Trang chủNewsKinh tếVì sao xuất khẩu dệt may sang Canada ngày một khó?

Vì sao xuất khẩu dệt may sang Canada ngày một khó?


Doanh nghiệp dệt may đa dạng hóa thị trường HanoiTex và HanoiFabric 2024: Đem đến công nghệ mới nhất cho ngành dệt may

Dệt may là mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam sang thị trường Canada. Theo số liệu từ Tổng Cục hải quan, 9 tháng năm 2024 Việt Nam xuất khẩu gần 900 triệu USD mặt hàng này vào thị trường nước sở tại.

Theo bà Trần Thu Quỳnh, Tham tán thương mại Thương vụ Việt Nam tại Canada, xuất khẩu sản phẩm chế biến, chế tạo trong đó có mặt hàng dệt may vào địa bàn sẽ ngày một khó.

Bên cạnh nguyên nhân từ thị trường suy giảm, thách thức nữa đến từ góc độ cạnh tranh. Hàng hóa của Việt Nam đã và đang mất dần các lợi thế thuế quan do Hiệp định Đối tác Tiến bộ và Toàn diện xuyên Thái Bình Dương CPTPP mang lại bởi Canada đã và đang đẩy mạnh ký kết các hiệp định thương mại tự do với một loạt các đối tác Nam Mỹ và trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (Malaysia, Ấn Độ, Indonesia, Canada-ASEAN…) Đây đều là những nước có cơ cấu mặt hàng khá tương đồng với Việt Nam.

Ngành may mặc đóng góp lớn cho kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)
Xuất khẩu dệt may sang Canada ngày một khó. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)

Bên cạnh đó, Canada cũng kêu gọi các doanh nghiệp hướng về khối kinh tế Nam Mỹ và hướng về các nước đồng minh (nearshoring/friendshoring) để xây dựng chuỗi cung ứng bền vững và đáng tin cậy. Xu hướng này đang tác động tiêu cực đến xuất khẩu một số lĩnh vực chế biến, chế tạo mà Việt Nam có thế mạnh, trong đó có dệt may. Trong năm 2023, qua theo dõi số liệu sở tại, Canada đặc biệt đẩy mạnh nhập khẩu từ Ecuador, Argentina, Chile và Mexico. Ngoại trừ Argentina, cả Ecuador, Chile và Mexico đều có hiệp định thương mại tự do song phương với Canada. Trong khối ASEAN, Canada cũng tăng cường nhập khẩu từ Philippines, Malaysia và Indonesia (dự kiến sẽ ký Hiệp định thương mại tự do với Canada vào cuối năm 2024).

Ngoài việc mất lợi thế về thuế quan, chi phí logistics nội địa tại Canada cao khiến giá xuất khẩu của Việt Nam kém cạnh tranh so với các nước láng giềng Nam Mỹ của Canada.

Việt Nam còn gặp bất lợi lớn khi không còn được hưởng ưu đãi Phổ cập thuế quan (GSP) tăng cường vào cuối năm 2024. Chương trình Ưu đãi Phổ cập thuế quan tăng cường là một chương trình ưu đãi thuế mới được Canada lập ra trong kế hoạch ngân sách năm nay nhằm đưa ra những ưu đãi cho các nước mà theo Canada đạt được các tiêu chuẩn về nhân quyền, bình đẳng giới, điều kiện lao động và biến đổi khí hậu (hiện chưa rõ các điều kiện của Canada có tương tự như của EU hay không). Trong khi Chương trình ưu đãi phổ cập thuế quan thông thường sẽ không áp đặt thêm các tiêu chí về xã hội và môi trường.

Đây là bất lợi lớn cho ngành dệt may Việt Nam khi các đối thủ dệt may cạnh tranh lớn của chúng ta như Bangladesh, Campuchia, Pakistan… sẽ tiếp tục hưởng GSP mà không phải chịu các ràng buộc về xã hội và môi trường; đồng thời được hưởng quy định về xuất xứ dệt may đơn giản hơn.

Thách thức nữa đến từ chính khả năng của doanh nghiệp trong nước đáp ứng với những tiêu chuẩn xuất khẩu mới, đặc biệt là các vấn đề về sản xuất xanh, tiêu chuẩn bao bì, thuế chuyển dịch carbon xuyên biên giới.

Bằng các quy định mới liên quan đến việc ghi nhãn và quy định về vấn đề bao bì nhựa/hàm lượng tái chế, Canada đã bắt đầu sử dụng các rào cản kỹ thuật và môi trường để làm “nản lòng” các nhà nhập khẩu, chưa kể đến xu hướng kêu gọi người dân ưu tiên sử dụng hàng Canada với danh nghĩa giảm dấu chân carbon trong tiêu dùng.

Mặc dù nhiều thách thức đã được chỉ ra cho xuất khẩu hàng dệt may vào Canada, tuy nhiên ngành dệt may của Việt Nam có lợi thế lớn là cả 2 cùng là thành viên của CPTTP. Đồng nghĩa, sản phẩm dệt may của Việt Nam được hưởng nhiều ưu đãi từ hiệp định này khi xuất khẩu vào Canada.

Theo Đại sứ Canada tại Việt Nam, để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa vào thị trường sở tại, doanh nghiệp cần nâng cao nhận thức về hiệp định hơn nữa, để đảm bảo tất cả nhà nhập khẩu và xuất khẩu đều tận dụng được những lợi ích mà CPTPP mang lại.

CPTPP mở cửa cho sự gia nhập của các nền kinh tế có thể đáp ứng tiêu chuẩn cao của hiệp định, tuân thủ các cam kết thương mại hiện có, đạt được sự đồng thuận của các thành viên CPTPP. Vì vậy, cần hợp lý hoá các quy trình thương mại, tăng cường các dịch vụ hậu cần logistics và hỗ trợ các doanh nghiệp.

Về tăng khả năng khai thác ưu đãi từ CPTPP, nhằm tăng xuất khẩu hàng dệt may sang Canada, ông Trương Văn Cẩm- Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam thông tin, Hiệp hội Dệt may Việt Nam và Hiệp hội Dệt may Canada đều mong muốn có thể đàm phán hiệp định thương mại song phương, hoặc hiệp định thương mại ASEAN – Canada để hạn chế công đoạn sản xuất. Quy tắc xuất xứ trong CPTPP là quy tắc 3 công đoạn và từ sợi trở đi, nhưng cả hai phía đều mong muốn chỉ cần 2 công đoạn, nghĩa là từ vải trở đi.



Nguồn: https://congthuong.vn/vi-sao-xuat-khau-det-may-sang-canada-ngay-mot-kho-352553.html

Cùng chủ đề

Doanh nghiệp dệt may tăng tốc về đích

Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là kết thúc năm 2024, doanh nghiệp dệt may trong nước đang tích cực sản xuất, đáp ứng thời gian giao hàng và về đích theo đúng kế hoạch. Đến thời điểm hiện tại, Công ty CP Dệt may Đầu tư thương mại Thành Công (TCM) nhận khoảng 92% kế hoạch doanh thu cho đơn hàng quý IV/2024 và khoảng 90% kế hoạch doanh thu đơn hàng năm 2024. Bên...

Doanh nghiệp dệt may đón đơn hàng mới, sôi động tuyển thêm lao động

Nhiều doanh nghiệp dệt may tuyển thêm lao động do đơn hàng tăng và kỳ vọng số lượng đơn hàng vào Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới do nhiều yếu tố tác động. Nhiều đơn hàng, nhiều doanh nghiệp dệt...

TikTok Canada bị yêu cầu giải tán, ứng dụng vẫn hoạt động

Bộ trưởng Đổi mới Canada François-Philippe Champagne cho biết quyết định đóng cửa hai văn phòng tại Canada của TikTok - Toronto và Vancouver - dựa trên thông tin và bằng chứng xuất hiện trong quá trình đánh giá về ảnh hưởng với an ninh quốc gia, cùng với lời khuyên của cộng đồng an ninh và tình báo Canada."Chúng tôi đi đến kết luận rằng những hoạt động này do TikTok và các văn phòng của họ...

Bức tranh sáng nhìn từ công ty niêm yết

Mùa báo cáo tài chính quý 3-2024 khép lại. Số liệu cho thấy mức tăng trưởng toàn thị trường được đóng góp chủ yếu bởi nhóm phi tài chính. ...

Ấn Độ phản đối cáo buộc ‘vô căn cứ’ của Canada về vấn đề người Sikh

(CLO) Ngày 2/11, Ấn Độ đã lên tiếng phản đối cáo buộc của Canada rằng chính quyền nước này có kế hoạch nhắm vào các nhà hoạt động Sikh tại Canada, nói rằng cáo buộc là "vô lý và vô căn cứ". ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực và cơ hội xuất khẩu cho doanh nghiệp

Hải Phòng nâng cao nhận thức, hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp khai thác, tận dụng tối đa lợi ích từ Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực đối với xuất khẩu. Ngày 8/11, Sở Công Thương Hải Phòng, Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) phối hợp tổ chức hội thảo “Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và cơ hội xuất khẩu cho doanh...

Malaysia điều tra rà soát hành chính thuế chống bán phá giá với thép không gỉ cán nguội

Bộ Thương mại và công nghiệp Malaysia thông báo khởi xướng điều tra rà soát hành chính lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với thép không gỉ cán nguội. Theo Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương, Bộ Thương mại và công nghiệp Malaysia (MITI) đã có thông báo khởi xướng điều tra rà soát hành chính lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm thép không gỉ cán nguội...

Tiếp tục thúc đẩy hợp tác thương mại gạo giữa hai nước Việt Nam và Philippines

Các hoạt động xúc tiến thương mại sẽ mở ra cơ hội thúc đẩy và tăng cường hơn nữa hợp tác giữa Việt Nam - Philippines, nhất là trong lĩnh vực thương mại gạo. Ngày 8/11, Thương vụ Việt Nam tại Philippines cho biết, thực hiện chương trình công tác và xúc tiến thương mại quốc gia năm 2024, đoàn công tác của Bộ Công Thương và Hiệp hội Lương thực Việt Nam do ông Trần...

Xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ nông sản bền vững

Hiện toàn tỉnh Sơn La có 39 chuỗi rau, 178 chuỗi quả, 15 chuỗi chè, cà phê; trên 100 cơ sở áp dụng VietGAP, GlobalGAP... giúp tiêu thụ nông sản bền vững. Sơn La hiện có trên 350.000 ha đất nông nghiệp. Tận dụng lợi thế về khí hậu, đất đai, các địa phương đã tập trung phát triển vùng nguyên liệu nông sản theo hướng đầu tư chiều sâu, nâng cao năng suất và chất lượng sản...

Huyện Krông Pắc tổ chức Hội nghị tổng kết sản xuất, tiêu thụ sầu riêng niên vụ năm 2024

Trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk hiện có 37 vùng trồng sầu riêng xuất khẩu được cấp mã số vùng trồng với tổng diện tích 2.053 ha. Chiều ngày 8/11, UBND huyện Krông Pắc (tỉnh Đắk Lắk) tổ chức Hội nghị tổng kết sản xuất, tiêu thụ sầu riêng niên vụ năm 2024, triển khai kế hoạch nhiệm vụ năm 2025; gặp mặt các cơ quan báo chí và cá nhân, doanh nghiệp...

Bài đọc nhiều

Chính thức ban hành Chiến lược Blockchain Quốc gia

(ĐCSVN)- Ngày 22/10, Chính phủ ban hành quyết định số 1236/QĐ- TTg công bố Chiến lược quốc gia về ứng dụng và phát triển công nghệ Blockchain đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trong Chiến lược quốc gia về Ứng dụng và phát triển công nghệ chuỗi khối (blockchain) đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (Chiến lược Blockchain Quốc gia) vừa được Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc ký ban hành, blockchain được định...

BMS: Hệ thống quản lý pin cho trung tâm dữ liệu, giải pháp tối ưu giúp quản lý năng lượng

Đối với các trung tâm dữ liệu, sự ổn định của hệ thống điện đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì hoạt động liên tục và bảo vệ dữ liệu. Các sự cố về nguồn điện hoặc lỗi hệ thống pin dự phòng (UPS) có thể gây ra những gián đoạn nghiêm trọng, dẫn đến thiệt hại về thời gian và tài chính. Đó là lý do tại sao Hệ thống Quản lý Pin (Battery Management System...

Chính sách kinh tế của Trump và Harris tác động đến thị trường vàng như thế nào?

Các chuyên gia đang đánh giá tác động các chính sách kinh tế của cựu Tổng thống Donald Trump và Phó Tổng thống Kamala Harris đối với thị trường vàng. Sau nhiều tháng diễn thuyết, thăm dò, tranh luận và suy đoán, ngày bầu cử cuối cùng đã đến. Hôm nay, người dân Mỹ sẽ tới các điểm bỏ phiếu để lựa chọn giữa cựu Tổng thống Donald Trump và Phó Tổng thống hiện tại Kamala...

TP. Hồ Chí Minh tăng cường bảo đảm bình ổn hàng hóa dịp Tết Ất Tỵ 2025

Từ nay đến cuối năm, Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh tiếp tục tập trung bình ổn giá hàng hóa, kiểm soát lạm phát dịp Tết Ất Tỵ 2025. Chuẩn bị Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025, khi nhu cầu mua sắm của người dân dự kiến sẽ tăng mạnh, Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh cùng các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực bán lẻ và thực phẩm đã khẩn trương triển...

Cùng chuyên mục

Chủ tịch tỉnh Ninh Thuận chỉ đạo tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Doanh nghiệp tại tỉnh Ninh Thuận phản ánh một số quy định mới về môi trường, đất đai ban hành đã tác động, thay đổi đến việc giải quyết thủ tục đầu tư cần được quan tâm, tháo gỡ. Chủ tịch tỉnh Ninh Thuận chỉ đạo tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệpDoanh nghiệp tại tỉnh Ninh Thuận phản ánh một số quy định mới về môi trường, đất đai ban hành đã tác động, thay đổi đến...

Bàn giải pháp giúp phụ nữ vùng đồng bằng sông Hồng kết nối, phát triển kinh tế

Chiều ngày 8/11, Hội LHPN TP Hà Nội tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò của phụ nữ Hà Nội và các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Hồng trong hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp...

Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực và cơ hội xuất khẩu cho doanh nghiệp

Hải Phòng nâng cao nhận thức, hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp khai thác, tận dụng tối đa lợi ích từ Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực đối với xuất khẩu. Ngày 8/11, Sở Công Thương Hải Phòng, Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) phối hợp tổ chức hội thảo “Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và cơ hội xuất khẩu cho doanh...

Cần Thơ phân cấp tiếp nhận bàn giao quản lý đối với các khu đô thị, dự án nhà ở

Phó chủ tịch UBND TP. Cần Thơ Dương Tấn Hiển vừa ký ban hành Quyết định số 26/2024/QĐ-UBND phân cấp việc tiếp nhận bàn giao quản lý đối với các khu đô thị, dự án đầu tư xây dựng nhà ở trên địa bàn Thành phố. Cần Thơ phân cấp tiếp nhận bàn giao quản lý đối với các khu đô thị, dự án nhà ởPhó chủ tịch UBND TP. Cần Thơ Dương Tấn Hiển vừa ký ban hành Quyết...

Đòi hỏi tư duy thúc đẩy phát triển

Con số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường 10 tháng tiếp tục cao. Hàng loạt khó khăn của doanh nghiệp vẫn đang đợi được giải quyết. Yêu cầu gỡ điểm nghẽn cho doanh nghiệp không chỉ bức bách về thời gian, mà cả về cách tư duy. Gỡ điểm nghẽn cho doanh nghiệp: Đòi hỏi tư duy thúc đẩy phát triểnCon số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường 10 tháng tiếp tục cao. Hàng loạt khó khăn của...

Mới nhất

Cần mở “con đường tơ lụa” thời đại mới, hành lang thương mại mới

(ĐCSVN) - Thăm Trung tâm Logistics quốc tế Trùng Khánh, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị mở lại “con đường tơ lụa” trong thời đại mới, kiến tạo tương lai, hợp tác cùng có lợi; mở ra hành lang thương mại mới, không chỉ Việt Nam – Trung Quốc mà cả ASEAN và Trung Á và châu Âu. ...

TSMC ngừng cung cấp chip AI tiên tiến cho Trung Quốc

Gã khổng lồ bán dẫn TSMC sẽ ngừng cung cấp chip AI tiên tiến cho các đối tác Trung Quốc từ thứ Hai tuần tới (11/11). ...

Bàn giải pháp giúp phụ nữ vùng đồng bằng sông Hồng kết nối, phát triển kinh tế

Chiều ngày 8/11, Hội LHPN TP Hà Nội tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò của phụ...

Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực và cơ hội xuất khẩu cho doanh nghiệp

Hải Phòng nâng cao nhận thức, hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp khai thác, tận dụng tối đa lợi ích từ Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực đối với xuất khẩu. Ngày 8/11, Sở Công Thương Hải Phòng, Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) phối hợp tổ chức...

Chủ tịch nước Lương Cường lên đường thăm Chile, Peru và dự Tuần lễ Cấp cao APEC

Chuyến thăm chính thức Chile, Peru và dự Tuần lễ Cấp cao APEC là chuyến công tác nước ngoài đầu tiên của Chủ tịch nước Lương Cường trên cương vị mới, có ý nghĩa, tầm quan trọng đặc biệt. Tối 8/11, Chủ tịch nước Lương Cường và Đoàn đại biểu cấp cao...

Mới nhất