Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Đâu là nguyên nhân thực sự gây ngứa môi?; Bị lẹo mắt, làm sao để mau khỏi?; Hạt sen tốt cho tim mạch, giảm cân…
4 điều cần làm để tránh hạ đường huyết xuống mức nguy hiểm vào buổi tối
Với bệnh nhân tiểu đường, duy trì đường huyết ổn định luôn là ưu tiên hàng đầu. Thế nhưng, dù có tuân thủ theo thói quen sinh hoạt nghiêm ngặt thì người bệnh vẫn có thể bị tăng, hạ đường huyết đột ngột vào một số thời điểm trong ngày. Với hạ đường huyết, tình trạng này xảy ra vào buổi tối phổ biến hơn nhiều người nghĩ.
Các nghiên cứu cho thấy cả người mắc tiểu đường loại 1 và loại 2 đều trải qua tình trạng hạ đường huyết vào buổi tối, nhất là lúc trước khi ngủ. Có nhiều nguyên nhân gây hạ đường huyết. Nếu không phát hiện sớm và khắc phục có thể gây nhiều tác động bất lợi với sức khỏe.
Nếu hạ đường huyết mức độ nghiêm trọng sẽ gây co giật, thậm chí tử vong. Tin tốt là một số cách có thể giúp ngăn ngừa tình trạng hạ đường huyết vào buổi tối.
Không bao giờ bỏ bữa tối. Để giữ đường huyết ổn định, các bác sĩ thường khuyến cáo bệnh nhân cần tuân theo thói quen ăn uống, sinh hoạt nghiêm ngặt. Trong đó, họ phải ăn đầy đủ vào bữa tối.
Bỏ bữa ăn tối hoặc chỉ ăn nhẹ là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây hạ đường huyết vào ban đêm, khiến nồng độ đường glucose trong máu hạ xuống dưới mức khỏe mạnh. Cách tốt là người bị tiểu đường cần ăn một bữa tối lành mạnh và cân bằng. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 25.6.
Đâu là nguyên nhân thực sự gây ngứa môi?
Đôi môi của chúng ta mỏng manh và dễ bị tổn thương. Không những vậy, môi cũng không có tuyến mồ hôi để giữ ẩm nên rất dễ bị khô, dẫn đến ngứa môi. Ngoài khô môi thì một số nguyên nhân khác cũng có thể gây ngứa môi.
Mức độ ngứa môi phụ thuộc vào nguyên nhân. Với nhiều trường hợp, ngứa môi đơn giản chỉ là do môi bị một vết nứt nhỏ và đang lành. Quá trình tự lành này sẽ gây cảm giác ngứa ngáy.
Một nguyên nhân khác là môi bị nứt nẻ do không khí khô lạnh. Tình trạng này rất thường xuất hiện vào những tháng mùa đông, khi nhiệt độ không khí xuống thấp. Da môi nứt nẻ sẽ gây cảm giác ngứa ngáy.
Về mặt y học, ngứa môi là một biểu hiện của viêm môi. Không chỉ ngứa ngáy, viêm môi còn kèm theo cảm giác đau và rát trên môi. Tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời, bệnh chàm hoặc nhiễm trùng đều là những tác nhân có thể gây viêm môi. Bạn đọc có thể xem thêm nội dung bài viết này trên trang sức khỏe ngày 25.6.
Bị lẹo mắt, làm sao để mau khỏi?
Lẹo mắt xuất hiện quanh mi mắt, có hình dạng bên ngoài khá giống với mụn thông thường. Chúng gây sưng đỏ và mềm khi chạm vào. Tuy nhiên, lẹo mắt khác với mụn ở chỗ sẽ khiến mi mắt sưng lên, chảy nước mắt, đóng ghèn và một số triệu chứng khác.
Lẹo mắt hình thành do tuyến dầu mi mắt bị tắc và nhiễm trùng. Dù trong nhiều trường hợp, mụt lẹo không hề lây nhiễm nhưng các chuyên gia vẫn khuyến cáo là cần rửa tay thường xuyên để ngăn vi khuẩn lây lan khi người bệnh đưa tay lên mắt rồi chạm vào các vật dụng.
Vì gây cảm giác khó chịu nên người bị lẹo mắt thường muốn khỏi bệnh càng sớm càng tốt, nhất là khi tình trạng này có thể kéo dài đến 2 tuần.
Khi có bệnh, cách tốt nhất là đến bác sĩ kiểm tra. Điều này cũng đúng với bệnh mắt lẹo. Tuy nhiên, người bệnh cũng có thể đẩy nhanh quá trình hồi phục bằng một số biện pháp tại nhà.
Để lẹo mắt mau khỏi, một trong những phương pháp có hiệu quả nhất là chườm ấm. Người bệnh có thể chườm ấm bằng một chiếc khăn vắt khô sau khi thấm nước ấm hay túi chườm có nước ấm bên trong. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!