Trang chủNewsNhân quyềnVề nơi “Cổng trời Đông Giang”: Gặp những người tiên phong trên...

Về nơi “Cổng trời Đông Giang”: Gặp những người tiên phong trên lĩnh vực kinh tế (Bài 2)


Biến cây dại thành… đặc sản

Một ngày cuối tháng 6 ở xã Ba, cơn mưa nhẹ trút xuống giữa những đồi chè xanh mướt. Hơi ẩm của núi rừng hòa quyện với mùi thơm của cây chè nhẹ nhẹ, ngọt mát. Lúc chúng tôi đến, bà Đậu Thị Tuyên (56 tuổi) đang lật đật từ vườn chè trở về. Bà vội mang những nong chè đang phơi bên ngoài vào nhà. Bên hiên nhà, một chiếc máy chế biến chè đang hoạt động hết công suất, với hai ba người phụ liên tiếp cho những mớ chè tươi vào máy. Pha một ấm chè Ra zéh đậm vị mời khách, bà Tuyên đã kể rất nhiều câu chuyện về vùng đất, con người nơi đây. Đặc biệt là về những tháng ngày đầu gia đình bà khởi nghiệp với cây chè dây.

Mô hình chè dây đang phát triển mạnh ở Đông Giang, đem lại thu nhập cao cho người dân
Mô hình chè dây đang phát triển mạnh ở Đông Giang, đem lại thu nhập cao cho người dân

“Ra zéh là các người Cơ Tu dùng để gọi cây chè dây. Trước đây, một số người ở ngoài Bắc về đây làm nương rẫy, đi mót vàng ở những bãi suốt có hái về để sử dụng. Vị chè chát, khi uống vào thì có vị ngọt ngọt sâu trong cổ họng. Vợ chồng tôi sau đó đã đào một ít mang về trồng thử ở diện tích đất vườn”, bà Tuyên kể.

Tiếp lời vợ, ông bà Tuyên, cho biết: Trong thời gian đem cây chè dây về trồng thì chỉ nghĩ là trồng chơi. Sau một thời gian chăm sóc, vườn chè ra lá xanh mướt mắt, ông bà liền cắt vào uống và cho một số bà con. Rồi bắt đầu có một số người hỏi mua nên ông quyết định mở rộng vườn chè từ ba sào đất ruộng. Từ sau năm thứ nhất, vườn chè bắt đầu phát triển ổn định, lá non và xanh rất nhiều. Kể từ năm thứ hai, vợ chồng bà thu mỗi năm hai đến ba vụ, khoảng hơn một tấn chè khô.

“Vụ đầu thường sản lượng ít hơn, đến vụ hai trong năm, thì sản lượng ổn định. Nếu chăm tốt, mỗi năm có thể thu lên ba đến bốn vụ. Chè dây ngoài vị ngon ngọt, còn có tác dụng chữa bệnh dạ dày, đường ruột tất tốt. Từ vườn chè, vợ chồng tôi kiếm được khoảng 80 – 90 triệu đồng mỗi năm, chưa kể vườn cây ăn trái gồm mít thái, bưởi da xanh và vườn thanh long. Nhờ đó có của ăn, của để, và chăm lo cho con cái học thành tài”, bà Tuyên liệt kê về cây trồng và nguồn thu nhập của gia đình.

Vợ chồng bà Tuyên vươn lên phát triển kinh tế nhờ chè dây, cây ăn quả
Vợ chồng bà Tuyên vươn lên phát triển kinh tế nhờ chè dây, cây ăn quả

Thấy cách làm ăn của gia đình bà hiệu quả, nhiều hộ dân ở xã Ba cũng bắt đầu trồng chè dây để phát triển kinh tế. Đến nay, trên khắp vùng xã Ba, xã Tư bạc ngàn những vườn chè dây xanh ngát. Trong những năm gần đây, việc ra đời của Hợp tác xã Nông nghiệp xã Tư, với các sản phẩm chính từ chè dây đã góp phần trong việc thu mua, bao tiêu sản phẩm đầu ra cho người dân. Cùng với việc mở rộng sản xuất, thương hiệu chè dây Đông Giang được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao, khơi dậy động lực làm giàu cho nhiều người.’

Thương hiệu chè dây được lan tỏa, đến nhiều hộ dân ở các xã của huyện Đông Giang, đến nay nhiều hộ đã và đang tiến hành chuyển đồi các thửa ruộng khó khăn về trồng hoa màu sang trồng chè Ra Zéh. Điển hình như hộ ông Trần Minh Quang (xã Ba), nhóm hộ ông Lâm Văn Thông (thôn Gadoong) có khoảng 1,8ha; hay nhóm hộ ông Phạm Quốc Phòng (thôn Pa nan, xã Tư) có tới 2ha…

Ông Phạm Kim Thông, Phó Chủ tịch xã Ba chia sẻ: Địa phương hiện nay có khoảng 10ha chè dây đang đem lại thu nhập ổn định cho nhiều hộ dân. Từ cây dại, người dân đã biến thành đặc sản mang thương hiệu, đến nay góp phần xóa đói giảm nghèo cho địa phương.

Thu nhập cao từ những mô hình kinh tế mới

Là một trong những người đi đầu khi đưa sầu riêng về trồng trên miền đất sỏi Sông Kôn, đến nay, ông Nguyễn Văn Quý đang sở hữu hàng chục gốc sầu riêng phát triển tốt, đợi mùa thu hoạch. Bên cạnh sầu riêng, ông Quý còn trồng cây chuối lùn, cam sành và nhiều cây ăn trái khác. Dưới tán những vườn cây ăn quả, ông cho lập các trại gà với quy mô hàng trăm con.

Ông Quý cho biết: Nhận thấy cây sầu riêng có giá trị kinh tế cao, gia đình ông đã mạnh dạn đầu tư. Qua thời gian chăm sóc,  đến nay sầu riêng đã phát triển rất tốt, hứa hẹn mùa quả lớn. Với mô hình trồng cây ăn trái và chăn nuôi gà và lợn cỏ địa phương, gia đình ông đang có nguồn thu nhập khá ổn định. Thời gian tới, chúng tôi dự kiến sẽ mở rộng trồng sầu riêng, chuối và thêm một số cây ăn quả.

Cũng tại Sông Kôn, nói về gương điển hình vươn lên trong sản xuất, nhiều người nhắc đến bà Zơ Rân Thị Nho (thôn Pho). Nhờ tận dụng được nguồn vốn vay, bà đã thay đổi cách nghĩ, cách làm cũng chính trên mảnh đất cũ trồng hoa màu. Nhờ đó, gia đình bà đã có tên trong danh sách thoát nghèo năm 2022. Trước đây, gia đình bà chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp, nhưng nhờ sự động viên của các cấp chính quyền, bà đã mạnh dạn vay vốn để đầu tư chăn nuôi. Có lãi từ chăn nuôi, bà đầu tư thêm tiền để mở nhà máy xay xát lương thực…từ đó vươn lên làm giàu.

Thành công với mô hình nuôi hươu sao, nhiều hộ dân ở Đông Giang đã xây được nhà khang trang, vươn lên làm giàu
Thành công với mô hình nuôi hươu sao, nhiều hộ dân ở Đông Giang đã xây được nhà khang trang, vươn lên làm giàu

Theo bà Zơ Rân Thị Nho, trước đây thu nhập chủ yếu của gia đình phụ thuộc vào mấy hecta keo trồng trên đồi, thiếu trước hụt sau. Kể từ khi được cán bộ động viên, bà vay vốn chính sách được 60 triệu đồng, đầu tư chuồng trại để nuôi heo và bò sinh sản. Sau thời gian chăn nuôi, con lớn đẻ con bé, thu nhập của gia đình nhờ đó tăng dần lên. Ngoài ra, trên diện tích đất trồng keo, vợ chồng bà trồng thêm một số cây ăn trái, duy trì vườn keo, phát triển thêm cơ sở xay xát…để có thu nhập từ nhiều nguồn.

Tại xã Ba, hộ anh Alăng Ngơi được biết đến, là một trong những hộ triển khai mô hình nuôi hưu sao đầu tiên. Trong những năm trước, gia đình anh nuôi trâu, bò để phục vụ công việc nương rẫy. Tuy nhiên, khi tìm hiểu về mô hình nuôi hưu sao lấy nhung ở một số địa phương thành công, anh đã mạnh dạn đầu tư chuồng trại để phát triển kinh tế bằng việc khởi nghiệp với 5 con hươu sao mua từ Hà Tĩnh.

Theo anh Ngơi, giai đoạn đầu thì thấy hơi khó nuôi, vì chưa quen. Tuy nhiên chỉ một thời gian ngắn, hưu phát triển bình thường, bắt đầu cho nhung. Thức ăn của loài này cũng dễ kiếm, chủ yếu cỏ voi và lá cây. Tiền đầu tư chuồng thì vài chục triệu là đủ, giá trị kinh tế từ hưu sẽ cao hơn nhiều so với nuôi trâu, bò. 

“Với số lượng hưu hiện nay, mỗi năm gia đình kiếm được từ 50-60 triệu đồng mà không lo đầu ra. Hươu cái tiếp tục sinh sản, nên khả năng trong những năm tới, thu nhập sẽ cao hơn” anh Ngơi cho hay.

Ông Nguyễn Hữu Sanh,Chủ tịch Hội Nông dân huyện Đông Giang, cho biết: Hiện nay, nhiều hộ dân trên địa bàn đã áp dụng thành công nhiều mô hình sản xuất, trong đó một số hộ đã dám nghĩ, dám thay đổi khi đưa vào sản xuất một số cây trồng, con vật nuôi mới và bước đầu đem lại hiệu quả. Điển hình như phát triển trồng chè dây ở xã Ba và xã Tư; chăn nuôi heo đen, dê, gà thả vườn ở xã A Rooi, A Ting; phát trển trồng cây ăn quả ở các xã Sông Kôn, xã Ba, thị trấn Prao…

“Thời gian tới, Hội Nông dân huyện và các câp, ngành ở địa phương tiếp tục động viên người dân phát triển nhiều mô hình sản xuất mới, mang lại hiệu quả cao. Trong đó, Hội sẽ tiếp tục phát động các phong trào về nông dân sản xuất giỏi từ chiều rộng đến chiều sâu, đồng thời lan tỏa những mô hình hay đến các hộ khác cùng phát triển kinh tế, vươn lên giảm nghèo”, ông Sanh cho biết thêm.

Nhiều hộ dân ở Cúc Phương đang làm giàu từ nghề nuôi hươu





Nguồn: https://baodantoc.vn/ve-noi-cong-troi-dong-giang-gap-nhung-nguoi-tien-phong-tren-linh-vuc-kinh-te-bai-2-1719826590322.htm

Cùng chủ đề

Khai trương khu du lịch sinh thái Cổng trời Đông Giang

Ngày 28/4, Tập đoàn FVG tổ chức khai trương khu du lịch sinh thái...

Khai trương khu du lịch sinh thái quy mô lớn nhất khu vực miền núi phía Tây Quảng Nam

Cổng Trời Đông Giang là khu du lịch sinh thái có quy mô lớn nhất ở khu vực miền núi phía Tây tỉnh Quảng Nam đã được triển khai thi công gần 7 năm qua, trong đó 2 năm đưa vào khai thác vận hành thử. Dự án Khu du lịch sinh thái Cổng Trời Đông Giang do Công ty Cổ phần Khu du lịch sinh thái Hang Gợp, đơn vị thành viên của Tập đoàn FVG làm chủ...

Đào tạo nghề, giải quyết việc làm: Hướng thoát nghèo ở Đông Giang | BÁO QUẢNG NAM ONLINE

(QNO) - Mở hướng thoát nghèo, huyện Đông Giang đã và đang chú trọng triển khai thực hiện công tác giáo dục nghề nghiệp để người dân địa phương được đào tạo nghề, tìm việc làm ổn định nhằm cải thiện thu nhập, nâng cao đời sống. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Dấu ấn Người có uy tín trong xây dựng nông thôn mới ở Thanh Hóa

Bà Lê Thị Huyền, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Thanh Hóa cho biết, các cấp ủy đảng, chính quyền và Nhân dân luôn ghi nhận vai trò quan trọng và những đóng góp của Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS và miền núi. Để tiếp tục phát huy vai trò của những Người có uy tín, các cấp ủy đảng, chính quyền, hệ thống dân vận, MTTQ và các đoàn thể chính...

Quyền Phó Đại sứ Australia tại Việt Nam: Ấn tượng với số lượng xe điện VinFast trên đường phố Hà Nội

Quyền Phó Đại sứ Australia tại Việt Nam, là một trong nhiều đại diện đại sứ quán các nước tại Việt Nam đã tới ủng hộ sự kiện Lễ phát động Chiến dịch “Mãnh liệt tinh thần Việt Nam - Vì tương lai xanh” do Tập đoàn Vingroup tổ chức mới đây. Chương trình cũng có sự góp mặt của đông đảo bộ, ngành, các chuyên gia, cộng đồng doanh nghiệp…Sử dụng phương tiện giao thông xanh,...

Đức Cơ (Gia Lai): Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo dưới 5%

Chủ tịch UBND huyện Đức Cơ khen thưởng cho 4 tập thể, 25 cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội trong vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2019 - 2024. Chư Pưh (Gia Lai): Đổi thay vùng đồng bào DTTS nhờ các chương trình, chính sách dân tộc Nguồn: https://baodantoc.vn/duc-co-gia-lai-phan-dau-giam-ty-le-ho-ngheo-duoi-5-1719908740553.htm

Bắc Giang: Thí điểm 16 mô hình điển hình tiên tiến là Người có uy tín trên một số lĩnh vực

Theo lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang, Kế hoạch được triển khai nhằm mục tiêu tiếp tục nâng cao nhận thức, vị trí vai trò, ý nghĩa to lớn và thực hiện có hiệu quả việc xây dựng và nhân rộng những mô hình điển hình tiến tiến là Người có uy tín trên một số lĩnh vực ở vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Bắc Giang. Đa dạng hóa hoạt động của...

Hiệu quả tín dụng chính sách ở Bạc Liêu

Với cách làm đó, nguồn vốn tín dụng chính sách ở tỉnh Bạc Liêu đã tăng trưởng nhanh, số nợ quá hạn, lãi tồn đọng mới giảm và trong tầm kiểm soát. Và hơn thế, số người nghèo và các đối tượng chính sách đã có cơ hội tiếp cận đầy đủ các chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước, để không ai bị bỏ lại phía sau.Qua 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị...

Bài đọc nhiều

Đường về cho người nghiện sau cai

Liên kết với các cơ sở để dạy nghề; tổ chức phiên giao dịch tư vấn, giới thiệu việc làm; hướng dẫn, tạo điều kiện tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi, giải quyết việc làm... là những cách làm thiết thực ở nhiều địa phương nhằm mở lối làm lại cuộc đời cho người cai nghiện ma túy thành công. Lan tỏa văn hóa đọc tại các cơ sở cai...

UNFPA quan tâm đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ dân tộc thiểu số ở Việt Nam

Ông Matt Jackson, Trưởng đại diện Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tại Việt Nam ấn tượng mạnh mẽ về lễ ra quân điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2024 diễn ra sáng nay (1/7).

Giữ nghề, giữ lửa nghệ thuật in hoa văn sáp ong của người Dao Tiền

Cách thị trấn Nguyên Bình (huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng) khoảng 20 km, xóm Hoài Khao (xã Quang Thành, huyện Nguyên Bình) nằm nép mình dưới thung lũng. Nơi đây, bà con dân tộc Dao Tiền vẫn lưu giữ nghệ thuật in hoa văn bằng sáp ong độc đáo. "Có nhà mới, mình vui lắm" Lễ hội Nàng Hai mang đậm...

Viết từ Trường Sa

Khắc sâu lời thề giữ đảoTrước khi tỏa đi các phân đội thăm, giao lưu, trò chuyện với cán bộ chiến sĩ, chúng tôi xếp hàng ngay ngắn theo lệnh người chỉ huy trên đường băng để làm lễ chào cờ và lắng nghe 10 lời thề danh dự. Chỉ huy trưởng đảo Trường Sa lớn, Thượng tá Phạm Xuân Trung chia sẻ, 10 lời thề danh dự của quân nhân mang phẩm chất Bộ đội Cụ...

Cùng chuyên mục

Viết từ Trường Sa

Khắc sâu lời thề giữ đảoTrước khi tỏa đi các phân đội thăm, giao lưu, trò chuyện với cán bộ chiến sĩ, chúng tôi xếp hàng ngay ngắn theo lệnh người chỉ huy trên đường băng để làm lễ chào cờ và lắng nghe 10 lời thề danh dự. Chỉ huy trưởng đảo Trường Sa lớn, Thượng tá Phạm Xuân Trung chia sẻ, 10 lời thề danh dự của quân nhân mang phẩm chất Bộ đội Cụ...

Đường về cho người nghiện sau cai

Liên kết với các cơ sở để dạy nghề; tổ chức phiên giao dịch tư vấn, giới thiệu việc làm; hướng dẫn, tạo điều kiện tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi, giải quyết việc làm... là những cách làm thiết thực ở nhiều địa phương nhằm mở lối làm lại cuộc đời cho người cai nghiện ma túy thành công. Lan tỏa văn hóa đọc tại các cơ sở cai...

UNFPA quan tâm đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ dân tộc thiểu số ở Việt Nam

Ông Matt Jackson, Trưởng đại diện Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tại Việt Nam ấn tượng mạnh mẽ về lễ ra quân điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2024 diễn ra sáng nay (1/7).

Giữ nghề, giữ lửa nghệ thuật in hoa văn sáp ong của người Dao Tiền

Cách thị trấn Nguyên Bình (huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng) khoảng 20 km, xóm Hoài Khao (xã Quang Thành, huyện Nguyên Bình) nằm nép mình dưới thung lũng. Nơi đây, bà con dân tộc Dao Tiền vẫn lưu giữ nghệ thuật in hoa văn bằng sáp ong độc đáo. "Có nhà mới, mình vui lắm" Lễ hội Nàng Hai mang đậm...

Nâng cao hiệu quả vai trò của báo chí trong truyền thông về quyền con người

Sáng 1/7, tại Đà Nẵng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp Cục Báo chí (Bộ Thông tin và Truyền thông) khai mạc Hội nghị tập huấn bồi dưỡng kiến thức về quyền con người cho phóng viên, biên tập viên các cơ quan, thông tấn báo chí khu vực miền trung.   Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Văn Lợi phát biểu khai mạc.   Thực hiện Chỉ thị số 34/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc...

Mới nhất

Báo Mỹ giải mã ‘cơn sốt’ cà phê muối Việt Nam

Cà phê muối là món thức uống được pha bằng cách thêm sữa đặc có đường vào cà phê, sau đó phủ thêm một lớp kem mặn lên bề mặt. Đơn giản là vậy, nhưng nó lại sở hữu hương vị độc đáo làm say lòng nhiều khách nước ngoài. Mới đây, CNN vừa đăng tải một bài viết...

Kinh ngạc, Pin sạc xe ô tô điện siêu nhanh

TPO - Nybolt, một công ty khởi nghiệp có trụ sở tại Cambridge, Anh Quốc đã phát triển một loại pin lithium-ion 35kWh thế hệ mới có thể sạc chỉ trong hơn bốn phút rưỡi.  Mẫu xe thể thao của Nyobolt vừa thử nghiệm thế hệ pin sạc siêu nhanh...

Khi sinh viên giáo dục khai phóng khởi nghiệp

Ngày 4-9, số phát sóng cuối cùng mùa 5 chương trình Shark Tank Việt Nam gây sốt trên mạng xã hội nhờ...

Hiện trạng con đường mới được đặt tên Trinh Tiết

Ngọc Khánh  Nguồn: https://vietnamnet.vn/hien-trang-con-duong-moi-duoc-dat-ten-trinh-tiet-2297746.html

Quyền Phó Đại sứ Australia tại Việt Nam: Ấn tượng với số lượng xe điện VinFast trên đường phố Hà Nội

Quyền Phó Đại sứ Australia tại Việt Nam, là một trong nhiều đại diện đại sứ quán các nước tại Việt Nam đã tới ủng hộ sự kiện Lễ phát động Chiến dịch “Mãnh liệt tinh thần Việt Nam - Vì tương lai xanh” do Tập đoàn Vingroup tổ chức mới đây. Chương trình cũng có sự...

Mới nhất