Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcVẫn còn nhiều bỡ ngỡ

Vẫn còn nhiều bỡ ngỡ


PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH CHƯA HỢP LÝ

Giáo viên (GV) Lâm Vũ Công Chính, Trường THPT Nguyễn Du (Q.10, TP.HCM), đánh giá: Các yếu tố tình huống thực tế được đưa ra trong sách giáo khoa chưa thật sự thực tế. Chẳng hạn, sách toán lớp 12 bộ Kết nối tri thức tập 2, ở nội dung bài tập 5.18 (trang 49) có đưa ra tình huống đầu đạn được bắn ra chuyển động theo quỹ đạo thẳng. Các tiết hoạt động trải nghiệm chưa thật sự phát huy được những mục tiêu đặt ra, các tình huống thực tế chỉ “nằm trên giấy”, chưa thể đánh giá được mức độ vận dụng của học sinh (HS). Các kỳ thi, kiểm tra môn tiếng Anh vẫn chỉ kiểm tra khả năng đọc, viết hoặc nghe, nên kỹ năng nói của HS còn yếu.

Chương trình Giáo dục phổ thông 2018: Vẫn còn nhiều bỡ ngỡ- Ảnh 1.

Chương trình mới, phương pháp dạy học mới đòi hỏi thời gian để giáo viên và học sinh thích nghi, triển khai đúng cách

ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH

Về phân bố thời lượng, cấu trúc, đơn vị kiến thức chưa hợp lý. Môn toán ở khối 11 khá “dày và nặng”. Chương thống kê ở lớp 11 nên đưa qua lớp 12 sẽ hợp lý hơn. Các kiến thức tổng hiệu hai vectơ, phép tính lôgarit… được sử dụng trong môn vật lý nhưng phân phối chương trình lại chưa đồng bộ dẫn đến HS muốn học vật lý phải tự bổ sung kiến thức.

Theo thầy Chính, môn toán là bắt buộc, các môn vật lý, hóa học, sinh học là môn tự chọn, dẫn đến việc HS không chọn học các môn tự nhiên sẽ gặp khó khăn ở một số bài toán trong sách giáo khoa có liên quan đến kiến thức liên môn. Đơn cử sách toán lớp 11 bộ sách Kết nối tri thức tập 1, bài tập 1.13 trang 21 có giới thiệu “Trong vật lý, phương trình tổng quát của một vật dao động điều hòa” và “sử dụng công thức biến đổi tổng thành tích để tìm biên độ và pha ban đầu của dao động tổng hợp”. Cách giới thiệu này không sai nhưng hơi “vội vã”, nếu HS không chọn tổ hợp có môn vật lý thì cũng chẳng biết gì ngoài việc áp dụng công thức để tìm ra đáp số.

Còn thầy Trần Văn Toàn, nguyên tổ trưởng tổ toán Trường THPT Marie Curie (Q.3, TP.HCM), cho rằng chương trình mới tập trung vào việc áp dụng kiến thức vào thực tiễn nhưng HS thường gặp khó khăn khi phải chuyển từ lý thuyết sang ứng dụng thực tế, do chưa có nhiều trải nghiệm hoặc hiểu biết sâu về các tình huống thực tế. Bên cạnh đó, chương trình mới yêu cầu sử dụng nhiều nguồn tài liệu khác nhau ngoài sách giáo khoa nhưng tài liệu tham khảo chưa đủ đa dạng hoặc chưa được cập nhật kịp thời để hỗ trợ HS.

GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH CHƯA THÍCH NGHI

Cũng theo thầy Trần Văn Toàn, nhiều GV còn đang trong quá trình làm quen với chương trình mới, do đó chưa thể hướng dẫn hiệu quả cho HS. Việc chuyển đổi sang các phương pháp dạy học hiện nay đòi hỏi thời gian để thích nghi và triển khai đúng cách. Chương trình 2018 yêu cầu HS tự tìm hiểu và phát hiện vấn đề, thay vì chỉ nghe giảng và ghi nhớ. Điều này đòi hỏi sự thay đổi trong cách tư duy và học tập, nhưng nhiều HS vẫn chưa thích nghi được với phương pháp học chủ động.

Ở chương trình mới, theo thầy Toàn, việc kiểm tra đánh giá đã có những thay đổi lớn về hình thức và nội dung với việc áp dụng 3 dạng thức trắc nghiệm. Đây là một bước tiến để đánh giá toàn diện hơn năng lực của HS nên đòi hỏi cả GV và HS phải thích nghi với nhiều thách thức mới về kỹ năng giảng dạy, học tập và đánh giá.

“Việc chuyển từ chương trình cũ sang chương trình mới diễn ra nhanh chóng khiến cả HS lẫn GV chưa có đủ thời gian để thích nghi. Điều này gây ra nhiều khó khăn trong việc thay đổi phương pháp giảng dạy và học tập hiệu quả. Những khó khăn trên đòi hỏi sự điều chỉnh linh hoạt trong cách dạy và học cùng với sự hỗ trợ tốt hơn từ GV và các nguồn tài liệu để HS có thể vượt qua và phát triển toàn diện theo chương trình mới”, thầy Toàn nhận định.

KIỂU “LUYỆN ĐỀ – QUEN TAY” SẼ KHÔNG CÒN PHÙ HỢP

Nhiều GV cho hay đổi mới giáo dục đang đặt ra nhiều thách thức, đặc biệt khi kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 hướng đến đánh giá năng lực thay vì chỉ kiểm tra kiến thức thuần túy đang đến rất gần. Để đáp ứng mục tiêu này, GV cần thay đổi phương pháp dạy học và đánh giá, giúp HS không chỉ hiểu bài mà còn làm quen với các dạng câu hỏi, cấu trúc đề thi mới.

Thầy Phạm Lê Thanh, GV Trường THPT Nguyễn Hiền (Q.11, TP.HCM), cho rằng GV cần xây dựng lộ trình ôn tập rõ ràng và tập trung vào phát triển năng lực giải quyết vấn đề. Thay vì chỉ yêu cầu HS ghi nhớ lý thuyết, GV cần khuyến khích các em tư duy phản biện và áp dụng kiến thức vào thực tế. Việc phát triển năng lực này cần được tích hợp vào suốt quá trình học, qua các dự án học tập và thực hành, thí nghiệm. Điều này không chỉ giúp HS hiểu rõ bản chất kiến thức mà còn làm quen với cấu trúc đề thi, từ đó tránh lạc hướng và quá tải với những nội dung không cần thiết.

Về kiểm tra đánh giá, thầy Thanh cho hay cần đánh giá liên tục khả năng của HS trong quá trình học tập, từ đó điều chỉnh phương pháp giảng dạy và ôn tập phù hợp. “Việc này không cần tạo áp lực qua những bài kiểm tra nặng nề, thay vào đó GV có thể sử dụng các hình thức đánh giá nhẹ nhàng hơn như bài tập tình huống, thảo luận, hoặc dự án nhóm. Điều quan trọng là giúp HS hiểu các em đang ở đâu và cần cải thiện những gì để tiến bộ”, thầy Thanh nhận định.

Theo thầy Thanh, GV cần có cái nhìn bao quát, không nên chỉ cho HS làm bài kiểm tra giấy mà cần bao gồm cả quá trình học tập, các hoạt động tương tác dạy và học, đánh giá vì sự tiến bộ của các em. Bộ GD-ĐT hiện đang thực hiện chính sách kết hợp giữa đánh giá quá trình (50%) và kết quả thi (50%), tạo động lực cho các trường thực hiện đúng tinh thần phát triển năng lực toàn diện.

Chương trình Giáo dục phổ thông 2018: Vẫn còn nhiều bỡ ngỡ- Ảnh 2.

Việc kiểm tra đánh giá có những thay đổi lớn trong chương trình giáo dục mới

ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH

“Để đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục mới, GV không chỉ đổi mới trong cách dạy học mà còn trong cách tiếp cận và đồng hành với HS. Sự kết hợp giữa giảng dạy, đánh giá quá trình và chuẩn bị theo cấu trúc đề thi sẽ giúp HS thích nghi tốt với kỳ thi mới, đồng thời phát triển các năng lực cần thiết để thành công trong học tập và cuộc sống”, GV Phạm Lê Thanh bày tỏ.

Thầy Thanh cũng nhấn mạnh GV trong bối cảnh dạy học phát triển năng lực cần xóa đi “đường xưa lối cũ” với những bài tập tính toán hóc búa, những bài toán phức tạp nhưng không có ý nghĩa thực tế trong việc đánh giá năng lực HS.

Với nội dung kiến thức môn học dàn trải trên diện rộng được quy định trong yêu cầu cần đạt thì ngữ liệu đề thi rất đa dạng chiều hướng khai thác và tiếp cận nên việc dạy học theo kiểu “luyện đề – quen tay” sẽ không còn phù hợp. GV và HS rất khó đoán được dạng bài tập trong đề thi, nên ngoài việc cung cấp kiến thức, GV cần giúp HS nắm vững kỹ năng làm bài thi như cách đọc hiểu đề, phân tích câu hỏi và cách phân bố thời gian làm bài hiệu quả. Điều này đặc biệt quan trọng khi đề thi có sự thay đổi trong định dạng câu hỏi, từ đó giúp HS không bị bỡ ngỡ trước các dạng câu hỏi mới.

Để đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục mới, giáo viên không chỉ đổi mới trong cách dạy học mà còn trong cách tiếp cận và đồng hành với học sinh.

Giáo viên Phạm Lê Thanh (Trường THPT Nguyễn Hiền, Q.11, TP.HCM)

Nhiều hệ lụy từ việc “cuốn chiếu nhảy bước”

Theo thầy Lâm Vũ Công Chính, với HS chỉ học chương trình Giáo dục phổ thông 2018 ở bậc THPT thì việc “cuốn chiếu nhảy bước” dẫn đến nhiều hệ lụy. Chẳng hạn với lớp 12 hiện nay, chỉ mới áp dụng chương trình 2018 được 3 năm nên phải “gồng mình” tự bổ sung kiến thức do một số kiến thức của lớp 12 chương trình cũ đã chuyển xuống lớp 9 chương trình mới (nhưng các HS này chưa được học). Ví dụ, chương hình nón, hình trụ, hình cầu không nằm trong sách giáo khoa lớp 12 chương trình mới nhưng các câu hỏi trong sách giáo khoa vẫn có kiến thức liên quan, buộc GV và HS “tự thêm vào”, dẫn tới nội dung bài học nhiều hơn, phải dùng các tiết tăng cường để “phụ đạo”. Cách trình bày nội dung bài học có vẻ “giảm tải” nhưng lại được nhắc tới ở phần bài tập, khiến người học cảm thấy mạch kiến thức bị gãy khúc.




Nguồn: https://thanhnien.vn/chuong-trinh-giao-duc-pho-thong-2018-van-con-nhieu-bo-ngo-185241021225119818.htm

Cùng chủ đề

Yếu tố quan trọng khi chọn ngành học

Chọn ngành học phù hợp là mong muốn của tất cả học sinh sau khi hoàn tất chương trình giáo dục phổ thông. Đặc biệt trong năm tuyển sinh 2025, lứa học sinh đầu tiên Chương trình giáo dục phổ thông 2018 tốt...

Để học sinh chọn đúng môn học, môn thi tốt nghiệp

Theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018, học sinh cấp THPT được phép lựa chọn môn học phù hợp năng lực để tập trung phát triển thế mạnh bản thân, xác định rõ mục tiêu và xây dựng lộ trình học tập...

Có những giờ học văn… rất khác

Việc dạy học văn những năm trở lại đây rất khác so với trước, thay đổi hoàn toàn về cách dạy và cách học. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thầy trò HLV Shin Tae-yong ở thế chân tường

* NHẬN ĐỊNH TRƯỚC TRẬN ĐẤUChiến thắng 1-0 trước đội tuyển Myanmar trong ngày ra quân giúp đội tuyển Indonesia chiếm lợi thế trong việc giành vé vào bán kết. Họ có cùng 4 điểm, cùng mọi chỉ số phụ với đội tuyển Myanmar và xếp trên nhờ thành tích đối đầu. Đó là một lợi thế nhỏ...

Cục An toàn thực phẩm thông tin về sữa tiệt trùng Hàn quốc nhiễm chất tẩy rửa

Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), Hàn Quốc đã thu hồi các sản phẩm sữa tiệt trùng bị nhiễm chất tẩy rửa. Đây là sản phẩm tiêu thụ nội địa, không xuất khẩu. ...

Bài đọc nhiều

Đề thi, đáp án học kỳ 1 lớp 9 môn Toán của quận Ba Đình

VietNamNet giới thiệu đề thi và đáp án học kỳ 1 lớp 9 môn Toán 2024 của quận Ba Đình, Hà Nội. Các đề thi môn Toán được Phòng GD-ĐT xây dựng theo hình thức tự luận với thời gian làm bài 90 phút. Sau đây là đề thi và đáp án học kỳ 1 môn Toán lớp 9: Đề thi học kỳ 1 môn Ngữ văn 8 hỏi về 'trường học hạnh phúc' Trong đề kiểm tra cuối kỳ 1 năm...

Học sinh làm vải sinh học từ vỏ quýt

Đó là hai bạn Nguyễn Thiện Nhân (lớp 11A3) và Huỳnh Ngọc Hân (lớp 11A1). Sản phẩm đạt giải nhất cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp năm học 2023-2024 do Sở GD-ĐT tỉnh Đồng Tháp tổ chức.Nguyễn Thiện Nhân cho biết gia đình vốn thuần nông nên luôn trăn trở tận dụng phế phẩm nông nghiệp để làm ra sản phẩm có...

Hà Nội gặp mặt 13 đội tuyển dự thi học sinh giỏi quốc gia

Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia cấp THPT năm học 2024 - 2025, Hà Nội có 260 em dự thi ở 13 môn: toán, vật lý, hóa học, sinh học, tin học, ngữ văn, lịch sử, địa lý, tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Trung, tiếng Nhật (mỗi môn 20 học sinh), tăng 26 học sinh so với năm ngoái. Điểm nhấn của đội tuyển học sinh Hà Nội dự thi học sinh giỏi quốc gia...

Chuyên gia luật đề xuất giải pháp kiểm soát quyền lực nhà nước

Theo các chuyên gia, với mục tiêu đánh giá công tâm, xem xét việc kiểm soát quyền lực nhà nước đang là vấn đề quan trọng và cấp thiết trong bối cảnh Việt Nam hiện nay. Để phân công quyền lực nhà nước phù...

Cưỡng chế buộc chuyển trường quốc tế với 300 trẻ em và loạt vụ việc tranh chấp kéo dài bị bưng bít?

Thông báo cưỡng chế yêu cầu phụ huynh phải chuyển trường cho con em trong vòng 30 ngày kể từ ngày THA niêm yết thông báo; giáo viên, người lao động tại trường phải làm việc với Ban Giám hiệu để được giải quyết quyền lợi. Điều khiến nhiều phụ huynh bất bình là các yêu cầu trên được...

Cùng chuyên mục

Vùng 4 Hải quân giáo dục truyền thống cho sĩ quan tương lai

250 cán bộ, học viên của Vùng 4 Hải quân đã tham quan, học tập tại Nhà truyền thống Vùng và khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma.

Thiết kế robot gieo hạt với độ chính xác cao, học sinh Việt hào hứng giúp nông dân gia tăng lợi nhuận

"Với hình thức canh tác trong nhà kính, người nông dân sẽ không phải gieo hạt thủ công nữa mà điều khiển robot gieo hạt với độ chính xác cao hơn và tiết kiệm hạt giống hơn", em Đỗ Hoàng Giang, học sinh lớp 10 Lý 1, Trường THPT chuyên Hà...

Tài chính là điểm nghẽn lớn nhất trong phát triển giáo dục đại học

Đây là đánh giá của Bộ Giáo dục và Đào tạo, khi đánh giá 5 năm thực hiện Luật Giáo dục đại học 2019-2023. Cũng theo bộ này, 5 năm thực hiện Luật Giáo dục đại học đã mang lại nhiều hiệu quả tích...

Thêm nhiều trường đại học phía Bắc chốt lịch nghỉ Tết 2025

Đến nay, nhiều trường đại học ở phía Bắc đã công bố lịch nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cho sinh viên, không ít trường nghỉ tới 3 tuần. Trường ĐH Giao thông vận tải Trao đổi với VietNamNet, lãnh đạo Trường ĐH Giao thông vận tải cho biết, thời gian nghỉ Tết Nguyên đán năm 2025 của sinh viên nhà trường từ 20/1 đến hết 8/2/2025 (tức từ 21/12 âm lịch đến hết 11/1 âm lịch). Trường ĐH Công nghiệp...

Bí thư huyện gửi thư cảm ơn Tuổi Trẻ về bài báo nhân văn và trách nhiệm

Ông Tô Văn Hùng, bí thư Huyện ủy Hòa Vang, chủ tịch danh dự Câu lạc bộ Hướng nghiệp Hòa Vang (Đà Nẵng), đã có thư cảm ơn báo Tuổi Trẻ về bài viết 'Cô giáo tình nguyện ngày ngày đưa trò đến lớp'. ...

Mới nhất

Đèo nối Nha Trang – Đà Lạt thông xe sau gần 1 tuần tê liệt do sạt lở

Đèo Khánh Lê trên quốc lộ 27C, qua huyện Khánh Vĩnh (tỉnh Khánh Hòa) đã được thông xe sau gần 1 tuần gián đoạn do sạt lở nghiêm trọng. Việc thông xe đèo Khánh Lê được lãnh đạo Khu Quản lý đường bộ 3 (Cục Đường bộ Việt Nam) thông báo tối nay (21/12). Đây là kết quả của nhiều...

Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình

(ĐCSVN) - Ngày 21/12, Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị do đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương làm Trưởng Đoàn đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình để thông...

Hải quân Việt Nam và Campuchia tuần tra chung tại vùng nước lịch sử hai nước

Sáng 21/12, Tàu 263, Lữ đoàn 175, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân Nhân dân Việt Nam đã cập quân cảng Vùng 5 (Kiên Giang), kết thúc chuyến tuần tra chung lần thứ 77 với Tàu 1143 thuộc Căn cứ biển Ream, Hải quân Hoàng gia Campuchia.

Vùng 4 Hải quân giáo dục truyền thống cho sĩ quan tương lai

250 cán bộ, học viên của Vùng 4 Hải quân đã tham quan, học tập tại Nhà truyền thống Vùng và khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma.

Vĩnh Hoàn thu về gần 1.000 tỷ trong tháng 11, Mỹ là thị trường tăng trưởng lớn nhất

Trong tháng 11/2024, Vĩnh Hoàn ghi nhận tổng doanh thu đạt 968 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước và giảm 20% so với doanh thu tháng...

Mới nhất