Trang chủNewsThế giớiUkraine nêu thành quả phản công, Mỹ bất ngờ về tình hình...

Ukraine nêu thành quả phản công, Mỹ bất ngờ về tình hình tại Nga



Bộ trưởng Quốc phòng Nga xuất hiện sau vụ việc Wagner, Ai Cập và Ấn Độ thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược… là một số tin quốc tế đáng chú ý 24 giờ qua.

Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah El-Sisi (phải) và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (trái) trong cuộc hội đàm ngày 25/6 vừa qua. (Nguồn: Văn phòng Tổng thống Ai Cập)
Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah El-Sisi (phải) và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi trong cuộc hội đàm ngày 25/6. (Nguồn: Văn phòng Tổng thống Ai Cập)

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.

* Ukraine nêu tiến độ chiến dịch phản công: Ngày 26/6, phát biểu với báo giới Ukraine, Thứ trưởng Quốc phòng nước này Hanna Maliar tuyên bố Các Lực lượng Vũ trang Ukraine (VSU) đã giành quyền kiểm soát 130 km2 từ các lực lượng của Moscow dọc khu vực phía Nam từ khi bắt đầu chiến dịch phản công. Tuy nhiên, bà cũng thừa nhận: “Tình hình miền Nam chưa thay đổi đáng kể”. Theo đó, tại các điểm nóng như Lyman, thành phố Bakhmut, Avdiivka cũng như Maryinka, hơn 250 vụ đụng độ đã xảy ra chỉ riêng trong tuần qua. (Reuters)

* Trang mạng Nga: VSU thiết lập đầu cầu ở tả ngạn sông Dnepr: Ngày 26/6, kênh Telegram “Hai thiếu tá” (Nga) cho biết ba ngày qua, VSU đã thiết lập đầu cầu nhỏ dài chưa đến 1 km ở tả ngạn sông Dnepr. Đơn vị của Các Lực lượng vũ trang Nga (VS RF) đã phải rút lui khỏi khu vực do hoạt động liên tục của pháo binh và lực lượng đặc nhiệm của đối phương.

Ukraine củng cố lực lượng bằng cách chuyển đạn dược, trang thiết bị kỹ thuật vào ban đêm. Ngoài ra, hiện VSU đang cố mở rộng vùng kiểm soát, triển khai trên bờ trái các thiết bị tác chiến điện tử di động, gây khó khăn hoạt động của các loại máy bay không người lái (UAV) sử dụng góc nhìn thứ nhất (FPV).

Cùng ngày, trang mạng quân sự Nga đưa tin trong một tuần ở hướng Zaporizhzhia, VS RF đã kiểm soát thêm gấp đôi phần lãnh thổ mà phía VSU đã giành lại. Theo trang này, các nhà phân tích nước ngoài buộc phải tuyên bố cuộc phản công của Ukraine ở hướng then chốt Zaporizhzhia đã thất bại. (TTXVN)

* Truyền thông Đức: Đàm phán về Ukraine có thể bắt đầu vào tháng Bảy: ARD (Đức) cho hay ngày 24/6 tại Copenhagen, một cuộc họp quốc tế về Ukraine được tổ chức “trong điều kiện bí mật nghiêm ngặt nhất” với sự tham gia của các nhà ngoại giao phương Tây, đại diện của Brazil, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi. Kênh này nhận định rằng mục tiêu của phương Tây là tranh thủ sự ủng hộ của các nước BRICS vẫn giữ thái độ trung lập này trong tình hình liên quan Ukraine. Cuộc đàm phán được tổ chức theo sáng kiến của Kiev.

Trước đó, ngày 23/6, đại diện của EU đã xác nhận thông tin này. Bloomberg trích dẫn các nguồn tin cho biết Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Jake Sulivan, đại diện Uỷ ban châu Âu, “đặc phái viên Nam Phi, Brazil và Ấn Độ”, “một trong những quan chức cấp cao của Ukraine” dự kiến tham gia đàm phán trên. (ARD/Bloomberg)

* Australia công bố gói viện trợ mới cho Ukraine: Ngày 26/6, Thủ tướng Anthony Albanese thông báo Canberra sẽ cung cấp viện trợ mới trị giá 110 triệu AUD (73,54 triệu USD) cho Kiev. Cụ thể, gói viện trợ mới sẽ bao gồm 28 xe bọc thép, 14 phương tiện hoạt động đặc biệt, 28 xe tải cỡ trung và 14 xe moóc. Ông Albanese nhấn mạnh: “Australia kiên định phản đối hành động của Nga và sẽ giúp Ukraine chiến thắng”. (Reuters)

* Israel khẳng định đứng về phía Ukraine: Ngày 25/6, phát biểu trên Đài phát thanh Quân đội, Ngoại trưởng nước này Eli Cohen nói: “Chúng tôi ủng hộ chủ quyền và toàn vẹn (lãnh thổ) Ukraine. Chúng tôi bỏ phiếu (ủng hộ Kiev) tại LHQ. Binh sĩ (Israel) đã gặp gỡ phía Ukraine. Chúng tôi đã cung cấp viện trợ nhân đạo”.

Trước đó cùng ngày, Đại sứ quán Ukraine tại Israel cho rằng Nhà nước Do Thái đã lựa chọn con đường thiết lập các mối quan hệ gần gũi với Nga thay vì viện trợ cho Ukraine. Ngay sau đó, Bộ Ngoại giao nước sở tại đã triệu Đại sứ Yevgen Korniychuk để phản đối các thông điệp này. (TASS)

TIN LIÊN QUAN
Tình hình Ukraine: Nga tái khẳng định mục tiêu, Israel bất ngờ lên tiếng

Nam Á

* Quan chức Ấn Độ chỉ trích cựu Tổng thống Mỹ: Ngày 25/6, Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ Nirmala Sitharaman chỉ trích bình luận của cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama về người Hồi giáo tại Ấn Độ. Quan chức này nói: “Ông ấy bình luận về người Hồi giáo Ấn Độ… dù chính ông ấy đưa quân tới các quốc gia có đa số người Hồi giáo sinh sống, từ Syria đến Yemen, khi đương nhiệm”.

Tuần trước, phát biểu trên CNN (Mỹ), ông Obama cho rằng vấn đề “bảo vệ người Hồi giáo thiểu số ở Ấn Độ, quốc gia có đa số người theo đạo Hindu sinh sống” nên xuất hiện trong cuộc thảo luận giữa Thủ tướng Narendra Modi với Tổng thống Joe Biden. Cựu Tổng thống Mỹ cho rằng nếu không có sự bảo vệ như vậy, không loại trừ “khả năng vào một thời điểm nào đó, Ấn Độ bắt đầu chia tách”. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Các tập đoàn lớn hé lộ những khoản đầu tư khủng vào Ấn Độ

Đông Bắc Á

* Nhật Bản phản đối Nga đổi tên Ngày Chiến thắng: Ngày 26/6, Chánh văn phòng Nội các Matsuno Hirokazu “hết sức lấy làm tiếc” sau khi xứ bạch dương tuyên bố 3/9 là ngày chiến thắng “quân phiệt Nhật Bản”. Ông nêu rõ: “Việc thông qua đạo luật này không chỉ khuấy động phong trào chống Nhật tại Nga, mà còn có thể dẫn đến tâm lý chống Nga ở Nhật Bản ”. Ông cho biết Tokyo đã trao công hàm phản đối tới Moscow. (Kyodo)

* Triều Tiên tuần hành quy mô để phản đối Mỹ: Ngày 26/6, KCNA (Triều Tiên) cho biết trước đó một ngày, một cuộc tuần hành quy mô lớn đã diễn ra tại thủ đô Bình Nhưỡng để chỉ trích “hành động khiêu khích” của Mỹ nhân ngày đánh dấu 73 năm bùng nổ Chiến tranh Triều Tiên. Hoạt động nêu trên có sự góp mặt của hơn 120.000 người, bao gồm các bí thư của Đảng Lao động Triều Tiên cầm quyền Ri Il Hwan, Pak Thae Song cùng công nhân và thanh niên.

KCNA cho biết người tuần hành cho rằng chính Mỹ là nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh Triều Tiên. Đồng thời, họ lưu ý rằng “sẽ không có thù hận sâu sắc như ngày 25/6 và đất mẹ sẽ không nhuốm máu vô tội” nếu Triều Tiên có sức mạnh to lớn. Đài này nêu rõ: “Người dân Triều Tiên đã nắm chắc vũ khí tuyệt đối mạnh nhất để trừng phạt Mỹ, cùng với khả năng răn đe chiến tranh để tự vệ mà không nước nào dám khiêu khích”. (Yonhap)

TIN LIÊN QUAN
Hàn Quốc lên tiếng xoa dịu tranh cãi ngoại giao với Trung Quốc, chỉ ra ‘điểm mấu chốt’ để có hòa bình

Châu Âu

* Moscow dỡ bỏ chế độ chống khủng bố, Bộ trưởng Quốc phòng Nga xuất hiện sau : Ngày 26/6, viết trên Telegram, thị trưởng Sergei Sobyanin cho biết ông đã dỡ bỏ chế độ “chống khủng bố” áp đặt cuối tuần qua do sau hoạt động của lực lượng Wagner gần thành phố này. Ông gửi lời cảm ơn người dân vì sự “bình tĩnh và hiểu biết” khi xảy ra khủng hoảng. Bên cạnh đó, Ủy ban chống khủng bố quốc gia Nga thông báo tình hình an ninh ở nước này đã “ổn định”.

Cùng ngày, phát biểu trong cuộc họp chính phủ tường thuật trên truyền hình, Thủ tướng Mikhail Mishustin nhấn mạnh Nga cần duy trì sự đoàn kết với Tổng thống Vladimir Putin nhằm đối mặt với “thách thức đe dọa sự ổn định” của nước này.

Cũng trong ngày 26/6, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu lần đầu tiên xuất hiện công khai sau vụ việc vừa qua. Ông đã thị sát sở chỉ huy tiền tuyến của quân đoàn thuộc quân khu miền Tây trong khu vực “chiến dịch quân sự đặc biệt”.

Bộ Quốc phòng Nga cho biết tại sở chỉ huy, ông Shoigu đã nghe báo cáo của chỉ huy tập đoàn quân, Thượng tướng Yevgeny Nikiforov, về tình hình hiện nay, tính chất hành động của phía Ukraine và việc thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu của quân đội Nga ở các hướng chiến thuật chủ yếu. Thượng tướng Nikiforov báo cáo với ông Shoigu về việc hình thành và phối hợp chiến đấu của các trung đoàn dự bị mới được thành lập của quân khu miền Tây. (AFP/Reuters/TTXVN)

* Nga vẫn đang điều tra thủ lĩnh Wagner: Ngày 26/6, Kommersant (Nga) dẫn một nguồn tin giấu tên cho biết chỉ huy của lực lượng Wagner, ông Yevgeny Prigozhin, vẫn là đối tượng điều tra của Cơ quan an ninh Liên bang Nga (FSB).

Trước đó, theo thỏa thuận với Điện Kremlin, các cáo buộc đối với nhóm Wagner nổi loạn sẽ được dỡ bỏ. Đổi lại, các tay súng đã trở về các lán trại dã chiến và ông Prigozhin được di chuyển tới Belarus. Tuy nhiên, trên trang web của mình, báo Kommersant dẫn nguồn tin cho biết vẫn chưa đến lúc thay đổi tình trạng vụ án. (Kommersant)

* CNN: Tình báo Mỹ bất ngờ trước diễn biến tại Nga: Ngày 26/6, CNN (Mỹ) dẫn một nguồn tin cho biết tình báo Mỹ từng nhận định sự đối đầu giữa lực lượng Wagner và quân đội Nga sẽ gây nhiều thương vong. Do đó, Washington đã bất ngờ khi ông Prigozhin và chính quyền Nga đạt thỏa thuận nhanh tới vậy. (CNN)

* Đức phản đối dùng tài sản của Nga để tái thiết Ukraine: Ngày 26/6, Financial Times (Anh) dẫn các nguồn tin cho biết Đức phản đối kế hoạch của Liên minh châu Âu (EU) về việc sử dụng các tài sản bị đóng băng của Ngân hàng trung ương Nga để tái thiết Ukraine. Theo đó, một số quan chức Berlin tin rằng kế hoạch sẽ không nhận đủ sự ủng hộ, bởi các mối đe dọa pháp lý là “quá cao”.

Hiện Đức đã và đang làm “mọi thứ có thể về mặt pháp lý” để xác định và đóng băng tài sản của các công dân và tổ chức Nga bị trừng phạt. Tuy nhiên, ý định của EU về việc sử dụng tiền đóng băng của Nga để tái thiết nền kinh tế và cơ sở hạ tầng của Ukraine đã đặt ra “những câu hỏi phức tạp về tài chính và pháp lý”.

Theo bài báo, hiện EU đang tìm cách huy động tới 3 tỷ EUR (3,3 tỷ USD)/năm từ việc nắm giữ tài sản của ngân hàng trung ương Nga và Kiev đang đề xuất giải pháp để EU sử dụng tài sản bị tịch thu làm tài sản thế chấp, thông qua đó có thể vay để đầu tư và phân bổ tiền cho Ukraine. Các ngoại trưởng EU cũng được cho là sẽ thảo luận vấn đề này tại Luxembourg ngày 26/6. (Financial Times)

* Thụy Điển, Thổ Nhĩ Kỳ họp trước thềm hội nghị NATO: Ngày 26/6, Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg cho biết Thụy Điển và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ họp tại Brussels về khả năng trao cho Thụy Điển tư cách thành viên, trước khi thượng đỉnh diễn ra tại Vilnius (Lithuania) tháng Bảy tới.

Phát biểu tại Vilnius, ông nêu rõ: “Cuộc họp có sự tham dự của các bộ trưởng ngoại giao, người đứng đầu các cơ quan tình báo và cố vấn an ninh quốc gia. Mục đích của nó là thúc đẩy việc hoàn tất thủ tục gia nhập của Thụy Điển”. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Thủ đô Moscow dỡ bỏ chế độ chống khủng bố, Nga tiếp tục điều tra thủ lĩnh Wagner

Châu Mỹ

* Mỹ lập ủy ban điều tra vụ tàu lặn Titan: Ngày 25/6, Chuẩn đô đốc Lực lượng tuần duyên Mỹ John Mauger cho biết lực lượng này chính thức thành lập một ủy ban để điều tra thảm họa và cái chết của năm người trên tàu Titan.

Đại úy Jason Neubauer sẽ làm trưởng nhóm điều tra. Ông nêu rõ: “Mục tiêu chính của tôi là ngăn chặn sự cố tương tự xảy ra bằng cách đưa ra các khuyến nghị cần thiết để tăng cường an toàn cho lĩnh vực hàng hải trên toàn thế giới”. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Những bức ảnh về con tàu Titanic huyền thoại và chuyến đi định mệnh

Trung Đông-Châu Phi

* Ai Cập và Ấn Độ nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược: Ngày 25/6, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã gặp Tổng thống chủ nhà Abdel Fattah El-Sisi tại Dinh Tổng thống Al Itihadiyah ở Cairo, Ai Cập. Hai bên thảo luận về các biện pháp tăng cường hợp tác song phương trong một loạt lĩnh vực, đồng thời ký tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ song phương lên tầm “Đối tác chiến lược”.

Người phát ngôn của Tổng thống Ai Cập, ông Ahmed Fahmy, khẳng định cuộc gặp phản ánh ý chí của hai nước về tăng cường quan hệ song phương. Tổng thống El-Sisi và Thủ tướng Modi đã thảo luận về biện pháp thúc đẩy hợp tác trong nhiều lĩnh vực, bao gồm kinh tế, thương mại, đầu tư, năng lượng tái tạo và hydro xanh, sản xuất dược phẩm, an ninh lương thực, giáo dục đại học, truyền thông, công nghệ thông tin và quốc phòng.

Hai bên trao đổi về các chủ đề cùng quan tâm như nâng cao kim ngạch thương mại song phương, bao gồm các mặt hàng chiến lược, cũng như thúc đẩy đầu tư của Ấn Độ vào Ai Cập. Ông El-Sisi và ông Modi thảo luận về kế hoạch mở rộng hợp tác trong lĩnh vực du lịch và văn hóa thông qua biện pháp tăng cường các chuyến bay trực tiếp giữa hai thủ đô. Hai nhà lãnh đạo trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm.

Thủ tướng Modi nhắc lại lời mời Tổng thống El-Sisi tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) dự kiến diễn ra tại New Delhi vào tháng 9/2023. Về phần mình, Tổng thống El-Sisi đánh giá cao vai trò của Ấn Độ trong G20. Ông khẳng định Ai Cập sẵn sàng thúc đẩy tiến trình thảo luận theo hướng xây dựng để đạt được các cơ chế tối ưu nhằm đối phó hiệu quả với những cuộc khủng hoảng năng lượng và lương thực, biến đổi khí hậu, cũng như huy động nguồn tài chính cho các nước đang phát triển.

Kết thúc hội đàm, Tổng thống El-Sisi đã trao “Huân chương sông Nile” – huân chương cao quý nhất của Nhà nước Ai Cập cho Thủ tướng Modi. (TTXVN)

* Sudan: RSF tuyên bố kiểm soát trụ sở cảnh sát Khartoum: Ngày 26/6, các nhà hoạt động cho biết ít nhất 14 dân thường thiệt mạng ở thủ đô của Sudan khi quân đội Sudan và nhóm bán quân sự Các lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) đối địch đang giao tranh giành quyền kiểm soát trụ sở cảnh sát Khartoum. Trước đó, tối 25/6, RSF tuyên bố: “Trụ sở chính (của cảnh sát Khartoum) đã hoàn toàn bị kiểm soát… và chúng tôi đã thu giữ một số lượng lớn xe cộ, vũ khí và đạn dược”.

Theo một cựu sĩ quan quân đội giấu tên, nếu RSF tiếp tục nắm giữ các địa điểm chiến lược, điều đó “sẽ tác động lớn đến tình hình Khartoum”. Dự kiến, số người chết thực tế sẽ cao hơn nhiều, do cả hai bên đều không báo cáo thương vong.

Nhân vật này cũng cho biết việc kiểm soát trụ sở cảnh sát Khartoum sẽ giúp RSF “kiểm soát lối vào phía Nam của thủ đô”. Sự hiện diện của RSF có thể gây ra “mối đe dọa nghiêm trọng đối với trụ sở quân đoàn thiết giáp” gần đó, một trong những thành trì quan trọng nhất của quân đội ở phía Nam Khartoum. (AFP)





Nguồn

Cùng chủ đề

Chủ động thích ứng với EUDR, nhiều diện tích trồng cà phê của Gia Lai đã ở “vùng an toàn”

Với sự chủ động tìm hiểu về Quy định chống phá rừng của EU, có thể nói, đến thời điểm hiện tại, phần lớn diện tích cà phê của Gia Lai nằm ở 'vùng an toàn". Ngày 15/11, trong Phiên hợp trực tuyến trao đổi kỹ thuật lần thứ 3 về Quy định chống phá rừng của EU (EUDR) do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Phái đoàn EU tại Việt...

Doanh nghiệp thay đổi tích cực để thích ứng với Quy định chống phá rừng của EU

Doanh nghiệp Việt Nam đã thay đổi tích cực để thích ứng với Quy định chống phá rừng của EU (EUDR), đặc biệt là việc nâng cao tính minh bạch trong chuỗi cung ứng Quy định chống phá rừng của Liên minh châu Âu (gọi tắt là EUDR) được Nghị viện thông qua ngày 29/6/2023 và có hiệu lực vào tháng 12/2024 đối với các doanh nghiệp lớn và áp dụng từ 30/6/2025 với những doanh...

Tọa đàm “Quy định chống phá rừng của EU

Sáng ngày 14/11, Báo Công Thương sẽ tổ chức toạ đàm 'Quy định chống phá rừng của EU (EUDR) – Doanh nghiệp Việt Nam đã chuẩn bị gì khi đến ngày thực thi” Quy định chống phá rừng của EU được Nghị viện thông qua ngày 29/6/2023 và có hiệu lực vào tháng 12/2024 đối với các doanh nghiệp lớn và áp dụng từ 30/6/2025 với những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, ngày 2/10/2024,...

Chuyển đổi xanh trong sản xuất nông sản, thực phẩm thúc đẩy xuất khẩu sang EU

Bộ Công Thương phối hợp với Uỷ ban châu Âu tổ chức Hội thảo “Chuyển đổi xanh trong sản xuất nông sản, thực phẩm thúc đẩy xuất khẩu sang Liên minh châu Âu (EU)”. Sáng nay, ngày 13/11, trong khuôn khổ Triển lãm Quốc tế Công nghiệp Thực phẩm Việt Nam (Vietnam Foodexpo 2024) diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ Công Thương phối hợp với Uỷ ban châu Âu tổ chức Hội thảo với...

Ecuador tạm đình chỉ Phó Tổng thống, Nga cam kết giúp châu Phi chống khủng bố

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 11/11.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Người dân Thụy Điển, Phần Lan chuẩn bị tinh thần cho khả năng xảy ra chiến tranh

"Tình hình an ninh đang rất nghiêm trọng và tất cả chúng ta cần tăng cường khả năng phục hồi để đối mặt với nhiều cuộc khủng hoảng khác nhau và cuối cùng là chiến tranh".

Nhu cầu yếu tiếp tục kìm hãm thị trường, xuất khẩu tiêu Việt sang nền kinh tế lớn nhất thế giới tăng mạnh

Giá tiêu hôm nay 19/11/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.500 – 140.000 đồng/kg.

Giá vàng đảo chiều tăng, người dân đổ xô mua vào, quốc gia BRICS trở thành trung tâm giao dịch vàng lớn thứ hai...

Giá vàng hôm nay 19/11/2024, giá vàng tăng mạnh sau khi ghi nhận mức lỗ trong 6 phiên trước đó. Các chính sách mà ông Donald Trump từng tuyên bố có khả năng gây lạm phát, điều này sẽ có lợi cho kim loại quý. Giá vàng nhẫn đi lên. Một quốc gia BRICS trở thành trung tâm giao dịch vàng lớn thứ hai thế giới.

Tập đoàn năng lượng nguyên tử Nga từ chối bán uranium cho Mỹ, Washington đã “đi” nhanh hơn

Ngày 18/11, hãng thông tấn TASS đưa tin, tập đoàn năng lượng nguyên tử quốc gia Liên bang Nga (Rosatom) tuyên bố tiếp tục cung cấp uranium cho tất cả các nước khách hàng, ngoại trừ Mỹ.

Xóa mù chữ là nhiệm vụ chính trị quan trọng, đảm bảo phát triển toàn diện con người

Hiện nay, một bộ phận nhỏ người dân Việt Nam, chủ yếu là ở vùng núi, dân tộc thiểu số chưa biết chữ. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc thụ hưởng quyền con người.

Bài đọc nhiều

Món ‘trà thiêng’ giúp thổ dân tìm 4 trẻ em trong rừng Amazon

Đêm thứ 39 tại khu trại, Manuel Ranoque thực hiện nghi lễ uống trà thiêng "yagé" của người bản địa Amazon, nhằm "khai mở nhãn lực" tìm đám trẻ. Đêm 8/6, nhóm thổ dân mệt mỏi tụ hợp ở khu lán trại, xung quanh là cây cối cao vút và thảm thực vật dày đặc giữa rừng già Amazon. Họ cùng các binh sĩ Colombia đã liên tục tìm kiếm 4 em bé bị lạc trong rừng suốt 39...

Liên hợp quốc kêu gọi các bên tham chiến tại Sudan bảo đảm an toàn viện trợ nhân đạo

Chương trình Lương thực thế giới (WFP) ngày 14/11 đã kêu gọi đảm bảo an toàn cho việc vận chuyển viện trợ lương thực đến các bang Bắc Darfur và Nam Kordofan của Sudan.

Dịch bệnh bùng phát trên tàu du lịch biển chở 1.822 khách khởi hành từ Singapore

Một tàu du lịch biển từ Singapore đi Mỹ chở theo 1.822 khách ghi nhận hàng chục trường hợp nhiễm norovirus. ...

Cùng chuyên mục

Người dân Thụy Điển, Phần Lan chuẩn bị tinh thần cho khả năng xảy ra chiến tranh

"Tình hình an ninh đang rất nghiêm trọng và tất cả chúng ta cần tăng cường khả năng phục hồi để đối mặt với nhiều cuộc khủng hoảng khác nhau và cuối cùng là chiến tranh".

Hai nước NATO Bắc Âu kêu gọi người dân chuẩn bị cho chiến tranh

Thụy Điển phát sổ thông tin hướng dẫn người dân chuẩn bị cho chiến tranh trong khi đồng minh NATO Phần Lan mở website mới cho công tác chuẩn bị. ...

“Nước cờ cao tay” của ông Biden cuối nhiệm kỳ, đẩy ông Trump vào thế khó? Nga thận trọng trước tin chốt chặn Ukraine...

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24h.

Dấu mốc lịch sử với châu Phi, Chủ tịch Trung Quốc mang thông điệp hợp tác vì “một thế giới đa cực bình đẳng...

Hội nghị thượng đỉnh Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) sẽ diễn ra ngày 18-19/11 tại Brazil.

Mới nhất

Lửa bùng cháy dữ dội tại xưởng sản xuất đồ nhựa ở Hà Nội

Một nhà xưởng sản xuất đồ nhựa tại quận Hoàng Mai (Hà Nội) bốc cháy dữ dội, Cảnh sát PCCC&CNCH huy động hơn 10 xe đến hiện trường dập lửa. Hơn 22h đêm 18/11, một vụ cháy nhà kho sản xuất đồ nhựa xảy ra tại ngõ 115/35 phố Định Công (quận Hoàng Mai, Hà Nội). Tại hiện trường, lửa đỏ...

Ba cách xem ngày tạo tài khoản Facebook

Nếu muốn biết chính xác gia nhập Facebook ngày nào hay tài khoản Facebook đã bao nhiêu ‘tuổi’, bạn có thể làm theo ba cách dưới đây. Xem ngày tạo tài khoản Facebook Cách dễ nhất để xem ngày tạo tài khoản Facebook là sử dụng mục Thông tin cá nhân trên website hoặc ứng dụng. Trong ô tìm kiếm, nhập...

Triển khai, đánh giá năng lực cạnh tranh năm 2024

(ĐCSVN) - Với việc triển khai đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương tại TP Hồ Chí Minh năm 2024, Thành phố mong muốn nâng cao khả năng cạnh tranh thông qua các chỉ số cụ thể, như tính minh bạch trong thông tin, hiệu quả hỗ trợ doanh nghiệp, chi phí thời...

Mới nhất