môi trường kinh doanh- Ảnh 5.

Các hoạt động kinh tế sản xuất đang tăng trưởng.

 

Tương tự, bà Nguyễn Thị Thanh, kế toán trưởng của một DN thương mại tại Q.Phú Nhuận (TP.HCM), so sánh, nếu như trước đây DN phải có 2 kế toán thuế thì nay chỉ còn 1 người. Bởi chỉ riêng việc nộp hồ sơ thuế hằng quý, trước đây kế toán thuế phải đến chi cục thuế để bốc số chờ đến lượt, sau đó nộp tờ khai và chờ được xác nhận, mang về lưu trữ. Việc này thông thường sẽ mất 1 buổi. Còn nay mọi việc đều thực hiện online, do đó DN sẽ tiết kiệm được thời gian, nhân sự cũng như giảm được việc lưu trữ cả núi chứng từ, hồ sơ giấy. Hay việc áp dụng hóa đơn điện tử cũng trở nên đơn giản cho các DN lẫn cơ quan thuế, giảm việc hóa đơn bị sai, sót…

Còn đối với hệ thống nhập khẩu hàng hóa, khai báo thủ tục hải quan, trước đây một DN để lập tờ khai hải quan phải mất ít nhất 3 ngày mới hoàn tất các bước mua mẫu tờ khai giấy từ cơ quan hải quan, mang về điền, DN ký tên đóng dấu, mang lên nộp. Nếu có sai sót gì, lại phải mua mẫu tờ khai mới về thực hiện các bước từ đầu. Nhưng từ năm 2016 khi hệ thống hải quan điện tử VNACCS chính thức hoạt động, cho truyền tờ khai qua hệ thống thì việc thông quan hàng hóa không còn là gánh nặng cho DN. Hệ thống cũng tự phân luồng hàng hóa, giúp DN có thể nhận hàng trong khoảng 2 ngày thay vì 5 – 6 ngày như trước nếu hàng hóa được phân luồng xanh…

TS Nguyễn Quốc Việt, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR), Trường ĐH Kinh tế (ĐH Quốc gia Hà Nội), nói rằng không chỉ EIU, Chỉ số Tự do kinh tế năm 2024 do Quỹ Heritage (Mỹ) công bố với điểm số của VN đạt 62,8, tăng 1 điểm so với năm trước, cao hơn mức trung bình của thế giới và khu vực. VN được xếp hạng thứ 11 trong số 39 quốc gia trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Thứ hai là “Báo cáo thường niên 2024: Tự do kinh tế” do Viện Fraser (Canada) công bố vào ngày 16.10 vừa qua thì đây là năm thứ 3 liên tiếp VN cải thiện về điểm số và thứ hạng trong báo cáo. Theo đó, từ thứ hạng 123/165 quốc gia vào năm 2019 thì hết năm 2022, VN được xếp hạng 99/165 quốc gia.

Việt Nam dẫn đầu về cải thiện môi trường kinh doanh- Ảnh 6.
 
Việt Nam dẫn đầu về cải thiện môi trường kinh doanh- Ảnh 7.
 

Theo khảo sát của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) năm 2023, các điều kiện kinh doanh được quy định theo hướng thuận lợi hơn, dễ theo dõi hơn bởi được hợp nhất trong các văn bản, nghị định. So với giai đoạn trước năm 2018, DN thuận lợi hơn trong việc tuân thủ các điều kiện kinh doanh và chi phí tuân thủ theo đó cũng được cắt giảm. Tuy vậy, rà soát ngành nghề kinh doanh có điều kiện thuộc 15 lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc danh mục kèm luật Đầu tư, CIEM cho rằng nhiều vấn đề vẫn còn tồn tại. Đó là nhiều ngành nghề cắt giảm các thủ tục bằng hình thức… cộng gộp tên, hoặc dùng tên ngành nghề có phạm vi điều chỉnh rộng để rút gọn. Thế nên về hình thức, số lượng các ngành nghề thuộc nhà nước quản lý lại tăng lên, chi phí tuân thủ của DN trên thực tế vẫn còn rất cao.

TS Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Nghiên cứu môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh (thuộc CIEM), thẳng thắn: Tốc độ cải cách môi trường kinh doanh trong thực tế có phần chững lại trong vòng 5 năm gần đây. Xuất phát ban đầu là tâm lý sợ sai, sợ bị ảnh hưởng vị trí công việc từ các cấp cơ sở đến các bộ, ngành. Kế đó là ảnh hưởng đại dịch và hậu Covid-19. “Một số điều kiện kinh doanh lại có dấu hiệu gia tăng, tạo nhiều rào cản, tăng chi phí không hợp lý, không cần thiết, gây hậu quả về quản lý nhà nước, cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Đáng nói, tình trạng này còn làm tăng chi phí và rủi ro, làm giảm niềm tin của nhà đầu tư, ảnh hưởng đến tính hấp dẫn của môi trường kinh doanh và càng tạo dư địa tham nhũng. Tất cả các yếu tố trên đều tiềm ẩn rủi ro với DN và tác động trực tiếp tới tăng trưởng cũng như phát triển của nền kinh tế”, TS Nguyễn Minh Thảo nhận xét và nhấn mạnh cần có sự nỗ lực cải cách nhiều hơn. Trong đó, quan trọng là quyết tâm của người đứng đầu có theo tư duy cải cách thực sự hay không; việc tạo thuận lợi cho DN có tuân thủ triệt để hay không…. Đó cũng là vấn đề cần xem xét kỹ.

Việt Nam dẫn đầu về cải thiện môi trường kinh doanh- Ảnh 8.

Nhiều thủ tục về thuế thuận tiện, nhanh chóng hơn.

ẢNH: Ngọc Dương

Bên cạnh đó, TS Nguyễn Minh Thảo chỉ rõ, các điều kiện kinh doanh hay các quy định bổ sung trong quá trình quản lý của một số ngành cần có báo cáo đánh giá tính hiệu quả sau thời gian áp dụng. Nếu thấy tính hiệu quả thấp, thậm chí gây thụt lùi nỗ lực cải cách hành chính của ngành, thì cần loại bỏ. Chẳng hạn, đối với ngành hải quan, có hệ thống quản lý số phân luồng hàng hóa thành các màu xanh, vàng, đỏ. Mỗi năm, ngành hải quan luôn có báo cáo tỷ lệ hàng hóa được phân luồng đỏ giảm và duy trì mức thấp nhất có thể theo nỗ lực cải cách. Nhưng qua tìm hiểu, nhiều DN cho biết hàng hóa bị “bẻ luồng” kiểm tra thực tế vẫn thường xuyên xảy ra. Mỗi lô hàng bị “bẻ luồng” dù không có sai phạm nhưng “được vạ thì má đã sưng”. DN bị chậm thông quan hàng hóa, tốn thêm nhiều chi phí thực tế lẫn chi phí không thực tế ngay tại cảng. Những yếu tố “lắt nhắt” này đã tồn tại từ ngày này sang ngày khác, nhiều thời điểm còn tăng mạnh hơn. Hay như với ngành thuế có chủ trương tăng cường ra thông báo tạm hoãn xuất cảnh với người đại diện pháp luật của DN nợ thuế quá hạn. Nhiều nơi ra thông báo tràn lan, ảnh hưởng lớn đến doanh nhân, dù DN có các báo cáo giải trình, cam kết… Những yếu tố này đều ảnh hưởng đến tiến độ cải cách nói chung của VN.

Việt Nam dẫn đầu về cải thiện môi trường kinh doanh- Ảnh 9.

Thủ tục hải quan thuận tiện hơn trước.

ẢNH: Ng.Nga

Việt Nam dẫn đầu về cải thiện môi trường kinh doanh- Ảnh 10.
 

Theo PGS-TS Nguyễn Mạnh Quân, Viện trưởng Viện nghiên cứu doanh nghiệp VN, chất lượng cải cách phụ thuộc rất lớn vào người đứng đầu. Quan trọng là người đứng đầu có dám quyết đoán, cải cách thực sự hay ngại trách nhiệm. Có một thực tế khá mâu thuẫn là nhiều địa phương muốn chỉ số năng lực cạnh tranh nâng cao, nhưng dự án của nhà đầu tư bị “ngâm” từ năm này sang tháng nọ, lại không quyết liệt giải quyết. Những quy định tréo ngoe trong luật, sự chồng chéo giữa các chính sách, cơ chế cần một người lãnh đạo quyết đoán đưa ra giải pháp để DN có thể triển khai, người dân có công ăn việc làm tốt. Nhưng chính người đứng đầu không ít địa phương lại gửi đi gửi lại công văn hỏi các bộ. “Năm ngoái, một bộ trưởng nhận xét tại kỳ họp Quốc hội rằng có tình trạng né tránh trong xử lý vấn đề. Xuất phát từ việc địa phương “tố” đã gửi hàng trăm văn bản ra Trung ương để hỏi ý kiến, nhưng nội dung trả lời không rõ, chẳng đâu vào đâu để có cơ sở giải quyết. Nhưng thực tế theo Bộ trưởng, chính địa phương đang né tránh, đùn đẩy, không chịu giải quyết cho DN. Như vậy đối tượng chịu thiệt và khổ sở nhất vẫn là DN. Cho nên tính quyết liệt, dám thay đổi của người đứng đầu rất quan trọng. Các quy định của ta không thiếu, chỉ thiếu trách nhiệm của người thừa hành”, PGS-TS Nguyễn Mạnh Quân chia sẻ.

Việt Nam dẫn đầu về cải thiện môi trường kinh doanh- Ảnh 11.
 
Việt Nam dẫn đầu về cải thiện môi trường kinh doanh- Ảnh 12.

VN dẫn đầu về cải thiện mổi trường kinh doanh trong thời gian qua.

ẢNH: Ngọc Thắng

TS Nguyễn Quốc Việt cũng đồng quan điểm là các tổ chức đều đánh giá cao sự cải thiện môi trường kinh doanh của VN trong những năm vừa qua, tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề tồn tại. Chẳng hạn, sự minh bạch về các chính sách; xử lý các tranh chấp về hợp đồng, thương mại… trong nhiều trường hợp chưa tốt; hay còn ưu đãi cho DN nhà nước trong một số trường hợp, tạo ra sự bất bình đẳng trong môi trường kinh doanh. Chính vì vậy, vẫn tiếp tục cải thiện hơn nữa môi trường kinh doanh để tạo niềm tin cho tất cả nhà đầu tư. Bởi việc giảm chi phí tuân thủ pháp luật, các chi phí không chính thức sẽ đưa lợi nhuận của DN tăng cao. Đặc biệt, môi trường kinh doanh cải thiện sẽ góp phần đáng kể trong việc VN muốn thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chất lượng cao vào các lĩnh vực công nghệ.

Việt Nam dẫn đầu về cải thiện môi trường kinh doanh- Ảnh 13.

Thanhnien.vn

Nguồn:https://thanhnien.vn/viet-nam-dan-dau-ve-cai-thien-moi-truong-kinh-doanh-185241019220919482.htm

Cùng chủ đề

ASEAN cam kết tăng cường đóng góp vào nỗ lực toàn cầu để đảm bảo an ninh lương thực và xóa đói giảm nghèo

Đại sứ Đặng Hoàng Giang khẳng định nông nghiệp là ngành kinh tế chủ chốt tại Đông Nam Á, đóng góp đáng kể vào nỗ lực chung xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững ở khu vực.

Sức hút di sản Đông Nam Á

Đông Nam Á không chỉ nổi tiếng với những bãi biển đẹp và ẩm thực phong phú, mà còn lưu giữ nhiều giá trị di sản văn hóa và thiên nhiên vô cùng quý giá.

Trà Vinh đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng thiết yếu vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đầu tư hàng loạt công trình cơ sở hạ tầng thiết yếuTrong những năm qua, Trà Vinh triển khai thực hiện tốt các chính sách dân tộc. Đặc biệt là dự án đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ngày 20.10: Khi phụ nữ Việt Nam kẹt giữa muôn vàn định kiến, làm ‘siêu nhân’ đỡ lấy gia đình

'Phải biết chăm sóc gia đình, phải biết nuôi dạy con, phải xinh đẹp, phải biết làm kinh tế, phải có sự nghiệp giỏi…', giữa muôn vàn mong muốn từ gia đình, xã hội như thế khiến nhiều chị em cảm thấy 'bị mắc kẹt'. Con đường nào cho chị em chọn lựa? Quyết định kết hôn năm 23 tuổi, Linh Chi (hiện 40 tuổi, ở TP.HCM) từng mất phương hướng sau khi sinh con đầu lòng vì thấy bạn bè...

Hàng không đưa ‘khách sộp’ đến Việt Nam

Ngày 15.10, sân bay Đà Nẵng khiến nhiều người kinh ngạc khi đón cùng lúc 5 siêu tàu bay Gulfstream sang trọng và đắt đỏ bậc nhất thế giới. Đặc biệt, có khoảng 50 khách sộp, gồm nhiều tỉ phú thế giới có mặt trong chuyến đi này. Bước vào bản đồ hàng không cao cấp Dù những chiếc siêu tàu bay đã rời đi 3 ngày nhưng nhiều du khách và người dân thành phố sông Hàn vẫn chưa hết...

Bài đọc nhiều

Bộ GTVT làm rõ ý kiến về hướng tuyến, mức đầu tư đường sắt tốc độ cao

(Dân trí) - Tiếp thu nhiều ý kiến của Hội đồng Thẩm định, Bộ GTVT cho biết hướng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam sẽ được xác định chi tiết hơn trong báo cáo khả thi của dự án.   Bộ GTVT vừa có văn bản phản hồi những nội dung mà Hội đồng Thẩm định Nhà nước đề nghị làm rõ trong báo cáo tiền khả thi dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam. Trong đó, có...

Đậu lớp tài năng hóa học, mong tìm phương thuốc chữa tim cho mẹ

Mẹ ốm yếu, không đi làm được, chỉ ở nhà cơm nước cho người khỏe mạnh. Cô sinh viên lớp tài năng hóa học quyết học giỏi, tìm phương thuốc chữa tim cho mẹ. Trong căn nhà cũ, hai mẹ con chị Thức chuẩn bị bữa tối, với rau dưa, cơm cà chờ bà ngoại đi làm đồng về - Ảnh: HÀ QUÂN Tranh thủ về nhà cuối tuần, trong căn nhà cấp 4 được ông bà để lại, mái ngói...

Tối ưu hóa hoạt động truyền thông quảng bá hình ảnh Việt Nam thông qua chuyển đổi số

ThS. Nguyễn Văn Thuật, Phó Cục trưởng Cục TTĐN, Bộ TT&TT Lĩnh vực truyền thông trên thế giới đang trong giai đoạn phát triển bùng nổ, với sự ra đời của hàng loạt các nền tảng nội dung số, mạng xã hội xuyên biên giới, tích hợp đa phương tiện, đa dịch vụ, đa ứng dụng. Bởi vậy, để công tác truyền thông quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới đạt hiệu quả tốt, phù hợp với xu...

Kiều hối chảy mạnh về Việt Nam

Lượng kiều hối về TP.HCM từ đầu năm đến nay đã tăng vọt và dự báo cả nước cũng sẽ có một năm bội thu. Gấp 4 lần vốn đầu tư nước ngoài Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh TP.HCM cho biết lượng kiều hối về TP.HCM trong 9 tháng năm 2024 đạt gần 7,392 tỉ USD, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm trước. Dù lượng kiều hối quý 3 giảm nhẹ 4,1% so với quý 2 nhưng mức...

Hàng Việt Nam tiếp tục chinh phục khách hàng Pháp

VOV.VN - Ngày 18/10, sự kiện “Tuần hàng Việt Nam” lần thứ 2 trong năm 2024 đã được khai trương tại thành phố Collérien, cách thủ đô Paris 30 km, tiếp tục giới thiệu và khẳng định vị thế hàng made in Việt Nam tới bạn bè Pháp. Phát biểu tại lễ khai mạc, Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng khẳng định, việc tăng cường các hoạt động quảng bá, tiết mục văn nghệ cùng nhiều trải...

Cùng chuyên mục

Tiến sĩ 9X bỏ việc ở Mỹ về Việt Nam

(VTC News) - Đứng trước nhiều lựa chọn, chàng tiến sĩ 9X Cấn Trần Thành Trung vẫn quyết định về Việt Nam là việc, với anh đó là quyết định đến từ trái tim. Cấn Trần Thành Trung sinh năm 1995, là cựu học sinh Trường Phổ thông Năng khiếu (Đại học Quốc gia TP.HCM). Năm 2013, anh từng giành Huy chương Vàng Olympic Toán quốc tế tại Colombia. Anh nhận học bổng toàn phần tại Đại học Duke, một trong...

Ngày 20.10: Khi phụ nữ Việt Nam kẹt giữa muôn vàn định kiến, làm ‘siêu nhân’ đỡ lấy gia đình

'Phải biết chăm sóc gia đình, phải biết nuôi dạy con, phải xinh đẹp, phải biết làm kinh tế, phải có sự nghiệp giỏi…', giữa muôn vàn mong muốn từ gia đình, xã hội như thế khiến nhiều chị em cảm thấy 'bị mắc kẹt'. Con đường nào cho chị em chọn lựa? Quyết định kết hôn năm 23 tuổi, Linh Chi (hiện 40 tuổi, ở TP.HCM) từng mất phương hướng sau khi sinh con đầu lòng vì thấy bạn bè...

Cựu chủ tịch AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn bị đề nghị truy tố trong vụ án thứ 5

Chủ tịch Công ty AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn bị đề nghị truy tố với cáo buộc vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam. Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn - cựu chủ tịch HĐQT Công ty AIC Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa ban hành bản kết luận điều tra, đề nghị truy tố bị can Nguyễn Thị Thanh Nhàn (chủ...

Hàng không đưa ‘khách sộp’ đến Việt Nam

Ngày 15.10, sân bay Đà Nẵng khiến nhiều người kinh ngạc khi đón cùng lúc 5 siêu tàu bay Gulfstream sang trọng và đắt đỏ bậc nhất thế giới. Đặc biệt, có khoảng 50 khách sộp, gồm nhiều tỉ phú thế giới có mặt trong chuyến đi này. Bước vào bản đồ hàng không cao cấp Dù những chiếc siêu tàu bay đã rời đi 3 ngày nhưng nhiều du khách và người dân thành phố sông Hàn vẫn chưa hết...

Nữ giảng viên Hà Nội xinh đẹp được đại học Nhật mời làm diễn giả

Cô Đinh Sao Mai - nữ giảng viên trẻ của Trường ĐH Hà Nội không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ ngoài xinh đẹp mà còn thể hiện năng lực khi mới đây được một trường đại học của Nhật Bản mời làm diễn giả chính cho hội thảo khoa học. Cô giáo Đinh Sao Mai (26 tuổi, Hà Nội) hiện là giảng viên Khoa tiếng Nhật (bộ môn Thực hành tiếng) - Trường ĐH Hà Nội. Cô gái sinh...

Mới nhất

Đồng nghiệp kiếm chuyện: Nói xấu là bình thường, nói tốt mới lạ?

Bài viết "Đi làm để kiếm tiền, đồng nghiệp lại muốn... kiếm chuyện" đăng tải trên Tuổi Trẻ Online thu hút nhiều ý kiến của bạn đọc. Đa phần nói rằng tình trạng bị nói xấu, bắt nạt, môi trường toxic thì...

Chợ hoa lớn nhất TPHCM nhộn nhịp trước thềm 20/10

(Dân trí) - Trước ngày 20/10, không khí tại chợ hoa Hồ Thị Kỷ (quận 10, TPHCM) trở nên nhộn nhịp, tấp nập người mua kẻ bán. Theo các tiểu thương sức mua năm nay sụt giảm so với thường niên. Sáng 19/10, chợ hoa Hồ Thị Kỷ (quận 10) trở nên nhộn nhịp với dòng người đổ về mua...

Mới nhất