Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếViệt Nam có thể ứng dụng mô hình tái chế nước thải...

Việt Nam có thể ứng dụng mô hình tái chế nước thải của Israel



“Nước thải không phải là rác và Israel coi nước thải như nguồn tài nguyên! Tôi nghĩ rằng, mô hình tái chế nước thải của Israel có thể được áp dụng cho Việt Nam”.

Chuyên gia khí hậu Israel mách Việt Nam cách
Đại sứ, Đặc phái viên về Biến đổi khí hậu và bền vững của Israel Gideon Behar trao đổi với TG&VN tại sự kiện Diễn đàn kinh tế TP. Hồ Chí Minh diễn ra mới đây. (Ảnh: Bến Thành)

Đại sứ, Đặc phái viên về Biến đổi khí hậu và bền vững của Israel Gideon Behar chia sẻ với phóng viên TG&VN như vậy về vấn đề quản lý nguồn nước của Việt Nam.

Israel là quốc gia có nguồn nước rất hạn chế. Ông có thể chia sẻ về mô hình tiết kiệm nước của Israel?

Israel sở hữu mô hình quản lý nước rất thú vị. Mô hình của chúng tôi dựa trên trạm xử lý bốn chiều. Trạm đầu tiên là khu vực khử muối. Chúng tôi khử 70% lượng muối trong nguồn nước uống lấy từ biển. Sau khi khử muối, nước được chuyển tới các thành phố và trộn với nước khoáng, nước ngầm nhằm cải thiện chất lượng và cuối cùng, sẽ được người dân sử dụng.

Đặc biệt, Israel tái chế nước sau khi sử dụng. Quốc gia chúng tôi hiện xử lý và tinh lọc 95% tổng lượng nước thải. Đây là kỷ lục thế giới.

Lượng nước tái chế nói trên được dùng để tưới tiêu nông nghiệp. Chúng tôi tinh lọc nước thải với tiêu chuẩn rất cao, cùng quy định nghiêm ngặt và hệ thống đường ống chặt chẽ. Nếu không có lượng nước thải tinh lọc này, lượng nước sử dụng cho nông nghiệp ở Israel rất ít.

Ở Israel, nguồn nước rất hạn chế và người dân phải trả tiền để mua các loại nước với giá bằng nhau. Cơ sở hạ tầng sản xuất nước ở Israel rất bảo đảm và không bị rò rỉ hay thất thoát nước quá nhiều. Chỉ khoảng 3% lượng nước ở Isreal bị thất thoát và đây cũng là con số kỷ lục của thế giới.

Chính phủ và người dân Israel có nhận thức và ý thức rất cao về tiết kiệm nước. Chúng tôi cố gắng tiết kiệm trong mọi hoàn cảnh, không mở vòi nước hay tắm quá lâu. Do vậy, lượng nước sử dụng trên đầu người của Israel luôn ở mức thấp nhất trong số các quốc gia phát triển.

Ngày 10/4, nội các Israel nhất trí thông qua kế hoạch giảm thiểu khí nhà kính và tăng hiệu quả năng lượng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế. Israel đã làm gì để giảm hiệu ứng nhà kính và thiệt hại cho môi trường, thưa ông?

Israel đang thông qua đạo luật cuối cùng về giảm khí thải nhà kính. Chúng tôi phấn đấu đạt phát thải bằng 0 vào năm 2050, giống như Việt Nam. Israel giảm 30% lượng khí thải vào năm 2030 và tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo, đặc biệt là năng lượng mặt trời.

Song song với đó, Isreal tiến tới sử dụng xe điện. Đất nước đang dần đóng cửa tất cả cơ sở sản xuất than hiện có. Trong 2 năm tới, chúng tôi hy vọng sẽ không sản xuất năng lượng từ than, thay vào đó là khí gas tự nhiên và năng lượng mặt trời. Đất nước cũng phấn đấu loại bỏ hoàn toàn khí đốt vào năm 2050.

Việt Nam và Israel đã thông qua Hiệp định thương mại tự do (VIFTA). FTA này sẽ tạo điều kiện cho Israel đầu tư vào Việt Nam và đẩy mạnh chuyển giao công nghệ, kinh doanh và thương mại giữa hai nước.

Thời gian tới, chúng tôi dự kiến ký kết thỏa thuận mua năng lượng mặt trời từ nước láng giềng Jordan. Đây là đất nước có diện tích rộng hơn và có nhiều không gian để xây hệ thống năng lượng mặt trời.

Theo ông, tình hình nguồn nước ở Việt Nam hiện tại thế nào? Việt Nam có thể áp dụng phương pháp của Israel không?

Tôi cho rằng, Việt Nam nên lưu tâm đến vấn đề nước. Chúng tôi nhận thấy, chất lượng và số lượng nước của Việt Nam đang suy giảm, đặc biệt là ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Theo quan điểm cá nhân, Việt Nam có thể ứng dụng mô hình tái chế nước thải của Israel. Việc xử lý và tái chế nước thải rất quan trọng. Chúng ta không nên “đổ” nước thải ra môi trường tự nhiên, sông suối, ao hồ hay biển. Nước thải không phải là rác, Israel coi nước thải như nguồn tài nguyên! Vì vậy, nó có thể sử dụng để phục vụ lợi ích cho con người.

Tôi nghĩ rằng, mô hình tái chế nước thải của Israel có thể được áp dụng cho đất nước Đông Nam Á. Điều mà Việt Nam đang làm và có thể chú trọng là hạn chế thất thoát nước.

Chuyên gia khí hậu Israel mách Việt Nam cách
Hệ thống tưới nhỏ giọt của Công ty công nghệ nông nghiệp N-Drip, Israel. (Nguồn: Globes)

Như tôi đã đề cập, Isreal chỉ để thất thoát 3% lượng nước do rò rỉ. Con số này của Việt Nam cao hơn nhiều. Tuy nhiên, giải pháp lại rất đơn giản, liên quan tới quy định của Chính phủ. Chẳng hạn, Việt Nam có thể giảm áp lực nước vào thời điểm buổi đêm khuya, khi người dân không sử dụng nhước nhiều.

Ngoài ra, Việt Nam có thể áp dụng hệ thống và phương pháp để phát hiện thất thoát nước. Đơn cử như lắp đặt cảm biến trong đường ống, hoặc dùng vệ tinh, máy bay không người lái để phát hiện rò rỉ và thất thoát nước của hệ thống.

Israel sẽ tái chế nước sau khi sử dụng. Đất nước hiện xử lý và tinh lọc 95% tổng lượng nước thải. Đây là kỷ lục thế giới.

Đặc biệt, theo tôi, phương pháp trồng lúa bằng công nghệ tưới nhỏ giọt của Israel sẽ rất thú vị dành cho Việt Nam. Công ty Netafim của Israel đã phát triển nhiều giống lúa khác nhau phù hợp với phương pháp tưới nhỏ giọt.

Phương pháp trồng lúa bằng công nghệ tưới nhỏ giọt giúp Việt Nam tiết kiệm một lượng lớn nước, đồng thời hỗ trợ Việt Nam giảm phát thải khí methane khi trồng lúa, từ đó, giúp đất nước đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Ông đánh giá tiềm năng hợp tác về nước giữa Israel-Việt Nam như thế nào?

Việt Nam và Isreal có rất nhiều tiềm năng hợp tác về nước. Đại sứ quán Israel tại Việt Nam đã tổ chức nhiều hội thảo trực tiếp và trực tuyến cho doanh nghiệp hai nước để học hỏi lẫn nhau và ứng dụng công nghệ Israel tại Việt Nam.

Hiện tại, có nhiều công ty Israel làm việc ở Việt Nam và chuyển giao bí quyết, công nghệ. Cơ quan Hợp tác phát triển quốc tế Israel (MASHAV) cũng hoạt động rất tích cực ở Việt Nam.

Trong khi đó, có nhiều chuyên gia Việt Nam đã tới Israel để đào tạo hoặc tham quan thực địa nhằm xem xét lợi ích mà mô hình nước của Israel đem lại.

Mới đây nhất, Việt Nam và Israel đã thông qua Hiệp định thương mại tự do (VIFTA). Tôi hy vọng, FTA này tạo điều kiện cho Israel đầu tư vào Việt Nam và đẩy mạnh chuyển giao công nghệ, kinh doanh và thương mại giữa hai nước.

Trong tương lai, hai nước có kế hoạch nối đường bay trực tiếp, điều này sẽ giúp doanh nghiệp hai bên di chuyển và gặp nhau dễ dàng hơn, mở ra nhiều cơ hội mới cho hợp tác song phương.

Israel coi trọng quan hệ với Việt Nam. Việt Nam là một quốc gia thân thiện. Năm nay, hai nước kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Chúng tôi kỳ vọng thúc đẩy hợp tác với Việt Nam trên mọi khía cạnh như năng lượng tái tạo, nông nghiệp, đổi mới, nguồn nước hay bất kỳ lĩnh vực nào hội tụ lợi ích chung.
Tôi tin rằng, hai nước cùng nhau hợp tác tốt, phát triển và xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn.

Xin cảm ơn ông!





Nguồn

Cùng chủ đề

Đưa vào khai thác Nhà máy Xử lý nước thải Bình Hưng

Ngày 28/8, thông tin từ Ban Quản lý dự án Xây dựng các công...

QMS Top Tower dát kính vàng chói mắt: Tiềm ẩn rủi ro

QMS Top Tower gây chói mắt cả một góc đườngNhiều ngày nay, người dân di chuyển trên trục đường Tố Hữu – Vũ Trọng Khánh đều dành sự quan tâm đặc biệt cho một dự án Toà nhà hỗn hợp Dịch vụ - Thương mại và...

Bình Định làm việc với Tập đoàn Siemens Energy về dự án hệ thống khí hydrogen xanh

Bình Định làm việc với Tập đoàn Siemens Energy về dự án hệ thống khí hydrogen xanhLàm việc với đoàn công tác tỉnh Bình Định, lãnh đạo Tập đoàn Siemens Energy mong muốn sớm triển khai Dự án Đầu tư xây dựng hệ thống khí hydrogen xanh. Đoàn công tác tỉnh Bình Định trong buổi thăm Tập đoàn Siemens Energy. Ảnh: IPC Bình Định. Sáng 17/7...

Lợi ích từ các FTA ‘phủ sóng’ nhiều lĩnh vực của nền kinh tế Việt Nam, cần đổi mới mạnh mẽ để thu thêm...

Sau khi ký Hiệp định thương mại tự do (FTA) đầu tiên với ASEAN cách đây hơn 30 năm, Việt Nam đã nỗ lực "mở cánh cửa" tiếp cận với nhiều thị trường tiềm năng khác. Theo Bộ Công Thương, đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã ký kết, thực thi 16 FTA và 3 FTA đang đàm phán.

Doanh nghiệp Việt xuất khẩu côn trùng vào thị trường châu Âu

Tính toàn thế giới, quy mô của thị trường côn trùng làm thức ăn đang được ước tính 3,8 tỷ USD và có thể tăng gấp 3 lần trong 5 năm tới. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thị trường đi ngang, xuất khẩu giảm mạnh, lượng tồn kho xuống mức thấp nhất trong 6 năm

Giá tiêu hôm nay 25/9/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 150.000 - 151.000 đồng/kg.

Phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em”

Phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” sẽ là diễn đàn để thiếu nhi thể hiện tiếng nói, tâm tư, nguyện vọng của mình; đồng thời tập dượt sinh hoạt chính trị nhằm hun đúc ước mơ, xây hoài bão lớn cho các em

Tổng thống Pháp muốn EU “nghĩ lại” về quan hệ với Nga, nước NATO bất đồng với Mỹ, Hàn Quốc dọa cứng rắn với...

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong ngày.

Quỹ đầu tư TPG Hoa Kỳ lạc quan với công cuộc chuyển đổi số tại Việt Nam

Chiều 22/9, trong khuôn khổ chuyến công tác tới Hoa Kỳ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gặp gỡ một số đại diện các doanh nghiệp và quỹ đầu tư Hoa Kỳ trong buổi tọa đàm về chuyển đổi số. Bên lề buổi tọa đàm, Báo Thế giới và Việt Nam đã có dịp trao đổi với ông Phạm Đức Trung Kiên, một nhà đầu tư lâu năm tại Việt Nam, đồng thời là nhà từ thiện hỗ trợ các hoạt động phát triển giáo dục trong nước, đặc biệt là chương trình Khan Academy Vietnam. Xin chia sẻ cùng bạn đọc cuộc phỏng vấn với ông Kiên.

Động lực giúp cán bộ, chiến sĩ Vùng 5 Hải quân nêu cao tinh thần bảo vệ vững chắc vùng biển phía Nam

Các biên đội tàu của Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân huấn luyện trên biển. (Ảnh: Vùng 5 Hải quân cung cấp) Năm năm qua, công tác thi đua khen thưởng và phong trào thi đua Quyết thắng của Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân bám sát các nghị quyết, chỉ thị của Đảng ủy...

Bài đọc nhiều

Uống nước đun sôi để nguội có tốt không? Có phải nếu nước đun sôi để qua đêm uống dễ mắc ung thư? Thời...

Chúng ta có thể uống nước đun sôi để nguội được một cách bình thường nếu bảo quản đúng cách. Trong quá trình đun nước, nhiệt độ sẽ tiêu diệt nhiều vi sinh vật gây hại cho con người. ...

Học sinh khám tại bệnh viện tư có được hưởng BHYT không?

Câu hỏi: Học sinh, sinh viên (HSSV) tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) đi khám chữa bệnh (KCB) tại các cơ sở y tế ngoài công lập có được hưởng quyền lợi về BHYT không? - (buihoaxx@gmail.com) BHXH Hà Nội trả lời: Theo Điều 24 Luật BHYT 2008, sửa đổi bổ sung 2014, cơ sở KCB BHYT được xác định là cơ sở y tế theo quy định của Luật KCB có ký kết hợp đồng KCB với tổ chức...

13 người cấp cứu vì rắn độc cắn, có loài chưa từng xuất hiện ở địa phương

Ngày 21/9, bác sĩ Nguyễn Thành Đô, Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn, cho biết trong 10 ngày trở lại đây, khoa đã tiếp nhận 13 trường...

Hơn 70 người một xã ốm cùng triệu chứng, chưa rõ nguyên nhân

Sáng 22-9, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Tạc Văn Nam, giám đốc Sở Y tế Bắc Kạn, cho hay trong hai ngày 20 và 21-9, tại Bắc Kạn ghi nhận hơn 70 trường hợp nhập viện với biểu hiện nôn, sốt, đau bụng.Trong số đã nhập viện, hiện một số người còn sốt, đau đầu, đau bụng nhưng không có...

Đột phá mới trong điều trị ở Bồ Đào Nha, mở ra hy vọng cho bệnh nhân Alzheimer

Nhà dược lý thần kinh Maria Jose Diogenes cùng các cộng sự đã phát hiện tiềm năng của một hợp chất mới trong điều trị bệnh Alzheimer, đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc chống lại chứng sa sút trí tuệ phổ biến nhất hiện nay.

Cùng chuyên mục

Bất ngờ loại rau tốt nhất thế giới có đầy chợ Việt, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Cải xoong là loại rau quen thuộc của nhiều người Việt. Tuy nhiên một số bà nội trợ thường e dè với loại rau này vì nghĩ rằng đây là rau trồng ở vị trí bẩn, dễ nhiễm...

Gan nhiễm mỡ do rượu bia theo cơ chế nào? Chú ý về dinh dưỡng như thế nào với người gan nhiễm mỡ do...

Gan nhiễm mỡ do rượu bia theo cơ chế nào? Các thống kê cũng cho thấy, uống rượu bia quá mức sẽ gây ra gan nhiễm mỡ, viêm gan do rượu và xơ gan. Bệnh nhân uống rượu...

Sơ cứu trẻ bị đuối nước cần chú ý gì?

Hỏi: Xưa nay khi gặp người đuối nước, nhất là trẻ em, mọi người...

Mới nhất

Chính phủ sắp ban hành nghị định khuyến khích điện mặt trời mái nhà

Chiều 23-9, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ về dự thảo nghị định của Chính phủ quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà. Nguồn điện...

Cao Bằng khôi phục sản xuất nông nghiệp sau mưa bão

Trước ảnh hưởng của mưa lũ, Sở NN&PTNT Cao Bằng đã thành lập các đoàn kiểm tra đánh giá mức độ thiệt hại tại các địa bàn trọng điểm. Trên cơ sở đó, đề nghị các địa phương tuyên truyền, vận động người dân tăng cường vệ sinh đồng ruộng, chú ý việc tiêu thoát nước. Đồng...

Mới nhất