Trang chủNewsThời sựVẫn chỉ là mong muốn

Vẫn chỉ là mong muốn


Hạn chót có thể bị bỏ lỡ…

Ngày 22/1 vừa qua, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ông Tedros Adhanom Ghebreyesus bày tỏ quan ngại nhiều nước trên thế giới có thể bỏ lỡ thời hạn chót vào tháng 5/2024 để nhất trí về một “hiệp ước đại dịch” mang tính ràng buộc pháp lý, nhằm đảm bảo ứng phó hiệu quả hơn đối với các cuộc chiến chống đại dịch trong tương lai. Cụ thể, theo người đứng đầu WHO, hiện tại nhiều nước có thể sẽ không thực hiện được cam kết trong việc chống lại đại dịch, trong khi vẫn còn một số vấn đề đáng quan ngại cần được giải quyết.

Cách đây hơn một năm, trong thông điệp cuối năm 2023, Tổng Giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus đã kêu gọi các quốc gia ký kết một hiệp định đại dịch “to lớn”, nhằm khắc phục những lỗ hổng về sự chuẩn bị sẵn sàng đã được bộc lộ trong đại dịch. WHO hiện đã có các quy định mang tính ràng buộc gọi là Các quy định y tế quốc tế (năm 2005), trong đó đề ra trách nhiệm của các nước thành viên khi một dịch bệnh có thể lây lan sang các nước khác; khuyến nghị WHO ban bố tình trạng khẩn cấp về y tế, cũng như các biện pháp về thương mại và đi lại.

Tuy nhiên, WHO cho rằng các quy định này vẫn chưa đủ để ứng phó với đại dịch quy mô toàn cầu. Do vậy, một hiệp ước mới ứng phó với các đại dịch trên quy mô toàn cầu trong tương lai là rất cần thiết. “Hiệp định đại dịch đang được thiết kế để thu hẹp khoảng cách trong cộng tác, hợp tác và công bằng toàn cầu” – ông Tedros Adhanom Ghebreyesus nhấn mạnh. Điều đáng nói thêm nữa là Hiệp ước mới này là ưu tiên hàng đầu của Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus trong nhiệm kỳ 5 năm lần thứ 2 của ông.

hiep uoc quoc te ve ung pho voi cac dai dich van chi la mong muon hinh 1

Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Ghebreyesus. Ảnh: New York Post

Thực ra, câu chuyện về cái gọi là một hiệp ước toàn cầu về đại dịch đã được bàn đến từ lâu. Ý tưởng xây dựng một hiệp ước quốc tế về các đại dịch đã được Chủ tịch Hội đồng châu Âu – Charles Michel đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) hồi tháng 11/2020.

Theo ông Michel, hiệp ước này sẽ giúp bảo đảm quyền tiếp cận công bằng vaccine, thuốc điều trị và phương pháp chẩn đoán khi đại dịch xảy ra. Tiếp đến, trong bài viết chung được xuất bản ngày 29/3/2021, các nhà lãnh đạo thế giới, trong đó có Thủ tướng Anh, Tổng thống Pháp và Thủ tướng Đức, cảnh báo sự xuất hiện của đại dịch toàn cầu là điều không thể tránh khỏi trong tương lai và rằng, đã đến lúc các quốc gia từ bỏ chủ nghĩa biệt lập và chủ nghĩa dân tộc, cùng nhau mở ra kỷ nguyên mới dựa trên nguyên tắc đoàn kết và hợp tác. Cụ thể, cần có một hiệp ước tương tự hiệp ước được ký kết sau năm 1945 nhằm thiết lập quan hệ hợp tác xuyên biên giới trước khi xuất hiện cuộc khủng hoảng y tế quốc tế tiếp theo.

Theo các nhà lãnh đạo, một hiệp ước ứng phó đại dịch sẽ giúp các quốc gia hành động có trách nhiệm, chia sẻ trách nhiệm, minh bạch và hợp tác trong khuôn khổ hệ thống quốc tế và tuân thủ các nguyên tắc, quy chuẩn trong hệ thống này. “Sẽ có những đại dịch khác và những trường hợp khẩn cấp về sức khỏe lớn khác. Không một Chính phủ hoặc tổ chức đa phương nào có thể giải quyết mối đe dọa này một mình. Với tư cách là lãnh đạo của các quốc gia và tổ chức quốc tế, chúng tôi tin rằng trách nhiệm của mình là bảo đảm thế giới rút ra được bài học từ đại dịch COVID-19”, các nhà lãnh đạo nêu rõ trong thông cáo chung được đăng trên các phương tiện truyền thông.  

Đến cuối năm 2022, các nước thành viên Tổ chức Y tế thế giới được cho là đang tiến hành đàm phán xây dựng một hiệp ước quốc tế mới liên quan tới cách thức ứng phó với các đại dịch trong tương lai, với mục tiêu là đến tháng 5/2024, thỏa thuận mang tính pháp lý này sẽ được 194 nước thành viên WHO thông qua. Mục tiêu chính của hiệp ước này là tăng cường khả năng ứng phó của thế giới với các đại dịch trong tương lai thông qua hệ thống cảnh báo tốt hơn; chia sẻ dữ liệu, hoạt động nghiên cứu, sản xuất và phân phối vaccine, thuốc điều trị, phương pháp chẩn đoán và trang thiết bị bảo hộ cá nhân. 

Tuy nhiên, cần thiết, được ủng hộ là vậy nhưng như lời nhận định của Tổng Giám đốc Tedros Adhanom, thế giới đang có khả năng lại lỡ hẹn với hiệp ước này khi cột mốc tháng 5/2024 đang tới rất gần.

Cảnh báo sự bùng phát của “bệnh X” có thể nguy hiểm gấp 20 lần so với COVID-19

Cùng với việc cảnh báo về sự lỡ hẹn của hiệp ước, WHO cũng cảnh báo về sự bùng phát của Bệnh X – thuật ngữ được WHO đưa ra vào năm 2018, đại diện cho căn bệnh chưa biết tiếp theo về tiềm năng dịch bệnh. Theo đó, bệnh X không phải là một bệnh cụ thể mà là tên của một loại virus tiềm ẩn tương tự như COVID-19. Nó có thể là một tác nhân mới, loại virus, vi khuẩn hoặc nấm, nói chung là một mầm bệnh chưa xác định có thể gây ra dịch bệnh nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu.

Theo GS-TS Lam Sai Kit, một trong những nhà khoa học phát hiện virus Nipah, nhiều khả năng bệnh xảy ra do nạn phá rừng và buôn bán động vật hoang dã. Do đó, các cơ quan chức năng nên tăng cường giám sát căn bệnh này. Hiện WHO đã lập danh sách các loại virus có khả năng trở thành tác nhân gây bệnh X có khả năng gây tử vong cao hơn Covid-19.

hiep uoc quoc te ve ung pho voi cac dai dich van chi la mong muon hinh 2

Làn sóng Covid-19 mới đang tăng nhanh trên toàn cầu.

Cùng với cảnh báo về bệnh X, mới đây, WHO cũng vừa tiếp tục lên tiếng cảnh báo về dịch Covid-19. Theo báo cáo cập nhật mới nhất của WHO, thế giới ghi nhận hơn 1,1 triệu ca mắc Covid-19 mới trong tháng qua, tăng 4% so với tháng kế trước. Số liệu từ trang Worldometer cho thấy tính đến ngày 23/1, đã có tổng cộng 702,1 triệu ca mắc Covid-19 và 6,97 triệu ca tử vong. WHO cảnh báo rằng con số được báo cáo không phản ánh tỷ lệ lây nhiễm thực tế, do việc xét nghiệm và báo cáo trên toàn cầu giảm xuống. 

Hiện COVID-19 không còn là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, song virus vẫn đang lây lan, biến đổi và gây ra nhiều ca tử vong. Tổng Giám đốc WHO đánh giá: “Chắc chắn cũng có chiều hướng gia tăng ở những nước khác mà không được báo cáo. Giống như các Chính phủ và cá nhân thực hiện những biện pháp phòng ngừa các dịch bệnh khác, tất cả chúng ta đều phải tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng ngừa chống dịch COVID-19”.

“Mặc dù 10.000 ca tử vong mỗi tháng là con số thấp hơn nhiều so với đỉnh điểm của đại dịch, nhưng mức tử vong này là không thể chấp nhận được” – Tổng Giám đốc WHO cảnh báo. Theo AP, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus, cho biết, các cuộc tụ tập trong dịp nghỉ lễ và một biến thể lây lan nhanh chóng là nguyên nhân đằng sau sự gia tăng số ca nhập viện và tử vong do Covid-19 trên toàn thế giới.

Hà Trang



Nguồn

Cùng chủ đề

WHO chỉ ra 2 dấu hiệu cảnh báo huyết áp rất cao xuất hiện trên mặt

Huyết áp cao là 'sát thủ thầm lặng', gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng, như bệnh tim mạch, bệnh thận, đột quỵ. Đặc biệt, WHO vừa chỉ ra 2 dấu hiệu cảnh báo huyết áp rất cao xuất hiện trên mặt mà...

Giảm lo âu bằng cách thiền định

Ngoài việc điều hòa hơi thở và ổn định tâm trí tức thời, thiền định còn được các chuyên gia y tế chứng minh là có tác dụng hiệu quả như thuốc chống trầm cảm, làm giảm các triệu chứng lo âu. ...

Động tác giúp người lớn tuổi kiểm tra sự dẻo dai

'Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học Plos One, đã phát hiện ra bài tập quan trọng nhất đối với người lớn tuổi để khỏe mạnh khi về già'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe...

Chuyên gia chỉ lỗi phổ biến khi chạy bộ vô tình gây nguy cơ đột quỵ

Rất nhiều người chọn chạy bộ để tăng cường sức khỏe. Nhưng bạn có biết những lợi ích này có thể phản tác dụng bởi một điều ít ai ngờ: Đó là nơi chạy! ...

WHO đánh giá cao y tế Việt Nam vì loại bỏ bệnh mắt hột, giảm nguy cơ mù lòa

Theo đánh giá của WHO, trong 70 năm qua, Việt Nam đã không ngừng nỗ lực chống lại bệnh mắt hột, điều trị cho hàng trăm nghìn người và thực hiện các biện pháp kiểm soát chặt chẽ. Những nỗ lực này đã được tăng cường đáng kể với việc triển khai chiến lược SAFE của WHO, bao gồm phẫu thuật, kháng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Rối nước Hoàng đế cờ lau kể chuyện vua Đinh Tiên Hoàng

(CLO) Vở diễn “Hoàng đế cờ lau” (tác giả kịch bản Nguyễn Đăng Chương, đạo diễn NSND Hoàng Tuấn) kể về vị hoàng đế đầu tiên của nước Đại Cồ Việt - Đinh Tiên Hoàng. ...

Chiến dịch ngăn ‘người chết’ đi bỏ phiếu trong bầu cử Mỹ

(CLO) Trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, có một nhóm nhân viên mang theo trách nhiệm đặc biệt… "rùng rợn". Đó là rà soát các cáo phó và hồ sơ tử vong để giữ cho danh sách cử tri “sạch sẽ”. ...

Vệ tinh gỗ đầu tiên trên thế giới đang hướng đến không gian

(CLO) Vệ tinh gỗ đầu tiên trên thế giới do các nhà nghiên cứu Nhật Bản chế tạo đã được phóng lên vũ trụ vào ngày 5/11, trong cuộc thử nghiệm ban đầu về việc sử dụng gỗ để thám hiểm Mặt trăng và Sao Hỏa. ...

Hiệu quả từ ứng dựng AI trong sản xuất chương trình ở các Đài PT&TH địa phương

(CLO) Trí tuệ nhân tạo (AI) đang hỗ trợ báo chí theo cách thức chưa từng có, nó không chỉ tăng tốc độ sản xuất nội dung, cải thiện chất lượng mà còn giảm thời gian, chi phí và sức lao động. Ở mỗi địa phương, các Đài Phát thanh và...

Người phụ nữ rao bán đứa con chưa chào đời với giá ‘150 USD’

(CLO) Một phụ nữ tại Texas, Mỹ đã bị bắt sau khi các nhà chức trách cho biết cô cố gắng bán đứa con chưa sinh của mình qua Facebook. ...

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Tháo gỡ khó khăn, tuyến ĐT948 ở An Giang tăng tốc thi công sau Báo Giao thông phản ánh

Tuyến ĐT948 kết nối hai khu du lịch Chùa Bà chúa xứ núi Sam với cáp treo Núi Cấm (An Giang) đang được nâng cấp, mở rộng để các phương tiện lưu thông êm thuận. ...

Mời tham dự Hội nghị giao thương trực tuyến Việt Nam – Senegal

Thương vụ Việt Nam tại Algeria trân trọng kính mời các doanh nghiệp tham dự Hội nghị giao thương trực tuyến giữa doanh nghiệp Việt Nam – Senegal vào 27/11/2024. Nhằm tăng cường hợp tác thương mại Việt Nam-Senegal, Thương vụ Việt Nam tại Algeria kiêm nhiệm Senegal dự kiến phối hợp với Phòng Thương mại, Công nghiệp và Nông nghiệp thủ đô Dakar (Senegal) tổ chức Hội nghị giao thương trực tuyến giữa doanh nghiệp...

Cứu em học sinh lớp 5, người đàn ông ở Quảng Bình bị nước cuốn mất tích

Tại Quảng Bình, mưa lớn đã khiến nước ở các sông, suối dâng cao, gây ngập úng nhiều nơi. Chiều nay, trong lúc cứu em học sinh tại vùng nước ngập, một người đàn ông đã không may bị nước cuốn mất tích. Ngày 5/11, UBND xã Mai Hóa (Tuyên Hóa, Quảng Bình) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra vụ việc một người đàn ông bị nước cuốn mất tích. Theo đó, khoảng 16h30 cùng ngày, một em học...

Thủ tướng dự lễ hội văn hoá-du lịch Việt Nam tại Vân Nam, Trung Quốc

Chiều 5/11, trong chương trình công tác tại Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự lễ hội văn hoá và giới thiệu du lịch Việt Nam hướng tới kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc và "Năm giao lưu nhân văn Việt-Trung" vào năm 2025. ...

Giồng Riềng (Kiên Giang): “Chuyển mình” từ phát huy các dự án thuộc Chương trình MTQG 1719

Huyện Giồng Riềng (Kiên Giang) đang có những bước chuyển mình phát triển rõ nét nhờ thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719). Trong đó, nổi bật là Dự án 1 và Dự án 3 đã tạo ra những tác động sâu...

Mới nhất

Thủ tướng dự lễ hội văn hoá-du lịch Việt Nam tại Vân Nam, Trung Quốc

Chiều 5/11, trong chương trình công tác tại Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự lễ hội văn hoá và giới thiệu du lịch Việt Nam hướng tới kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc và "Năm giao lưu nhân văn Việt-Trung" vào năm 2025. ...

Rối nước Hoàng đế cờ lau kể chuyện vua Đinh Tiên Hoàng

(CLO) Vở diễn “Hoàng đế cờ lau” (tác giả kịch bản Nguyễn Đăng Chương, đạo diễn NSND Hoàng Tuấn) kể về vị hoàng đế đầu tiên của nước Đại Cồ Việt...

Giồng Riềng (Kiên Giang): “Chuyển mình” từ phát huy các dự án thuộc Chương trình MTQG 1719

Huyện Giồng Riềng (Kiên Giang) đang có những bước chuyển mình phát triển rõ nét nhờ thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG...

Giao xe cho học sinh chưa đủ tuổi lái, hơn 300 phụ huynh bị xử phạt

Hơn 300 phụ huynh ở Đồng Nai bị xử phạt hành chính do giao xe cho học sinh chưa đủ tuổi điều khiển. Ngày...

Mới nhất