Trang chủNewsNhân quyềnVang mãi tiếng chiêng ba

Vang mãi tiếng chiêng ba


Âm thanh đại ngàn

Tháng chín, mới đầu mùa mưa, dòng sông Liêng nước vẫn cạn. Con đường từ quốc lộ 24 nối Quảng Ngãi với các tỉnh Tây Nguyên thuộc địa bàn xã Ba Thành về thôn Phan Vinh (xã Ba Vinh – vùng căn cứ xưa của Đội du kích Ba Tơ anh hùng) phủ một màu xanh của núi rừng. Tôi gặp cụ Phạm Thị Sỹ (xã Ba Vinh, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi) – nghệ nhân tấu chiêng đã ngoài 82 tuổi, sức yếu. Khi chúng tôi hỏi chuyện về chiêng ba, bà Sỹ vội nói con trai là Phạm Văn Rôm đem bộ chiêng gồm ba chiếc: chiêng Tum (còn gọi là chiêng cha), chiêng Vông (còn gọi là chiêng mẹ) và chiêng Túc (còn gọi là chiêng con).

nghenhan1.jpg
Bà Phạm Thị Sỹ bên chiếc chiêng ba

Màu thời gian đọng đầy trên từng chiếc chiêng với sống chiêng đen láng và hồng tâm lấp lánh ánh đồng. Dưới những nắm tay hằn đầy vết thời gian nhưng vung lên, hạ xuống đầy dứt khoát, tiếng chiêng Vông của bà Phạm Thị Sỹ hòa nhịp cùng tiếng chiêng Túc, chiêng Tum của Phạm Văn Rôm và người hàng xóm là Phạm Văn Nhót. Bộ chiêng ba có đủ 3 người chơi phát ra những âm thanh trầm bổng, ngân vang giữa núi rừng.

Chiêng ba là nhạc cụ phổ biến nhất và mang tính đặc trưng tiêu biểu của của người H’re ở huyện Ba Tơ. Theo dân làng, gọi là chiêng ba bởi lẽ bộ chiêng này có 3 chiếc. Khi trình diễn, chiêng Vông được để nghiêng, chiêng Tum để nằm, chiêng Túc treo trên dây. Chiêng Tum đóng vai trò giữ nhịp, chiêng Vông và chiêng Túc theo giai điệu. Chiêng Vông và chiêng Tum đánh bằng nắm tay trần, chiêng Túc đánh bằng nắm tay có quấn khăn để tiếng chiêng được ấm. Người đánh chiêng giỏi nhất sẽ đánh chiêng Túc, dẫn dàn chiêng diễn tấu theo đúng bài bản và nhịp điệu. Khi diễn tấu dàn chiêng 3 chiếc, người đánh chiêng ngồi ở vị trí ổn định, không di chuyển.

Bà Sỹ nhớ như in, ngay từ nhỏ đã thuộc lòng nhiều làn điệu ta lêu, ca choi của người H’re, cứ mỗi dịp lễ hội, đám cưới…, hòa cùng tiếng chiêng ba và các nhạc cụ khác, dân làng lại cùng nhau ca múa. Giữa bóng tối, người làng tập trung bên bếp lửa bập bùng trước sân nhà sàn, trai tráng có cơ bắp khỏe mạnh đánh chiêng ba, các cô gái hát múa ta lêu, ca choi. Người làng cũng thả hồn theo tiếng chiêng ngân. Tập tục của đồng bào H’re là ăn Tết theo làng, theo xóm. Hôm nay có thể làng này, ngày mai làng khác. Tiếng chiêng theo đó cũng rộn vang khắp núi đồi.

nghenhan2.jpg
Bà Phạm Thị Sỹ đánh chiêng ba cùng ông Phạm Văn Nhót và anh Phạm Văn Rôm.

“Chiêng ba có từ rất lâu rồi, từ lúc sinh ra tôi đã thấy. Chiêng ba là độc nhất vô nhị của người H’re là vì nó đắt tiền. Nó đổi được bằng tiền, bạc, trâu, bò. Chiêng được dùng trong dịp tết, cúng, dịp lễ tết, nói chung là ngày vui. Cha mẹ tôi đều biết đánh chiêng. Khi cha mất có để lại cho 5 anh em mỗi người mỗi bộ chiêng, trai hay gái đều có. Con gái nếu không chơi thì để lại cho chồng, con, không được bán”- ông Phạm Văn Rôm kể.

Ngoài bà Sỹ, còn một số phụ nữ khác ở Ba Tơ cũng biết đánh chiêng là bà Phạm Thị Đệ (xã Ba Thành). Bà Sỹ kể, những đêm trăng sáng khi tiếng chiêng cất lên, bà lại hát điệu ca choi. Lời hát là tấm lòng của người con gái vừa trong lành vừa tha thiết, để những chàng trai rung động, ngỏ lời yêu.

Để chiêng ba ngân mãi

Người H’re ở Quảng Ngãi sinh sống chủ yếu ở các huyện Ba Tơ, Sơn Hà và Minh Long. Tuy nhiên, chỉ có người H’re ở huyện Ba Tơ mới biết trình diễn chiêng ba và trở thành nét sinh hoạt văn hóa truyền thống. Tuyệt đại đa số chiêng của người H’re là dàn chiêng ba chiếc được các gia đình lưu truyền, gìn giữ từ thế hệ này qua thế hệ khác như báu vật của gia đình. Trải qua hàng trăm năm, tiếng chiêng ba trở thành âm thanh quen thuộc và gắn bó với lớp lớp người H’re.

Chiêng ba của người H’re ở Ba Tơ có âm thanh hoang sơ rất lạ, rất riêng. Từ tiết tấu, nhịp điệu đến sự phối âm, phối bè, sử dụng công phu tài tình, tinh tế của người đánh chiêng, có khởi đầu, có cao trào, có kết thúc, khi trầm hùng khi náo nức khi rạo rực thổn thức, lúc cao trào mạnh mẽ, dồn dập, thôi thúc. Ngày xưa, những bộ chiêng ba quý hiếm có giá trị hàng chục con trâu, tiếng không chỉ thanh mà còn trầm ấm, tạo nên âm thanh nghe sang trọng, mạnh mẽ, náo nức lòng người.

nghenhan3.jpg
Chiêng ba là tài sản quý đối với mỗi gia đình người H’re.

Tấu chiêng ba hấp dẫn và khiến nhiều người say mê đến vậy, nhưng rồi, cũng như các loại hình văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số ở nhiều nơi trên cả nước, hoạt động này đã gặp nhiều thách thức bởi sự hòa nhập giữa văn hóa vùng cao với vùng đồng bằng.

“Phần lớn người đánh chiêng là đàn ông, còn đàn bà biết đánh chiêng đều đã lớn tuổi. Mẹ tôi cũng biết, nhưng ít chơi. Bây giờ lớp trẻ ít người biết lắm, như tôi cũng chỉ biết sơ sơ thôi”, chị Phạm Thị Sung (xã Ba Thành) chia sẻ.

Những năm gần đây, chính quyền địa phương đã có nhiều nỗ lực trong việc phục hồi và giữ gìn văn hóa của người H’re, trong đó có trình diễn chiêng ba. Hầu hết các xã trên địa bàn huyện Ba Tơ đều duy trì được nghệ thuật trình diễn chiêng ba, tiêu biểu nhất là ở xã Ba Vinh.

Theo ông Lê Cao Đỉnh – Phó Trưởng Phòng Văn hóa – Thông tin huyện Ba Tơ, nghệ thuật trình diễn chiêng ba của người H’re không chỉ là sinh hoạt văn hóa mà quan trọng hơn chính là lưu giữ những giá trị văn hóa, tín ngưỡng truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.

“Thường ngày, họ bận rộn với ruộng đồng, nương rẫy cùng bao việc mưu sinh, nhưng sẵn lòng tham gia khi nghe lời mời đánh chiêng, tham dự các hội diễn văn nghệ quần chúng quảng bá chiêng ba. Sự thích thú của người trẻ làm ấm lòng người già, bởi lâu rồi bà con lo ngại sự mai một của nghệ thuật dân tộc, trong đó có nghệ thuật tấu chiêng.” – ông Đỉnh chia sẻ.

Ngày trước, đồng bào dân tộc H’re chỉ tấu chiêng trong những dịp Tết, hay cúng mừng lúa mới, giờ đây trong chương trình về nguồn, tham quan di tích lịch sử ở Ba Tơ, du khách cũng có thể được xem biểu diễn chiêng ba. Giữa mênh mông núi rừng, âm thanh rộn rang của tiêng chiêng ba, tiếng hát ta lêu (điệu hát của người H’re) nức nở, càng hiểu thêm sức sống tự ngàn đời của đồng bào dân tộc H’re giàu bản sắc. Tôi tin rằng, những bộ môn nghệ thuật của đồng bào như dòng sông Liêng, sông Re có khi vơi, khi đầy, nhưng sẽ chảy mãi trong lòng dân.

Hiện trên địa bàn huyện Ba Tơ có khoảng 890 hộ gia đình có chiêng, với trên 900 bộ chiêng Ba và 740 người biết sử dụng. Năm 2021, nghệ thuật trình diễn chiêng Ba của người H’re ở Ba Tơ được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.



Nguồn

Cùng chủ đề

Quảng Ngãi hỗ trợ cho cán bộ dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính

Kinhtedothi- Cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách cấp xã dôi dư sau khi sắp xếp các đơn vị hành chính sẽ được hỗ trợ căn cứ theo số năm làm việc, số năm làm việc có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Sáng 8/11, HĐND tỉnh Quảng Ngãi khóa XIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức kỳ họp thứ 28 (kỳ họp chuyên đề) để xem xét, thảo luận, quyết định một số...

Thủy điện vận hành cả chục năm, người dân vẫn chưa có tiền bồi thường

Mòn mỏi chờ đợi Ông Phạm Ngọc Minh (xã Sơn Dung, huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi) có trên 1ha đất bị thu hồi để thi công lòng hồ thủy điện Đăkđrinh. Dự án đã tích nước, vận hành từ tháng 6/2014 mà đến nay, ông Minh vẫn chưa nhận được tiền bồi thường. “Gia đình khó khăn lắm rồi. Mất đất, không có gì canh tác làm ăn, chẳng có cau cũng chẳng có keo. Tính đến nay đã...

mô hình nông nghiệp hiệu quả giúp cộng đồng thoát nghèo

Cộng đồng được hưởng lợi Thôn Làng Ranh (xã Sơn Ba, huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi) có khoảng 90% hộ dân là người đồng bào H’re. Lâu nay, việc lựa chọn cây, con giống để hỗ trợ, hướng dẫn bà con trồng trọt, chăn nuôi gặp nhiều khó khăn. Tình hình đã có chuyển biến đáng kể khi cuối năm 2019, thôn Làng Ranh được lựa chọn thành lập nhóm để chăn nuôi lợn rừng lai. Đây là giống lợn...

Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2050

Ưu tiên đầu tư các dự án kết cấu hạ tầng có khả năng tạo sức lan tỏa lớn, có tính kết nối liên vùng Theo Kế hoạch, Quảng Ngãi sẽ ưu tiên đầu tư các dự án kết cấu hạ tầng có khả năng tạo sức lan tỏa lớn, có tính kết nối liên vùng, đặc biệt là kết cấu hạ tầng giao thông chiến lược của tỉnh bảo đảm đồng bộ, hiện đại, liên thông, tổng thể,...

Dự án cảng 460 tỷ đồng vẫn loay hoay với giải phóng mặt bằng

Mặt bằng cản tiến độ Dự án Nâng cấp, mở rộng khu neo đậu tránh trú bão kết hợp cảng cá Tịnh Hòa ( TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) được triển khai trên diện tích quy hoạch khoảng 42ha, với tổng mức đầu tư 460 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách Trung ương 400 tỷ đồng, vốn ngân sách tỉnh 60 tỷ đồng. Dự án được thực hiện trong thời gian từ năm 2023 - 2026. Sau...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Sở TN&MT Quảng Trị tổ chức Hội nghị đối thoại với doanh nghiệp

Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tỉnh Quảng Trị vừa tổ chức Hội nghị đối thoại doanh nghiệp năm 2024. Hội nghị nhằm xây dựng và tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thân thiện, an toàn, minh bạch; hỗ trợ các doanh nghiệp, nhà đầu...

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1371/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩuTheo Kế hoạch, đối với dự án đầu...

dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất

Sáng 13/11, Quốc hội thảo luận tại Tổ về dự thảo Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất. Tổ 15 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh:...

Ông Trương Văn Huy làm Giám đốc Sở TN&MT Trà Vinh

(TN&MT) - UBND tỉnh Trà Vinh vừa tổ chức buổi lễ công bố và trao Quyết định điều động và bổ nhiệm Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Trà Vinh. Theo đó, tại buổi lễ này, lãnh đạo Sở Nội vụ đã công bố Quyết định của UBND tỉnh Trà Vinh về việc điều động và bổ nhiệm có thời hạn ông Trương Văn Huy, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Duyên Hải giữ chức vụ Giám...

Ông Ngô Công Thức được bầu làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang

Sáng 13/11, Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức kỳ họp thứ 24 (chuyên đề) bầu Phó Chủ tịch UBND tỉnh và thông qua nhiều nghị quyết quan trọng. Tại kỳ họp, các đại biểu Hội đồng nhân dân...

Bài đọc nhiều

Giữ vững tăng trưởng kinh tế gắn với an sinh xã hội

Bất chấp những âm mưu xuyên tạc, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, nền kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng, được các quốc gia, tổ chức quốc tế ghi nhận và đánh giá cao...

Tiêu chí hộ nghèo và mức trợ cấp đang áp dụng hiện nay

Quy định về chuẩn hộ nghèo và mức trợ cấp xã hội cho hộ nghèo đang áp dụng từ ngày 1/7 cho đến hiện nay được nêu rõ tại Nghị định 07/2021/NĐ-CP và Nghị định 76/2024/NĐ-CP. Quy định chuẩn hộ nghèo giai đoạn 2022-2025Theo Điều 3 Nghị định 07/2021/NĐ-CP đã quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025 như sau:Chuẩn hộ nghèo: Khu vực nông thôn là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1,5...

Xóm Đồng Cây Dâu: Hộ tịch, hộ khẩu một nơi – người và tài sản ở một nẻo

Đồng Cây Dâu là một xóm nhỏ thuộc thôn Nước Giáp, xã Ba Khâm, huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi). Nơi đây có khoảng 100 người dân là đồng bào dân tộc Hrê sinh sinh sống đã mấy chục năm nay, nhưng không đường, không điện và không nước sạch sinh hoạt. Cuộc sống khó khăn cứ thế nối dài ngày này qua tháng nọ. Mong mỏi có đường, có điện, thống nhất trong quản lý hộ tịch, hộ khẩu...

Kinh tế tăng trưởng, chính sách an sinh xã hội triển khai hiệu quả

(LĐXH) - Theo Tổng cục Thống kê, tình hình kinh tế - xã hội tháng 10 và 10 tháng năm 2024 đạt kết quả đáng ghi nhận như: Thu hút đầu tư nước ngoài; xuất nhập khẩu; sản xuất công nghiệp... Ngoài ra, số doanh nghiệp thành lập mới tăng mạnh, chính sách an sinh xã hội tiếp tục được triển khai hiệu quả…Vốn FDI đạt kết quả tích cực, xuất siêu 23,31 tỷ USDTheo Báo cáo của Tổng cục...

Bức tranh loạn lạc đáng báo động ở Sudan, UNICEF nói “chưa từng thấy trong một thế hệ”

Làn sóng di cư từ Sudan đang ở mức cao chưa từng thấy kể từ khi xung đột bùng phát.

Cùng chuyên mục

Miền Tây lũ về “thưa vắng” cá tôm…

Đồng bằng sông Cửu Long có một mùa đặc biệt là mùa nước nổi. Hằng năm, vào khoảng tháng 9 kéo dài cho đến cuối tháng 10, mùa nước nổi ở các tỉnh miền Tây lại quay về. Nước từ nguồn sông Mê Kông tràn về hai tỉnh An Giang và Đồng Tháp, mang lại nguồn lợi thủy sản lớn cho cư dân trong vùng. Tuy nhiên, những năm gần đây, con nước thường về thấp và có thời...

Thêm 9 hài cốt liệt sĩ được tìm kiếm, cất bốc và quy tập trên đất nước bạn Lào

Sau 21 ngày xuất quân thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt Liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh tại Lào mùa khô 2024-2025. Đến nay, Đội quy tập hài cốt liệt sĩ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An đã tìm kiếm, cất bốc và quy tập được 9 hài cốt liệt sĩ và chuyên gia Việt Nam hy sinh trên đất nước bạn Lào. ...

Chính phủ nỗ lực cân đối để có nguồn lực chi cho xóa nhà tạm, nhà dột nát

Chính phủ nỗ lực cân đối để có nguồn lực chi cho chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát... "Đây là chủ trương lớn, Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có chỉ đạo", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh. Chiều ngày 12/11, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sau khi trình bày báo cáo, giải trình một số vấn đề chủ yếu được...

Nhà ở xã hội tăng giá: Cơ hội nào cho người thu nhập thấp?

(LĐXH) - Việc phát triển nhà ở xã hội (NƠXH) vẫn loay hoay với bài toán tìm quỹ đất, bố trí nguồn vốn và các chính sách ưu đãi cho cả người mua và người bán thì giá nhà chung cư tiếp tục tăng mạnh. Giá NƠXH tăng mạnh khiến giấc mơ sở hữu nhà của người thu nhập thấp ngày càng xa vời.Giá NƠXH “sánh vai” nhà ở thương mạiMới mở bán vào hồi tháng 5/2023, các căn hộ...

Hỗ trợ hơn 21,8 nghìn tấn gạo cho người dân trong 10 tháng đầu năm 2024

Theo báo cáo tình hình kinh tế xã hội tháng 10 và 10 tháng năm 2024 của Tổng cục Thống kê, trong mười tháng năm nay đã hỗ trợ cho người dân hơn 21.800 tấn gạo. Theo báo cáo, công tác bảo đảm an sinh xã hội luôn được các cấp, ngành thực hiện kịp thời, hiệu quả. Theo báo cáo từ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong mười tháng năm nay, Chính phủ, các Bộ,...

Mới nhất

Hơn 400 hồ chứa bị hư hỏng nặng… nhưng đều chưa được bố trí nguồn vốn để sửa chữa nâng cấp

Theo thống kê của Cục Thủy lợi (Bộ NNPTNT), bão số 3 và mưa lũ sau bão đã làm 68 hồ chứa hư hỏng nặng, nâng số bị hư hỏng nặng...

Phụ huynh tặng nghìn like cho hiệu trưởng “đổi hoa lấy quà”

Khi Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 đang đến gần, nhiều phụ huynh bày tỏ họ cảm thấy...

Đánh học sinh lớp 6 bầm tím 2 chân, cô giáo chủ nhiệm bị đình chỉ

Nam sinh lớp 6 ở tỉnh Quảng Nam bị cô giáo chủ nhiệm dùng thước đánh bầm tím 2 chân, sau khi va chạm với bạn trong tiết Thể dục. Hiện, nhà trường đã ra quyết định đình chỉ công tác 5 ngày đối với cô giáo để làm rõ vụ việc. Tối 13/11, trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn...

Hơn 1,1 triệu lượt người dân được khám bệnh qua Hành trình Thầy thuốc trẻ

NDO - Trong khuôn khổ Hành trình "Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng" và Chương trình Careme năm 2024 do Trung ương Hội Thầy Thuốc trẻ Việt Nam phát động, các y, bác sĩ trẻ đã tổ chức gần 2.700 hoạt động, qua đây tư vấn, khám bệnh trực...

Nhà Thờ Gỗ Kon Tum: Giao Thoa Văn Hoá Tây Nguyên Trong Nghệ Thuật Kiến Trúc Roman

Nhà thờ Gỗ Kon Tum, còn gọi là Nhà thờ Chính tòa Kon Tum, tọa lạc tại trung tâm thành phố Kon Tum và được xem là một trong những công trình kiến trúc độc đáo nhất tại Tây Nguyên. Xây dựng từ đầu thế kỷ XX, nhà thờ đã trở thành một biểu tượng không chỉ của cộng...

Mới nhất