“Chỉ có một số ít là phi công có kinh nghiệm và chúng tôi vẫn đang tiếp nhận thêm nhiều phi công có kinh nghiệm hơn. Và cũng có những người chưa qua đào tạo”, tờ Wall Street Journal dẫn lời quan chức Mỹ cho hay.
Theo tờ Wall Street Journal, Mỹ đã thay đổi chương trình đào tạo phi công Ukraine lái máy bay chiến đấu F-16 và bổ sung thêm “những học viên trẻ hơn” chưa có kinh nghiệm bay trước đó.
Quyết định tập trung đào tạo cho học viên thay vì thành viên không quân giàu kinh nghiệm có thể kéo dài hơn dự định. Đồng thời, chính quyền Kiev phải chờ đợi thêm nhiều tháng nữa mới vận hành được phi đội F-16 đầy đủ trên chiến trường.
Trước khi quyết định được đưa ra, Ukraine cũng khó có thể sở hữu đủ 20 máy bay F-16 và 40 phi công để vận hành chúng. Dự kiến kế hoạch này thực hiện sớm nhất là vào mùa xuân hoặc mùa hè năm sau.
Động thái thay đổi chương trình đào tạo là do Ukraine thiếu phi công có kinh nghiệm, sở hữu khả năng tiếng Anh cần thiết để tham gia chương trình.
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov từng cảnh báo Mỹ và các đồng minh NATO rằng Moskva xem sự hiện diện của máy bay F-16 có khả năng mang vũ khí hạt nhân ở Ukraine là mối đe dọa hạt nhân.
Tổng thống Nga Vladimir Putin nhấn mạnh máy bay phản lực F-16 do phương Tây cung cấp cho Ukraine không đủ sức mạnh để thay đổi tình hình trên chiến trường và xem chúng là mục tiêu hợp pháp của lực lượng Nga.
Tổng thống Putin cũng tuyên bố máy bay F-16 giống như thiết bị khác của phương Tây được chuyển giao cho Kiev và chúng sẽ bị phá hủy.
Những chiếc F-16 đầu tiên của Ukraine được đưa vào hoạt động từ tháng 7. Ngoài vài lần xuất kích đánh chặn các cuộc tập kích đường không của Nga, chúng gần như nằm đất. Sự xuất hiện của F-16 dường như không mang lại những tác động có thể làm thay đổi chiến trường như Kiev từng tuyên bố.
Nguồn: https://vtcnews.vn/vi-sao-ukraine-khong-the-van-hanh-toan-bo-phi-doi-f-16-trong-nhieu-thang-toi-ar902447.html