Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcỦng hộ việc cấm học sinh dùng điện thoại trong trường

Ủng hộ việc cấm học sinh dùng điện thoại trong trường


Khảo sát của PV Thanh Niên cho thấy đa số trường tiểu học, THCS ở TP.HCM đều không cho học sinh (HS) mang điện thoại di động (ĐTDĐ) vào trường và cấm dùng, kể cả trong giờ ra chơi. Trường THCS Nguyễn Văn Phú (Q.11) yêu cầu HS không được mang ĐTDĐ vào trường, trừ khi giáo viên dặn trước ngày nào có môn học dùng điện thoại để phục vụ việc học. Khi đó HS được mang điện thoại vào trường, và chỉ dùng khi được cho phép, dưới sự quản lý của giáo viên.

Ủng hộ việc cấm học sinh dùng điện thoại trong trường- Ảnh 1.

Từ đầu năm học 2024 – 2025, Trường THPT Thạnh Lộc cấm học sinh dùng điện thoại di động trong suốt thời gian chính khóa, kể cả giờ ra chơi

ẢNH: TRƯỜNG THPT THẠNH LỘC

Trường THCS Lý Thánh Tông (Q.8), HS không được dùng ĐTDĐ trong trường, kể cả đầu giờ vào học hay giờ ra chơi. HS nếu mang ĐTDĐ vào trường, sẽ gửi thầy cô giám thị. Trường THCS Lương Thế Vinh (Q.1) cũng cấm HS mang ĐTDĐ vào trường hay sử dụng trong thời gian ở trường. Nếu mang theo điện thoại, đầu giờ HS nộp cho giám thị, giáo viên, cuối buổi học nhận lại…

Ở nhóm trường THPT, từ đầu năm học mới 2024 – 2025, Trường THPT Thạnh Lộc (Q.12) áp dụng nội quy nghiêm cấm HS dùng ĐTDĐ trong suốt thời gian diễn ra 8 tiết học chính khóa trong ngày ở trường, kể cả giờ ra chơi. Bên cạnh đó, trường cũng yêu cầu giáo viên không dùng ĐTDĐ trong giờ giảng dạy. Tương tự, Trường THPT Trường Chinh (Q.12) cấm HS dùng ĐTDĐ trong thời gian chính khóa tại trường, kể cả giờ ra chơi. Nhiều năm qua, Trường TH-THCS-THPT Lê Thánh Tông (Q.Tân Phú), yêu cầu HS không đem điện thoại vào trong khuôn viên trường vì bất cứ lý do gì, kể cả khi các em trở về khu nội trú.

Cấm để chuyên tâm học tập

Sau khi Báo Thanh Niên đưa thông tin nhiều trường công, tư thục ở TP.HCM cấm HS dùng ĐTDĐ, đa số bình luận của bạn đọc (BĐ) gửi đến đồng tình. BĐ nK_aH chia sẻ: “Tôi ủng hộ việc cấm HS sử dụng điện thoại, vì một số em khi đến lớp, tập trung vào việc học thì ít mà chat chit, chơi game thì nhiều. Việc học cần dùng đến ĐTDĐ ở trên lớp thì môn có môn không, và chắc chắn khả năng tự quản của các em trong chuyện này rất thấp”.

Cùng quan điểm, BĐ Yen Vu cho rằng: “Không phải tự nhiên mà mấy năm gần đây nhiều nước phát triển bắt đầu có quy định cấm HS dùng điện thoại. Tác hại của ĐTDĐ đối với HS nhiều hơn so với lợi ích mang lại. Chỉ cần nhà trường linh động đặt thêm điện thoại bàn để các em liên lạc khi có việc gấp là phù hợp”.

Ngoài ra, có nhiều ý kiến đề nghị nhân rộng quy định này, như BĐ Huân Nguyễn Cao: “Tôi toàn toàn đồng ý việc cấm HS dùng ĐTDĐ trong trường, kể cả giờ ra chơi. Chúng ta nên mạnh dạn triển khai trên toàn quốc”.

“Nên cấm tiệt việc dùng ĐTDĐ trong trường học, với quy định chung từ Bộ GD-ĐT, chứ không riêng trường này trường kia. Cấm dùng điện thoại để giáo viên cũng như HS có thể chuyên tâm, tập trung tư tưởng vào việc dạy và học”, BĐ Nguyễn Mạnh quyết liệt.

Dùng điện thoại sao cho hiệu quả

Bên cạnh nhiều bình luận tán thành, một số BĐ bày tỏ sự băn khoăn. BĐ M8bJQody nhìn nhận: “Tôi không thấy điều này là hợp lý, cỡ độ tuổi 15 thì các em đã tự nhận thức được hành vi của mình. Việc học hay không học là do ý thức. Em nào có ý thức học tập thì tôi tin nếu sử dụng điện thoại trong giờ học, đó chắc chắn là mục đích cần thiết. Còn nếu em nào đã không có ý thức học tập rồi thì có cấm cản mấy cũng thế thôi. Hơn nữa việc cấm này có chút xâm phạm đến quyền tự do, thiết nghĩ nên áp dụng như bậc ĐH”.

BĐ TYqUSFV phân tích: “Chương trình giáo dục 2018 là dạy học tích cực, lấy HS làm trung tâm, lớp học đảo ngược, HS tự tìm hiểu nội dung bài học, giáo viên chỉ hướng dẫn và tổng hợp kiến thức. Yêu cầu chuyển đổi số với học liệu số, sổ điểm số, học bạ số…, đánh giá HS bằng hình thức trực tuyến, 30% tự học trên học liệu số. Cấm điện thoại thì lên lớp chỉ có một chiều, giáo viên giảng và HS chỉ biết lắng nghe. Vậy thì quay về lối dạy truyền thống, không phải theo Chương trình 2018”.

Theo BĐ Đạt Trí Nguyễn: “Không nên cấm triệt để mà phải giáo dục HS biết cách sử dụng điện thoại sao cho đúng. Sợ nhất là lạm dụng để chơi game…, chứ chiếc ĐTDĐ phục vụ cho việc học rất hữu ích, như tra cứu thông tin, tham khảo những bài giảng, tìm tài liệu học tập”.

“Tôi là nhà giáo. Tôi nghiêm cấm HS sử dụng điện thoại hoặc tai nghe khi tôi giảng bài. HS chỉ được dùng điện thoại khi tôi cho phép hoặc sử dụng điện thoại để tra cứu, tìm những hình ảnh, video liên quan đến bài học. Việc cấm HS mang điện thoại vào trường cần linh hoạt, hài hòa”, BĐ Mai Anh Toàn nêu quan điểm.

* Tôi ủng hộ việc cấm HS sử dụng điện thoại ở tất cả trường học trên toàn quốc trong giờ học và giờ ra chơi.

Kien Nghiem Trung

* HS không gắn kết, không tương tác, sự vô cảm bắt nguồn từ việc dùng điện thoại mà ra. Giờ học, giờ chơi mà ôm điện thoại thì thật là vô lý, phải cấm cản triệt để.

Tiến Chương Phạm

* Không phải cứ cấm là tốt. Ở nhiều nước, HS vẫn sử dụng điện thoại trong trường. Quan trọng là giáo dục HS để hạn chế, tránh tác hại nếu sử dụng điện thoại quá nhiều.

Tuấn Hoang




Nguồn: https://thanhnien.vn/ung-ho-viec-cam-hoc-sinh-dung-dien-thoai-trong-truong-185240919200148833.htm

Cùng chủ đề

Hải Phòng trao thưởng cho 139 học sinh, sinh viên xuất sắc

139 học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu năm 2024 của thành phố Hải Phòng được tặng Bằng khen và phần thưởng 10 triệu đồng/em. Tối 9-11, tại quảng trường Khu di tích quốc gia đặc biệt Danh nhân Văn hóa Trạng Trình...

“Chúng tôi ủng hộ nhưng…”

Câu nói bỏ lửng thể hiện sự băn khoăn của anh Vũ Minh, phụ huynh học sinh Trường THCS Hồng Bàng (quận 5, TPHCM) cũng là tâm trạng của nhiều phụ huynh mà phóng viên Báo PNVN ghi...

Vì sao một số học sinh dân tộc thiểu số không được hỗ trợ tiền bảo hiểm y tế?

Nhiều phụ huynh có con học tiểu học tại xã DLiê Yang (Ea H'leo, Đắk Lắk) tố bị 'ăn chặn' tiền bảo hiểm y tế, nhưng ngành giáo dục khẳng định đó là hiểu lầm. Ngày 8-11, ông Nguyễn Đức Công - phó trưởng...

Lợi và hại khi trường siết học sinh dùng điện thoại

Gần đây, hàng loạt trường học tại các địa phương như Hà Nội, TPHCM, Nghệ An, Hà Tĩnh, Tuyên Quang… đã yêu cầu học sinh không dùng điện thoại trong suốt buổi học, thậm chí không mang theo...

Sở GD-ĐT TPHCM lên tiếng về yêu cầu ‘bắt’ giáo viên dạy thêm

Về tin nhắn có nội dung yêu cầu các phòng GD-ĐT bắt và "kiểm điểm giáo viên dạy thêm đang lan truyền trên mạng xã hội, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TPHCM khẳng định đây là trò giả mạo. Những ngày qua, trên mạng xã hội lan truyền hình ảnh chụp lại tin nhắn chỉ đạo về vấn đề dạy thêm học thêm của Sở GD-ĐT TPHCM gửi Phòng GD-ĐT TP Thủ Đức và các quận, huyện. Nội dung tin...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đội tuyển futsal Việt Nam lỡ hẹn với lịch sử

Tối 10.11, các học trò của HLV Diego Giustozzi đã không thể làm nên lịch sử khi nhận thất bại 0-2 trước đội tuyển futsal Indonesia trong trận chung kết giải vô địch futsal Đông Nam Á 2024. Những cầu thủ trong tay HLV Hector Souto được ông Miguel Rodrigo, thuyền trưởng đội tuyển futsal Thái Lan, đánh giá là giỏi nhất ở giải đấu này. Màn trình diễn của đội tuyển futsal Indonesia trong hiệp 1 đúng với nhận định...

Thực hư về cách tự kiểm tra hội chứng ống cổ tay đang lan truyền trên mạng

Gần đây, mạng xã hội lan truyền bài kiểm tra nhanh về hội chứng ống cổ tay, khiến nhiều người tự chẩn đoán tại nhà. Tuy nhiên, độ đáng tin cậy của phép thử này cần được cân nhắc ở nhiều phương diện...

Bài đọc nhiều

Công an xác minh nữ sinh lớp 8 ‘đánh hội đồng’ nữ sinh lớp 9

Sau khi mạng xã hội lan truyền clip được cho là nữ sinh lớp 8 cùng nhiều người 'đánh hội đồng' nữ sinh lớp 9 bằng mũ bảo hiểm, công an vào cuộc xác minh. ...

Cho nữ hiệu trưởng thôi việc sau vụ giáo viên bật khóc vì suất cơm 2 miếng chả

Sau những lùm xùm về suất cơm giáo viên nghèo nàn, nữ hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương (huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) được giải quyết cho thôi việc theo nguyện vọng cá nhân. Chiều tối nay (6/11), trao đổi với PV VietNamNet, lãnh đạo UBND huyện Châu Đức cho biết vừa có quyết định giải quyết cho bà Phan Thị Hán Huệ - Hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương - thôi việc theo...

‘Giáo viên cũng chịu sức ép phải cho học sinh học thêm’

Nếu không đi học thêm, học sinh, phụ huynh lo sợ bị điểm thấp, không vào được trường mơ ước, không có cơ hội trong tương lai. Thầy cô giáo cũng chịu áp lực không nhỏ từ việc đánh giá, xếp loại giáo viên dựa trên kết quả các kỳ thi. Lời tòa soạn: Học thêm đang trở thành một áp lực vô hình và khó tránh với nhiều gia đình. VietNamNet mở diễn đàn Sức ép học thêm với mong...

TP.HCM: Thạc sĩ dạy bậc mầm non được hỗ trợ thêm 1,5 triệu đồng/tháng

Từ năm học 2021-2022 đến nay, TP.HCM hỗ trợ giáo viên mầm non do tính chất công việc và theo trình độ chuyên môn lên đến hơn 241 tỉ đồng.Thông tin trên được Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đưa ra tại hội thảo "Thực trạng và giải pháp thu hút đội ngũ giáo viên mầm non tại TP.HCM", ngày 11-10.Báo...

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Cùng chuyên mục

Công bố đề thi minh họa V-SAT 2025 tuyển sinh đại học

Trung tâm Khảo thí quốc gia và Đánh giá chất lượng giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo) vừa công bố đề minh họa 8 bài thi đánh giá đầu vào đại học trên máy tính (V-SAT) năm 2025. V-SAT là kỳ thi...

Triển lãm khoa học của trường Ams thu hút hơn 3.000 người tham gia

Hơn 3.000 người ở Hà Nội đã có mặt tại triển lãm khoa học "Science Tornado 2024" do chính học sinh trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam tổ chức tại trường. ...

Hơn 3.000 người tham gia ngày hội lớn ‘Hành khúc học sinh Thủ đô’

Sáng nay, Sở GD-ĐT Hà Nội phối hợp các đơn vị tổ chức chương trình “Hành khúc học sinh Thủ đô” với sự tham gia của hơn 3.000 học sinh giáo viên... Tại sự kiện, ông Trần Thế Cương - Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, chương trình “Hành khúc học sinh Thủ đô” thu hút sự tham gia của 47 đơn vị, đại diện 30 quận, huyện, thị xã, một số trường quốc tế.  Cùng với đó là...

Hội LHPN Bình Phước tổ chức diễn đàn cho CLB “Thủ lĩnh của sự thay đổi”

Hội thi "Rung chuông vàng", sân khấu hóa tuyên truyền phòng chống bạo lực học đường, phòng chống xâm hại trẻ em, tọa đàm chia sẻ kinh nghiệm… là những hoạt động nổi bật tại Diễn đàn giao...

Bộ Giáo dục công bố đề thi minh họa V-SAT 2025 tuyển sinh đại học

Trung tâm Khảo thí quốc gia và Đánh giá chất lượng giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo) vừa công bố đề minh họa 8 bài thi đánh giá đầu vào đại học trên máy tính (V-SAT) năm 2025. V-SAT là kỳ thi...

Mới nhất

Tỷ giá USD hôm nay 11/11/2024: Tỷ giá trung tâm ở mức: 24.278 đồng

Tỷ giá USD hôm nay 11/11/2024: Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng tuần 36 đồng, hiện ở mức: 24.278 đồng. Tham khảo các địa chỉ đổi Ngoại tệ - Mua Bán USD được yêu thích tại Hà Nội: 1. Tiệm vàng Quốc Trinh Hà...

Hôm nay, Quốc hội bắt đầu phiên chất vấn và trả lời chất vấn với 3 nhóm vấn đề

Kinhtedothi - Hôm nay, ngày 11/11, Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV bước vào phiên chất vấn và trả lời chất vấn với 3 lĩnh vực đang có nhiều vấn đề “nóng” được cử tri quan tâm là ngân hàng, y tế, thông tin và truyền thông. Phiên chất vấn và trả lời chất vấn diễn ra trong...

Chủ tịch Hoà Phát: Cấp đủ thép làm đường sắt tốc độ cao, giá thấp hơn nhập khẩu

Nếu trở thành nhà cung cấp thép cho dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, 'vua thép' Trần Đình Long cam kết cung cấp đủ 6 triệu tấn thép các loại phục vụ dự án với giá thấp hơn hàng nhập khẩu. Hiện nay, dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đang được đưa...

Mới nhất