Trang chủDestinationsQuảng NinhVị thế của Vân Đồn trong con đường giao lưu Đông -...

Vị thế của Vân Đồn trong con đường giao lưu Đông – Tây


Vân Đồn như chuỗi ngọc trai lóng lánh ở vùng biển Đông Bắc nước ta. Tuy nhiên, để khai thác di sản của Vân Đồn, nhất là về giá trị di sản văn hoá của hệ thống thương cảng Vân Đồn còn có nhiều điều cần được làm rõ về mặt lịch sử, văn hoá và để biến di sản vô giá này phục vụ cho phát triển du lịch.

Từ thời Lý, vị thế của Thương cảng Vân Đồn đã trở thành vô cùng quan trọng. Không chỉ di tích tầng văn hoá dày khoảng 60cm chứa các mảnh gốm thời Lý, Trần, Lê kéo dài 200m bên bờ vụng biển Cái Làng (mà chủ yếu là đồ gốm thời Lý) đã cho thấy thời Lý đã có thương cảng rất lớn ở đây, trên xã đảo Quan Lạn, mà thư tịch còn ghi lại.

Các vết tích khảo cổ đã chứng minh Thương cảng Vân Đồn là một khu thương mại liên hợp lớn gồm một số bến cảng trên các đảo, mà lớn nhất là bến Cái Làng. Vai trò của trung tâm cảng thị này như một dạng “chợ đầu mối” gom hàng từ Trung Quốc sang, từ đất liền Việt Nam ra, từ một số nước khác tới và phân phối lại cho các vùng miền. Thương cảng Vân Đồn còn là một cơ sở hậu cần tốt: Trên con đường giao lưu Đông – Tây, các thuyền buôn cần có nơi để nghỉ ngơi, ăn uống, cung cấp nước ngọt mà nguồn nước ngọt ở đây cũng dồi dào, điển hình như “giếng Hệu”, rất cần cho các chuyến đi biển đường dài. Mặt khác, với vị trí Vân Đồn có nhiều vụng biển, kín gió, tránh bão còn là một vùng tiện cho việc neo đậu thuyền và dựng các nhà, các trạm để buôn bán lớn.

Sơ đồ Khu di tích thương cảng Vân Đồn.
Sơ đồ Khu di tích thương cảng Vân Đồn. Nguồn: Bảo tàng Quảng Ninh

Căn cứ vào thư tịch và di vật, có thể thấy các mối giao thương ở thương cảng này gồm thương nhân các nước Đại Việt, Trung Quốc, Nhật Bản, Indonesia, Thái Lan, Tây Ban Nha, Philippines, Singapore… Hàng hoá ở đây gồm gỗ lim, vàng, quế, ngọc trai, ngà voi, lụa là, gấm vóc và nhất là đồ gốm.

Tại sao di tích khảo cổ ở Thương cảng Vân Đồn chủ yếu là đồ gốm? Đó là do các đồ vật hữu cơ như gỗ, quế, lụa, gấm đã bị huỷ hoại theo thời gian, mặc dù con đường giao thương nổi tiếng là mặt hàng lụa (vì thế còn được mệnh danh là “con đường tơ lụa”). Còn đồ gốm thì bền vững với thời gian. Một mặt khác, đồ gốm Trung Quốc là sản vật nổi tiếng mà thế giới phương Tây ưa chuộng (gốm ở lò Cảnh Đức Trấn chẳng hạn), gốm Chu Đậu của Việt Nam, gốm Hizen của Nhật Bản, hay một số đồ gốm phương Tây tinh xảo mà người phương Đông thích…

Một vấn đề nữa cần được tìm hiểu để có câu trả lời, đó là Thương cảng Vân Đồn vì sao mất đi vai trò dần dần trong giai đoạn Lê Trung Hưng và thời Nguyễn? Tôi cho rằng, đó là vì những lý do sau:

Trước hết, đó là do thay đổi chính sách của nhà nước Đại Việt. Lúc đầu, cho thuyền buôn nước ngoài chỉ được buôn bán xa kinh đô, xa các trung tâm kinh tế, chính trị nội địa. Nguyễn Trãi trong tác phẩm Dư Địa chí, ghi lại: Thuyền buôn nước ngoài chỉ được neo đậu buôn bán ở Vân Đồn và các vùng ven biển, không được vào sâu trong  kinh lộ là Hải Dương, Kinh Bắc, Sơn Tây, Sơn Nam và nhất là Thăng Long. Có lẽ, nhà Lê cho rằng, đấy là cách an toàn hơn, tránh mọi sự dò xét an ninh của ngoại bang.

Đến thời Lê Trung Hưng, nhất là thời vua Lê Thần Tông, các “chợ đầu mối” được mọc lên kể cả ở Thăng Long. Vì thế mà Thương cảng Vân Đồn không còn đóng vai trò giao thương độc tôn nữa. Đến thời Nguyễn, Vân Đồn vẫn là cửa ngõ buôn bán với Trung Quốc, nhưng mức độ đã suy giảm do chính sách “bế quan toả cảng” của nhà Thanh và của vua Tự Đức đã “ngăn sông cấm chợ” với nước ngoài, nhất là thuyền buôn phương Tây, nên vai trò của Thương cảng Vân Đồn đã giảm sút đáng kể.

Dấu tích cầu cảng cổ ở bến Cống Tây (xã Thắng Lợi, huyện Vân Đồn). Nguồn: Bảo tàng Quảng Ninh
Dấu tích cầu cảng cổ ở bến Cống Tây (xã Thắng Lợi, huyện Vân Đồn). Nguồn: Bảo tàng Quảng Ninh

Kế đến, phải kể do tiến bộ về kỹ thuật đóng tàu thuyền, con đường giao thương Đông-Tây đã có những tuyến đường mới, ví dụ có thể đi thẳng từ miền Trung Việt Nam đến vùng Hoa Nam mà không đi vòng qua phía tây đảo Hải Nam của vịnh Bắc Bộ nữa, đã lại là một yếu tố làm cho con đường biển qua Vân Đồn lại càng thưa thớt tàu thuyền hơn.

Về bảo tồn và phát huy giá trị quần thể di tích Thương cảng Vân Đồn với trọng tâm là phục vụ phát triển du lịch, tôi cùng Phó Giáo sư Đỗ Văn Ninh đã từng đi điền dã, khảo sát di tích ở Quan Lạn, Vân Đồn năm 1983. Bấy giờ, đi thuyền từ Hạ Long đến thẳng Quan Lạn, cảnh đẹp. Cái hòn đảo trung tâm của quần thể di tích Thương cảng Vân Đồn còn hoang sơ. Nay thì chắc đã khác xa với khung cảnh của 40 năm về trước. Mặc dù huyện đảo Vân Đồn đã phát triển mạnh, nhất là cơ sở hạ tầng ở quanh thị trấn Cái Rồng và hòn đảo lớn nhất là Cái Bầu, nhưng sự phát triển về mặt du lịch của đảo Quan Lạn nơi một thời là trung tâm Thương cảng Vân Đồn thì vẫn còn chưa được phát triển đúng tầm.

Chủ trương của Nhà nước ta là phát triển phải đi đôi với bảo tồn, nhất là đối với di sản văn hoá. Cái “vốn văn hoá di sản” dành cho công nghiệp du lịch thật là phong phú mà không phải quốc gia nào cũng có như ở ta. “Vốn” dày như vậy, nhưng bao năm qua chúng ta chưa chú ý khai thác đúng mức. Nay thì đã có hướng đi đúng. Cái “vốn di sản văn hoá” của Thương cảng Vân Đồn là gì? Có cái may là vốn di sản này vẫn còn tương đối nguyên vẹn, những tầng văn hoá dầy đặc gốm vẫn còn đấy, trải dài 200m ven bờ. Những di tích tôn giáo liên quan đến cuộc chiến chống Nguyên Mông năm 1288 của tướng Trần Khánh Dư vẫn được tu bổ, thờ tự, các lễ hội truyền thống, các bãi cát trắng phau đẹp tuyệt vời vẫn đượm vẻ hoang sơ…

Bước vào giai đoạn mới, để phát triển du lịch. Thương cảng Vân Đồn cũng cần phát huy những ưu thế của mình. Đó là  ưu thế về di sản lịch sử văn hoá, là ưu thế về giao thông thuận lợi cho du khách trong và ngoài nước đến với Vân Đồn; ưu thế về cảnh đẹp hữu tình bởi cái đẹp của Vân Đồn, Quan Lạn cho đến nay may mắn vẫn còn giữ được nhiều nét hoang sơ.





Nguồn

Cùng chủ đề

Ngắm nhìn những cung đường đẹp như tranh vẽ ở châu Âu

Những con đường uốn lượn qua dãy núi, biển cả và các công viên quốc gia tạo ra...

Vinh danh các điển hình tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Min

Tham dự chương trình có ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Uỷ viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM; ông Nguyễn Như Khuê, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM cùng lãnh đạo các Tỉnh uỷ, Thành ủy khu vực phía...

Ca sĩ Phan Mạnh Quỳnh thể hiện hình ảnh nhà văn Nguyễn Nhật Ánh trong “Ngày xưa có một chuyện tình”

Tại buổi showcase giới thiệu bộ phim "Ngày xưa có một chuyện tình", lần đầu tiên ê-kíp tiết lộ, ca sĩ Phan Mạnh Quỳnh sẽ vào vai nhà văn Nguyễn Nhật Ánh trong phim. Sự kiện tổ chức sáng 6-10 tại Nhà Văn hóa Thanh niên, nhằm giới thiệu, quảng bá bộ phim, đồng thời đây cũng là buổi giao lưu, ký tặng sách của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh với người hâm mộ. Ngay...

Quân chủng Hải quân giao lưu điển hình tiên tiến “Những bông hoa biển”

Tại buổi giao lưu, các đại biểu được xem các phóng sự phản ánh những thành tích nổi bật trong thực hiện nhiệm vụ của các tập thể, cá nhân tiêu biểu; gặp gỡ, trò chuyện cùng các điển hình tiên tiến gắn với những mô hình hay, cách làm sáng tạo; những tấm gương về tinh thần vượt khó, gương mẫu trong thực hiện nhiệm vụ, chức trách được giao…Là một trong những “bông hoa biển” trong...

Tuổi trẻ nhớ lời Di chúc theo chân Bác

PGS.TS Nguyễn Quốc Bảo - nguyên quyền Trưởng khoa Tư tưởng Hồ Chí Minh, Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho biết, Bác viết Di chúc khi sức khoẻ vẫn đảm bảo và tinh thần, trí tuệ sáng suốt, cũng như thời điểm lắng đọng để căn dặn đời...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Triển khai công tác tổ chức diễu binh, diễu hành, biểu dương lực lượng kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập tỉnh

Chiều 17/8, tại Bộ CHQS tỉnh, Tiểu ban diễu binh, diễu hành, biểu dương lực lượng tổ chức hội nghị hiệp đồng triển khai công tác chuẩn bị tổ chức diễu binh, diễu hành, biểu dương lực lượng kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập tỉnh Quảng Ninh 30/10 (1963 - 2023). Đồng chí Đại tá Lê Trọng Hòa, Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Bộ CHQS tỉnh, Phó trưởng Tiểu ban chủ trì hội nghị. Tham dự...

Đã tạo ra bước đột phá mới trong phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực

Chiều 16/8, Ban Nội chính Trung ương tổ chức thông báo kết quả Phiên họp thứ 24 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Ngày 16/8, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Ban Chỉ đạo) họp Phiên thứ 24 để thảo luận, cho ý kiến về kết quả hoạt động 6 tháng đầu năm 2023 và nhìn lại công tác phòng, chống tham nhũng,...

Quảng Ninh và Ninh Bình thúc đẩy hợp tác, kết nối cùng phát triển

Ngày 16/8, Đoàn công tác của Tỉnh ủy Ninh Bình do đồng chí Đoàn Minh Huấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đã đến thăm và trao đổi kinh nghiệm với tỉnh Quảng Ninh về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, cải cách thủ tục hành chính, phát triển du lịch, xúc tiến và thu hút đầu tư. Làm việc với đoàn có các đồng chí: Nguyễn Xuân Ký, Ủy...

Loạt phim Hollywood sắp ra mắt có sự góp mặt của ‘đả nữ’ Việt

Việt Nam "đóng góp" hai cái tên khá quen thuộc của giới võ thuật trong nước, gồm Nhung Kate và Ngô Thanh Vân, cho hai phim có thương hiệu hoặc là chủ đề “nóng” đang được quan tâm hiện nay. Sự góp mặt của các nữ diễn viên cho thấy nỗ lực của các tài năng Việt Nam trong việc vươn ra thế giới, góp mặt vào các dự án được chú ý. Hai bộ phim dưới đây sẽ...

Quan tâm tạo nguồn, phát triển đảng viên ngành Y tế

Thời gian qua, công tác phát triển đảng viên trong đơn vị sự nghiệp y tế luôn được cấp ủy, tổ chức đảng toàn tỉnh quan tâm chỉ đạo, đạt kết quả tích cực. Tuy nhiên, số đảng viên kết nạp mới trong ngành chưa tương xứng với tiềm năng hiện có. Hiện ngành Y tế Quảng Ninh có 30 đơn vị sự nghiệp với gần 8.000 viên chức, người lao động. Xác định công tác phát triển đảng...

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Theo chân ngư dân Quảng Ninh đi bắt Sá Sùng

Đối với ngư dân, việc nhìn con nước để đánh bắt hải sản là rất quan trọng. Trong đó có một loại hải sản mà việc khai thác phụ thuộc hoàn toàn vào con nước lên xuống theo dòng thủy triều. Chỉ khi nước rút xuống mới có thể đào được, đó là Sá Sùng - một loại đặc sản quý hiếm có tiếng từ lâu, chỉ có ở vùng biển Quan Lạn, Vân Đồn...

Nhà trình tường của người Sán Chỉ – nét đặc trưng văn hóa độc đáo

Nhà trình tường là một trong những biểu tượng văn hóa đặc trưng của nhiều dân tộc thiểu số ở Việt Nam, trong đó có người Sán Chỉ. Những ngôi nhà này không chỉ là nơi cư trú mà còn mang đậm dấu ấn về lối sống, phong tục tập quán và sự khéo léo của người dân. Cũng như các dân tộc khác, người Sán Chỉ sử dụng chủ yếu các vật liệu có sẵn trong tự nhiên để...

Lễ hội đình Trà Cổ – di sản bất biến

        Lễ hội Đình Trà Cổ là một trong những lễ hội truyền thống đặc sắc và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân vùng biên Móng Cái, Quảng Ninh. Được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia, lễ hội không chỉ là dịp để người dân địa phương tưởng nhớ đến các vị thần linh, tổ tiên mà còn là cơ hội để cộng đồng sum họp,...

Soóng Cọ trong đời sống thường ngày của người Sán Chỉ

Soóng Cọ là một nét văn hóa đặc sắc và độc đáo của người Sán Chỉ, gắn liền với đời sống tinh thần của họ từ bao đời nay. Đây không chỉ là một điệu hát mà còn là một phong tục, một cách để người Sán Chỉ giao tiếp, thể hiện tình cảm và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.

Bảo tồn điệu hò giã ruốc Quảng Ninh

Hò giã ruốc là một điệu hò lao động truyền thống của người dân Quảng Ninh, gắn liền với nghề làm muối từ thời xa xưa. Điệu hò này thường được cất lên bởi những người phụ nữ khi họ đang giã ruốc, một loại gia vị được làm từ cá biển. Hò giã ruốc có giai điệu nhẹ nhàng, tha thiết, thể hiện sự vất vả, nhọc nhằn của người phụ nữ trong công việc mưu sinh. Tuy nhiên,...

Mới nhất

Giới trẻ thích xem tuồng, tại sao không?

Tối 8-11, hàng trăm sinh viên và người dân đã có mặt tại đình làng Hòa Mỹ (quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) để thưởng thức buổi biểu diễn nghệ thuật tuồng đặc sắc. ...

Một số loại trái cây có thể gây độc hại nếu ăn khi đang uống thuốc

Ăn trái cây rất tốt cho sức khỏe nhất là khi đau ốm vì nó cung cấp nhiều vitamin và các khoáng chất. Tuy nhiên, khi đang bị bệnh phải uống thuốc thì cần biết sự tương tác giữa một số loại trái cây với thuốc để...

Thuốc hoạt huyết dưỡng não DHG và những lưu ý khi sử dụng

Hoạt huyết dưỡng não DHG thuộc dòng dược phẩm hỗ trợ tuần hoàn máu não và cải thiện triệu chứng thiếu máu não. Để việc sử dụng dược phẩm này đạt được hiệu quả...

Nâng cao năng lực thích ứng, sử dụng thông thái thành tựu của công nghệ số

Mỗi người dân, doanh nghiệp cần nâng cao năng lực thích ứng, tự bảo vệ và là người tiếp cận, sử dụng và ứng dụng thông thái những thành tựu của công nghệ số.

Top 6 loại rau vừa nấu canh hằng ngày vừa làm thuốc chữa bệnh

Các loại rau nấu canh quen thuộc như rau muống, ngót, cải cúc… là dược liệu cho nhiều bài thuốc Đông y. ...

Mới nhất