Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếVai trò của Vật lý trị liệu trong hợp tác đa chuyên...

Vai trò của Vật lý trị liệu trong hợp tác đa chuyên ngành


Hội nghị Khoa học Vật lý trị liệu Việt Nam năm 2024 là nơi hội ngộ và trao đổi các kết quả nghiên cứu, chứng cứ và ứng dụng lâm sàng trong lĩnh vực Vật lý trị liệu (VLTL) đến từ các chuyên viên Vật lý trị liệu trong và ngoài nước. Hội nghị với mục tiêu thúc đẩy việc hành nghề độc lập trong quá trình can thiệp Vật lý trị liệu trên cơ sở hợp tác đa chuyên ngành nhằm đưa đến dịch vụ chăm sóc tốt nhất, lấy người bệnh/khách hàng làm trung tâm. Ngoài ra, việc thực hành dựa trên thực chứng là điều không thể thiếu trong quá trình hành nghề.

Phát biểu tại Hội nghị, GS.TS Trần Văn Thuấn – Thứ trưởng Bộ Y tế chỉ rõ, vật lý trị liệu đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống y tế hiện đại. Với sự phát triển của khoa học công nghệ, VLTL ngày càng chứng tỏ vai trò không thể thiếu trong việc điều trị và phục hồi chức năng (PHCN) cho bệnh nhân sau chấn thương, phẫu thuật, hoặc mắc các bệnh mãn tính. Thông qua các phương pháp điều trị không dùng thuốc, VLTL giúp bệnh nhân phục hồi sức khỏe, cải thiện chức năng vận động và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Hội nghị khoa học vật lý trị liệu Việt Nam lần thứ 2: Vai trò của Vật lý trị liệu trong hợp tác đa chuyên ngành- Ảnh 1.

GS.TS Trần Văn Thuấn – Thứ trưởng Bộ Y tế tặng hoa chúc mừng Hội nghị Khoa học Vật lý trị liệu Việt Nam năm 2024.

Trong những năm qua, chúng ta đã chứng kiến nhiều tiến bộ quan trọng trong lĩnh vực VLTL. Hệ thống chính sách, pháp luật về khám chữa bệnh, PHCN được hoàn thiện; các quy định về chuyên môn kỹ thuật được ban hành và áp dụng hiệu quả; tổ chức hệ thống, mạng lưới VLTL, PHCN với 01 bệnh viện trung ương, 38 bệnh viện địa phương (trong đó có 10 bệnh viện YHCT về PHCN), khoảng 550 khoa VLTL/PHCN tại các cấp cơ sở KCB từ ban đầu đến chuyên sâu và 25 bệnh viện/trung tâm thuộc y tế các Bộ, ngành, đã ngày càng được củng cố và ngày càng phát triển, làm chủ những kỹ thuật cao; đội ngũ nhân lực phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng; chất lượng dịch vụ ngày càng được nâng cao hơn; công tác chăm sóc sức khoẻ PHCN dựa vào cộng đồng tiếp tục được đẩy mạnh ở các địa phương giúp cho người bệnh, người khuyết tật được chăm sóc ngày một tốt hơn, hoà nhập với cộng đồng và nâng cao sức khoẻ toàn dân.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu, chúng ta cũng phải đối mặt với nhiều thách thức. Sự gia tăng của các bệnh mãn tính như tiểu đường, tim mạch, và các bệnh lý cơ xương khớp đặt ra yêu cầu ngày càng cao về chất lượng và hiệu quả của các phương pháp VLTL. Hơn nữa, việc tiếp cận dịch vụ VLTL còn hạn chế ở nhiều vùng nông thôn và khu vực khó khăn. Đội ngũ nhân lực và cơ sở vật chất ở những khu vực này còn thiếu thốn, cần được đầu tư và phát triển.

Tại Hội nghị, Thứ trưởng Trần Văn Thuấn cũng nhấn mạnh việc ban hành Nghị định 96/2023 NĐ- CP của Chính phủ, trong đó có phần của VLTL/PHCN tại Điều 53 khoản 4 mục a, b về người chịu trách nhiệm cơ sở PHCN là bác sĩ PHCN hoặc kỹ thuật viên Phục hồi chức năng tốt nghiệp đại học trở lên. Nghị định này là bước quan trọng về văn bản pháp lý giúp người làm vật lý trị liệu từ bậc đại học có thể chủ động tiếp cận và điều trị cho người bệnh.

Hội nghị khoa học vật lý trị liệu Việt Nam lần thứ 2: Vai trò của Vật lý trị liệu trong hợp tác đa chuyên ngành- Ảnh 2.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, ông Trần Văn Dần, Chủ tịch Hội Vật lý trị liệu Việt Nam, khẳng định, đến nay, chuyên ngành Vật lý trị liệu tại Việt Nam đã và đang được phát triển, đóng góp vào công việc chăm sóc sức khoẻ toàn dân.

“Vật lý trị liệu là phương pháp y học vừa an toàn, vừa hiệu quả. Việc nghiên cứu khoa học và sự hợp tác đa chuyên ngành để tối ưu hoá, nâng cao chất lượng điều trị cho người bệnh là vô cùng cần thiết. Vì vậy, Hội Vật lý trị liệu Việt Nam tổ chức hội nghị khoa học với chủ đề: Vai trò của Vật lý trị liệu trong hợp tác đa chuyên ngành”, ông Dần nhấn mạnh.

Trong khuôn khổ diễn ra Hội nghị, các chuyên gia trong nước và quốc tế cùng thảo luận, cập nhật các kỹ thuật mới trong lĩnh vực vật lý trị liệu. Trong đó, mô hình phố hợp đa chuyên ngành được tập trung thảo luận.

“Các chuyên gia cùng thảo luận, phát triển mô hình phối hợp đa chuyên ngành, cùng hoạt động chung, giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục, giảm được các biến chứng của căn bệnh”, ông Dần cho hay.

Quản lý cơn đau và hội chứng cổ rùa trong VLTL

Quản lý cơn đau cũng là một trong những ứng dụng quan trọng của vật lý trị liệu. Theo TS Lester E. Jones, Viện Công nghệ Singapore, đau mãn tính sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc và gia đình của bệnh nhân.

“Khi một người bị đau mãn tính có thể bản chất là do tổn thương mô hoặc hệ thần kinh thay đổi dẫn đến nhạy cảm hơn với cơn đau. Đau mãn tính có thể gây trầm cảm, ngủ kém và tác dụng phụ trong việc sử dụng thuốc giảm đau dài hạn ảnh hưởng nghiêm trọng đến người bệnh”, TS Lester E. Jones cho hay.

TS Lester E. Jones đưa ra cách thức chữa trị can thiệp từ nhiều cách tiếp cận khác nhau như: Tăng cường hoạt động thể chất, thay đổi suy nghĩ người bệnh tránh suy nghĩ lệch lạc gây hại, thực hiện các phương pháp trị liệu có hiệu quả và có bằng chứng khoa học…

TS Lester E. Jones phân tích mô hình đau gồm có 3 lĩnh vực:

– Kích thích cục bộ (Một số loại đau do đau mô, tổn thương mô, viêm).

– Ảnh hưởng vùng xa khu vực ban đầu (có liên hệ thông qua cơ chế sinh học).

– Điều hòa trung ương (Do suy nghĩ, tâm lý của người bệnh, ví dụ như căng thẳng và niềm tin sai lệch đều ảnh hưởng xấu đến tình trạng đau của bệnh nhân).

“Cả 3 lĩnh vực trên đều có tương tác với nhau khi nói đến vật lý trị liệu. Do đó, cần có hợp tác đa ngành trong quản lý đau”, TS Lester E. Jones cho hay.

Một nghiên cứu đáng chú ý của các chuyên gia Khoa Kỹ thuật Phục hồi chức năng, Trường Đại học Hồng Bàng chỉ ra vấn nạn hội chứng cổ rùa ở người trẻ do lạm dụng điện thoại.

Nghiên cứu đã đi vào phân tích một số yếu tố liên quan đến hội chứng cổ rùa trên khảo sát 425 sinh viên tại TPHCM khi sử dụng điện thoại.

Kết quả chỉ ra tỉ lệ mắc hội chứng cổ rùa là 46,6%, lệch trọng tâm đầu 69,2%. Nguyên nhân liên quan đến hội chứng cổ rùa được các nhà nghiên cứu xác định do thời gian sử dụng điện thoại nhiều, góc gập cổ trung bình thấp quá mức…

Hội chứng cổ rùa đang được xem là đại dịch của thời điện thoại di động. Người trẻ hiện nay thường ít quan tâm đến tư thế, vì vậy ảnh hưởng của tư thế đến cấu trúc, chức năng của cơ thể và là nguyên nhân chủ yếu gây ra thoái hóa đốt sống cổ sớm ở người trẻ.



Nguồn: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/hoi-nghi-khoa-hoc-vat-ly-tri-lieu-viet-nam-lan-thu-2-vai-tro-cua-vat-ly-tri-lieu-trong-hop-tac-da-chuyen-nganh-172240619135407629.htm

Cùng chủ đề

Câu hỏi của con trai mắc bệnh Down khiến cha đang nằm viện ‘cười mãi không thôi’

Không chỉ hỏi han, động viên tinh thần, chàng trai mắc bệnh Down còn đồng hành cùng người cha bị đột quỵ tập đi, học nói ở phòng vật lý trị liệu tại bệnh viện. Người con trai vừa xoa bóp chân tay, vừa hỏi bố bằng giọng nói hơi khó nghe: "Bố ơi, bố có cãi vợ bố không?”, "Vợ bố có bắt nạt bố không?", "Bố ơi, bố về với con nhé?", "Bố ơi,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Phát hiện quái điểu ‘ác quỷ ngày tận thế’, nặng 230 kg

Theo Science Alert, các nhà khoa học vừa tìm thấy hộp sọ của một loài chim còn nhiều bí ẩn, đại diện cho nước Úc thời cổ đại đầy những quái điểu khổng lồ.Nó là Genyornis newtoni, được...

Uống nhiều nước tăng lực có thể gây đau tim?

Theo thông tin đăng tải trên Heathline, nước tăng lực ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt được giới trẻ ưa chuộng. Ước tính có tới 30% thanh thiếu niên...

Đang cải tạo nhà, cặp vợ chồng phát hiện bí mật rùng rợn bao nằm ngay dưới chân, video ‘thám hiểm’ hút hàng triệu...

Mới đây, một cặp vợ chồng ở Michigan (Mỹ) đã phát hiện ra một lối đi bí ẩn rộng lớn và sâu hơn 6 mét có từ hơn 100 năm trước ngay bên dưới sàn nhà...

2 bác sĩ cứu sống bé gái 5 tuổi bị đuối nước tại bể bơi

Thông tin từ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết, vừa qua, 2 bác sĩ của Bệnh viện đã cấp cứu kịp thời, cứu sống bé gái 5 tuổi bị đuối nước tại bể bơi của...

Bài đọc nhiều

TP Hồ Chí Minh sẵn sàng hệ thống dự phòng, điều trị bệnh sởi

Bác sỹ Bệnh viện Nhi đồng 1 Thành phố Hồ Chí Minh điều trị cho trẻ mắc bệnh...

Gia đình hỗn loạn dễ khiến sức khỏe tâm thần thanh thiếu niên bất ổn khi trưởng thành

Các nhà nghiên cứu nhằm mục đích khám phá tác động lâu dài của sự hỗn loạn trong gia đình đối với sức khỏe tâm thần.Nguy cơ về sức khỏe tâm thần do môi trường gia đìnhNghiên cứu nhấn mạnh thanh thiếu niên cho rằng gia đình của họ vô tổ chức hoặc xáo trộn đã báo cáo nhiều vấn đề về...

Cùng chuyên mục

Bộ Y tế vẫn đang tháo gỡ vướng mắc dự án Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2

Thông tin về tiến độ xây dựng Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Việt Đức cơ sở 2 tại tỉnh Hà Nam vào chiều 17/6, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, Bộ Y tế đã chỉ đạo Ban Dự án của Bộ tích cực làm việc với nhà thầu để nhanh chóng bắt tay và tháo...

Thiếu vắc-xin sởi, Bộ Y tế nói gì?

Việt Nam đã tiếp nhận 17/21 triệu liều vắc-xin sởi và chuyển về cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật các tỉnh. Từ tháng 4-6 đã cung cấp đủ vắc-xin sởi cho tiêm chủng mở rộng, bảo đảm mỗi tháng đủ 7,5% số trẻ được tiêm vắc-xin sởi. Trước thông tin vắc-xin sởi bị gián đoạn trong 3 tháng nay, TS. Hoàng Minh Đức, Cục...

Dinh dưỡng từ yến sào cho người bệnh đái tháo đường theo hướng dẫn của bác sĩ

Giá trị dinh dưỡng của yến sào Theo TS, BS Nguyễn Trọng Hưng - Viện Dinh dưỡng Quốc gia chia sẻ: “Tổ yến được coi là thức ăn bổ dưỡng có chứa các thành phần protein, acid amin, vi khoáng thiết yếu, rất cần cho đại đa số mọi người để nâng cao sức đề kháng, bồi bổ sức khỏe. Sử dụng với hàm lượng phù hợp kết hợp với chế độ ăn hàng ngày và hoạt...

Lâm Đồng: Bệnh viện thiếu thuốc, người bệnh loay hoay mua ngoài

DNVN – Do vướng mắc trong công tác đấu thầu, thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng xảy ra tình trạng cơ sở khám chữa bệnh thiếu thuốc, vật tư, thiết bị y tế, dẫn tới người bệnh phải tự mua bên ngoài. ...

Nhiều giải pháp tháo gỡ tình trạng thiếu thuốc trong bệnh viện

Cấp phép nhập khẩu cho cả các thuốc chưa được cấp giấy đăng ký lưu hành Bộ Y tế cho rằng, thiếu thuốc tại một số cơ sở y tế công lập xuất hiện nhiều hơn kể từ sau giai đoạn cao điểm phòng, chống dịch COVID-19. Nguyên nhân khách quan do đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu...

Mới nhất

Bác sĩ sơ cứu kịp thời bé gái đuối nước tại bể bơi ở Hạ Long

Ngày 8/6, các bác sĩ Khoa Phẫu thuật Tim mạch, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 dự hội nghị khoa học "Bệnh mạch máu - điểm đến các chuyên ngành" tại Hạ Long. Vào khoảng 18 giờ, khi đang bơi tại bể bơi của khách sạn thì bác sĩ Hoàng Anh Tuấn, Khoa Phẫu thuật tim...

4 lần Việt Nam chào đón Tổng thống Nga Putin

Tổng thống Vladimir Putin đã đến Việt Nam 4 lần, và sắp tới sẽ là lần thứ 5 theo lời mời của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Đông đảo người dân Hà Nội cố gắng tiếp cận ông Putin để bắt tay khi nhà lãnh đạo Nga rời khỏi Văn Miếu, ngày 2-3-2001 - Ảnh: AFP Nhận lời mời của Tổng...

Bơm 35 đơn vị máu cứu sống bệnh nhân xuất huyết ruột non đặc biệt hiếm gặp

Nữ bệnh nhân N.T.L. (SN 1965, ngụ Cà Mau) được tuyến trước chuyển đến BVĐKTƯ Cần Thơ trong tình trạng suy hô hấp, toan chuyển hóa... Bệnh nhân được nội soi dạ dày - tá tràng, nội soi đại...

Việt Nam cần đa dạng hoá nguồn cung để sử dụng hiệu quả năng lượng

Kể từ năm 2015 Việt Nam đã trở thành nước nhập khẩu tịnh năng lượng. Năng lượng nhập khẩu có xu hướng tăng dần trong giai đoạn 2015-2020 và đạt mức nhập khẩu kỷ lục vào năm 2020 với 53.605 KTOE Lễ công bố "Báo cáo triển vọng năng lượng Việt Nam năm 2024." (Ảnh: Đức Duy/Vietnam+) Chính phủ Việt Nam...

Mới nhất