Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcVì sao ngoại ngữ không là môn thi bắt buộc?

Vì sao ngoại ngữ không là môn thi bắt buộc?


Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 có 2 môn bắt buộc và 2 môn thí sinh (TS ) được lựa chọn. TS sẽ thi ngữ văn, toán và 2 môn tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 (ngoại ngữ, lịch sử, vật lý, hóa học, sinh học, địa lý, giáo dục kinh tế và pháp luật, tin học, công nghệ). Môn ngữ văn thi theo hình thức tự luận; các môn còn lại thi theo hình thức trắc nghiệm.

GIẢM ÁP LỰC, TỐN KÉM MÀ VẪN BẢO ĐẢM ĐỘ TIN CẬY

Xin ông cho biết vì sao Bộ GD-ĐT chọn phương án thi tốt nghiệp THPT với số môn thi như vậy?

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ giao cho Bộ GD-ĐT tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 theo đúng chủ trương, Nghị quyết của Đảng; Quốc hội chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) năm 2018, bảo đảm tinh thần gọn nhẹ, giảm áp lực và tốn kém cho xã hội mà vẫn bảo đảm độ tin cậy, trung thực, đánh giá đúng năng lực của học sinh (HS), cung cấp dữ liệu cho việc tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp và giáo dục ĐH, Bộ GD-ĐT lựa chọn tổ chức thi với 2 môn bắt buộc ngữ văn và toán; 2 môn lựa chọn theo sở trường, sở thích của HS đáp ứng với Chương trình GDPT 2018 định hướng phát triển năng lực, phẩm chất cho HS.

Vì sao Bộ GD-ĐT không đưa ngoại ngữ vào môn thi bắt buộc? - Ảnh 1.

Ông Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT), trong cuộc họp báo chiều qua

Mặc dù phương án thi 4 môn nhưng các cơ sở giáo dục phải thực hiện đầy đủ khối lượng học tập của từng môn học đã được quy định trong Thông tư 32/2018-TT-BGD-ĐT được sửa đổi bởi Thông tư 13/2022-TT-BGD-ĐT. Cùng với đó, việc xét tốt nghiệp yêu cầu phải có kết quả học tập của tất cả các môn học qua việc đánh giá quá trình.

THI 4 MÔN CÓ GIÚP GIẢM DẠY THÊM, HỌC THÊM TRÀN LAN?

Việc không thi ngoại ngữ bắt buộc cũng gây băn khoăn vì Chính phủ và Bộ GD-ĐT có Đề án dạy học ngoại ngữ quốc gia với mục tiêu muốn cải thiện chất lượng dạy và học môn học này. Bộ GD-ĐT giải thích gì, thưa ông?

Việc lựa chọn môn thi chúng tôi đã cân nhắc kỹ lưỡng trên cơ sở phân tích Chương trình GDPT 2018, đặc thù môn học, kinh nghiệm quốc tế và tình hình thực tiễn trong nước. Mọi môn học (có đánh giá bằng điểm số, phù hợp thi trên giấy) trong đó có ngoại ngữ đều được tổ chức thi.

Bộ GD-ĐT xác định ngoại ngữ là môn học quan trọng, có tính bắt buộc ở các bậc học. Ở bậc tiểu học, THCS, THPT theo Chương trình GDPT 2018, ngoại ngữ là môn học bắt buộc với mọi HS từ lớp 3 cho đến lớp 12. Ở bậc học CĐ, ĐH, ngoại ngữ cũng là môn học duy nhất tiếp tục được quy định một cách bắt buộc (Quyết định 1982/QĐ-TTg 2016 phê duyệt Khung trình độ quốc gia Việt Nam) về chuẩn đầu ra (bậc 2 với trình độ CĐ, bậc 3 với trình độ ĐH theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của VN).

Như vậy, dù không thi bắt buộc với mọi HS ở kỳ thi tốt nghiệp THPT nhưng ngoại ngữ vẫn là môn học bắt buộc với mọi HS từ lớp 3 đến hết các bậc học CĐ, ĐH, kết quả học tập môn ngoại ngữ ở các bậc học này có ý nghĩa quan trọng ngay trong quá trình học tập mà không phụ thuộc vào kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025: Vì sao ngoại ngữ không là môn thi bắt buộc? - Ảnh 2.

Ngoại ngữ là một trong 2 môn thí sinh lựa chọn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025

Một ngoại ngữ bất kỳ đều có 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Với đặc điểm của kỳ thi tốt nghiệp THPT hiện nay là làm bài thi trên giấy nên với môn ngoại ngữ, chỉ đánh giá được kỹ năng đọc. Do vậy việc đánh giá năng lực ngoại ngữ là phù hợp hơn bởi đánh giá quá trình (đầy đủ 4 kỹ năng) hơn là đánh giá tổng kết (chỉ 1 kỹ năng đọc ở kỳ thi tốt nghiệp THPT).

Các nước trong khu vực và trên thế giới, rất ít quốc gia lựa chọn ngoại ngữ là môn thi bắt buộc trong kỳ thi cấp quốc gia. Ở VN, kết quả môn ngoại ngữ của kỳ thi tốt nghiệp THPT của HS là rất chênh lệch giữa các khu vực khác biệt về cơ sở vật chất và đầu tư học tập cho con người. Ví dụ với môn tiếng Anh, các địa phương có điểm trung bình cao nhất là TP.HCM, Bình Dương, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng… các địa phương có điểm trung bình thấp nhất là Hà Giang, Điện Biên, Sơn La, Đắk Nông… Sự chênh lệch này đã thấy trong nhiều năm, như vậy dù có là môn thi bắt buộc với mọi HS nhưng nếu không tăng cường đầu tư về cơ sở vật chất và con người thì kết quả học ngoại ngữ vẫn khó được cải thiện.

Như vậy, để cải thiện chất lượng học tập ngoại ngữ, Bộ GD-ĐT xác định phải dựa trên nền tảng cải thiện về cơ sở vật chất và đầu tư cho con người trong việc giảng dạy và học tập.

Dư luận lo lắng nhiều về tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan và cho rằng cần thay đổi cách thức thi cử, kiểm tra, đánh giá. Bộ GD-ĐT có thể cho biết phương án và cách thức thi mới có giải quyết được tình trạng HS phải học thêm quá nhiều để ôn thi như hiện nay không?

Với phương án thi 2 môn bắt buộc và 2 môn tự chọn, HS được lựa chọn môn học và thi theo đúng năng lực sở trường; do đó, chúng tôi cho rằng HS có thể tự học theo đam mê và sở thích để phát huy tối đa năng lực và tăng khả năng tự học của các em.



Source link

Cùng chủ đề

Siết chuẩn đầu ra ngoại ngữ

Nhiều sinh viên năm cuối ở các trường đại học (ĐH) không thể tốt nghiệp đúng hạn do “nợ” chứng chỉ ngoại ngữ. Để hạn chế tình trạng này, các cơ sở giáo dục ĐH đã và đang đưa ra các giải pháp về đổi mới đào tạo, kiểm tra đánh giá để nâng cao năng lực ngoại ngữ cho sinh viên. ...

‘Chọn môn thi thứ 3 vào lớp 10: Nên cố định là Ngoại ngữ’

Thầy giáo Nguyễn Xuân Khang cho rằng giáo dục cần rõ ràng, minh bạch và ổn định trong nhiều năm. Do đó, phải cố định môn thi thứ 3, tốt nhất là môn Ngoại ngữ. Mới đây, trong dự thảo quy chế tuyển sinh THCS và THPT, Bộ GD-ĐT đã rút đề xuất bốc thăm để chọn ngẫu nhiên môn thi thứ 3 vào lớp 10. Môn thứ 3 sẽ không cố định mà phải thay đổi hàng năm, được...

Không dàn hàng ngang thực hiện

Thiếu giáo viên tiếng Anh là một trong những trở ngại lớn nhất trong việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với nhiều tỉnh, thành. Tuy nhiên, trước mục tiêu từng bước đưa tiếng Anh...

Thi ngoại ngữ bàn chuyện hội nhập, phát triển bền vững

Từ mục tiêu góp phần nâng cao năng lực ngoại ngữ cho người trẻ, hội thi đã thu hút hơn 25.000 lượt thí sinh tham gia vòng loại dù chỉ hai tuần. Trường ĐH Sư phạm TP.HCM là đơn vị có số thí sinh tham gia đông nhất hội thi lần đầu tiên được tổ chức này.Cơ hội kiểm tra kiến thức60...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Lợi ích bất ngờ của tập thể dục với người uống rượu bia

Cảm giác nhức đầu, buồn nôn, đắng miệng rất thường xảy ra sau khi uống rượu bia, đặc biệt là uống nhiều. Một nghiên cứu mới đây ở Anh phát hiện tập thể dục thường xuyên có thể giúp giảm tình trạng này...

Những tân cử nhân đầu tiên của ngành quản trị sự kiện

95% cử nhân có việc làm đúng chuyên môn đào tạo trước khi nhận bằng tốt nghiệp, 5% còn lại học lên thạc sĩ và khởi nghiệp, đó là thông tin về những tân cử nhân nhân đầu tiên của ngành quản trị...

Bài đọc nhiều

Thành phố Sơn La đại diện Việt Nam tham dự Hội nghị Thành phố học tập khu vực ASEAN+3

Hội nghị Thành phố học tập khu vực ASEAN+3 đang diễn ra tại Bangkok, Thái Lan là bước ngoặt quan trọng trong việc thúc đẩy nỗ lực hợp tác giữa các thành phố đang định hình chương trình nghị sự toàn cầu. Thành phố Sơn La đại diện cho các thành phố học tập của Việt Nam đã tham gia và có bài chia sẻ tại Hội nghị này.

“Nắng trên non” lan tỏa tinh thần tự tin, làm chủ cuộc sống của phụ nữ, trẻ em dân tộc thiểu số

Sự kiện truyền thông “Nắng trên non” vừa được Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức tại trường THCS và THPT Bắc Hà, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai nhằm khơi dậy, khích lệ tinh thần vượt...

Cơ hội cho học sinh, sinh viên sang Đức học tập và làm việc với thu nhập hàng ngàn Euro

Sáng 24/9, tại TP.Đà Nẵng đã diễn ra Lễ ký kết hợp tác giữa TP.Leipzig (CHLB Đức), trường Cao đẳng Công nghệ Y – Dược Việt Nam và Bệnh viện 199 (Bộ Công an).Theo đó, các bên đã...

Nữ sinh Khoa học Máy tính làm rạng danh phái đẹp trong ngành công nghệ

Nguyễn Bảo Dung (ngành Khoa học Máy tính, trường ĐH Công nghệ, ĐHQG Hà Nội) vinh dự nhận Giải thưởng Nữ sinh Khoa học Công nghệ Việt Nam. Hành trình của Dung không chỉ ghi dấu ấn trong học tập mà còn truyền cảm hứng cho nhiều bạn trẻ, đặc biệt...

Học sinh TP.HCM phản ánh bữa ăn bán trú ‘không xứng với giá tiền’

Những ngày vừa qua, trên các diễn đàn của học sinh TP.HCM liên tục đăng tải hình ảnh học sinh cung cấp và bức xúc về chất lượng bữa ăn bán trú. ...

Cùng chuyên mục

132 tân sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được nhận học bổng “Tiếp sức đến trường”

Chiều 2/11, tại tỉnh Hà Nam, Báo Tuổi Trẻ phối hợp với Tỉnh đoàn Hà Nam và các tỉnh, thành đoàn phía bắc tổ chức lễ trao học bổng “Tiếp sức đến trường” dành cho 132 tân sinh viên có hoàn cảnh khó khăn của 19 tỉnh, thành Đồng bằng sông Hồng và khu vực phía bắc gồm (Hà Nam, Bắc Giang, Bắc Kạn, Bắc Ninh, Cao Bằng, Hà Giang, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên,...

[Ảnh] Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp của Ủy ban Quốc gia đổi mới giáo dục và đào tạo

NDO - Chiều 2/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia đổi mới giáo dục và đào tạo, chủ trì phiên họp của Ủy ban về định hướng, giải pháp thực hiện đổi mới giáo dục và đào tạo theo Kết luận số 91-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo...

Những tân cử nhân đầu tiên của ngành quản trị sự kiện

95% cử nhân có việc làm đúng chuyên môn đào tạo trước khi nhận bằng tốt nghiệp, 5% còn lại học lên thạc sĩ và khởi nghiệp, đó là thông tin về những tân cử nhân nhân đầu tiên của ngành quản trị...

Học sinh sáng tác truyện tranh bằng AI trong ngày hội STEM

Ban tổ chức ngày hội STEM quận Tân Phú, TP.HCM đã bất ngờ với những sản phẩm sáng tạo từ AI của học sinh trong nội dung 'sáng tác truyện tranh bằng AI'. ...

Thủ tướng: Từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong đào tạo

Bảo đảm ngân sách Nhà nước chi cho giáo dục, đào tạo tối thiểu 20% tổng chi ngân sách, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai và đào tạo ngoại ngữ khác theo nhu cầu. Chiều 2-11, Thủ tướng Phạm...

Mới nhất

Lợi ích bất ngờ của tập thể dục với người uống rượu bia

Cảm giác nhức đầu, buồn nôn, đắng miệng rất thường xảy ra sau khi uống rượu bia, đặc biệt là uống nhiều. Một...

Xây dựng kế hoạch phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

Dự kiến, các khu nhà ở xã hội tại tỉnh Quảng Trị được xây dựng tại các dự án ở khu vực thành phố Đông Hà với tổng diện tích 302,45 ha. Dự kiến, các khu nhà ở xã hội tại tỉnh Quảng Trị được xây dựng tại các dự án ở khu vực thành phố Đông Hà với tổng...

Nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh và lưu ý khi dùng

Nước muối sinh lý có nhiều công dụng với trẻ sơ sinh, tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng cách có thể tiềm ẩn nhiều hệ lụy. Đó là lý do bạn cần tìm...

132 tân sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được nhận học bổng “Tiếp sức đến trường”

Chiều 2/11, tại tỉnh Hà Nam, Báo Tuổi Trẻ phối hợp với Tỉnh đoàn Hà Nam và các tỉnh, thành đoàn phía bắc tổ chức lễ trao học bổng “Tiếp sức đến trường” dành cho 132 tân sinh viên có hoàn cảnh khó khăn của 19 tỉnh, thành Đồng bằng sông Hồng và khu vực phía bắc gồm...

Một trung tâm tiêm chủng lại kịp thời cứu sống người đàn ông nhồi máu cơ tim

Sáng 30/10/2024, Hệ thống nhà thuốc và tiêm chủng FPT Long Châu tại số 366 Tỉnh lộ 10...

Mới nhất