Sau hai ngày với các phiên thảo luận thực chất, hiệu quả, sôi nổi và chân thành, Hội thảo quốc tế Biển Đông lần thứ 16 đã thành công tốt đẹp, gợi mở nhiều ý tưởng nhằm thúc đẩy những chuẩn mực, luật pháp quốc tế, góp phần vào hoà bình, ổn định ở Biển Đông.
Phiên thảo luận “UNCLOS sau 30 năm: Vẫn nguyên giá trị?”. (Ảnh: PH) |
Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 16 Định hướng tư duy, Phát huy chuẩn mực diễn ra từ 23-24/10 tại TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh bao gồm 2 phiên dẫn đề quan trọng, 1 phiên đặc biệt và 7 phiên thảo luận chính.
Phiên thảo luận “Xem xét lại nghĩa vụ không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong giải quyết và ngăn ngừa xung đột”. (Ảnh: PH) |
Trong ngày thứ hai, Hội thảo bàn về 30 năm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS). Thẩm phán Toà án Luật Biển quốc tế (ITLOS) Hidehisa Horinouchi khẳng định tầm quan trọng của UNCLOS.
UNCLOS vẫn tiếp tục phát triển để điều chỉnh các vấn đề mới như Vùng – đáy biển quốc tế, nguồn cá, bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học biển, biến đổi khí hậu.
Để thích ứng với các vấn đề mới, Thẩm phán Horinouchi chỉ ra 3 phương thức: thông qua các văn kiện thực thi, đàm phán các thỏa thuận mới hoặc dựa vào giải thích của các cơ quan tài phán (qua các án lệ và qua ý kiến tư vấn).
Các chuyên gia pháp lý cho rằng UNCLOS cần được giải thích và áp dụng một cách có thiện chí. Cũng có ý kiến để đảm bảo UNCLOS, nên có sự tham gia cam kết của các nước lớn, trong đó có Mỹ và nước trong khu vực như Campuchia cũng nên phê chuẩn UNCLOS.
Phiên thảo luận “hương tiện tự hành trên biển: Liệu trí tuệ nhân tạo có thể tự sửa sai?”. (Ảnh: PH) |
Đánh giá về việc thực hiện nghĩa vụ không sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực, các học giả lo ngại về tình trạng gia tăng đẩy mạnh các hoạt động “vùng xám” tại Biển Đông và có xu hướng chuyển sang sắc “tối”, theo hướng “sử dụng vũ lực”; xác định hành động sử dụng vũ lực cần phải được xem xét dựa vào luật pháp quốc tế.
Có ý kiến cho rằng mặc dù luật pháp quốc tế còn “lỗ hổng”, nhưng giải quyết tranh chấp và kiểm soát các hoạt động “vùng xám” trên Biển Đông, đa số ý kiến đề xuất các quốc gia cần tăng cường hiểu biết chung và đạt được đồng thuận, đảm bảo tính minh bạch, tuân thủ luật pháp quốc tế và giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình thông qua đàm phán và không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực, đồng thời phải hạn chế bất kỳ hành động nào có thể làm phức tạp tranh chấp.
Phiên thảo luận “Ngoại giao, Phòng thủ hay Răn đe: Lựa chọn nào cho hòa bình?”. (Ảnh: PH) |
Các học giả nhận định công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI) có thể làm thay đổi cách thức vận hành tàu thuyền trên không gian biển; kéo theo những thách thức, rủi ro về an ninh mạng khó kiểm soát, khiến phá vỡ thế cân bằng.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng không nên phủ nhận những lợi ích về kinh tế, môi trường, giảm thiểu tiêu thụ nhiên liệu, cải thiện hiệu quả vận hành của công nghệ mới.
Điều quan trọng là các chủ thể cần sử dụng công nghệ có trách nhiệm và an toàn; cũng cần phát triển những quy định điều chỉnh để đảm bảo vận hành công nghệ hiệu quả đồng thời giúp ngăn chặn nguy cơ chạy đua vũ trang sử dụng AI, thậm chí là sử dụng AI trong xung đột.
Thảo luận về lựa chọn chính sách, đa số học giả ủng hộ các biện pháp ngoại giao, hợp tác để duy trì hòa bình ổn định khu vực và giải quyết các thách thức khu vực và toàn cầu, giúp đạt được các mục tiêu phát triển bền vững. Có ý kiến học giả khu vực cho rằng ngoại giao sẽ hiệu quả hơn khi kết hợp với quốc phòng.
Học giả đến từ châu Âu cho biết trước tình hình an ninh khu vực, ngày càng nhiều các nước châu Âu có những động thái tích cực và hiệu quả tại Biển Đông dù năng lực còn hạn chế. Sự can dự này tác động tới các chương trình mua sắm quốc phòng, tích hợp thêm công nghệ hiện đại, giúp các nước EU sở hữu lực lượng hải quân hùng mạnh trong tương lai.
TS. Nguyễn Hùng Sơn, Phó Giám đốc, Học viện Ngoại phát biểu bế mạc Hội thảo. |
Phát biểu bế mạc Hội thảo, TS. Nguyễn Hùng Sơn, Phó Giám đốc Học viện Ngoại giao khẳng định trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động với sự chuyển dịch địa chính trị; cạnh tranh mở rộng sang tầm nhìn và quản điểm cùng phát triển khoa học công nghệ, vẫn còn nhiều công cụ giúp quản lý căng thẳng: ngoại giao, luật quốc tế và cam kết chung và hợp tác hoà bình.
Vai trò của ASEAN trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, ASEAN cần tiếp tục thể hiện vai trò trung tâm thúc đẩy tuân thủ và củng cố các chuẩn mực chung giúp đảm bảo hòa bình ổn định tại khu vực.
Vùng biển xám và vùng biển xanh ở Biển Đông – Những điều cần biết (Kỳ 1)
Tiêu chí “Thu hẹp vùng biển xám, mở rộng vùng biển xanh” được đưa ra tại Hội thảo Biển Đông lần thứ 15 (25-26/10) thu … |
Việt Nam tích cực đề cao giá trị của UNCLOS, thúc đẩy hợp tác về biển và đại dương
Hội nghị các quốc gia thành viên Công ước Luật Biển của Liên hợp quốc (SPLOS) lần thứ 34 được tổ chức từ ngày 10-14/6. … |
Tăng cường, mở rộng hợp tác quốc tế về biển vì hoà bình, ổn định và phát triển bền vững ở Biển Đông
Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia Nguyễn Minh Vũ trả lời phỏng vấn Báo TG&VN nhân … |
Khai mạc Hội thảo quốc tế về hợp tác vì biên giới, biển, đảo hòa bình và phát triển
Sáng ngày 8/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp với Phái đoàn Wallonie-Bruxelles tại Việt Nam tổ chức Hội thảo quốc tế ‘Hợp … |
ASEAN tự tin, tự cường và tự chủ chiến lược trong thế giới biến động
Ngày 9/10, tiếp tục chương trình làm việc của Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các Hội nghị liên quan tại … |
Nguồn: https://baoquocte.vn/be-mac-hoi-thao-quoc-te-bien-dong-unclos-30-nam-con-nguyen-gia-tri-kiem-soat-vung-xam-tang-cuong-long-tin-chien-luoc-291237.html