Hầu hết chính phủ các quốc gia thành viên G7 đến nay đều do dự việc tịch thu tài sản Nga vì lo ngại một số nhà đầu tư nước ngoài có tài sản bằng đồng USD và Euro sẽ tháo chạy.
Một tòa nhà bị phá hủy sau khi trúng pháo kích trong xung đột Nga – Ukraine tại thành phố Kharkiv, ngày 8/3/2022.Ukraine cần tại tái thiết. |
Các quốc gia phương Tây đang tích cực tìm cách tài sản tịch thu của Nga để tài trợ cho Ukraine, giữa lúc tranh cãi chính trị ở Mỹ và châu Âu đe dọa nguồn hỗ trợ tài chính dành cho quốc gia Đông Âu bị xung đột tàn phá này.
Trong những tuần gần đây, giới chức Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã tăng cường trao đổi về đề xuất chi một phần trong số tài sản bị phong tỏa trị giá khoảng 300 tỷ USD của Nga. Đây sẽ là bước đi triệt để mở ra một chương mới trong cuộc chiến tài chính của phương Tây chống lại Moscow.
Động thái trên diễn ra trong bối cảnh 2 gói hỗ trợ tài chính quan trọng dành cho Kiev với tổng giá trị lên đến hơn 100 tỷ USD bị đình trệ trong tuần này, khi các thành viên đảng Cộng hòa tại Quốc hội Mỹ và Thủ tướng Hungary Viktor Orbán đưa ra lập trường phản đối chính sách tài trợ cho Ukraine.
Tịch thu tài sản của Nga có thể mang lại nguồn tài trợ thay thế dành cho Kiev, đặc biệt là khi chi phí tái thiết ước tính sau xung đột là rất lớn. Tuy nhiên, hầu hết chính phủ các quốc gia thành viên G7 đến nay đều do dự trước bước đi như vậy vì lo ngại một số nhà đầu tư nước ngoài có tài sản bằng đồng USD và Euro sẽ tháo chạy.
Mặc dù Mỹ chưa bao giờ công khai ủng hộ đề nghị tịch thu tài sản, nhưng trong những tuần gần đây, Washington đã âm thầm thể hiện quan điểm quyết đoán hơn với lập luận tại các ủy ban của G7 rằng, hiện có lộ trình tịch thu tài sản “phù hợp với luật pháp quốc tế”.
Một quan chức Mỹ tiết lộ, vấn đề trên có thể được đưa ra thảo luận tại hội nghị tiềm năng của các nhà lãnh đạo G7, trùng với dịp tròn 2 năm nổ ra cuộc xung đột Nga-Ukraine.