Sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi theo chuỗi giá trị liên kết là hướng đi bền vững, giúp nâng cao hiệu quả, tăng thu nhập cho người dân vùng đồng bào các DTTS và miền núi của tỉnh Tuyên Quang. Đây là tiền đề bảo đảm cho các chủ thể tham gia trong chuỗi giá trị chia sẻ quyền lợi, trách nhiệm và đầu tư có hiệu quả cao.Chính sách về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) là chủ trương lớn, nhất quán của Đảng và Nhà nước. Những năm qua, tỉnh Kon Tum đã triển khai kịp thời các chính sách về đất đai, tạo điều kiện cho đồng bào DTTS ổn định đời sống, phát triển sản xuất và vươn lên thoát nghèo. Đặc biệt, kết quả của Cuộc điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế – xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2024 sẽ công bố trong thời gian tới, là cơ sở để tỉnh Kon Tum đề ra nhiều giải pháp nhằm tiếp tục triển khai có hiệu quả chính sách đất đai cho đồng bào DTTS.Ngày 08/12/2024, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác đầu tư xây dựng các Dự án đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên). Hội nghị được tổ chức theo hình trực tiếp kết hợp trực tuyến với điểm cầu chính tại EVN và kết nối trực tuyến đến 9 điểm cầu thuộc 9 tỉnh nơi có Dự án đi qua.Ngày 8/12, tại thành phố Uông Bí (Quảng Ninh) đã diễn ra giải chạy “YEN TU Heritage 2024”. Đây là giải chạy phong trào, quần chúng lần đầu tiên được tổ chức tại Khu di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử, với 6.000 vận động viên từ 54 tỉnh, thành phố tham gia.Ngày 8/12, tại thôn Voòng Tre, huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) tổ chức Lễ khai trương Làng Văn hóa – Du lịch dân tộc Sán Dìu, xã Bình Dân.Để triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, ngay từ đầu giai đoạn, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn đã xây dựng kế hoạch với mục tiêu, chỉ tiêu, giải pháp cụ thể. Trong đó, tập trung nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất, từng bước giảm thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản cho người nghèo. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Đào Thế Đông, Trưởng phòng Lao động Thương binh-xã hội-Dân tộc huyện Bình Gia về hiệu quả từ đưa chính sách giảm nghèo đến người dânThời gian qua, tỉnh Sóc Trăng đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp vùng dân tộc thiểu số và thực hiện tốt chính sách dành cho học sinh dân tộc thiểu số. Đặc biệt, những năm gần đây, từ nguồn lực từ Tiểu dự án 3 – Dự án 5 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ năm 2021-2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), địa phương đã ưu tiên đầu tư và hiện đại hóa cơ sở vật chất.Tối ngày 7/12, tại huyện An Lão, UBND tỉnh long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Chiến thắng An Lão (07/12/1964 – 07/12/2024) nhằm ôn lại truyền thống đấu tranh cách mạng hào hùng của Đảng bộ, quân và dân huyện An Lão.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng nay, 7/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Đưa chính sách giáo dục nghề nghiệp đến lao động miền núi. Vị thế của Yên Bái trên bản đồ du lịch Việt Nam. Người “thắp lửa” những điệu Then. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Chính sách về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) là chủ trương lớn, nhất quán của Đảng và Nhà nước. Những năm qua, tỉnh Kon Tum đã triển khai kịp thời các chính sách về đất đai, tạo điều kiện cho đồng bào DTTS ổn định đời sống, phát triển sản xuất và vươn lên thoát nghèo. Đặc biệt, kết quả của Cuộc điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế – xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2024 sẽ công bố trong thời gian tới, là cơ sở để tỉnh Kon Tum đề ra nhiều giải pháp nhằm tiếp tục triển khai có hiệu quả chính sách đất đai cho đồng bào DTTS.Trong 5 năm qua, tỉnh Đắk Nông đã tập trung triển khai hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc qua đó góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS, nâng cao đời sống đồng bào các DTTS trên địa bàn.Những năm qua, nhờ tranh thủ nguồn lực từ các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), huyện vùng cao, biên giới Tràng Định đã triển khai hiệu quả các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, tạo sinh kế cho hộ nghèo, hộ cận nghèo… Qua đó, góp phần thúc đẩy kinh tế – xã hội, thay đổi diện mạo nông thôn, nâng cao đời sống Nhân dân.Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), huyện Mường Lát (Thanh Hóa) đang đẩy mạnh nhiều hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục kiến thức pháp luật và trợ giúp pháp lý cho Nhân dân, trong đó tập trung hướng về các thôn, bản đặc biệt khó khăn, qua đó góp phần quan trọng cho công tác bảo vệ vững chắc an ninh biên giới,Quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đặt mục tiêu xây dựng và phát triển mạng lưới cơ sở y tế quốc gia phù hợp với yêu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân. Số liệu từ cuộc điều tra thu thập thông tin thực trạng y tế ở của 53 DTTS, sẽ có đóng góp quan trọng vào việc thực hiện quy hoạch mạng lưới y tế cơ sở này.
Những mô sản xuất theo chuỗi có hiệu quả
Hợp tác xã nuôi ong (HTX) nuôi ong Phong Thổ được thành lập từ năm 2013, do ông Trần Xuân Phong làm Giám đốc. Trong những năm qua, 25 thành viên trong HTX là những hộ nuôi ong trên địa bàn xã Thái Bình, huyện Yên Sơn đã thống nhất triển khai mô hình nuôi ong lấy mật gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm. Để thực hiện hiệu quả các khâu liên kết, HTX đã cung ứng giống, vật tư chăn nuôi, hỗ trợ kỹ thuật chăm sóc, đồng thời ký hợp đồng tiêu thụ toàn bộ sản phẩm mật ong cho các hộ dân theo giá thị trường.
Ông Trần Xuân Phong, Giám đốc HTX cho biết, để có được sản phẩm mật ong nguyên chất, sữa ong chúa, phấn hoa đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao, HTX đã tuân thủ nghiêm ngặt, chặt chẽ từng quy trình từ khi cho ong đi thụ phấn hoa đến giai đoạn khai thác mật. Vào từng thời gian nhất định, HTX đã cử người trực tiếp quản lý đàn ong để hỗ trợ ong thụ phấn tất cả các loại hoa trên khắp đất nước. Cụ thể, tháng 2 thì cho đàn ong vào Gia Lai để hưởng hoa cà phê; tháng 3 quay về Bắc Giang để hưởng hoa vải, sau đó chuyển về đón hoa nhãn ở Hưng Yên; tháng 7, ong được di chuyển lên tỉnh Sơn La đón hoa càng cua; tháng 10, 11, ong được di chuyển lên Hà Giang để đón hoa bạc hà; tháng 12, ong được di chuyển vào Bình Phước để đón hoa điều.
Năm 2024, tỉnh Tuyên Quang được giao vốn 225.377,4 triệu đồng để triển khai Dự án 3: Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị thuộc Chương trình MTQG 1719. Tính đến tháng 10/2024, tỉnh đã giải ngân 49.901,0 triệu đồng, đạt 22,1% kế hoạch vốn/năm.
Nhờ nuôi ong theo quy trình VietGap nên đàn ong của HTX ngày càng phát triển, số lượng lên đến 10.000 đàn. Mỗi năm, các đàn ong cho thu hoạch 4 vụ, sản lượng 150 tấn mật ong các loại, sữa ong chúa và phấn hoa. Doanh thu bình quân của các hộ thành viên HTX đạt trên 130 triệu đồng/hộ/năm.
Ông Nguyễn Tiến Hưng ở thôn 4, xã Thái Bình tham gia nuôi ong theo chuỗi liên kết của HTX. Gia đình ông có vườn mẫu của khoảng 5.000m2, được phân chia các khu vực trồng cây ăn quả, rau xanh, chuồng trại chăn nuôi và nuôi ong. Tham gia chuỗi liên kết, được HTX hỗ trợ bao tiêu sản phẩm, hướng dẫn kỹ thuật nên thu nhập từ nuôi ong của gia đình ông tăng lên nhiều. Trước đây, bình quân 5 triệu đồng/tháng, đến nay đã tăng lên gần 20 triệu đồng/tháng.
Còn HTX Nông nghiệp và dịch vụ Tâm Hương thuộc thôn Hồng Ba, xã Hồng Thái, huyện Na Hang đã xây dựng thành công mô hình sản xuất thực phẩm an toàn khép kín từ khâu nuôi, trồng đến chế biến, theo hướng từ trang trại đến bàn ăn. Ông Nguyễn Đình Tâm, Giám đốc HTX Nông nghiệp và dịch vụ Tâm Hương, cho biết: Liên kết với người nông dân, chúng tôi sẽ cung ứng đầu vào, có hợp đồng bao tiêu sản phẩm, đảm bảo đầu ra. Hiện tại, HTX có 3 cửa hàng giới thiệu và bán hơn 400 sản phẩm OCOP là nông sản đặc trưng của các địa phương. Đặc biệt, các sản phẩm trong tỉnh đều do HTX trực tiếp liên kết với bà con để sản xuất và tiêu thụ. Cũng nhờ thực hiện việc liên kết, nguồn hàng của HTX luôn ổn định, đảm bảo chất lượng để cung cấp cho đối tác trong và ngoài tỉnh.
Tạo cơ chế, chính sách hỗ trợ cho người dân
HTX nuôi ong Phong Thổ hay HTX Nông nghiệp và dịch vụ Tâm Hương chỉ là 2 trong 120 liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị đang được triển khai nhân rộng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Đây cũng là định hướng sản xuất đang được tỉnh Tuyên Quang khuyến khích và hỗ trợ người dân thông qua các chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước được cụ thể hóa trong các dự án, tiểu dự án thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), như: Xây dựng nông thôn mới; giảm nghèo bền vững hay Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn 1 từ 2021-2025 (gọi tắt là CT MTQG 1719).
Bà Nguyễn Thị Kim, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Tuyên Quang cho biết, tỉnh luôn khuyến khích các doanh nghiệp, người dân tham gia liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, phát triển HTX, xây dựng sản xuất tập trung…; quan tâm tạo điều kiện hỗ trợ các HTX được tiếp cận các chính sách liên quan về vốn, khoa học – kỹ thuật, lồng ghép các nguồn kinh phí hoạt động khoa học công nghệ, sự nghiệp nông nghiệp, khuyến công, khuyến nông thực hiện các mô hình gắn với điều kiện hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX.
Khi tham gia liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, Nhà nước sẽ hỗ trợ xây dựng hệ thống hạ tầng, tập huấn kỹ thuật, vốn cho nông dân, doanh nghiệp. Ngoài ra, các đơn vị, địa phương cũng đã tìm các doanh nghiệp tiềm năng cùng phối hợp với nông dân trên địa bàn thực hiện các chuỗi liên kết hiệu quả.
Triển khai Nội dung 1, Tiểu dự án 2, Dự án 3 “Hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị” thuộc Chương trình MTQG 1719, từ năm 2023, HĐND tỉnh Tuyên Quang đã ban hành Nghị quyết số 10/2023/NQ-HĐND Quy định mức hỗ trợ thực hiện Dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, Dự án phát triển sản xuất cộng đồng thuộc các Chương trình MTQG trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2021 – 2025.
Đồng thời, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Quyết định 282/QĐ-UBND ngày 27/7/2023 về phê duyệt các danh mục định hướng các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị theo Chương trình MTQG 1719 trên địa bàn tỉnh đến năm 2025.
Theo đó, danh mục định hướng các dự án do UBND tỉnh Tuyên Quang phê duyệt là 7 dự án (2 dự án lĩnh vực chăn nuôi; 5 dự án lĩnh vực trồng trọt); đối với cấp huyện có 67 dự án thuộc danh mục định hướng. Cụ thể như huyện Na Hang đăng ký 10 dự án, trong đó 4 dự án chăn nuôi liên kết theo chuỗi giá trị theo từng cụm xã: gà, lợn, dê bò; 6 dự án về trồng trọt liên kết theo chuỗi giá trị gồm: trồng nấm, trồng chè Shan tuyết, hồng không hạt, lúa nếp, rau và ngô thương phẩm.
Huyện Chiêm Hóa đăng ký danh mục định hướng gồm 12 dự án liên kết chuỗi giá trị gồm: 4 dự án chăn nuôi trâu, bò, dê, gà, lợn; 8 dự án về trồng trọt và tiêu thụ sản phẩm: Ớt, dưa chuột, chanh leo, gấc, cà chua, ngô ngọt và đậu đen xanh lòng. Trong đó, xã Kim Bình tham gia vào các dự án nhiều nhất với 6 dự án. Dự án phát triển sản xuất đậu đen, gắn với sản xuất và chế biến trà đậu đen xanh lòng liên kết theo chuỗi giá trị trên địa bàn xã Kim Bình đang nhận được sự quan tâm của nhân dân, đồng bào DTTS của xã. Dự án có tính khả thi, thành công cao bởi thực tế sản phẩm trà túi lọc đậu đen xanh lòng Chiêm Hóa được HTX Nông nghiệp Hữu cơ Hồng Phát đứng chân trên địa bàn xã liên kết trồng, chăm sóc và kiểm soát nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn hữu cơ. Sản phẩm được chế biến theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015, đạt sản phẩm OCOP 4 sao.
Tính đến thời điểm này, phần lớn các dự án theo danh mục định hướng cấp tỉnh, cấp huyện đang trong giai đoạn triển khai, thực hiện. Riêng năm 2024, tỉnh Tuyên Quang đang hỗ trợ 40 dự án từ nguồn vốn của các chương trình MTQG với số vốn trên 130 tỷ đồng.
Mới đây, UBND tỉnh Tuyên Quang vừa ban hành Kế hoạch Khuyến nông năm 2025 với mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp bền vững, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến và thúc đẩy liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và gia tăng giá trị kinh tế cho người dân.
Với những mục tiêu cụ thể từ Kế hoạch Khuyến nông năm 2025 và nguồn vốn hỗ trợ từ các Chương trình MTQG, tin rằng, sẽ có nhiều chuỗi liên kết sản xuất được hình thành, phát huy hiệu quả tại vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, nâng cao thu nhập, mang lại cuộc sống ấm no cho người làm nông nghiệp dân trên chính quê hương mình.
Nguồn: https://baodantoc.vn/tuyen-quang-day-manh-phat-trien-cac-mo-hinh-san-xuat-chan-nuoi-theo-chuoi-gia-tri-1733579284898.htm